Không chủ quan khi trẻ bị tiêu chảy – Cần đi khám ngay khi có triệu chứng sau

Tiêu chảy là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏTiêu chảy là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ – Ảnh: SKĐS

Mùa hè dễ bùng phát các bệnh về đường tiêu hóa, đặc biệt với trẻ nhỏ, cần cảnh giác đề phòng bị tiêu chảy cấp. 

Vì vậy, ba mẹ cần phải có sự hiểu biết nhất định về bệnh để có những phương pháp điều trị đúng cách, không làm ảnh hưởng tới sức khỏe và quá trình phát triển của trẻ nhỏ. Nếu cần thiết, có thể tham khảo ý kiến các bác sĩ chuyên khoa Nhi để được tư vấn.

Trẻ bị tiêu chảy là bệnh gì?

Gọi là tiêu chảy khi trẻ đi tiêu trên 3 lần trong ngày. Bệnh tiêu chảy cấp thường diễn ra vài ngày hoặc cả tuần, nếu xảy ra trên 2 tuần là tiêu chảy kéo dài.

Nguyên nhân chính là do ăn phải thức ăn nhiễm khuẩn, bàn tay bẩn không rửa sạch trước khi cầm thức ăn. Vi khuẩn, virut sẽ theo đó tới ruột và ở đây, chúng sinh sôi nảy nở rất nhanh và bài tiết ra các độc chất.

Lúc này, cơ thể sẽ phản ứng lại ngay bằng cách huy động nhiều nước vào ruột để hòa tan các virut, vi khuẩn và các chất độc do chúng sinh ra, đồng thời ruột co bóp mạnh để thải nước đó mang theo virut, vi khuẩn và các chất độc ra ngoài cơ thể, dẫn đến tiêu chảy.

Không được chủ quan khi trẻ bị tiêu chảy

Một trong những biến chứng thường gặp nhất ở trẻ bị tiêu chảy là biến chứng mất nước. Ở trẻ bị tiêu chảy cấp có các mức độ mất nước từ không mất nước đến mất nước nhẹ và mất nước nặng như sau:

  • Mất nước từ nhẹ đến trung bình: Vật vã, mắt trũng, khát nước và háo uống nước, véo vào da thấy mất nếp chậm. 
  • Mất nước nặng: Ngủ li bì, mắt trũng sâu, khát nước nhưng uống kém, khi véo vào da trẻ thấy rất lâu mất nếp.
  • Nếu trẻ không đủ các điều kiện để chẩn đoán như trên thì coi là không mất nước.

Ngoài ra, còn có thể gặp một số biến chứng khác ở trẻ bị tiêu chảy cấp như: rối loạn kali máu, nhiễm toan chuyển hóa gây thở nhanh và sâu, môi đỏ. Đặc biệt, ở một số trẻ còn có thể bị biến chứng suy thận cấp.

Dấu hiệu rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏDấu hiệu rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ – Ảnh: SKĐS

Cần đưa trẻ đi khám ngay khi có những triệu chứng sau 

Để an toàn cho sức khỏe của bé, ba mẹ nên khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa Nhi để được hướng dẫn chăm sóc trẻ. Đồng thời, cần đưa trẻ đi khám ngay khi có những triệu chứng sau: 

  • Trẻ nôn nhiều, không cho trẻ ăn uống được
  • Trẻ không chịu ăn uống, trong khi vẫn còn tiêu chảy và nôn nhiều
  • Đi tiêu nhiều và khó bù được đủ nước cho trẻ
  • Dịch nôn ói của trẻ có màu xanh lá cây (dịch từ túi mật)
  • Trẻ có dấu hiệu mất nước
  • Trẻ mệt mỏi, lừ đừ, quấy khóc liên tục, trẻ ngủ nhiều hơn bình thường, khó đánh thức
  • Tình trạng tiêu chảy vẫn không hết sau 7 ngày, không có dấu hiệu thuyên giảm
  • Trẻ than đau bụng nhiều, thường xuyên
  • Phân có máu. Máu có thể màu đỏ tươi, hồng, hoặc nâu đen lẫn nhầy như mũi.

Nếu trẻ dưới 6 tháng tuổi bị tiêu chảy cấp hãy cho tới bệnh viện ngay vì trẻ tuổi này rất dễ bị mất nước và trở nặng bệnh mà người nhà có thể không nhận biết được.

Trẻ bị tiêu chảy khám ở đâu?

Ba mẹ có thể đưa bé đi khám tiêu chảy tại các bệnh viện, phòng khám Nhi uy tín. Hoặc đăng ký khám tư vấn với bác sĩ Nhi khoa qua video để thuận tiện hơn. 

Tại Hà Nội

  • Bệnh viện Nhi Trung ương – Số 18/879 La Thành, Đống Đa, HN
  • Bệnh viện Đa khoa Xanh pôn – Số 12 Chu Văn An, Ba Đình, HN
  • Khoa Nhi, Bênh viện Bạch Mai – Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, HN
  • Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc – Số 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, HN
  • Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec – Số 486 Minh Khai, Hai Bà Trưng, HN

Tại TP.HCM 

  • Bệnh viện Nhi đồng 1 – Số 341 Sư Vạn Hạnh, phường 10, quận 10, TP.HCM
  • Bệnh viện Nhi đồng 2 – Số 14 Lý Tự Trọng, phường Bến nghé, quận 1, TP.HCM
  • Bệnh viện Nhi đồng Thành phố – Số 15 Võ Trần Chí, Tân Kiên, Bình Chánh, TP.HCM
  • Phòng khám Victoria Healthcare
    • CS1: Số 37-39 Lương Định Của, phường Bình An, quận 2, TP.HCM
    • CS2: Số 22 Đinh Tiên Hoàng, phường Đa Kao, quận 1, TP.HCM 
    • CS3: Số 135A Nguyễn Văn Trỗi, phường 12, quận Phú Nhuận, TP.HCM 
    • CS4: Số 1056 Nguyễn Văn Linh, Sky Garden 1, Phú Mỹ Hưng, quận 7, TP.HCM.

Khám và tư vấn qua Video

Nếu không tiện đưa bé đi khám tại cơ sở y tế, ba mẹ có thể khám và tư vấn ban đầu với bác sĩ Nhi (online) để được hướng dẫn chăm sóc sức khỏe bé tại nhà. 

Các bác sĩ Nhi trực tiếp khám đã có nhiều năm kinh nghiệm công tác tại bệnh viện, phòng khám Nhi uy tín. Để đặt lịch khám, phụ huynh vui lòng tải ứng dụng BookingCare trên điện thoại. Sau đó lựa chọn bác sĩ và khung giờ phù hợp để tư vấn. 

Những việc nên làm khi trẻ bị tiêu chảy cấp

Ba mẹ nên đưa bé đi khám, hoặc tư vấn với bác sĩ chuyên khoa Nhi để được hướng dẫn chăm sóc sức khỏe tại nhà cho bé. Cần chú ý:

  • Cho uống oresol (pha theo chỉ dẫn) và các loại nước khác (nước cháo muối, nước gạo rang). Nếu trong 24 giờ không uống hết lượng dung dịch đã pha thì đổ đi pha đợt khác, vì dung dịch đã pha sẽ bị hỏng
  • Ngay từ ngày đầu tiêu chảy, cứ sau mỗi lần đi tiêu cho trẻ uống từ 50 – 100ml đối với trẻ dưới 2 tuổi và từ 100 – 200ml đối với trẻ trên 2 tuổi.
  • Tiếp tục cho trẻ ăn và bú bình thường (nếu trẻ còn bú) chú ý dùng thức ăn dễ tiêu. Nếu trẻ dùng sữa hộp thì nên pha loãng gấp đôi mức bình thường.
  • Thăm khám và tư vấn với bác sĩ Nhi để được hướng dẫn chăm sóc và điều trị tại nhà. 

Chăm sóc trẻ bị tiêu chảy tại nhàHướng dẫn chăm sóc trẻ bị tiêu chảy tại nhà – Ảnh: Careplus 

Trẻ bị tiêu chảy nên ăn uống gì?

Với trẻ bị tiêu chảy cấp, ba mẹ cần cho trẻ ăn đầy đủ dinh dưỡng, ăn thành nhiều bữa trong ngày. Thức ăn nấu mềm, loãng hơn bình thường cho trẻ dễ ăn, dễ tiêu hóa.

  • Uống nước cháo muối: 1 nắm gạo (50g) + 1 nhúm muối (3,5g) + 6 bát ăn cơm nước, đun nhừ lọc lấy nước đủ 1 lít.
  • Uống nước gạo rang: 50g gạo rang vàng và nấu như nước cháo muối.
  • Trẻ bú mẹ vẫn cho bú bình thường và tăng thêm số lần bú.
  • Trẻ không bú mẹ: pha loãng sữa bò với nước cháo hoặc nước cà rốt (pha loãng bằng 1/2 so với bình thường),cho ăn nhiều bữa trong ngày.
  • Đối với trẻ đã ăn bổ sung: ngoài sữa mẹ cho ăn bột, cháo, súp nấu với thịt lợn nạc, thịt gà, cà rốt, nấu nhừ loãng hơn bình thường và cho thêm dầu thực vật.
  • Cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày (6-8 bữa/ngày).

Lưu ý: Các loại thực phẩm nên dùng khi trẻ bị tiêu chảy cấp

  • Các loại nước giải khát công nghiệp có ga và nhiều đường
  • Các loại thực phẩm có nhiều xơ, ít chất dinh dưỡng như: tinh bột nguyên hạt (đỗ, ngô) và các loại rau có nhiều chất xơ
  • Các loại thức ăn có nhiều đường: bánh, kẹo…
  • Các thức ăn chế biến sẵn: giò, chả, xúc xích, thịt hun khói, patê…

Mặc dù tiêu chảy là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, nhưng ba mẹ không được chủ quan. Hãy để ý đến trẻ nhiều hơn, chú ý những triệu chứng, bất thường để xử trí kịp thời, tránh hệ quả xấu có thể xảy ra. 

Xem thêm Video

  • Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị tiêu chảy cấp tại nhà 
  • Nguồn: Sông Mã ca 
  • Thời lượng: 4 phút 41