Khởi Động Bán Hàng Dropshipping Trên Amazon Như Thế Nào?
Phương thức kinh doanh Thương mại điện tử (TMĐT) với Dropshipping hiện không còn xa lạ với đa số e-seller, nhưng với những người mới “chập chững” bước những bước đầu tiên trên con đường kinh doanh TMĐT thì hình thức này còn khá mơ hồ.
Vậy hãy cùng PingPong tìm hiểu mô hình này là gì? Bạn nên bắt đầu từ đầu? Ưu – nhược điểm của phương thức này là gì nhé?
Nội Dung Chính
Dropshipping là gì?
Dropshipping là một phương thức bán hàng, trong đó người bán cung cấp sản phẩm bán lẻ mà không nắm giữ các sản phẩm mà họ bán ở trong kho. Thay vào đó, người bán tiến hành mua hàng từ bên thứ ba – thường là nhà bán buôn hoặc nhà sản xuất trực tiếp – để đáp ứng và vận chuyển trực tiếp các đơn đặt hàng đó đến tay người mua cuối cùng.
Sự khác biệt lớn nhất giữa dropshipping và mô hình bán lẻ truyền thống là việc người bán bán hàng không phải dự trữ tồn kho – họ đóng vai trò là người trung gian trong giao dịch, theo dõi đơn hàng và nhận tiền thanh toán.
Tuy nhiên, ở Việt Nam mô hình này mới chỉ bắt đầu phát triển mạnh mẽ trong 1 vài năm trở lại đây, một trong những lý do là bởi tỷ suất lợi nhuận của mô hình này không cao như ở nước ngoài. Mức tiêu dùng ở thị trường Việt Nam vẫn ở mức thấp hơn so với các thị trường phát triển, hơn nữa hàng hóa nhập về Việt Nam vẫn đang qua quá nhiều khâu phức tạp về vận chuyển và đầu mối. Để giảm chi phí, hầu hết các người bán ở Việt Nam thường nhập hàng số lượng lớn về và bán thông qua các kênh khác nhau.
Bán hàng dropshipping trên Amazon
Dropshipping qua Amazon như nào?
Dropshipping qua Amazon là hình thức kinh doanh thông qua sàn TMĐT toàn cầu Amazon, trong đó người bán – là bạn – sẽ tiến hành listing hàng hóa, tiếp cận khách hàng, khi có đơn hàng thì sẽ tiến hành mua hàng từ bên thứ 3 (là nhà phân phối/nhà sản xuất trực tiếp) để đáp ứng đúng các đơn hàng đó.
Dịch vụ Amazon Dropshipping (Bán hàng bỏ qua bước vận chuyển) hoặc Amazon FBA (Fulfilled by Amazon) là một cách dành cho những ai đang bán hàng hoặc muốn bán hàng trên Amazon để sử dụng chính những lợi thế từ gã khổng lồ này nhằm hoàn tất các đơn hàng của họ, mà không cần sở hữu hay ký gửi kho Amazon.
Có 2 hình thức Dropshipping trên Amazon phổ biến:
- Mở một cửa hàng trên Amazon và bạn bắt đầu thực hiện dropship các sản phẩm từ nhà cung cấp khác (Amazon Seller: tức là bạn bán hàng trên Amazon).
- Mở một cửa hàng online hoàn toàn độc lập và dropship các sản phẩm từ Amazon (Amazon Buyer: tức là bạn mua hàng từ Amazon).
Amazon có những quy định chính sách rất rõ ràng về việc sử dụng phương thức Dropshipping đối với người dùng, trong đó bạn cần phải đáp ứng:
- Là người bán trên pháp lý của các sản phẩm bạn kinh doanh
- Xác định bạn là người bán sản phẩm của bạn trên tất cả các phiếu đóng gói, hóa đơn và bao bì
- Chịu trách nhiệm chấp nhận và xử lý việc khách hàng trả lại sản phẩm
Các yếu tố cơ bản để bắt đầu bán hàng Dropshipping trên Amazon
- Tạo tài khoản Amazon Seller (bắt buộc cung cấp và xác minh thông tin chính chủ tài khoản cho đến khi hoàn tất quá trình)
- Tìm kiếm các mặt hàng Best Seller hiện có trên Amazon để lên danh mục hàng hóa mục tiêu
- Tìm kiếm nguồn hàng chất lượng (Amazon rất gắt gao trong quá trình kiểm định chất lượng, xuất xứ hàng hóa xuất hiện trên sàn của họ, vì vậy bạn nên cố gắng chọn nguồn cung cấp hàng hóa và nhà cung cấp uy tín)
- Xây dựng chiến lược giá bán hợp lý, tăng sức cạnh tranh (hãy cố gắng tham khảo giá mặt hàng tương tự có trên Amazon để tính bài toán giá bán có lợi nhuận)
- Xây dựng chiến lược quảng cáo, hệ thống keyword và tiêu đề tối ưu hóa tìm kiếm, tăng tỷ lệ chốt đơn hàng
- Quản trị thật tốt danh mục hàng hóa, lên kế hoạch phương án thay thế nguồn hàng và xử lý trường hợp phát sinh hủy/ hoàn trả hàng
Ưu điểm và nhược điểm khi dùng phương thức Dropshipping trên Amazon
Ưu điểm:
- Cách này phù hợp cho những bạn có một ít vốn đầu tư và có thế mạnh trong việc quảng bá sản phẩm trên các nền tảng TMĐT
- Không tốn Chi phí kho bãi và chi phí dự trữ hàng tồn kho. Amazon cũng cung cấp các dịch vụ Fulfillment by Amazon, cho phép bạn bổ sung các sản phẩm dropshipping của Amazon với các mặt hàng của riêng bạn mà không cần phải xử lý việc đóng gói, vận chuyển hoặc lưu kho.
- Nhiều cơ hội hơn về các ngách sản phẩm do Amazon cũng có hơn 30 danh mục bạn có thể lựa chọn. Bạn có thể bán ở nhiều ngách dropshipping khác nhau tùy thích, điều này với các nhà cung cấp và sản phẩm dropshipping phù hợp có thể giúp bạn tiếp cận các thị trường được nhắm mục tiêu siêu lớn.
Nhược điểm:
- Hạn chế tính liên kết lâu dài với khách hàng: Amazon hướng đến việc giúp các nhà cung cấp bán sản phẩm hơn là xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Hãy chú ý rằng bạn sẽ bị hạn chế nghiêm ngặt về cách bạn có thể xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp, cách trưng bày sản phẩm và giao tiếp với khách hàng của mình.
- Không có tùy chỉnh dạng cá nhân hóa. Bạn sẽ thực sự bị hạn chế về khả năng tùy chỉnh. Mọi thứ bạn làm về thương hiệu, giao diện người dùng, tiếp thị và mọi thứ khác đều nằm trong tầm kiểm soát của Amazon.
Trên đây là những phân tích về hình thức kinh doanh TMĐT Dropshipping qua Amazon. Bạn hãy cân nhắc và lựa chọn sàn TMĐT hoặc market phù hợp để bắt đầu việc kinh doanh ngay từ hôm nay nhé.
PingPong hiện đã và đang đang hỗ trợ người bán hàng trên Amazon nhận tiền về Việt Nam, tối ưu dòng tiền thanh toán với hàng loạt các ưu đãi:
- Không mất phí khi nhận tiền về PingPong
- Miễn phí và cấp ngay tối thiểu 20 tài khoản tài khoản nhận tiền quốc tế (Bank ảo) để bạn sử dụng và add vào các tài khoản Amazon
- Phí rút tiền linh hoạt, tối đa 1%
- Thời gian xử lý nhanh chóng
- Cam kết hỗ trợ 1-1 từng khách hàng trong suốt quá trình giao dịch tại PingPong
Chúc bạn kinh doanh ngày càng thành công và PingPong mong muốn đồng hành cùng bạn trong suốt những cột mốc phát triển trong tương lai.
Bài viết được biên tập và tổng hợp bởi Ana Trần, Business Strategic Manager, PingPong Payments.
“Life is 10% what happens to you and 90% how you react to it.” – Charles R. Swindoll.
Ana Trần có hơn 05 năm công tác trong lĩnh vực ngân hàng tại ngân hàng Quân đội MBBank, kinh nghiệm dày dặn trong tư vấn tài chính mảng doanh nghiệp Bussiness/ Corporation. Khi nhận thấy sự lên ngôi mạnh mẽ của mảng Fintech tại Việt Nam, Ana Trần đã quyết định chuyển hướng sang lĩnh vực đầy tiềm năng này và PingPong chính là công ty tài chính Fintech uy tín toàn cầu mà cô ấy lựa chọn theo đuổi. Với các công cụ tối ưu hóa dòng tiền và lợi nhuận cho các e-seller, Ana Trần tự tin rằng sẽ từng bước góp phần đồng hành để phát triển mạnh mẽ mảng E-commerce tại Việt Nam.
Kết nối với Ana tại:
Email: [email protected]
Telegram: @anatranpipo