Khối U Vùng Cổ ** [68 cases]

I.

Khoang vùng cổ

* Phân chia khoang vùng cổ: Vùng cổ được chia làm 2 phần trên và dưới dựa vào xương móng gồm vùng cổ trên móng và vùng cổ dưới móng. 3 lá mạc cổ sâu chia cổ thành nhiều khoang:
– Mạc cổ sâu, lá nông (SL-DCF: superficial layer, deep cervical fascia)
+ Cổ trên xương móng: vòng quanh khoang nhai và khoang mang tai; một phần bao cảnh
+ Cổ dưới xương móng: bao quanh cổ bởi các cơ treo, cơ ức đòn chũm và cơ thang.
– Mạc cổ sâu, lá giữa (ML-DCF: middle layer, deep cervical fascia)
+ Cổ trên xương móng (SHN): ML-DCF vạch rõ bờ sâu khoang niêm mạc hầu; góp vào bao cảnh.
+ Cổ dưới xương móng (IHN): bao quanh khoang tạng; một phần bao cảnh
– Mạc cổ sâu, lá sâu (DL-DCF: deep layer, deep cervical fascia)
+ SHN và IHN: bao quanh khoang cạnh cột sống
+ SHN và IHN: góp vào bao cảnh
+ SHN và IHN: mạc cánh là lá mỏng của DL-DCF tạo nên thành ngoài của khoang sau hầu và khoang nguy hiểm; cũng như thành sau khoang sau hầu tách từ khoang nguy hiểm.

* Cổ trên xương móng (SHN: suprahyoid neck): Các khoang từ nền sọ tới xương móng (ngoại trừ ổ mắt, các xoang và ổ miệng).
– Khoang bên hầu (PPS: parapharyngeal space).
– Khoang niêm mạc hầu/bề mặt niêm mạc hầu (PMS: pharyngeal mucosal space).
– Khoang nhai (MS: masticator space).
– Khoang cảnh (CS: carotid space).
– Khoang má (BS: buccal space).
– Khoang sau hầu (RPS: retropharyngeal space).
– Khoang quanh cột sống (PVS: perivertebral space).

&nbsp Xray.vn là Website học tập về chuyên ngành Chẩn Đoán Hình Ảnh

&nbsp NỘI DUNG WEB
» 422 Bài giảng chẩn đoán hình ảnh
» X-quang / Siêu âm / CT Scan / MRI
» 25.000 Hình ảnh case lâm sàng

&nbsp ĐỐI TƯỢNG
» Kỹ thuật viên CĐHA
» Sinh viên Y đa khoa
» Bác sĩ khối lâm sàng
» Bác sĩ chuyên khoa CĐHA

&nbsp Nội dung Bài giảng & Case lâm sàng thường xuyên được cập nhật !

&nbsp Đăng nhập Tài khoản để xem Nội dung Bài giảng & Case lâm sàng !!!

Đăng nhập tài khoảnTên đăng nhập // Email

Mật khẩu

 Lưu tài khoản  

Thành viên mới ⇒ Đăng ký ↵

* Cổ dưới xương móng (IHN: infrahyoid neck): Các khoang dưới xương móng, trong đó có một vài khoang kéo dài vào trung thất.
– Khoang tạng (VS: visceral space).
– Khoang cổ sau (PCS: posterior cervical space).
– Khoang cổ trước (ACS: anterior cervical space).
– Khoang cảnh (CS: carotid space).
– Khoang sau hầu (RPS: retropharyngeal space).
– Khoang quanh cột sống (PVS: perivertebral space).

II. Khối u vùng cổ

1. Khoang niêm mạc hầu

– Khoang niêm mạc hầu (Pharyngeal mucosal space): vị trí trên xương móng, phía trong khoang bên hầu (PPS) , trước khoang sau hầu (RPS)
– Thành phần: niêm mạc, các tuyến nước bọt nhỏ, vòng bạch huyết khoang niêm mạc hầu (PMS), các cơ khít hầu
+ Bề mặt niêm mạc tỵ hầu, khẩu hầu, hạ hầu
+ Khoang niêm mạc hầu (PMS) của tỵ hầu: gờ vòi nhĩ (torus tubarius), hạch VA, các cơ khít hầu trên và và cơ nâng vòm miệng
+ Khoang niêm mạc hầu (PMS) của khẩu hầu: các trụ trước và sau của hạnh nhân, các hạnh nhân lưỡi và vòm miệng, vòm miệng mềm
– Mạc: khoang niêm mạc hầu ở mặt trong lá giữa của mạc cổ sâu (ML-DCF)

* K vòm (Nasopharyngeal squamous cell carcinoma)
– Tín hiệu thấp trên T1W, cao trên T2W, mức độ ngấm thuốc thấp hơn niêm mạc bình thường.
– T1W axial, sagittal: đánh giá xâm lấn nền sọ và các lớp mỡ.
– T2 axial: đánh giá xâm lấn xoang cạnh mũi, tụ dịch tai giữa, hạch cổ.
– T1W Gd FS: đánh giá sự lan rộng của u vào trong sọ, các dây thần kinh sọ…

* Ung thư biểu mô tế bào vảy amydal lưỡi (Lingual tonsil SCCa)
– Khối u phát triển từ amydal lưỡi của niêm mạc họng miệng.
– T2W: đồng hoặc tăng tín hiệu nhẹ so với cơ của lưỡi.
– T1W: giảm tín hiệu.
– Gado: sau tiêm ngấm thuốc giúp phân biệt ranh giới của u với cơ.
– 75% có hạch khi chẩn đoán.

* Ung thư biểu mô tế bào vảy amydal khẩu cái (Faucial SCCa)
– Vị trí trước, trong hay sau hố amydal khẩu cái.
– U thành bên họng, tín hiệu tương tự ung thư biểu mô tế bào vảy amydal lưỡi.

=> Case lâm sàng 1:

=> Case lâm sàng 2:

* K tuyến nước bọt phụ (Minor salivary malignancy)
– Khối u phát triển từ niêm mạc họng, lan rộng vào sâu các khoang lân cận.
– Vị trí hay gặp: khẩu cái mềm > mũi xoang > lưỡi > amydal lưỡi.

* Lymphoma
– Là lympho không Hodgkin ngoài hạch, có thể dòng B hoặc T, ở niêm mạc họng, thuộc vòng bạch huyết Waldeyer.
– Hình ảnh tương tự ung thư biểu mô tế bào vảy niêm mạc họng, các khối u lớn thường có hạch cổ kèm theo khi phát hiện (50%).

2. Khoang dưới lưỡi

– Khoang dưới lưỡi (Sublingual space) bao gồm: ống và tuyến dưới lưỡi, dây thần kinh lưỡi, động tĩnh mạch lưỡi, dây thần kinh IX-XII, phần sâu ống và tuyến dưới hàm.

* Ung thư biểu mô tuyến dưới lưỡi (Subligual gland carcinoma)
– Gồm 2 loại chính là ung thư biểu mô tuyến nang và ung thư biểu mô nhày biểu bì.
– T1W: đồng tín hiệu.
– T2W: tín hiệu hỗn hợp.
– Gado: ngấm thuốc không đều.

=> Case lâm sàng 1:

3. Khoang dưới hàm

– Khoang dưới hàm (Submandibular space) giới hạn phía trên là cơ hàm móng, xương hàm dưới; phía dưới là xương móng; phía trước là bụng trước cơ nhị thân; phía sau là bụng sau cơ nhị thân; phía ngoài là da, tổ chức dưới da, cân cổ nông; phía trong là cơ hàm móng, cơ móng lưỡi.
– Thành phần: tuyến dưới hàm, động tĩnh mạch mặt, hạch bạch huyết.

* U hỗn hợp lành tính (Benin mixted tumor)
– Hay gặp nhất.
– 10-25% chuyển dạng ác tính.
– Kích thước nhỏ dạng nốt đơn độc hình tròn, giới hạn rõ.
– Kích thước lớn có bờ thùy múi với các ổ hoại tử, chảy máu hoặc vôi hóa khu trú.
* U ác tính tuyến dưới hàm
– Tín hiệu không đồng nhất trên T1W.
– Tín hiệu hỗn hợp trên T2W.
– Ngấm thuốc sau tiêm.

4. Khoang mang tai

– Khoang mang tai (PS: parotid space) vị trí phía ngoài khoang bên hầu (vùng cổ trên xương móng, SHN).
– Thành phần: tuyến mang tai, dâu thần kinh VII, các hạch, tĩnh mạch sau hàm, động mạch cảnh ngoài.
– Mạc: khoang mang tai được lá nông của mạc cổ sâu (SL-DCF) bao quanh.

* U hỗn hợp lành tính (Benin mixted tumor)
– Còn gọi là u tuyến đa hình thái (Pleomorphic adenoma).
– Là u hay gặp nhất của khoang tuyến mang tai (80%).
– 15% chuyển dạng ác tính.
– Tổn thương nhỏ có giới hạn rõ, bờ đều, tín hiệu đồng nhất, ngấm thuốc đồng nhất sau tiêm.
– Tổn thương lớn tín hiệu không đồng nhất, bờ thùy múi, ngấm thuốc ít hoặc vừa sau tiêm.
* U Warthin (U tuyến lympho)
– Là u lành tính hay gặp thứ 2 trong tuyến mang tai.
– Vị trí hay gặp: trong tuyến > quanh tuyến > hạch cổ trên.
– Khối thường kích thước 2-4cm. Có thể hai bên (20%).
– 1% chuyển dạng ác tính.
– T1W: giảm tín hiệu cả phần đặc và phần dịch.
– T2W: phần đặc đồng hoặc tăng tín hiệu, phần dịch tăng tín hiệu.
– Gado: sau tiêm ngấm thuốc phần đặc, ngấm thuốc ít.
* Ung thư biểu mô nhày biểu bì (Mucoepidermoid carcinoma)
– U ác tính hay gặp nhất của tuyến mang tai.
– T1W: u bậc thấp có giới hạn rõ, tín hiệu không đều chủ yếu giảm tín hiệu. U bậc cao dạng khối đặc thâm nhiễm.
– T2W: u bậc thấp tín hiệu không đều chủ yếu giảm tín hiệu, u bậc cao dạng thâm nhiễm tín hiệu trung gian.
– Gado: ngấm thuốc không đều sau tiêm.

5. Khoang nhai

– Khoang nhai (MS: masticator space) vị trí phía trước bên khoang bên hầu (vùng cổ trên xương móng)
– Thành phần: ngành và lồi cầu xương hàm, dây thần kinh V3, các cơ cắn, cơ chân bướm trong và ngoài, cơ thái dương, đám rối tĩnh mạch chân bướm.
– Mạc: khoang nhai được lá nông của mạc cổ sâu (SL-DCF) bao quanh

* Sarcoma sụn (Chondrosarcoma)
– Khối nằm trong khoang nhai, cạnh ngành lên xương hàm dưới.
– Mức độ vôi hóa phụ thuộc giai đoạn:
+ U bậc thấp: vôi hóa hình nhẫn hoặc hình liềm.
+ U bậc cao: vôi hóa không định hình hoặc không vôi hóa.
– T1W: tín hiệu trung gian đồng nhất, chất cơ bản sụn và vôi hóa làm tín hiệu không đều.
– T2W: điển hình tăng tín hiệu nhiều, tín hiệu có thể không đều do vôi hóa.
– Gado: ngấm thuốc khu trú hoặc lan tỏa sau tiêm. Tổn thương bậc cao ngấm thuốc nhiều.


* Sarcoma khác
– U ác tính nguồn gốc từ mỡ (Liposarcoma), cơ (Leiomyosarcoma), bao hoạt dịch, máu.
– Giới hạn thường không rõ, phá hủy xương, xâm lấn cúc trúc xung quanh và khoang lân cận.
– T1W: đồng hoặc giảm tín hiệu.
– T2W & STIR: tăng tín hiệu.
– Gado: ngấm thuốc không đều sau tiêm.


* Bệnh lý ác tính lan quanh thần kinh (Perineural malignancy)
– Lan dọc thần kinh V3 từ khoang nhai, qua lỗ bầu dục và khoang Meckel.
– Hình ảnh dây V3 tăng kích thước và ngấm thuốc sau tiêm. Đánh giá tốt nhất trên chuỗi xung T2W xóa mỡ sau tiêm theo mặt phẳng Coronal..

6. Khoang cảnh

– Khoang cảnh (CS: carotid space) vị trí phía sau khoang bên hầu (vùng cổ trên xương móng, SHN); phía ngoài khoang tạng (VS) và khoang sau hầu (RPS) ở vùng dưới xương móng (IHN).
– Bắt đầu ở dưới lỗ tĩnh mạch cảnh và ống động mạch cảnh ở nền sọ; kéo dài tới quai động mạch chủ.
– Thành phần: dây thần kinh IX-XII, tĩnh mạch cảnh trong, động mạch cảnh.
– Mạc: cả ba lá mạc cổ sâu.

* U cận hạch dây X (Vagal body tumor)
– Là u cận hạch từ dây X, vị trí khoang cảnh ngang mức họng mũi, đẩy khoang cạnh họng vào trong và đẩy động mạch cảnh trong ra trước, vào trong.
– T1W: hình ảnh muối tiêu – có những chấm trống tín hiệu “hạt tiêu” do mạch máu khi khối > 2cm, nốt tăng tín hiệu “muối” do chảy máu.
– T2W: đồng hoặc tăng tín hiệu so với cơ lân cận, hình ảnh trống hiệu tín hiệu của mạch máu khó phát hiện hơn so với trên T1W.

=> Case lâm sàng 1:

* U cận hạch thể cảnh (Carotid body paraganglioma)
– Là u mạch lành tính phát triển từ thiểu thể cảnh, ngã 3 động mạch cảnh, đẩy động mạch cảnh ngoài ra trước trong, đẩy động mạch cảnh trong ra sau ngoài.
– Đặc điểm hình ảnh: 
+ T1W: đồng hoặc giảm tín hiệu so với cơ. Khối u kích thước lớn có hình ảnh muối tiêu (salt and pepper): muối là hình ảnh chảy máu bán cấp, tiêu là biểu hiện flow voids (trống tín hiệu dòng chảy tốc độc cao).
+ T2W: tăng tín hiệu với hình ảnh muối tiêu.
+ Gado: ngấm thuốc mạnh sau tiêm.

=> Case lâm sàng 1:

=> Case lâm sàng 2:

III. Bệnh lý bẩm sinh

1. Nang khe mang

* Nang khe mang thứ nhất (Branchial cleft cyst)
– Nang bẩm sinh lành tính trong tuyến mang tai, phía sau khoang dưới hàm hoặc quanh vùng tai.
– Biểu hiện nang ở quanh vành tai (type 1) hoặc lan từ ống tai ngoài tới góc hàm (type 2).
– Hình ảnh tổn thương dạng nang, thành mỏng không ngấm thuốc, khi có nhiễm trùng => thành dày ngấm thuốc.

* Nang khe mang thứ 2 (Branchial cleft cyst)
– Là tồn dư dạng nang của khe mang thứ 2, có thể là đường rò, xoang hoặc nang hoặc phối hợp.
– Là tổn thương khe mang hay gặp nhất, chiếm 90% ở thiếu niên và người lớn, chiếm 66-75% ở trẻ em.
– Vị trí: phía sau ngoài tuyến dưới hàm > phía ngoài khoang mặt cảnh > phía trước ngoài cơ ức đòn chũm. Phần lớn nằm ngay phía dưới góc hàm. Vị trí ít gặp: phía trên trong khoang cạnh họng hoặc khoang cảnh. Phía dưới, dọc theo trước khoang cảnh vùng dưới móng. Đường rò từ giữa động mạch cảnh trong và cảnh ngoài lan tới amydal khẩu cái. Có thể xuất hiện bất kỳ vị trí nào từ hố amydal tới thượng đòn.
– Đặc điểm hình ảnh:
+ T1W: thường giảm tín hiệu, có thể tăng tín hiệu khi có nhiễm trùng do nồng độ protein cao.
+ T2W: tăng tín hiệu, không quan sát thấy thành.
+ Sau tiêm: thành nang ngấm thuốc khi có nhiễm trùng.

* Nang khe mang thứ 3 (Branchial cleft cyst)
– Là nang tồn dư của khe mang thứ 3.
– Hình ảnh nang dịch nằm ở vùng cổ sau, tính chất dịch và thành cũng giống như nang khe mang khác.

* Bất thường khe mang thứ 4 (Branchial cleft cyst)
– Là tồn dư khe mang thứ 4.
– Biểu hiện 1 nang thành mỏng ở phía trên ngoài thùy trái tuyến giáp, kèm theo có viêm tuyến giáp.
– Tổn thương ở bất kỳ vị trí nào từ đỉnh xoang lê trái tới thùy trái tuyến giáp, thường tiếp xúc hoặc trong phần cao thùy trái tuyến giáp hoặc dính vào sụn giáp. Phần cao của tổn thương liên tục hoặc dính vào xoang lê.

2. Nang giáp lưỡi

– Nang giáp lưỡi (Thyroglossal duct cyst) là tồn dư của ống giáp lưỡi giữa lỗ đáy lưỡi và hố tuyến giáp dưới móng.
– Là tổn thương bẩm sinh hay gặp nhất ở vùng cổ, nhiều gấp 3 lần nang khe mang.
– Vị trí: trên xương móng (20-25%) > xương móng (50%) > dưới xương móng (25%).
– Tổn thương dạng nang vị trí đường giữa, nằm trong cơ dưới móng tạo hình ảnh càng cua.

3. Nang tuyến ức

– Nang vùng cổ dọc theo đường phôi thai học từ xoang lê tới trung thất, do không thoái triển hoàn toàn ống ức họng.
– Tổn thương hiếm gặp, chủ yếu bên trái, không thấy chuyển dạng ác tính.
– Hình ảnh khối dạng nang, dưới móng, vùng cổ bên, trong khoang tạng, ở cạnh khoang cảnh.
– Vị trí tổn thương có thể từ góc hàm tới nền cổ, hay gặp cổ trái dưới móng ngang mức tuyến giáp.

4. U hạch bạch huyết

– Biểu hiện gồm nhiều tổn thương khác nhau với mức độ giãn khác nhau của ống bạch mạch.
– Hình ảnh nang 1 hoặc nhiều ổ, không ngấm thuốc sau tiêm, không quan sát rõ thành, nằm giữa các cấu trúc và mạch máu.
– Chuỗi xung T2W cho phép xác định rõ nhất giới hạn của tổn thương.
– Không ngấm thuốc sau tiêm hoặc ngấm thuốc ít ngoại vi, nếu ngấm thuốc thì có phối hợp với u máu hoặc dị dạng tĩnh mạch.
– Dịch trong nang giảm tín hiệu trên T1W, có thể tăng khi chảy máu, có thể thấy mức dịch-dịch.

=> Case lâm sàng 1:

5. Dị dạng tĩnh mạch

– Dị dạng thể hang hoặc u máu thể hang: tổn thương mao mạch dòng chảy chậm bao gồm các xoang lót bởi nội mô mạch máu.
– Hình ảnh điển hình là khối mô mềm thùy múi trong cso vôi hóa tĩnh mạch.
– T1W: giảm hoặc đồng tín hiệu.
– T2W: đường kính mạch lớn tăng tín hiệu và có vách, đường kính nhỏ tín hiệu trung gian dạng đặc.
– Nốt vôi hóa giảm tín hiệu trên các chuỗi xung.
– Có thể thấy dòng chảy trống tín hiệu khi tĩnh mạch dẫn lưu kích thước lớn.
– Sau tiêm: ngấm thuốc muộn, ngấm thuốc đều hoặc không đều, ít hoặc nhiều.

6. Hạch vùng cổ

– Hạch viêm & nhiễm trùng: hạch phản ứng, hạch nhiễm khuẩn, bệnh Castleman
– Hạch u: lymphoma Hodgkin và không Hodgkin, hạch di căn

=> Tham khảo bài viết: “Hạch vùng cổ”

Tài liệu tham  khảo

* Deep spaces of the head and neck – Dr Francis Deng and Dr Samuel Wong
* Spaces of the head and neck – Dr Jeffrey Hocking
* CT and MR imaging of the neck – a practical approach – C. Oliveira, D. Condesso, R. P. N. CATARINO
* Neck Masses in Children – Annemieke Littooij, Cécile Ravesloot and Erik Beek
* MR Imaging of Parotid Tumors: Typical Lesion Characteristics in MR Imaging Improve Discrimination between Benign and Malignant Disease – A. Christe, C. Waldherr, R. Hallett, P. Zbaeren and H. Thoeny
* CT Features of Parotid Gland Oncocytomas: A Study of 10 Cases and Literature Review – T.J. Tan and T.Y. Tan
* Cystic lesions of the neck by computed tomography: iconographic essay of differential diagnosis – L. D. P. G. D. Farias, I. G. Padilha, M. L. L. Soares
* Differential diagnosis of head and neck cystic lesions: A pictorial essay – C. L. Leidersnaider, R. V. Oliveira, L. Bittencourt
* Imaging of cervical cystic lesions: A pictorial review – D. Dualde-Beltrán, M. Bértolo-Domínguez, J. I. Cervera-Miguel
* Congenital cystic lesions of the neck – the role of diagnostic imaging – M. Neviďanská, D. Móderová, A. Klepanec; Trnava/SK
* Hình ảnh cộng hưởng từ u vùng cổ – ThS. Lê Văn Khảng
* MDCT evaluation of adult neck masses – A. Chandra; Mumbai/IN
* Evaluation of congenital masses of the neck in children: embryological, clinical and radiological review – N. C. S. D. Ferreira
* Simplified approach to neck lesions in children: space by space – M. A. Serrado
* Imaging of lymphomas of the head and neck – G. M. Santandreu
* Pediatric neck masses: review of MR imaging features of common and uncommon lesions – D. Fonseca
* Pediatric Congenital Neck Mass : A Systematic Review – D. GÜRBÜZ, O. İnce, R. E. Özkan, H. Erk
* Imaging of pediatric neck masses – Elliott R Friedman
* Imaging of Pediatric Head and Neck Masses – Jessica S. Stern
* Cystic masses of neck: A pictorial review – Mahesh Kumar Mittal, Amita Malik, Binit Sureka, Brij Bhushan Thukral
* Imaging Spectrum of Pediatric Neck Masses – J. Al Rayahi