Khối B gồm những ngành nào? Top 5 ngành khối B lương cao, dễ xin việc

Các ngành khối B không chỉ liên quan đến lĩnh vực Y Dược mà còn liên quan đến các lĩnh vực môi trường, xã hội, kinh tế,… Được đánh giá là khối tuyển sinh thiên về các nhóm ngành liên quan đến lĩnh vực việc làm kỹ thuật, một nhóm ngành quan trọng gắn liền với sự phát triển của đất nước nên các ngành học khối B luôn có nhu cầu nhân lực cao và luôn đòi hỏi lực lượng lao động được đào tạo có trình độ chuyên môn vững vàng. Vì vậy, với khối kiến thức chuyên môn được đào tạo, nhiều cơ hội việc làm rộng mở cùng với những công việc phù hợp khả năng và trình độ luôn chờ đón bạn ở phía trước.

Với đặc trưng là khối của những ngành học thiên về kỹ thuật, khoa học môi trường hay y khoa nên để theo học khối B, bạn cần phải có sự yêu thích và tố chất đối với lĩnh vực khoa học tự nhiên cũng như cần có những kỹ năng mềm về sự kiên trì, sở thích tìm tòi nghiên cứu, tư duy sáng tạo, logic… để có thể thành công trên con đường chinh phục ước mơ của mình.

Trước đây nhắc tới khối B, ta chỉ nghĩ đến 3 môn Toán, Hóa, Sinh. Tuy nhiên, trong quy chế tuyển sinh hiện nay, môn sinh, hóa của khối B có thể thay thế bằng môn sử, địa, văn, giáo dục công dân, khoa học xã hội,… tạo thành các tổ hợp môn khối B khác nhau giúp thí sinh có nhiều chọn lựa hơn về khối thi phù hợp với khả năng và sở thích để có thể theo đuổi ngành học mà mình yêu thích.

Top 5 ngành khối B hot nhất hiện nay

Khối B gắn liền với những ngành học đào tạo ra các y bác sĩ giỏi cũng như đào tạo ra các cử nhân, kỹ sư trong các lĩnh vực khoa học, môi trường, địa chất… rất quan trọng và cần thiết cho sự phát triển của đất nước và đáp ứng nhu cầu trong lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất phục vụ cho đời sống xã hội. 

Vì vậy, theo đánh giá của ViecLamVui, khoảng gần 50% nhu cầu tuyển dụng trên thị trường lao động hiện nay dành cho các vị trí việc làm thuộc các nhóm ngành khối B với những mức lương hấp dẫn cùng chế độ đãi ngộ tốt. Sau đây, ViecLamVui tổng hợp TOP 5 ngành nghề có thu nhập ổn định và cơ hội việc làm tốt nhất thuộc khối B mà bạn nên tham khảo

Ngành Y khoa

Y khoa là ngành học đào tạo những bác sĩ điều trị bệnh, đưa ra các biện pháp phòng bệnh, hướng dẫn phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân. Ngành Y khoa là ngành học được đánh giá có tầm quan trọng đặc biệt và rất cần thiết trong đời sống ngày nay. Chính vì vậy, Y khoa luôn là ngành học có yêu cầu cao nhưng cơ hội việc làm luôn rộng mở.

Ngành Y khoa học gì?

Theo học Y khoa, bạn sẽ được giảng dạy những kiến thức cần thiết cho nghề nghiệp sau này bao gồm:

  • Kiến thức khoa học cơ bản, y học cơ sở làm nền tảng cho y học lâm sàng
  • Kiến thức cơ bản về chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh
  • Phương pháp luận khoa học trong công tác phòng bệnh, chữa bệnh và nghiên cứu khoa học
  • Giải phẫu học
  • Sinh lý học
  • Hóa sinh
  • Miễn dịch
  • Sức khỏe môi trường
  • Vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Dược lý, 
  • Da liễu
  • Bệnh học nội ngoại
  • Pháp y
  • Y học cổ truyền
  • Chấn thương chỉnh hình
  • Phục hồi chức năng,…

Những kỹ năng được củng cố và đào tạo:

  • Kỹ năng giao tiếp
  • Kỹ năng lắng nghe
  • Kỹ năng tự học
  • Kỹ năng nghiên cứu khoa học
  • Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin
  • Kỹ năng làm việc nhóm
  • Tư duy phản biện
  • Kỹ năng quản lý

Những chuyên ngành của ngành Y khoa?

Theo học ngành Y khoa, bạn sẽ được đào tạo tất cả những kiến thức cần thiết của chuyên ngành đào tạo ra những Bác sĩ đa khoa tham gia làm việc trong hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa và chữa bệnh cho con người. Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể tiếp tục học tập nâng cao trình độ với các khả năng như:

  • Bác sĩ nội trú
  • Bác sĩ Chuyên khoa I
  • Bác sĩ Chuyên khoa II
  • Thạc sĩ
  • Tiến sĩ 
  • Các ngành học có liên quan chuyên môn

Ngành Y khoa làm gì sau khi ra trường?

Những cơ hội việc làm dành cho ngành Y khoa phù hợp với kiến thức chuyên môn được đào tạo là:

  • Bác sĩ đa khoa
  • Bác sĩ nội khoa
  • Bác sĩ ngoại khoa
  • Bác sĩ tai – mũi – họng
  • Bác sĩ răng – hàm – mặt
  • Bác sĩ phụ sản
  • Bác sĩ phẫu thuật
  • Giảng dạy ngành Y khoa

Sinh viên Y khoa mới ra trường lương bao nhiêu?

Sinh viên Y khoa mới ra trường thường chưa có kinh nghiệm làm việc sẽ cần bắt đầu với những vị trí công việc có chuyên môn đơn giản hoặc phụ tá cho các bác sĩ đã làm việc lâu năm để tích luỹ thêm kinh nghiệm trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh để có thể phát triển tốt nghề nghiệp sau này. Mức lương của bác sĩ mới ra trường thường vào khoảng 6.000.000 đồng – 8.000.000 đồng/tháng cùng những khoản phụ cấp ngành nghề khác theo quy định. 

Học ngành Y khoa làm việc ở đâu?

Tốt nghiệp ngành Y khoa, bạn có thể làm công tác tư vấn, khám chữa bệnh tại:

  • Các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập
  • Các trung tâm y tế, y tế dự phòng
  • Trung tâm phục hồi chức năng – chấn thương chỉnh hình
  • Phòng y tế tại cơ quan, trường học
  • Các trường đại học, cao đẳng có đào tạo ngành Y đa khoa
  • Các trung tâm nghiên cứu y khoa
  • Mở phòng khám đa khoa riêng

Ngành Y khoa có dễ xin việc không?

Việc khám và điều trị bệnh là nhu cầu không thể thiếu trong đời sống hiện đại của con người ngày nay. Hơn nữa, nước ta cũng đang rất cần nhu cầu nhân lực là những bác sĩ giỏi có chuyên môn vững để đáp ứng tốt nhu cầu của người dân. Chính vì vậy, ngành Y khoa rất dễ kiếm việc làm. Theo khảo sát, sinh viên ngành Y có năng lực và bằng cấp chuyên môn tốt, thường ra trường chỉ vài tháng là có việc và được tạo điều kiện để học tập nâng cao trình độ, phát triển nghề nghiệp.

Ngành Công nghệ sinh học

Ngành Công nghệ sinh học là ngành học có sự kết hợp giữa công nghệ hiện đại và sinh học nhằm tạo ra các sản phẩm công nghệ được ứng dụng để giải quyết các vấn đề của cuộc sống. Các sản phẩm của ngành Công nghệ sinh học được ứng dụng nhiều trong đời sống như: sản xuất thuốc, thức ăn; điều chế và sản xuất hóa chất công nghiệp; phát triển giống cây trồng, vật nuôi; ứng dụng công nghệ di truyền, xét nghiệm trong y khoa; giải quyết các vấn đề môi trường;… Tuy nhiên, nguồn nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực này hiện đang còn thiếu nên triển vọng nghề nghiệp dành cho người theo học ngành Công nghệ sinh học là rất lớn.

➤➤➤ Xem thêm: Tổng quan về ngành Công nghệ sinh học

Ngành Công nghệ sinh học học gì?

Khi học ngành Công nghệ sinh học, bạn sẽ được đào tạo những kiến thức của ngành để có khả năng giải quyết các nhu cầu thực tiễn thuộc các lĩnh vực Nông, Lâm, Ngư, Y dược và Thực phẩm,… như sau:

  • Kiến thức xử lí đất đai, phân bón để phục vụ nông nghiệp…
  • Kiến thức về sử dụng công nghệ trong quá trình chế biến sản phẩm
  • Công nghệ di truyền, công nghệ tế bào, công nghệ enzym và protein, công nghệ vi sinh vật, công nghệ lên men, công nghệ môi trường…
  • Công nghệ vi sinh, công nghệ tế bào, công nghệ mô, công nghệ protein – enzym và kỹ thuật di truyền
  • Công nghệ sinh học nông nghiệp, công nghệ sinh học công nghiệp, công nghệ sinh học môi trường, công nghệ sinh học thực phẩm, công nghệ sinh học y dược, tin – sinh học
  • Kiến thức về chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi (công nghệ di truyền, nuôi cấy mô động và thực vật,…)
  • Kiến thức phân tích các chỉ tiêu trong chất lượng sản phẩm thực phẩm (hóa sinh thực phẩm, kiểm nghiệm vi sinh thực phẩm,…)
  • Kiến thức về các chỉ tiêu vi sinh và ứng dụng trong lĩnh vực môi trường (vi sinh ứng dụng trong vật nuôi, trong thủy sản, công nghệ xử lý chất thải,…)

Các kỹ năng thực hành được đào tạo:

  • Sử dụng các trang thiết bị – dụng cụ, máy móc chuyên ngành: lò hấp, kính hiển vi, tủ cấy, tủ đông, máy sấy đông khô,..
  • Thành thạo các thao tác cấy, trải đĩa, trang đĩa, khử trùng,…
  • Kỹ năng thu thập mẫu và đo đạc mẫu
  • Kỹ năng tổng hợp và phân tích số liệu
  • Kỹ năng sử dụng các phương pháp thí nghiệm hiện đại có tính ứng dụng cao
  • Anh văn chuyên ngành và Tin học chuyên ngành

Những chuyên ngành của ngành Công nghệ sinh học?

Các chuyên ngành chính được đào tạo của ngành Công nghệ sinh học bao gồm:

  • Công nghệ sinh học Y sinh
  • Công nghệ sinh học Dược
  • Công nghệ sinh học thực vật
  • Công nghệ sinh học thực phẩm
  • Công nghệ sinh học biển và môi trường

Ngành Công nghệ sinh học làm gì sau khi ra trường?

Sinh viên ngành Công nghệ sinh học sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận nhiều vai trò vị trí việc làm công nghệ sinh học khác nhau như:

  • Kỹ sư điều hành sản xuất, quản lý và đảm bảo chất lượng dược phẩm, thực phẩm
  • Kỹ sư nghiên cứu dự án
  • Chuyên viên công nghệ sinh học về nông sản, thực phẩm, thủy sản
  • Chuyên viên phân tích mẫu bệnh phẩm
  • Cán bộ, chuyên viên xét nghiệm
  • Các bộ nghiên cứu, quản lý phòng thí nghiệm
  • Chuyên viên nghiên cứu công nghệ sinh học
  • Giảng viên tham gia giảng dạy về công nghệ sinh học, sinh học ứng dụng, sinh học

Sinh viên ngành Công nghệ sinh học mới ra trường lương bao nhiêu?

Mức lương của sinh viên ngành Công nghệ sinh học mới ra trường làm việc tại Viện nghiên cứu và các cơ quan nhà nước sẽ được hưởng mức lương theo hệ số cơ bản áp dụng cho các vị trí nghiên cứu viên hoặc chuyên viên vào khoảng 5.000.000 đồng – 6.500.000 đồng/tháng.

Ở khối công ty tư nhân trong lĩnh vực liên quan đến ngành Công nghệ sinh học với các vị trí như chuyên viên quản lý sản phẩm, quản lý chất lượng, giám sát chất lượng… thì mức lương thường cao hơn và dao dộng trong khoảng 6.000.000 đồng – 8.000.000 đồng/tháng cùng những cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp.

Học ngành Công nghệ sinh học làm việc ở đâu?

Với bằng cấp chuyên môn ngành Công nghệ sinh học, bạn có thể tìm kiếm cơ hội việc làm phù hợp năng lực tại:

  • Các công ty chế biến nông sản, thực phẩm, thủy sản
  • Các nhà máy sản xuất dược phẩm, thực phẩm
  • Các trung tâm kiểm nghiệm, phòng thí nghiệm
  • Các bệnh viện, trung tâm y khoa
  • Các cơ quan nghiên cứu về công nghệ vi sinh, công nghệ sinh học thực vật, công nghệ sinh học động vật

Ngành Công nghệ sinh học có dễ xin việc không?

Những lý do giúp ngành Công nghệ sinh học được đánh giá là ngành luôn cực kỳ tiềm năng, có tính cạnh tranh cao và cũng dễ xin việc:

  • Thế kỉ 21 được gọi là thế kỉ của Công nghệ sinh học khi mà các nước trên thế giới đua nhau đẩy mạnh phát triển ngành kinh tế – kỹ thuật mũi nhọn này.
  • Tại Việt Nam, ngành Công nghệ sinh học nằm trong chiến lược phát triển khoa học công nghệ từ nay cho đến năm 2030, nhằm ứng dụng vào các lĩnh vực như y dược, nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp chế biến, bảo vệ môi trường.
  • Nhiều đơn vị đang hoạt hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ sinh học đang có nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao.
  • Trên cả nước, hiện đang có khoảng hơn 500 trung tâm, công ty, doanh nghiệp, và đơn vị hoạt động liên quan đến ngành sinh học và ngành Công nghệ sinh học luôn cần nhân sự có chuyên môn vững.
  • Nhiều tập đoàn, công ty ở các lĩnh vực công nghệ khác trên thế giới (Facebook, Apple, Toshiba, Fujitsu,…) và Việt Nam (VinGroup, FPT,…) đã bắt đầu triển khai các dự án đầu tư có liên quan đến ngành này.

Ngành Công nghệ thực phẩm

Ngành Công nghệ thực phẩm là ngành học có tính ứng dụng đa dạng vì tất cả những gì liên quan đến đồ ăn thức uống, an toàn thực phẩm đều có thể áp dụng kiến thức ngành học này. Chính vì vậy, Công nghệ thực phẩm dần định hình vị thế của mình trong đời sống kinh tế xã hội của nước ta và trở thành ngành được xếp thứ hai trong ba nhóm ngành dẫn đầu về nhu cầu nhân lực giai đoạn hiện nay cũng như trong tương lai.

➤➤➤ Xem thêm: Tổng quan về ngành Công nghệ thực phẩm

Ngành Công nghệ thực phẩm học gì?

Theo học ngành Công nghệ thực phẩm tại các trường Đại học, Cao đẳng có đào tạo ngành nghề này, bạn sẽ được tiếp nhận khối kiến thức bao gồm:

  • Kiến thức nền tảng, chuyên sâu về hóa học, sinh học
  • Kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Kiến thức về nguyên liệu chế biến và quy trình phân tích, đánh giá chất lượng thực phẩm
  • Phương pháp chế biến thực phẩm
  • Kiến thức chuyên sâu về công nghệ chế biến thịt cá; công nghệ đông lạnh thủy sản, bảo quản và chế biến lương thực; công nghệ chế biến sữa và chất béo thực phẩm; công nghệ chế biến đường và đồ uống,…
  • Được thường xuyên thực hành trong phòng thí nghiệm
  • Được tập làm quen với công việc phân tích thực phẩm, đánh giá mức độ vệ sinh an toàn thực phẩm và thực hiện các quy trình công nghệ chế biến, sản xuất, bảo quản thực phẩm

Những chuyên ngành của ngành Công nghệ thực phẩm?

Ngành Công nghệ thực phẩm thường không phân chuyên ngành mà sẽ được đào tạo với một số môn chuyên ngành tiêu biểu như:

  • Dinh dưỡng 
  • Hóa sinh học thực phẩm 
  • Vi sinh học thực phẩm 
  • Quản lý chất lượng 
  • Độc tố học và An toàn thực phẩm 
  • Phân tích thực phẩm 
  • Xử lý nước và nước thải
  • Công nghệ chế biến 
  • Công nghệ sinh học thực phẩm 
  • Phát triển sản phẩm… 

Ngành Công nghệ thực phẩm làm gì sau khi ra trường?

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhiệm các vị trí việc làm công nghệ thực phẩm như:

  • Nhân viên phụ trách kỹ thuật dây chuyền chế biến, bảo quản, kiểm định thực phẩm
  • Nhân viên nghiên cứu nâng cao chất lượng, cải thiện kỹ thuật chế biến thực phẩm 
  • Nhân viên phụ trách kỹ thuật trong hệ thống phân phối và tiếp thị sản phẩm thực phẩm
  • Nhân viên tư vấn về quy định và luật thực phẩm 
  • Chuyên viên kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm 
  • Nghiên cứu viên về công nghệ thực phẩm
  • Kỹ sư quản lý quá trình chế biến – bảo quản – kiểm định thực phẩm, dây chuyền sản xuất
  • Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng cộng đồng, dinh dưỡng lâm sàng tiết chế và vệ sinh an toàn thực phẩm

Sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm mới ra trường lương bao nhiêu?

Đối với những sinh viên mới ra trường thuộc lĩnh vực ngành nghề này thường được làm tại các vị trí cơ bản và mức lương khởi điểm của ngành Công nghệ thực phẩm cho các vị trí này sẽ rơi vào khoảng từ 6.000.000 đến 8.000.000 VNĐ/tháng tuỳ theo năng lực.

Sau một thời gian làm việc đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm, tuổi nghề cũng như chuyên môn được nâng cao hơn thì cơ hội thăng tiến trong ngành này là rất cao. Theo đó, mức lương của các chuyên viên, kỹ sư, quản lý, giám sát bộ phận có thể lên đến 15.000.000 – 30.000.000 VNĐ/tháng.

Học ngành ngành Công nghệ thực phẩm làm việc ở đâu?

Sinh viên tốt nghiệp ngành ngành Công nghệ thực phẩm có thể làm việc chuyên môn tại:

  • Các doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm (chế biến thịt, sữa, cá, cà phê, chè, đồ hộp…)
  • Các phòng Nghiên cứu – Phát triển sản phẩm của các công ty sản xuất và kinh doanh thực phẩm, công ty liên quan đến lương thực thực phẩm
  • Các cơ quan kiểm nghiệm, trung tâm dinh dưỡng, trung tâm y tế dự phòng
  • Các cơ sở đào tạo, nghiên cứu về công nghệ thực phẩm của Việt Nam và nước ngoài

Ngành Công nghệ thực phẩm có dễ xin việc không?

Những lý do khiến ngành Công nghệ thực phẩm được đánh giá là tiềm năng và dễ xin việc

  • Nhu cầu tiêu dùng của người Việt Nam đối với thực phẩm chế biến ngày càng lớn và phong phú, đặc biệt là nhu cầu về các sản phẩm sạch được chế biến an toàn và tinh tế.
  • Bên cạnh những ngành chính như rượu, bia, nước giải khát, sữa và các sản phẩm từ sữa, tinh bột… thì nhiều lĩnh vực khác về công nghệ thực phẩm cũng đang được mở rộng để đáp ứng nhu cầu, nên đòi hỏi số lượng nhân lực không nhỏ.
  • Nhiều doanh nghiệp thực phẩm liên tục được xây dựng, đầu tư để đa dạng hóa chủng loại và chất lượng sản phẩm nhằm mở rộng và đa dạng hóa quan hệ hợp tác với các nước để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
  • Là ngành xếp thứ hai trong ba nhóm ngành dẫn đầu về nhu cầu nhân lực giai đoạn hiện nay và trong tương lai.

Ngành Kỹ thuật môi trường

Trước tình trạng ô nhiễm mô trường đáng báo động hiện nay, việc bảo vệ môi trường đã không còn là vấn đề của riêng một quốc gia mà đã trở thành mối quan tâm của toàn cầu. Vì vậy, ngành học Kỹ thuật môi trường với các kiến thức về kỹ thuật và công nghệ giúp ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm; các biện pháp thu hồi, tái chế, tái sử dụng và xử lý chất thải; các giải pháp quản lý góp phần bảo vệ môi trường sống và phục vụ phát triển bền vững… trở thành ngành học đầy tiềm năng và có cơ hội việc làm rộng mở.

Ngành Kỹ thuật môi trường học gì?

Theo học ngành Kỹ thuật môi trường, sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức cần thiết cho nghề nghiệp gồm:

  • Các kỹ thuật và công nghệ giúp giải quyết các vấn đề môi trường
  • Các giải pháp quản lý, góp phần bảo vệ môi trường sống
  • Kiến thức về công nghệ môi trường, công cụ quản lý môi trường
  • Phương pháp đánh giá tác động môi trường
  • Kỹ thuật tái chế và biện pháp xử lý các nguồn tài nguyên bị ô nhiễm

Những kỹ năng thực hành nghề nghiệp cần thiết được đào tạo:

  • Khả năng thiết kế, thi công, bảo trì, vận hành công trình xử lý nước cấp, nước thải, khí thải, chất thải rắn, tiếng ồn
  • Kỹ năng phân tích chất lượng môi trường đất, nước, không khí
  • Khả năng dự báo, phát hiện những vấn đề môi trường đã và đang xảy ra,…
  • Kỹ năng mềm: kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phỏng vấn,…

Những chuyên ngành của ngành Kỹ thuật môi trường?

Ngành Kỹ thuật môi trường không phân chuyên ngành nhưng sẽ đào tạo với các môn học chuyên ngành cụ thể gồm: 

  • Quản lý môi trường
  • Sinh thái học
  • Độc học môi trường
  • Công nghệ xử lý khí thải và tiếng ồn
  • Suy thoái và bảo vệ đất
  • Quản lý chất thải rắn và nguy hại
  • Công nghệ xử lý nước thải
  • Công nghệ xử lý nước cấp
  • Bản đồ học và ứng dụng GIS quản lý môi trường
  • Công nghệ sản xuất sạch hơn
  • Kinh tế môi trường
  • Đa dạng sinh học
  • Quy hoạch môi trường

Ngành Kỹ thuật môi trường làm gì sau khi ra trường?

Tốt nghiệp ngành Kỹ thuật môi trường, bạn có thể tìm việc làm môi trường với các vị trí công việc phù hợp chuyên môn như:

  • Chuyên viên về môi trường
  • Chuyên viên tư vấn môi trường
  • Chuyên viên thiết kế và vận hành hệ thống xử lý chất thải
  • Chuyên viên quan trắc và phân tích các chỉ tiêu môi trường
  • Kỹ sư môi trường
  • Kỹ sư xử lý chất thải
  • Cán bộ quản lý môi trường
  • Giảng viên tham gia giảng dạy ngành Kỹ thuật môi trường

Sinh viên ngành Kỹ thuật môi trường mới ra trường lương bao nhiêu?

Sinh viên ngành Kỹ thuật môi trường mới ra trường thường làm việc với những vị trí bắt đầu và được hưởng mức lương trong khoảng 6.000.000 – 7.000.000 VNĐ/tháng. Những kỹ sư môi trường với năng lực chuyên môn vững, có kinh nghiệm làm việc, có thể đảm nhận công tác quản lý và hưởng mức lương cao hơn, vào khoảng 13.000.000 – 20.000.000 VNĐ/tháng.

Học ngành Kỹ thuật môi trường làm việc ở đâu?

Sinh viên ngành Kỹ thuật môi trường sau khi tốt nghiệp có thể tìm kiếm cơ hội việc làm đúng chuyên môn tại:

  • Trung tâm Bảo vệ môi trường, Phòng Quản lý môi trường ở các cấp chính quyền
  • Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất
  • Các Sở Khoa học công nghệ & môi trường, Sở Địa chính, Sở Khoa học và phát triển nông thôn
  • Công ty cấp thoát nước
  • Công ty tư vấn thiết kế hệ thống xử lý môi trường, nuôi trồng thủy sản
  • Các nhà máy công nghiệp
  • Các cơ quan quản lý môi trường
  • Các cơ quan quy hoạch, khai thác khoáng sản
  • Các Viện nghiên cứu

Ngành Kỹ thuật môi trường có dễ xin việc không?

Với các vấn đề ô nhiễm môi trường đáng báo động, đặc biệt lượng rác thải y tế và rác thải sinh hoạt tại Việt Nam hiện nay đang là những vấn đề khiến các cơ quan chức năng đang đau đầu, nguồn nhân lực của ngành Kỹ thuật môi trường dự đoán đang gia tăng mạnh và còn cần nhiều hơn trong tương lai. Chính vì vậy, ngành nghề này với những đặc trưng riêng hiện được xếp vào trong Top 8 ngành có nhu cầu tuyển dụng mạnh nhất hiện nay cũng như trong giai đoạn 05 năm sắp tới với mức thu nhập tốt.

Ngành Thú y

Có thể thấy việc chăm sóc thú cưng và chăn nuôi gia cầm, gia súc đang ngày càng phát triển tăng vọt tại nước ta. Vì vậy, chăm sóc vật nuôi đang là một trong lĩnh vực có tiềm năng phát triển rất lớn trong những năm gần đây. Do đó, ngành Thú y đang dần dành được sự quan tâm của nhiều bạn trẻ trong việc lựa chọn hướng đi nghề nghiệp cho bản thân.

Ngành Thú y học gì?

Hiện nay, các trường đại học có đào tạo ngành Thú y sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức gồm:

  • Kiến thức về dược phẩm, hóa chất, vaccin phòng trị bệnh cho động vật
  • Kiến thức để xây dựng chương trình thú y cho trại chăn nuôi
  • Luật thú y, thị trường thuốc thú y, thị trường chăn nuôi
  • Kiến thức về một số ngành liên quan gần như chăn nuôi gia súc, chăn nuôi thú cảnh, nuôi thủy sản, trồng trọt.
  • Kiến thức chuyên sâu về bệnh học (căn bệnh, dịch tễ học, biểu hiện lâm sàng, kỹ thuật chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh chuyên biệt)
  • Kiến thức về ngoại khoa & giải phẫu bệnh và pháp luật liên quan đến phòng chống dịch bệnh
  • Kỹ thuật phòng thí nghiệm liên quan chăn nuôi và thú y

Những chuyên ngành của ngành Thú y?

Ngành Thú y không phân chuyên ngành. Sau khi đã được học các học phần bắt buộc, sinh viên có thể lựa chọn những học phần tự chọn liên quan đến kiến thức cơ sở ngành như sau:

  • Miễn dịch học thú y
  • Dịch tễ học thú y
  • Bệnh lý học thú y
  • Di truyền – Giống vật nuôi
  • Công nghệ sinh sản
  • Độc chất học thú y
  • Chẩn đoán hình ảnh
  • Thực hành Chẩn đoán lâm sàng thú y
  • Thực hành Chẩn đoán phi lâm sàng thú y
  • Bệnh ở chó mèo
  • Bào chế và kiểm nghiệm thuốc thú y
  • Phúc lợi động vật và Luật chuyên ngành
  • Vệ sinh gia súc
  • Bệnh ở động vật thủy sản
  • Một sức khỏe trong Thú y
  • Phương pháp nghiên cứu khoa học
  • Công nghệ sản xuất và sử dụng văc xin
  • Vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Bệnh ở động vật hoang dã
  • Kiểm nghiệm thú sản
  • Bệnh truyền lây giữa động vật và người
  • Bệnh dinh dưỡng
  • Bệnh ong tằm và động vật quý hiếm
  • Châm cứu chữa bệnh vật nuôi
  • Quản lý môi trường và chất thải chăn nuôi
  • Công nghệ sinh học ứng dụng trong Thú y
  • Quản trị trang trại
  • Thực hành Phẫu thuật ngoại khoa Thú y
  • Thực hành Ngoại – Sản thú y
  • Thực hành chẩn đoán – xét nghiệm bệnh ở động vật thủy sản
  • Thực hành Ngoại – Sản thú cưng
  • Thực hành Spa thú cưng
  • Thực hành Chẩn đoán và điều trị bệnh cho thú cưng
  • Thực hành Chăm sóc và huấn luyện thú cưng
  • ….

Ngành Thú y làm gì sau khi ra trường?

Với bằng cấp tốt nghiệp ngành Thú y, các bạn có thể làm việc với vị trí công việc bác sĩ thú y để tích luỹ kinh nghiệm, khẳng định bản thân và phát triển nghề nghiệp mà mình yêu thích và lựa chọn.

Sinh viên ngành Thú y mới ra trường lương bao nhiêu?

Mức lương của bác sĩ thú y mới ra trường sẽ dao động trong khoảng 6.000.000 – 8.000.000 VNĐ/tháng. Tuy khởi đầu với mức lương tương đối thấp nhưng theo thời gian làm việc, bác sỹ thú y có lương tâm nghề nghiệp và năng lực sẽ có danh tiếng và cải thiện mức lương cao hơn, hoặc tự mở phòng mạch thú y để kinh doanh.

Học ngành Thú y làm việc ở đâu?

Sau khi tốt nghiệp ngành thú y, bạn có thể tìm kiếm cơ hội việc làm tại:

  • Phòng khám đa khoa hay bệnh viện cho thú cưng
  • Phòng xét nghiệm thú y khoa
  • Trang trại chăn nuôi và kiểm soát dịch bệnh
  • Các khu bảo tồn động vật hoang dã hay sở thú
  • Các cơ quan nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật thú y
  • Tự mở các phòng khám, bệnh viện thú y cho riêng mình

Ngành Thú y có dễ xin việc không?

Theo số liệu thống kê mới nhất, Việt Nam hiện thiếu khoảng 3,2 triệu nhân lực trong ngành nông – lâm – ngư nghiệp. Những trường đào tạo và số lượng sinh viên ngành Thú y ra trường hàng năm không nhiều mà nhu cầu tuyển dụng lại rất lớn. Hơn nữa, cùng với đời sống phát triển, nhu cầu chăm sóc thú cưng cũng nở rộ, các bệnh viện, phòng khám chăm sóc thú cưng cũng được phát triển nhiều hơn. Do đó, ngành thú y là ngành học có cơ hội nghề nghiệp cao, giải quyết được vấn đề học đại học mà ra trường vẫn thất nghiệp nên không sợ không có tương lai khi học ngành này, miễn là bạn đừng lười làm.

Tất cả các ngành khối B

Sau đây là danh sách ngành nghề xét tuyển Khối B đầy đủ và chi tiết để các bạn tiện tham khảo:

NHÓM NGÀNH XÉT TUYỂN KHỐI B
NHÓM NGÀNH Y – DƯỢC

Y học dự phòng
Quản lý bệnh viện

Điều dưỡng
Xét nghiệm y học dự phòng

Kỹ thuật y học
Y đa khoa

Y tế công cộng
Y học cổ truyền

Dinh dưỡng
Răng hàm mặt

Dược
 

NHÓM NGÀNH TÀI NGUYÊN – ĐỊA CHẤT – KHOÁNG SẢN – KHÍ HẬU

Lâm nghiệp đô thị
Khí tượng học

Lâm sinh
Thủy văn

Quản lý tài nguyên rừng (Kiểm lâm)
Khí tượng thuỷ văn biển

Công nghệ kĩ thuật Trắc địa
Kĩ thuật Trắc địa – Bản đồ 

Công nghệ kĩ thuật tài nguyên nước 
Quản lí đất đai

Công nghệ kĩ thuật địa chất
Khoa học đất

NHÓM NGÀNH MÔI TRƯỜNG – NÔNG NGHIỆP – CHĂN NUÔI – THÚ Y

Khuyến nông
Phát triển nông thôn

Quản lí tài nguyên và môi trường
Công nghệ rau quả và cảnh quan

Công nghệ kỹ thuật môi trường
Công nghệ thực phẩm

Khoa học môi trường
Công nghệ sau thu hoạch

Khoa học cây trồng
Chăn nuôi

Bảo vệ thực vật
Thú y

Nông nghiệp
Dịch vụ thú y

Nuôi trồng thủy sản