Khởi nghiệp xã hội – Những bước chân vì cộng đồng

Khởi nghiệp xã hội được xem là một mô hình khởi nghiệp đặc biệt, vừa giúp thanh niên trẻ xây dựng ước mơ làm giàu, đồng thời tạo ra những giá trị tốt đẹp, cải thiện đời sống cộng đồng xã hội.

 

Doanh nghiệp xã hội chính thức được đưa vào Luật Doanh Nghiệp Việt Nam vào tháng 11/2014 đã mở ra một chương mới, một cơ hội mới rộng lớn hơn cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.

Doanh nghiệp xã hội (DNXH) là gì? Lợi ích từ doanh nghiệp xã hội?

Có tên Tiếng Anh là Social Entrepreneurship. Doanh nghiệp xã hội lần đầu tiên xuất hiện tại Anh và vẫn giữ được phong độ là nơi phát triển nhất thế giới hiện nay.

Bên cạnh đó, Mỹ, Cannada, Singapo và Israel cũng là nước thuộc Top nằm trong mạng lưới Khởi nghiệp Xã hội toàn cầu, là những nước thành công trong việc kết hợp giải quyết các vấn đề xã hội gắn liền với mô hình kinh doanh của doanh nghiệp.

lợi-ích-từ-doanh-nghiệp-xã-hộilợi-ích-từ-doanh-nghiệp-xã-hội

Các ý tưởng kinh doanh xã hội thường tập trung tận dụng nguồn rác thải để tái chế sản xuất phân bón tự nhiên, tạo cơ hội việc làm cho người nội trợ thất nghiệp hoặc những mô hình giáo dục sáng tạo để phát triển tiềm năng của trẻ em hay bảo tồn văn hoá,…

 

Được biết, doanh nghiệp xã hội là DN cũng hoạt động theo cơ chế thị trường nhưng với triết lý kinh doanh gắn liền với xây dựng cuộc sống bền vững, giải quyết các vấn đề xã hội chứ không đơn thuần là lợi nhuận.

 

Một kết quả đáng tự hào với hơn 60% doanh nghiệp khởi nghiệp xã hội thu được lợi nhuận, tốc độ phát triển đạt 80% và nhận được sự ủng hộ tích cực từ chính phủ. Nhờ vào tốc độ tăng trưởng nhanh chóng và sự lan tỏa, xu hướng khởi nghiệp xã hội này phát triển mạnh mẽ không chỉ ở các quốc gia phát triển mà còn du nhập vào nhiều quốc gia đang phát triển.

Doanh nghiệp xã hội Việt Nam – bước chân vì cộng đồng

Tại Việt Nam trong thực tiễn đã xuất hiện hàng chục nghìn doanh nghiệp có đặc điểm tính chất như doanh nghiệp xã hội từ lâu đời. Theo số liệu của Hội đồng Anh thì Việt Nam có khoảng 165.000 tổ chức như vậy. Các mô hình Doanh nghiệp xã hội nổi tiếng phải kể đến như Reaching Out, Kymviet, Thương Thương Handmade, Blind Link, Tò he,…góp phần giải quyết vấn đề lao động cho người khuyết tật.

Khởi nghiệp xã hội – Những bước chân vì cộng đồng 1Khởi nghiệp xã hội – Những bước chân vì cộng đồng 1

Đây thực sự là những nguồn cảm hứng bất tận có ý nghĩa cực kỳ to lớn với cộng đồng bởi những người thủ lĩnh tốt bụng và can đảm.

 

Việc thành lập doanh nghiệp xã hội chính vì thế mà càng được sự quan tâm, hỗ trợ từ phía nhà nước để có thể tạo dựng nên được nhiều lợi ích thiết thực hơn nữa cho cộng đồng.

 

Suy nghĩ sai lầm về doanh nghiệp xã hội.

Có một thực tế cho thấy rằng vẫn còn nhiều người hiểu sai về doanh nghiệp tạo tác động xã hội và doanh nghiệp thể hiện trách nhiệm xã hội.

 

Doanh nghiệp thể hiện trách nhiệm xã hội thường là các tập đoàn, công ty lớn sử dụng một phần lợi nhuận hoạt động kinh doanh để làm từ thiện còn với doanh nghiệp tạo tác động xã hội sẽ trực tiếp đem lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng vừa tạo ra lợi nhuận duy trì hoạt động công ty.

suy-nghĩ-sai-lầm-về-doanh-nghiệp-xã-hộisuy-nghĩ-sai-lầm-về-doanh-nghiệp-xã-hội

Nhiều Start-up đứng trước những băn khoăn giữa phục vụ lợi ích kinh doanh và tạo lợi ích xã hội. Về ngắn hạn, chắc chắn ai cũng sẽ nghĩ đến lợi nhuận nhưng cục diện ngày nay đã thay đổi. Các ý tưởng Start-up đang dần dịch chuyển về những cái nhìn dài hạn, nhìn về những giá trị cộng đồng lớn hơn mà họ có thể tạo ra để phục vụ cho xã hội này tốt đẹp hơn.

Khởi nghiệp xã hội – xu hướng chủ đạo tương lai

Những mô hình kinh doanh xã hội hiện được đánh giá sẽ là xu hướng khởi nghiệp trọng tâm trong tương lai. Bởi theo quy luật tự nhiên, mô hình kinh doanh nào giải quyết được tồn đọng xã hội, tự khắc sẽ có khách hàng tìm đến và trả tiền cho sản phẩm, dịch vụ đó.

khởi-nghiệp-xã-hội-xu-hướng-tương-laikhởi-nghiệp-xã-hội-xu-hướng-tương-lai

Bà Shuyin Tang, đối tác của quỹ đầu tư Patamar chia sẻ: “Là nhà đầu tư, tôi đánh giá cao và luôn tìm kiếm những dự án tạo tác động xã hội của mô hình kinh doanh. Khi doanh nghiệp phát triển mở rộng, tác động sẽ được nhân rộng theo. Suy nghĩ các nhà đầu tư vào Start-up xã hội phải hy sinh tỷ suất sinh lời là một quan điểm không đúng”.

 

Thêm một tín hiệu tích cực về tình hình khởi nghiệp xã hội Việt Nam, bà Phạm Kiều Oanh, Giám đốc điều hành Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng (CSIP) nhận định : “Trong tất cả chương trình khởi nghiệp cho người trẻ vài năm trở lại đây tôi từng có cơ hội được tham gia với tư cách ban giám khảo, cố vấn hay người truyền cảm hứng, luôn có ít nhất 20% số hồ sơ đăng ký đến từ các Startup xã hội”.

 

Dự án SOIN (Social Innovation – Đổi mới Sáng tạo vì Xã hội) – kênh ươm tạo sáng kiến xã hội trực tuyến vừa được ra mắt gần đây đã thu hút được nhiều sự chú ý từ giới Start-up.

 

Đây sẽ là kênh cung cấp các nguồn lực tài chính, nhân lực, cơ hội kết nối các cố vấn khởi nghiệp, nhà đầu tư nhằm hỗ trợ những cá nhân, tổ chức thực hiện các sáng kiến khởi nghiệp xã hội.

 

Để ươm mầm và phát triển hơn nữa làn sóng khởi nghiệp xã hội ở Việt Nam, học tập xu hướng các quốc gia phát triển, các nền tảng đào tạo, truyền cảm hứng, ươm mầm như SOIN rất đáng hoan nghênh và được đánh giá là cần thiết cho sự phát triển của cộng đồng khởi nghiệp.

 Đón đọc thêm nhiều bài viết hay về cộng đồng Startup tại đây

5/5 – (30 votes)