Kiến thức Bảo hiểm phi nhân thọ

Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ bản chất của bảo hiểm xã hội, lợi ích, phí đóng, và những điều cần lưu ý khi tham gia bảo hiểm xã hội.

Bảo hiểm xã hội là gì?

1/ Bảo hiểm xã hội là gì?

Bảo hiểm xã hội là sự bù đắp thu nhập của người lao động khi họ giảm mức thu nhập do ốm đau, bệnh tật, thai sản, tai nạn lao động, chết, nghỉ hưu hoặc hết tuổi lao động. Số tiền chi trả dựa trên đóng quỹ vào bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm xã hội là chế độ an sinh của nhà nước nhằm đảm bảo an toàn về đời sống cho người lao động và các thành viên trong gia đình, góp phần bảo vệ an toàn xã hội.

Bảo hiểm xã hội chia làm hai loại:

  • Bảo hiểm xã hội bắt buộc: Bắt buộc người sử dụng lao động và người lao động tham gia, đóng phí theo quy định của pháp luật. Lợi ích của bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm trợ cấp khi ốm đau, bệnh tật,đảm bảo cuộc sống vật chất khi về hưu, hưởng chế độ thai sản, hưởng chế độ trợ cấp khi không may bị tai nạn lao động, trợ cấp tử tuất

  • Bảo hiểm xã hội tự nguyện: Không mang tính chất bắt buộc. Bạn có thể lựa chọn hình thức tham gia cho phù hợp với điều kiện kinh tế của bản thân. Lợi ích của bảo hiểm xã hội tự nguyện chỉ có hai lợi ích đó là hưu trí và tử tuất.

2/ Bảo hiểm xã hội nên tham gia loại nào?

Bạn là người lao động cho doanh nghiệp hay cơ quan nhà nước thì bắt buộc bạn phải tham gia bảo hiểm xã hội. Nếu công việc của bạn tự do thì vẫn nên tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện bởi những lý do sau đây:

+) Bạn không muốn phụ thuộc vào con cái sau này làm gánh nặng cho gia đình và xã hội, chủ động trong cuộc sống ngay từ khi còn trẻ

+) Ngoài lương hưu hàng tháng được nhận bạn còn được cấp thẻ bảo hiểm y tế nếu không may ốm đau được quỹ bảo hiểm y tế hỗ trợ phần nào

+) Mức đóng, phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện linh hoạt bạn có thể lựa chọn mức tham gia, mức thấp nhất bằng mức chuẩn nghèo khu vực nông thôn, mức cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở. Phương thức đóng linh hoạt hàng tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng đóng cho nhiều năm về sau (tối đa 5 năm), một lần cho những năm còn thiếu (tối đa 10 năm)

+) Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện khi bạn có điều kiện đi làm thuộc đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội thì toàn bộ thời gian tham, gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ được cộng dồn với thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc để tính quyền lợi hưu trí, tử tuất.

+) Một lý do quan trọng, nhân văn của nhà nước là kể từ ngày 01/01/2018 nhà nước ta thực hiện chính sách hỗ trợ phí đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cho người tham gia, 30% người thuộc diện hộ nghèo, 25% người thuộc diện cận nghèo, 10% các đối tượng còn lại giúp mọi đối tượng có cơ hội tham gia bảo hiểm xã hội.

Lưu ý nào dành cho bảo hiểm xã hội?

3/ Những lưu ý về bảo hiểm xã hội bắt buộc năm 2021

3.1 Tăng tuổi nghỉ hưu

Kể từ ngày 1/1/2021 tuổi nghỉ hưu của người lao động tính như sau:

Đối với điều kiện lao động bình thường tuổi nghỉ hưu của lao động nam là 60 tuổi 3 tháng và của lao động nữ là 55 tuổi 4 tháng. Sau đó cứ một năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam, 4 tháng đối với lao động nữ, đến năm 2028 lao động nam nghỉ hưu khi 62 tuổi, lao động nữ nghỉ hưu khi 60 tuổi đến năm 2035.

3.2 Thay đổi trong quy định tỷ lệ hưởng lương

+) Đối với nam

  • Trường hợp bắt đầu nghỉ hưu năm 2021, đóng đủ 19 năm bảo hiểm thì được hưởng 45%.

  • Trường hợp bắt đầu nghỉ hưu từ 01/01/2022 đóng đủ 20 năm bảo hiểm thì được hưởng 45%. Sau đó cứ thêm mỗi năm được tính thêm 2%, tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu hàng tháng tối đa bằng 75%.

+) Đối với nữ:

  • Đóng đủ 15 năm bảo hiểm thì được hưởng 45%, sau đó cứ mỗi năm đóng bảo hiểm được tính thêm 2%.

  • Hưởng lương hưu hàng tháng tối đa là 75%

3.3 Người lao động tạm dừng đóng 6 tháng vào quỹ hưu trí, tử tuất

Người lao động làm việc tại các công ty, doanh nghiệp do ảnh hưởng của Covid-19 mà phải giảm từ 15% lao động tham gia BHXH trở lên so với tháng 4 năm 2021. Tạm dừng đóng quỹ hưu trí, tử tuất cụ thể như sau:

  • Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất 06 tháng.

  • Trường hợp đã tạm dừng theo Nghị quyết 42 năm 2020 và Nghị quyết 154 năm 2020 thì vẫn được tiếp tục tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí tử tuất nhưng tổng thời gian tạm dừng không quá 12 tháng.

3.4 Doanh nghiệp đóng 0% vào quỹ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp

– Theo quy định thì doanh nghiệp phải đóng 1% vào quỹ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Tuy nhiên kể từ ngày 01/7/2021 đến hết ngày 30/6/2022 người sử dụng lao động không phải đóng vào quỹ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp nếu doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19 mà phải giảm 15% lao động tham gia Bảo hiểm xã hội trở lên so với tháng 4 năm 2021.

Lưu ý: Quyền lợi không áp dụng đối với người sử dụng lao động, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan Đảng, cơ quan hành chính, chính quyền, đơn vị sự nghiệp công lập được hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

3.5 Người lao động được nhận hai tháng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm cùng lúc

Ngay trong tháng 7 năm 2021 người lao động được nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm, trợ cấp thất nghiệp của tháng 7 tháng 8. Chính sách này được áp dụng nhằm giảm thiểu tình trạng tập trung đông người, phòng chống dịch Covid-19.

Trên đây là 3 điều mà người lao động phải biết khi tham gia bảo hiểm xã hội, để đảm bảo quyền lợi của bản thân.

Nếu anh chị đang quan tâm đến dòng sản phẩm bảo hiểm có thể nhận đăng ký Tại Đây. các chuyên viên tư vấn khách hàng B-Alpha Insurance sẵn sàng hộ trợ!