Khóa luận: Thực trạng chiến lược marketing du lịch tại Việt Nam

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Khóa luận: Thực trạng chiến lược marketing du lịch tại Việt Nam hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Khóa luận: Hoàn thiện chiến lược marketing du lịch nhằm thu hút du khách quốc tế đến Việt Nam dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

2.1. Giới thiệu tổng quan về ngành du lịch Việt Nam

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Đất nước Việt Nam đã trải qua hai cuộc chiến tranh vô cùng khốc liệt, đó là cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và cuộc kháng chiến với đế quốc Mỹ. Những hậu quả của hai cuộc chiến tranh để lại cùng với những hạn chế của một nền kinh tế bao cấp nên mặc dù Việt Nam có tiềm năng đầy hứa hẹn, nhưng ngành du lịch Việt Nam vẫn phát triển chậm hơn so với các nước trong khu vực.

Nghị định số 26/CP ra ngày 9 tháng 7 năm 1960 của Chính phủ về “Thành lập Công ty Du lịch Việt Nam” đã đánh dấu sự ra đời của ngành Du lịch Việt Nam. Ở giai đoạn đầu tiên này, ngành du lịch không có điều kiện để phát triển vì đất nước đang trong tình trạng chiến tranh. Cơ sở vật chất ban đầu chỉ có một vài khách sạn cũ với 20 buồng phục vụ khách quốc tế, phương tiện vận chuyển chỉ có một xe Zin của Liên Xô đưa sang trưng bày triển lãm và sau đó nhà nước giao cho Công ty Du lịch Việt Nam để đón khách, và một chiếc xe Simca cũ mua lại của tư nhân. Số lượng cán bộ công nhân viên của Công ty Du lịch Việt Nam tính đến cuối năm 1961 là 112 người với trình độ nghiệp vụ khác nhau nhưng chưa ai hiểu gì về du lịch. Nhiệm vụ chủ yếu của ngành du lịch Việt Nam lúc bấy giờ là phục vụ các đoàn khách quốc tế, chủ yếu là khách từ các nước XHCN hoặc khách du lịch nội địa là những công dân có thành tích trong chiến đâu lao động, học tập, được nhà nước tạo điều kiện cho đi nghỉ mát, điều dưỡng,… Do vậy, hiệu quả kinh tế xã hội của du lịch chưa cao. Sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước toàn thắng vào mùa xuân năm 1975, đất nước Việt Nam chuyển sang một thời kỳ mới, du lịch Việt Nam cũng có những biến chuyển mới. Các tổ chức kinh doanh du lịch được hình thành ở hầu hết các tỉnh thành. Từ khi có đường lối đổi mới kinh tế của đất nước, sự biến động chính trị của các nước khu vực Đông Âu và Liên Xô cũ đã làm thay đổi cơ bản thành phần cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Khách du lịch ký kết dưới hình thức Nghị định thư theo giá bao cấp không còn nữa, lúc này các khách sạn ở các tỉnh miền Nam được giao cho Công ty Du lịch quản lý một phần và một phần khác giao cho các công ty du lịch trực thuộc UBND tỉnh, thành phố.

Ngày 27 tháng 6 năm 1978, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị định số 282/NQ-QHK6, thành lập Tổng cục Du lịch Việt Nam trên cơ sở mật vụ của Bộ Nội Vụ. Từ giai đoạn này, Tổng cục Du lịch trực thuộc hội đồng Bộ trưởng. Chính sự thay đổi về mặt tổ chức này đã mở rộng thẩm quyền và chức năng của cơ quan quản lý du lịch, giai đoạn này bộ máy tổ chức và quản lý của Tổng cục Du lịch dần dần được hoàn thiện. Khóa luận: Thực trạng chiến lược marketing du lịch tại Việt Nam.

Ngày 23 tháng 11 năm 1979, Hội đồng Bộ trưởng ra nghị định số 32/CP quy định chức năng và nhiệm vụ của ngành du lịch Việt Nam: “Là cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ, có trách nhiệm thống nhất quản lý du lịch trong cả nước”. Năm 1981, ban hành tiếp nghị định số 137/CP quy định phương hướng và phát triển của ngành. Cũng năm 1981, Tổ chức Du lịch Việt Nam vinh dự được trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Du lịch thế giới (World Tourism Organization – WTO).

  • Ngày 31 tháng 3 năm 1990, Hội đồng Nhà nước ban hành Quyết định 244/QĐ – HĐNN giao cho Bộ Văn hóa – Thông tin – Thể thao và Du lịch quản lý cấp Nhà nước đối với ngành du lịch.
  • Tháng 12 năm 1991, Chính phủ quyết định chuyển chức năng quản lý Nhà nước đối với ngành du lịch sang Bộ Thương mại và Du lịch.
  • Ngày 26 tháng 10 năm 1992, Chính phủ ban hành Nghị định số 05/CP về việc thành lập Tổng cục Du lịch.
  • Ngày 7 tháng 8 năm 1995, Chính phủ ra Nghị định số 53/CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Du lịch.

Bắt đầu từ đây, du lịch Việt Nam chuyển sang trang mới. Công tác quản lý Nhà nước về du lịch được tăng cường, quy hoạch tổng thể về du lịch được triển khai, hệ thống các doanh nghiệp được sắp xếp lại theo hướng chuyên môn hóa ngành nghề, nhiều thành phần kinh tế tham gia hoạt động du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật của toàn ngành được cải thiện và nâng cao.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ

===>>> Dịch Vụ Thuê Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Quản Trị Kinh Doanh

2.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức ngành du lịch Việt Nam Khóa luận: Thực trạng chiến lược marketing du lịch tại Việt Nam.

Bộ máy tổ chức là một công cụ quan trọng thúc đẩy du lịch Việt Nam phát triển. Khi bộ máy quản lý Nhà nước về du lịch từ trung ương đến địa phương được kiện toàn, nó sẽ phát huy được chức năng tham mưu, quản lý của Nhà nước, xây dựng và triển khai quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành.

Bộ máy của Tổng cục Du lịch được tổ chức theo Nghị định 20/CP và Nghị định 53/CP của Chính phủ, hiện có 7 vụ chức năng: vụ Lữ hành, vụ Khách sạn, vụ Thị trường du lịch, vụ Kế hoạch và Tài chính, vụ Hợp tác quốc tế, vụ Tổ chức cán bộ, Văn phòng. Cùng với 7 vụ chức năng là các đơn vị sự nghiệp: Trung tâm Thông tin du lịch, Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, Tạp chí Du lịch, Báo Du lịch.

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức ngành du lịch Việt Nam

Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận trong sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức:

Vụ Lữ hành: tham mưu và tổ chức thực thi pháp luật về các hoạt động lữ hành, hướng dẫn du lịch, vận chuyển khách du lịch, quản lý khai thác tài nguyên du lịch, loại hình du lịch; Quản lý các khu, tuyến, điểm, đô thị du lịch trên phạm vi cả nước và các dịch vụ công về du lịch theo phân công, phân cấp và quy định của pháp luật.

Vụ Khách sạn: tham mưu và tổ chức thực thi pháp luật về lưu trú du lịch và các dịch vụ liên quan trong lĩnh vực lưu trú trên phạm vi cả nước theo phân công, phân cấp và quy định của pháp luật. Khóa luận: Thực trạng chiến lược marketing du lịch tại Việt Nam.

Vụ Thị trường du lịch: tham mưu và tổ chức thực thi pháp luật về nghiên cứu, định hướng phát triển thị trường, sản phẩm du lịch, quảng bá, xúc tiến du lịch theo phân công, phân cấp và quy định của pháp luật.

Vụ Kế hoạch và Tài chính: tham mưu và tổ chức thực thi pháp luật trong công tác tài chính, quy hoạch, kế hoạch, đầu tư, thống kê, khoa học, công nghệ, tài nguyên, môi trường trong ngành du lịch theo phân công, phân cấp và quy định của pháp luật.

Vụ Hợp tác quốc tế: tham mưu và tổ chức thực thi pháp luật về hợp tác quốc tế, hội nhập quốc tế trong lĩnh vực du lịch theo phân công, phân cấp và quy định của pháp luật.

Vụ Tổ chức cán bộ: tham mưu và tổ chức thực thi pháp luật về tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, đào tạo bồi dưỡng và các chế độ chính sách đối với công chức, viên chức và người lao động trong lĩnh vực du lịch theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch và quy định của pháp luật.

Văn phòng: tham mưu, giúp Tổng cục trưởng tổng hợp về chương trình, kế hoạch công tác; Đảm bảo các điều kiện phục vụ các hoạt động của cơ quan Tổng cục; Kiểm soát thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật; Giúp Tổng cục trưởng tổng hợp, theo dõi, đôn đốc các tổ chức, đơn vị thuộc Tổng cục thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Tổng cục đã được phê duyệt. Văn phòng có con dấu riêng, có tài khoản tại Kho bạc Nhà nước.

Trung tâm Thông tin du lịch: thực hiện chức năng thông tin, nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông trong ngành du lịch và phối hợp tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch.

Viện Nghiên cứu phát triển du lịch: nghiên cứu xây dựng chiến lược, quy hoạch, chính sách du lịch phục vụ công tác quản lý nhà nước về du lịch; Cung cấp dịch vụ nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành.

Tạp chí Du lịch: thực hiện chức năng thông tin, nghiên cứu, trao đổi, tuyên truyền các vấn đề về chính sách, pháp luật và nghiệp vụ trong lĩnh vực du lịch; Thông tin các hoạt động của Tổng cục Du lịch và các ngành có liên quan đến công tác phát triển du lịch theo quy định của pháp luật. Khóa luận: Thực trạng chiến lược marketing du lịch tại Việt Nam.

Báo Du lịch: là cơ quan ngôn luận của Tổng cục Du lịch, thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền chính sách, pháp luật về du lịch và hoạt động của ngành Du lịch; Thông tin các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội trong nước và quốc tế theo quy định của pháp luật. Báo Du lịch hoạt động theo Luật Báo chí, chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng cục Du lịch và quản lý nhà nước về báo chí và xuất bản của Bộ Thông tin và Truyền thông.

2.1.3. Đặc điểm và tiềm năng của du lịch Việt Nam

2.1.3.1. Đặc điểm khí hậu và địa hình

Đặc điểm khí hậu

Việt Nam nằm hoàn toàn trong vòng đai nhiệt đới của nửa cầu bắc, thiên về chí tuyến hơn là phía xích đạo. Vị trí đó đã tạo cho Việt Nam có một nền nhiệt độ cao. Nhiệt độ trung bình năm từ 22 độ C đến 27 độ C. Hàng năm, có khoảng 100 ngày mưa với lượng mưa trung bình từ 1.500 đến 2.000 mm. Độ ẩm không khí trên dưới 80%. Chế độ gió mùa cũng làm cho tính chất nhiệt đới ẩm của thiên nhiên Việt Nam thay đổi. Nhìn chung, Việt Nam có một mùa nóng mưa nhiều và một mùa tương đối lạnh, ít mưa. Trên nền nhiệt độ chung đó, khí hậu của các tỉnh phía bắc (từ đèo Hải Vân trở ra Bắc) thay đổi theo bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Việt Nam chịu sự tác động mạnh của gió mùa Đông Bắc nên nhiệt độ trung bình thấp hơn nhiệt độ trung bình nhiều nước khác có cùng vĩ độ ở Châu Á. So với các nước này, Việt Nam có nhiệt độ về mùa đông lạnh hơn và mùa hạ ít nóng hơn. Do ảnh hưởng gió mùa, hơn nữa lại có sự phức tạp về địa hình nên khí hậu của Việt Nam luôn luôn thay đổi trong năm, từ giữa năm này với năm khác và giữa nơi này với nơi khác (từ Bắc xuống Nam, từ thấp lên cao).

Khí hậu nước ta có sự phân hóa theo mùa, theo vĩ tuyến và theo độ cao nên đã ảnh hưởng tới việc tổ chức du lịch. Một số trở ngại chính ảnh hưởng tới du lịch như: bão chủ yếu ở các miền duyên hải, vùng biển và hải đảo; gió mùa đông bắc vào mùa đông; gió bụi mùa khô; lũ lụt mùa mưa và một số hiện tượng thời tiết đặc biệt.

Đặc điểm địa hình Khóa luận: Thực trạng chiến lược marketing du lịch tại Việt Nam.

Địa hình có ý nghĩa đặc biệt đối với du lịch. Ở nước ta, về đại thể, các dạng địa hình đặc biệt chủ yếu gồm có địa hình Karst (đá vôi), địa hình bờ biển và địa hình đảo. Lãnh thổ Việt Nam bao gồm ba phần tư là đồi núi nhưng chủ yếu là đồi núi thấp, hai đồng bằng lớn, nhiều sông ngòi và có đường bờ biển dài.

Đất liền: bao gồm núi, đồng bằng và hệ thống sông ngòi.

  • Bốn vùng núi chính:

 Vùng núi Đông Bắc: kéo dài từ thung lũng sông Hồng đến vịnh Bắc Bộ. Tại đây có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: động Tam Thanh, Nhị Thanh ở Lạng Sơn; hang Pắc Pó, thác Bản Giốc ở Cao Bằng; hồ Ba Bể ở Bắc Kạn; núi Yên Tử ở Quảng Ninh; đỉnh núi Tây Côn Lĩnh ở Hà Giang với độ cao 2.431 mét, cao nhất vùng Đông Bắc.

Vùng núi Tây Bắc: kéo dài từ biên giới phía bắc (giáp Trung Quốc) tới phía Tây tỉnh Thanh Hóa. Đây là vùng núi cao hùng vĩ, có Sa Pa (Lào Cai), có di tích chiến trường lừng danh Điện Biên Phủ và đỉnh núi Phan Xi Păng – đỉnh núi cao nhất Đông Dương.

Vùng núi Trường Sơn Bắc: kéo dài từ phía tây tỉnh Thanh Hóa đến vùng núi Quảng Nam – Đà Nẵng, có vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng ở Quảng Bình là di sản văn hóa thế giới,… và đặc biệt là có đường mòn Hồ Chí Minh được thế giới biết đến nhiều bởi những kỳ tích của người Việt Nam trong cuộc kháng chiến vĩ đại lần thứ hai.

Vùng núi Trường Sơn Nam: nằm ở phía tây các tỉnh Nam Trung Bộ. Sau những khối núi đồ sộ là một vùng đất rộng lớn được gọi là Tây Nguyên. Vùng đất đầy huyền thoại này còn chưa đựng nhiều điều bí ẩn về động thực vật, nhất là nền văn hóa đặc sắc của các bộ tộc ít người. Nổi tiếng hơn cả chính là thành phố Đà Lạt – địa điểm du lịch lý tưởng được hình thành từ cuối thế kỷ 19. Khóa luận: Thực trạng chiến lược marketing du lịch tại Việt Nam.

  • Hai đồng bằng lớn:

Đồng bằng sông Hồng (đồng bằng Bắc Bộ): rộng khoảng 15.000 km vuông, được bồi đắp bởi phù sa của hai con sông lớn là sông Hồng và sông Thái Bình. Đây là địa bàn cư trú của người Việt cổ và cũng là nơi hình thành nền văn minh lúa nước.

Đồng bằng sông Cửu Long (đồng bằng Nam Bộ): rộng trên 40.000 km vuông, là vùng đất phì nhiêu, khí hậu thuận lợi. Nơi đây còn là vựa lúa lớn nhất của Việt Nam.

  • Sông ngòi:

Trên lãnh thổ Việt Nam có hàng nghìn con sông lớn, nhỏ. Dọc bờ biển, cứ khoảng 20 km lại có một cửa sông. Do đó, hệ thống giao thông đường thủy khá thuận lợi. Hai hệ thống sông quan trọng là sông Hồng ở miền Bắc và sông Cửu Long (Mê Kông) ở miền Nam.

  • Vùng biển

Việt Nam có 3.260 km bờ biển với nhiều cảnh quan phong phú, đa dạng, có nhiều bãi biển đẹp như: Trà Cổ, Sầm Sơn, Cửa Lò, Lăng Cô, Nha Trang, Mũi Né, Vũng Tàu,… Có nơi núi ăn lan ra biển tạo nên một vẻ đẹp kỳ vĩ như Vịnh Hạ Long, đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Việt Nam còn có nhiều hải cảng lớn như: Hải Phòng, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Cam Ranh, Vũng Tàu, Sài Gòn,…thuận lợi cho các hoạt động thông thương trên biển. Giữa vùng biển Việt Nam còn có hệ thống đảo và quần đảo gồm hàng ngàng đảo lớn nhỏ nằm rải rác từ Bắc đến Nam, trong đó có hai quần đảo lớn là Hoàng Sa và Trường Sa.

2.1.3.2. Tiềm năng du lịch của Việt Nam Khóa luận: Thực trạng chiến lược marketing du lịch tại Việt Nam.

Việt Nam là một quốc gia có nhiều tiềm năng về du lịch.

Khí hậu nhiệt đới gió mùa hình thành nên bốn mùa trong năm: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mỗi mùa đều có những nét đẹp riêng và rất độc đáo: cái se se lạnh của mùa thu, nóng bức của mùa hè, gió buốt của mùa đông và cảnh vật mùa xuân tươi mới. Cùng với bốn mùa là những thay đổi diệu kỳ của thiên nhiên và các loài sinh vật phát triển đa dạng. Việt Nam có rừng nguyên sinh, rừng phân tầng, động thực vật phong phú đã làm nên sức hút cho những ai muốn khám phá.

Cùng với khí hậu đã dạng là địa hình tuyệt với với hơn 3.000 km bờ biển tạo nên những bãi cát trải dài, những dải núi đồ sộ, hoang sơ. Hiếm có đất nước nào có được cùng lúc hai vịnh đẹp thuộc vào loại bậc nhất thế giới như ở Việt Nam. Đó là vịnh Nha Trang và vịnh Hạ Long. Ngày nay, những cái tên như Nha Trang, Hạ Long, Thiên Cầm, Phong Nha – Kẻ Bàng, Đà Lạt đã trở nên quen thuộc với du khách quốc tế.

Không chỉ có những kỳ quan thiên nhiên tươi đẹp, các công trình xây dựng ở Việt Nam cũng đã đi vào lòng du khách quốc tế. Hội An, Hà Nội với các khu phố cổ đậm nét văn hóa xưa cũ; Đà Lạt với hàng ngàn ngôi biệt thự cổ từ thời Pháp thuộc; hay như địa đạo Củ Chi ở Thành phố Hồ Chí Minh cũng là những điểm du lịch lý thú với du khách quốc tế.

Không chỉ sở hữu nguồn tài nguyên phong phú đa dạng, Việt Nam còn có bề dày lịch sử hơn 4.000 năm. Những trang sử hào hùng từ thời khai thiên lập địa đến những năm tháng bảo vệ đất nước khỏi các thế lực thù địch đã làm nên một Việt Nam bất khuất kiên cường trong lòng bạn bè năm châu bốn biển. Song hành với những trang sử hào hùng đó là những dấu tích xưa, những câu chuyện lịch sử gắn liền với mỗi địa danh văn hóa đều rất hấp dẫn du khách quốc tế.

Trên nền tảng của văn hóa bản địa, với điều kiện địa lý thuận lợi, Việt Nam còn tiếp thu được những tinh hoa văn hóa nhân loại. Với tư tưởng từ bi và bác ái, Phật giáo dễ dàng thâm nhập vào Việt Nam từ rất sớm. Chính đặc điểm hình thành và phát triển của xã hội Việt Nam đã làm cho các giá trị đạo đức được bồi đắp thường xuyên trong suốt chiều dài lịch sử. Cùng với thời gian, những giá trị này trở nên ổn định và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, với những di tích đình, chùa, đền thờ nổi tiếng, thu hút những du khách quốc tế muốn tìm hiểu văn hóa Phật giáo của Việt Nam.

Đất nước Việt Nam với 54 dân tộc, mỗi dân tộc lại những nét văn hóa truyền thống riêng như: tục cướp dâu của dân tộc H’Mông, tục cưới hỏi của người Kinh,… Tất cả tạo nên một đất nước Việt Nam đầy màu sắc văn hóa truyền thống. Mặc dù là một quốc gia đa dân tộc nhưng các nét văn hóa của mỗi dân tộc lại được phát triển trong sự thống nhất của một quốc gia. Các dân tộc Việt Nam đều có những phong tục tập quán chung, từ xa xưa đã trở thành truyền thống qua hàng ngàn thế hệ như: tục thờ cúng ông bà tổ tiên, các nghi thức lễ Tết,… Những văn hóa truyền thống tốt đẹp sẽ thôi thúc du khách quốc tế đến Việt Nam tìm hiểu và cảm nhận. Khóa luận: Thực trạng chiến lược marketing du lịch tại Việt Nam.

Nét đặc biệt nhất và cũng là thế mạnh của du lịch Việt Nam đó là các di sản phi vật thể. Việt Nam có rất nhiều văn hóa dân gian trải qua hàng nghìn năm lịch sử vẫn được bảo tồn và phát huy như: dân ca quan họ, ca trù, cải lương, tuồng, chèo,… Ngoài ra còn có các lễ hội như: lễ hội Chùa Hương, giỗ tổ Hùng Vương,…hay các chợ phiên của các dân tộc vùng núi. Tất cả đó đã tạo nên nét khác biệt cho du lịch Việt Nam mà du khách quốc tế không thể tìm thấy ở nơi khác.

Đồng hành với yếu tố lịch sử hào hùng là một nền ẩm thực phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc của người Việt Nam. Ngoài những món ăn đã nổi tiếng trên khắp thế giới như Nem hay Phở, thì món ăn của ba miền Bắc – Trung – Nam cũng có rất nhiều sự khác biệt. Người Huế thường làm những món ăn cầu kỳ, trang trọng; người Hà Nội lại thưởng thức các món ăn nhẹ nhàng, thanh cảnh. Ẩm thực của Việt Nam được du khách quốc tế đánh giá cao và đều tạo được những ấn tượng sâu đậm.

Ngoài ra, các yếu tố khác như điều kiện chính trị, pháp luật, tình hình an ninh tốt cũng là những thuận lợi cho ngành du lịch Việt Nam.

2.1.4. Phân tích cạnh tranh

Thị trường du lịch Đông Nam Á gồm 5 nước chính là Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia. Những nước này có tiềm năng cạnh tranh về du lịch với Việt Nam và là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp của du lịch Việt Nam.

Trên thực tế, tổng thị trường du lịch khu vực Đông Nam Á bao gồm 11 nước. Nhưng do Đông Timo và Brunei có doanh thu về du lịch quốc tế đến rất thấp và chiếm thị phần không đáng kể nên bảng doanh thu du lịch quốc tế đến của khu vực Đông Nam Á sẽ bao gồm 9 nước. Đó là Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam.

Bảng 2.1. Thị phần theo doanh thu du lịch quốc tế đến của 9 nước

Đông Nam Á Khóa luận: Thực trạng chiến lược marketing du lịch tại Việt Nam.

Năm 2012, doanh thu từ du lịch quốc tế của Thái Lan đạt 23.809 triệu USD, chiếm 31,5% thị phần và dẫn đầu khu vực Đông Nam Á. Theo ngay sau Thái Lan là Malaysia với 18.315 triệu USD và đảo quốc nhỏ bé Singapore với 14.133 triệu USD. Doanh thu từ du lịch quốc tế của Việt Nam đạt 6.600 triệu USD, chỉ chiếm 8,7% doanh thu du lịch quốc tế của khu vực Đông Nam Á. Sang đến năm 2013, Thái Lan vẫn tiếp tục là nước dẫn đầu với doanh thu đạt 30.926 triệu USD, chiếm đến 33,6% thị phần khu vực. Trong khi đó, doanh thu du lịch quốc tế của Việt Nam cũng đã tăng hơn so với năm 2012, đạt 7.500 triệu USD, chiếm 8,2% thị phần khu vực. Tuy nhiên, so với những quốc gia đang xếp hạng đầu trong khu vực Đông Nam Á thì doanh thu du lịch quốc tế của Việt Nam vẫn còn kém xa.

Bảng 2.2. Thị phần theo số lượt khách quốc tế đến của 9 nước

Đông Nam Á

Năm 2012, Malaysia là nước dẫn đầu về số lượng du khách quốc tế đến du lịch với 24.577 nghìn lượt khách, chiếm 34,3% thị phần của khu vực Đông Nam Á. Xếp ngay sau Malaysia là Thái Lan với 15.936 nghìn lượt khách và Singapore với 9.161 nghìn lượt khách. Số lượng du khách quốc tế đến Việt Nam đạt 6.850 nghìn lượt khách và chỉ chiếm 9,5% thị phần khu vực. Đến năm 2013, Malaysia vẫn tiếp tục là quốc gia có số lượng du khách quốc tế đến nhiều nhất khu vực Đông Nam Á, đạt 24.714 nghìn lượt khách. Trong khi đó, Việt Nam với số lượng du khách quốc tế đến là 7.570 nghìn lượt khách, vẫn chỉ chiếm 9,6% thị phần khu vực. Có thể thấy được rằng, năm 2013, tuy lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đã tăng nhưng không đáng kể.

Biểu đồ 2.1. Thị phần theo số lượt khách quốc tế đến của 9 nước

Đông Nam Á năm 2013 Khóa luận: Thực trạng chiến lược marketing du lịch tại Việt Nam.

Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ, có thể nhận thấy vị thế của ngành du lịch Việt Nam là rất khiêm tốn so với các đối thủ cạnh tranh. Về doanh thu du lịch năm 2012 và năm 2013, Thái Lan là quốc gia có được nguồn doanh thu lớn nhất với lần lượt là 23.809 triệu USD và 30.926 triệu USD. Trong khi đó, về số lượng du khách quốc tế đến, vị trí này thuộc về Malaysia, với số lượng du khách quốc tế đến đạt 24.577 nghìn lượt khách năm 2012 và 24.714 nghìn lượt khách năm 2013. Đây đều là 2 quốc gia có thị phần lớn nhất cả về doanh thu lẫn số lượng du khách quốc tế đến trong khu vực Đông Nam Á.

Hơn nữa, theo WEF (World Economic Forums 2012 – Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2012), trong báo cáo cạnh tranh ở lĩnh vực du lịch, Việt Nam đứng thứ 14 trong khu vực Châu Á. Vị trí này xếp sau cả Singapore, Malaysia, Thái Lan và Indonesia, nghĩa là sau cả 4 nước mà Việt Nam coi là đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong lĩnh vực du lịch. Những con số này đã phản ánh thực trạng phát triển kém của du lịch Việt Nam ở thời điểm hiện tại.

2.1.5. Số liệu du khách quốc tế đến Việt Nam

Bảng 2.3. Lượng du khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2007 – 2013

Năm 2007 và năm 2008, số lượng du khách quốc tế đến Việt Nam đạt mức ổn định và không có biến động. Năm 2009, nền kinh tế thế giới bị suy thoái nặng nề nên lượng du khách quốc tế đến Việt Nam giảm 11,5% so với năm 2008, chỉ còn 3,75 triệu lượt khách. Tuy nhiên, sang đến năm 2010, do tình hình kinh tế thế giới đã có những khởi sắc, cùng với nhiều sự kiện to lớn của Việt Nam như “Lễ hội 1000 năm Thăng Long – Hà Nội”, Việt Nam đảm nhận chức chủ tịch ASEAN,… diễn ra vào năm đó nên lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng mạnh, đạt mức 5,05 triệu lượt khách, tăng 34,8% so với năm 2009. Sang đến năm 2012 và 2013, lượng du khách quốc tế đến Việt Nam lần lượt là 6,85 và 7,57 triệu lượt khách ứng với mức tăng trưởng lần lượt là 13,9% và 10,5%. Mặc dù giai đoạn 2007 – 2013 là giai đoạn phát triển khá mạnh mẽ của ngành du lịch Việt Nam, đặc biệt là Du lịch quốc tế đến Việt Nam, nhưng mức tăng trưởng của lượt khách đến năm 2012 và 2013 lại giảm dần, do các hoạt động xúc tiến quảng bá cho du lịch ngưng trệ và chưa có nhiều động thái mới tích cực. Tuy nhiên, đây cũng là những con số đáng chúc mừng cho sự trở lại sau khoảng thời gian khó khăn (do khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2009) của ngành du lịch Việt Nam.

2.1.6. Những đóng góp của du lịch quốc tế đến Việt Nam vào nền kinh tế

Những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, với sự tan rã của Liên Xô, Việt Nam và một số nước XHCN rơi vào tình trạng vô cùng khó khăn, đặc biệt là về kinh tế. Trong bối cảnh đó, Việt Nam đã tự tìm ra con đường duy trì, phát triển kinh tế của mình, và du lịch được thúc đẩy trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, một hướng đi mới giúp Việt Nam vững bước đi lên. Bằng những tài nguyên du lịch vốn có của mình, Việt Nam đã thu hút rất nhiều du khách quốc tế đến tham quan, trải nghiệm và tìm hiểu. Doanh thu từ lượng du khách quốc tế đến Việt Nam đã đóng góp đáng kể cho nền kinh tế.

Bảng 2.4. Doanh thu từ lượng du khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2007 – 2013 Khóa luận: Thực trạng chiến lược marketing du lịch tại Việt Nam.

Năm 2008, doanh thu từ lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt 3,93 tỷ USD, tức là chỉ tăng nhẹ ở mức 4,8% so với năm 2007. Năm 2009, khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thiên tai, dịch bệnh tác động không nhỏ tới doanh thu du lịch từ lượng khách quốc tế đến Việt Nam, chỉ đạt 3,05 tỷ USD, mức tăng trưởng giảm 22,4%. Năm 2010 là một năm với nhiều sự kiện quốc gia như Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, Việt Nam tổ chức Hội nghị cấp cao ASEAN và nhiều di sản văn hóa được UNESCO công nhận. Do đó, lượng du khách quốc tế đến Việt Nam tăng vọt nên doanh thu cũng tăng trưởng 45,9%, đạt mức doanh thu 4,45 tỷ USD. Sang đến năm 2012 và 2013, doanh thu từ lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam lần lượt đạt 6,6 tỷ USD và 7,5 tỷ USD, ứng với mức tăng trưởng 17,4% và 13,6%. Đây là tín hiệu không đáng mừng vì tuy doanh thu có tăng nhưng mức tăng trưởng lại giảm. Doanh thu năm 2013 chỉ tăng trưởng 13,6% trong khi năm 2012 tăng trưởng 17,4%. Điều này có nghĩa là năm 2013 tăng trưởng thấp hơn năm 2012 và năm 2011 lần lượt là 3,8% và 12,7%.

Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam mang lại thu nhập ngày một lớn cho xã hội. Hoạt động du lịch này thu hút sự tham gia của các ngành kinh tế và mọi tầng lớp nhân dân, mang lại thu nhập không chỉ cho ngân sách quốc gia mà còn tạo thu nhập cho các cộng đồng dân cư địa phương.

2.2. Thực trạng chiến lược marketing du lịch của Việt Nam hiện nay Khóa luận: Thực trạng chiến lược marketing du lịch tại Việt Nam.

2.2.1. Nghiên cứu thị trường

Thông qua những văn bản chính thức của Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, ngành du lịch Việt Nam đã có một số cuộc điều tra, khảo sát, nghiên cứu để tìm hiểu xu hướng, thị hiếu của khách du lịch quốc tế. Ví dụ như tài liệu “Kết quả nghiên cứu thị hiếu thị trường khách du lịch Nga, Trung Quốc và Hàn Quốc” của Trung tâm Xúc tiến du lịch Đà Nẵng. Tuy nhiên, hầu hết những cuộc điều tra nghiên cứu này chỉ dừng mức đưa ra những phân tích về mức độ hài lòng của du khách sau khi đi du lịch tới Việt Nam, chứ chưa đi sâu vào nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu của họ.

Ngành du lịch Việt Nam chưa có được những cuộc điều tra quy mô lớn do các các công ty du lịch của ta tổ chức để điều tra về nhu cầu của các du khách quốc tế ở thị trường mục tiêu. Các công ty, các khu du lịch, xây dựng lên những tour du lịch hay các sản phẩm, dịch vụ du lịch phần lớn là do tự tìm hiểu hoặc phán đoán. Họ không dựa trên những thông tin thu thập được từ các cuộc điều tra nghiên cứu thị trường nên sản phẩm du lịch chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của du khách.

2.2.2. Định vị thị trường

Công tác định vị của du lịch Việt Nam chính là chọn nét khác biệt nào để hấp dẫn du khách quốc tế, khiến cho mỗi lần nghĩ đến du lịch, họ lập tức liên tưởng tới Việt Nam.

Du lịch Việt Nam sở hữu vô vàn điểm mạnh và điểm khác biệt. Đó là những khác biệt về tài nguyên du lịch thiên nhiên đa dạng, phong phú với biển, núi rừng hoang sơ,… Tính đa dạng, lâu đời của văn hóa các dân tộc; các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể đã được các tổ chức quốc tế đánh giá và xếp hạng. Sự khác biệt về địa lý, khí hậu nhiệt đới gió mùa, bốn mùa trong năm rõ ràng và gần như duy nhất tại Châu Á. Đặc biệt khác nữa đó chính là tính ổn định trong chính trị, an ninh xã hội là điều kiện cần thiết cho các chuyến du lịch. Và đặc biệt, nụ cười Việt Nam đã làm nên nét nổi bật độc đáo của con người Việt Nam trước các du khách quốc tế. Tất cả đó là những lợi thế cạnh tranh quan trọng, là món quà mà thiên nhiên, lịch sử đã ưu ái trao tặng cho Việt Nam. Khóa luận: Thực trạng chiến lược marketing du lịch tại Việt Nam.

Từ năm 2000, ngành du lịch Việt Nam đã bắt đầu xây dựng biểu tượng và tiêu đề cho các chương trình xúc tiến quảng bá với các thông điệp phản ánh giá trị cốt lõi, khác biệt nhằm định vị rõ nét hơn về du lịch Việt Nam đối với các thị trường mục tiêu. Biểu tượng chính thức của “Chương trình Xúc tiến du lịch quốc gia giai đoạn 2012 – 2015” được Bộ trưởng Bộ VHTT&DL phê duyệt là hình ảnh bông hoa sen 5 cánh với tên gọi “Việt Nam – Vẻ đẹp bất tận”. Bông sen được cách điệu với 5 cánh là 5 sắc màu tượng trưng cho Du lịch Việt Nam đầy sức quyến rũ và đang tỏa hương sắc. Màu sắc của các cánh hoa gợi mở sự liên tưởng về các sản phẩm du lịch chính của Việt Nam. Màu xanh nước biển là màu chủ đạo biểu thị cho du lịch biển đảo; Màu xanh lá cây tượng trưng cho du lịch sinh thái, thiên nhiên; Màu vàng cam tượng trưng cho du lịch văn hóa, lịch sử; Màu tím tượng trưng cho du lịch khám phá, mạo hiểm; Màu hồng tượng trưng cho sự năng động, lòng hiếu khách của con người Việt Nam.

Hình 2.1. Biểu tượng “Việt Nam – Vẻ đẹp bất tận”

Tuy nhiên, cho đến nay, Du lịch Việt Nam mới chỉ bước đầu đề ra các tiêu chí định vị đối với các sản phẩm du lịch hấp dẫn của Việt Nam. Việc lựa chọn điểm mạnh, điểm khác biệt gần như duy nhất của mình mà đối thủ cạnh tranh không có hoặc rất khó bắt chước là điều không đơn giản. Điểm mạnh đó, quan trọng hơn, là phải được khách hàng mục tiêu đánh giá cao và sẵn sàng trả tiền để được trải nghiệm.

Hiện trạng định vị của du lịch Việt Nam chính là: có quá nhiều điểm mạnh, điểm khác biệt, nhưng định vị nhờ nhờ, không nét, không sắc, không tạo được dấu ấn trong tâm trí du khách quốc tế. Do đó, sử dụng điểm mạnh nào, vào thời điểm nào để tạo điểm nhấn là cả một vấn đề quan trọng trong chiến lược marketing du lịch nhằm thu hút du khách quốc tế đến Việt Nam.

2.2.3. Chính sách về sản phẩm du lịch Khóa luận: Thực trạng chiến lược marketing du lịch tại Việt Nam.

Các sản phẩm du lịch chính của Việt Nam hiện nay bao gồm: Du lịch biển đảo; Du lịch sinh thái, thiên nhiên; Du lịch văn hóa, lịch sử; Du lịch khám phá, mạo hiểm.

Thực trạng về sản phẩm du lịch của Việt Nam đã được đề cập đến trong dự án “Chiến lược marketing cho du lịch Việt Nam đến năm 2020” của Bộ VHTT&DL. Trong tài liệu này, những hạn chế của sản phẩm du lịch của Việt Nam hiện nay đã được Vụ Thị trường Du lịch nghiên cứu và đưa ra như sau:

Sản phẩm du lịch Việt Nam chậm đổi mới, thiếu đặc sắc, sáng tạo và còn trùng lặp giữa các vùng miền. Ví dụ: các bãi biển ở miền Bắc như Cửa Lò, Đồ Sơn, Sầm Sơn,… chưa có sự khác biệt về phương thức khai thác du lịch so với các bãi biển miền Trung như biển Cửa Đại, Mỹ Khê,…

Việc phát triển sản phẩm du lịch chủ yếu mới dừng lại ở việc khai thác các tài nguyên du lịch và khai thác yếu tố sẵn có của các địa phương và điểm đến, chưa chú trọng vào đầu tư xây dựng các sản phẩm du lịch có tính mới lạ để thu hút du khách.

Các sản phẩm du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu về mức độ trải nghiệm du lịch, chất lượng sản phẩm chưa cao, nhiều sản phẩm du lịch có tốc độ suy giảm nhanh. Ví dụ như ở một số khu di tích lịch sử, tác động của thời gian, thời tiết và con người đã khiến chất lượng của một số công trình bị giảm sút, gây nên sự mất thiện cảm của du khách khi ghé thăm.

Việc đầu tư cho sản phẩm chưa có chiều sâu, thiếu những sản phẩm có sức cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế. Ví dụ: quốc gia láng giềng Trung Quốc có sự tương đồng về văn hóa với Việt Nam nhưng sản phẩm du lịch của họ lại vô cùng đa dạng. Có thể kể đến những địa điểm du lịch độc đáo mới lạ và có tính cạnh tranh mang tầm quốc tế của Trung Quốc, như Sân vận động Tổ Chim ở thủ đô Bắc Kinh, hồ Bán Nguyệt giữa sa mạc Gobi,… Nhìn lại Việt Nam thì hiện nay vẫn chưa có sự đầu tư thích đáng cho các sản phẩm du lịch để đem lại sự khác biệt hay có sức cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế.

2.2.4. Chính sách giá Khóa luận: Thực trạng chiến lược marketing du lịch tại Việt Nam.

Hiện nay bài toán về giá đang là một vấn đề lớn của du lịch Việt Nam. Giá cả của các dịch vụ du lịch ở Việt Nam mặc dù nằm ở mức thấp nhưng lại thiếu sự quản lý chặt chẽ. Sự buông lỏng quản lý về giá cả làm tình trạng nâng giá đối với khách du lịch nước ngoài diễn ra rất phổ biến. Theo một cuộc khảo sát của tổ chức du lịch Vietravel, 34,32% du khách được hỏi đều cho rằng giá của các cơ sở lưu trú ở thủ đô Hà Nội là rất đắt so với các các thủ đô khác trong khu vực. Không có thống kê chính thức nhưng theo tổng hợp từ cổng thông tin của Sở VHTT&DL Hà Nội, vào mùa cao điểm, giá nhà nghỉ, khách sạn ở Hà Nội thường được tự ý nâng lên từ 50 – 100% so với giá niêm yết. Là thủ đô, cũng là nơi có nhiều dịch vụ du lịch văn hóa lịch sử và thu hút số lượng lớn du khách quốc tế, việc nâng giá tùy tiện này đã để lại ấn tượng rất xấu đối với du khách. Hay như nạn “chặt chém” giá ở khu du lịch biển Sầm Sơn (Thanh Hóa). Các du khách du lịch địa phương cũng như quốc tế đều cảm thấy ngán ngẩm bởi những chiêu nâng giá một cách vô lý của người dân kinh doanh ở nơi đây. Hẳn các du khách vẫn không quên vụ việc bị thu tiền khi ngồi ghế: nếu như khách không ăn tại nhà hàng nhưng vô tình ngồi lên chiếc ghế dựa tắm nắng mà nhà hàng dựng ở bờ biển thì lập tức sẽ có người đến thu tiền, họ tự gọi đó là “phí dịch vụ”. Một vài ví dụ vừa được nêu đã cho thấy sự yếu kém trong việc quản lý giá cả của một vài địa điểm du lịch ở Việt Nam.

Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, giá tour, phòng nghỉ ở Việt Nam là khá cao so với Philippines, Campuchia, Malaysia,… Giá phòng khách sạn cao cấp ở các nước Thái Lan, Malaysia thấp hơn giá phòng khách sạn cùng hạng ở Việt Nam tới 20 – 30%.

Bảng 2.5. So sánh giá khách sạn cao cấp ở Việt Nam và Thái Lan năm 2013

Cùng một chương trình tour, cùng một chất lượng dịch vụ đăng ký nhưng mỗi nhà cung cấp lại giới thiệu một loại giá khác nhau. Điều này dẫn tới việc du khách có cảm giác không biết đâu là thật, đâu là giả. Nguyên nhân này ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua và quyết định đặt lòng tin của du khách. Du lịch Việt Nam sẽ không thể chứng minh với bạn bè quốc tế về sự chuyên nghiệp nếu như cứ để tình trạng này xảy ra. Khóa luận: Thực trạng chiến lược marketing du lịch tại Việt Nam.

Hiện tại ở Việt Nam vẫn chưa có chính sách giá cụ thể cho từng phân khúc khách hàng khác nhau mà chỉ có chính sách giá chung cho tất cả đối tượng khách hàng. Một số khu du lịch lớn thu hút du khách với nhiều loại hình du lịch đa dạng đang bị khai thác ở mức giá tầm trung như Hạ Long, Nha Trang, Phú Quốc,… Hầu hết các dịch vụ du lịch ở đây đều không có sự phân biệt về mức giá, đối tượng khách, trong khi hoàn toàn có thể phân tách hình thức du lịch cao cấp theo khu vực, theo đối tượng khách du lịch, theo loại hình du lịch.

Tuy nhiên, ở một vài nơi có bờ biển đẹp như Đà Nẵng, Bình Thuận, Quảng Ninh, Hải Phòng,…, việc cung cấp dịch vụ du lịch, mức giá phòng khách sạn lại đang được phân loại một cách tự phát. Những bãi biển thoải, đẹp thường được sở hữu hoặc thuê bởi các khu nghỉ dưỡng, resort, khách sạn cao cấp. Du khách được ở những phòng hạng sang đầy đủ tiện nghi kèm dịch vụ trong khách sạn, có tầm nhìn đẹp, khoảng cách từ nơi nghỉ xuống biển ngắn, thậm chí nằm riêng trong khu nghỉ dưỡng mà những du khách khác không có cơ hội thưởng thức. Trong khi đó, một loạt khách sạn hạng nhỏ, tầm trung không có bãi biển riêng, nằm sâu trong khu dân cư, du khách chỉ phải trả một chi phí thuê phòng rẻ và dịch vụ khách sạn tất nhiên không đầy đủ, cũng như chất lượng phòng thấp. Du khách muốn ra biển sẽ cần thuê xe để di chuyển từ nơi nghỉ đến khu vực bãi biển để tắm biển hay ngắm cảnh, đi tới các bar, khu vực giải trí trung tâm. Đây là cách phân loại giá linh hoạt cần được quản lý tốt hơn để đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ cũng như tận hưởng giá trị dịch vụ du lịch của khách hàng mục tiêu.

2.2.5. Các hoạt động xúc tiến Khóa luận: Thực trạng chiến lược marketing du lịch tại Việt Nam.

Trong những năm qua, công tác xúc tiến quảng bá của ngành du lịch Việt Nam đã có bước phát triển đáng ghi nhận. Thông qua “Chương trình Hành động quốc gia về Du lịch” hai giai đoạn 2000 – 2005 và 2006 – 2010; “Chương trình Xúc tiến du lịch quốc gia giai đoạn 2009 – 2012”, hoạt động xúc tiến du lịch được triển khai đã góp phần đưa vị thế, hình ảnh của du lịch Việt Nam lên một bước mới, tạo sức hấp dẫn đối với khách du lịch quốc tế và các nhà đầu tư, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu phát triển của ngành. Tuy nhiên, hoạt động xúc tiến vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế cần được thẳng thắn nhìn nhận, phân tích để có giải pháp khắc phục.

Ngân sách cho quảng bá xúc tiến du lịch Việt Nam hiện nay còn khá hạn hẹp. Những năm gần đây, kinh phí xúc tiến du lịch hàng năm từ ngân sách nhà nước mới đạt mức 30 – 40 tỷ đồng. Con số này còn rất khiêm tốn so với yêu cầu thực tế và với các nước trong khu vực. Kinh phí hạn hẹp đã hạn chế tính chuyên nghiệp, chất lượng và hiệu quả của hoạt động xúc tiến du lịch. Mặt khác, khoản kinh phí này còn bị phân tán và triển khai đồng loạt nhiều nhiệm vụ, do đó chưa tạo thành động lực mang tính đột phá làm thay đổi căn bản hoạt động xúc tiến du lịch. Nguồn kinh phí không dồi dào cũng đã hạn chế khả năng sử dụng, khai thác các hình thức, công cụ xúc tiến du lịch phổ biến và hiệu quả trên thế giới. Ví dụ như quảng cáo trên các phương tiện thông tin truyền thông nước ngoài, ứng dụng marketing điện tử, thiết lập văn phòng đại diện du lịch ở nước ngoài,…

2.2.5.1. Quan hệ công chúng và tuyên truyền

Những năm gần đây, Bộ VHTT&DL đã có những động thái thường xuyên trong các hoạt động tuyên truyền. Cụ thể, Bộ VHTT&DL đã chú trọng đến việc lựa chọn Đại sứ Du lịch để quảng bá, tuyên truyền cho du lịch Việt Nam qua các hoạt động công chúng, truyền thông, báo chí, nghệ thuật, nhiếp ảnh. Tuy nhiên, sau khi Đại sứ Du lịch nhiệm kỳ 2011 – 2012 Lý Nhã Kỳ rời khỏi vị trí này, Việt Nam vẫn chưa có ai tiếp tục đảm nhận. Năm 2012, Việt Nam đã tổ chức chương trình truyền hình “Ấn tượng Việt Nam” nhằm tuyên truyền, quảng bá những hình ảnh đẹp, những nét đặc sắc về văn hóa, xã hội, con người từng vùng miền của Việt Nam, và giới thiệu đến khán giả những kiến thức, kỹ năng, văn hóa du lịch, góp phần kích cầu du lịch Việt Nam. Hiện nay, ngành du lịch Việt Nam cũng đang đẩy mạnh việc cung cấp thông tin du lịch lịch tại các quầy thông tin tại sân bay và các ki-ốt thông tin du lịch,… Khóa luận: Thực trạng chiến lược marketing du lịch tại Việt Nam.

Xét trên tổng thể, các hoạt động tuyên truyền và quan hệ công chúng hiện tại vẫn đang tập trung vào việc phát triển độ phủ của hình ảnh du lịch Việt Nam ra cả nước chứ chưa chú trọng đến các thị trường du lịch mục tiêu, với đối tượng là các khách du lịch quốc tế.

Hoạt động PR phổ biến nhất của du lịch Việt Nam nhằm tăng hiệu quả kích cầu du lịch chính là hội trợ triển lãm du lịch, bên cạnh đó là các hoạt động liên hoan du lịch, tổ chức lễ hội du lịch Việt Nam tại các nước là thị trường chủ chốt.

Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã tổ chức thành công Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt (tháng 4/2013); tổ chức đoàn của Cục Xúc tiến du lịch tham gia Hội trợ Du lịch quốc tế JATA và Lễ hội Việt Nam tại Tokyo, Nhật Bản (tháng 9/2013);…

Trong năm 2014 và 2015, Việt Nam cũng sẽ tổ chức và tham gia nhiều hoạt động xúc tiến du lịch đáng chú ý: tổ chức Chương trình xúc tiến du lịch golf tại Hàn Quốc (quý III/2014); tổ chức Hội thảo thúc đẩy phát triển du lịch tại thị trường Nga (quý IV/2014); tham gia Hội chợ TTM – PLUS tại Thái Lan (tháng 6/2014); tham gia Hội trợ ITB Asia – Singapore (tháng 10/2014); Cục Mỹ Thuật – Nhiếp ảnh – Triển Lãm sẽ tổ chức truyền thông thương hiệu du lịch Việt Nam dưới hình thức tổ chức triển lãm trưng bày, giới thiệu các tác phẩm sơn mài truyền thống và một số sản phẩm du lịch làng nghề truyền thống về sơn mài của Việt Nam tại Vương quốc Anh,…

Việc tổ chức cũng như tham gia thường xuyên các hội trợ triển lãm du lịch ở nước ngoài là một cách thức hiệu quả nhằm tăng cường sự quan tâm của khách hàng quốc tế. Tuy nhiên có thể thấy, để hoạt động PR trong du lịch đạt hiệu quả rõ nét hơn, cần có sự cộng tác chặt chẽ giữa các cấp chính phủ, Bộ VHTT&DL với các doanh nghiệp lữ hành trong cả nước để phát huy hiệu quả các công cụ khuyến mại thu hút khách hàng.

2.2.5.2. Các biện pháp marketing online Khóa luận: Thực trạng chiến lược marketing du lịch tại Việt Nam.

Cổng thông tin điện tử du lịch Việt Nam

Hiện nay, nếu sử dụng từ khóa “Vietnam Tourism” để tìm kiếm trên hệ thống tìm kiếm của Google thì 2 trang được hiển thị đầu tiên là www.vietnamtourism và www.vietnamtourism.

Tiếp tục sử dụng Google để tìm kiếm từ khóa về “Malaysia Tourism” , “Singapore Tourism” và “Thailand Tourism”, ta có được kết quả sau:

Hình 2.2. Lượng tìm kiếm thông tin về du lịch trên internet của 4 quốc gia

Lượng tìm kiếm thông tin về du lịch Singapore là cao nhất, xếp ngay sau đó là Malaysia và Thái Lan. Đây đều là những nước rất mạnh về hoạt động marketing du lịch. Tỷ lệ tìm kiếm thông tin về du lịch Việt Nam là rất thấp khi so với 3 quốc gia này. Điều này đã phản ánh thực trạng yếu kém về hoạt động marketing du lịch của Việt Nam.

Theo Alexa.com – website đánh giá về thứ hạng của các trang web trên internet thì vị trí xếp hạng của website du lịch Việt Nam còn kém xa so với các đối thủ cạnh tranh, điều này thể hiện mức độ chưa phổ biến của website.

Bảng 2.6. Thứ hạng các website du lịch Khóa luận: Thực trạng chiến lược marketing du lịch tại Việt Nam.

Có thể nhận thấy rõ mức độ nghiêm trọng khi các kết quả về cổng thông tin hiện tại trên internet của du lịch Việt Nam kém xa Singapore, Malaysia và Thái Lan. Và điều này hết sức nguy hại trong bối cảnh ngày càng có nhiều người sử dụng internet như là công cụ tra cứu đầu tiên khi lên kế hoạch cho chuyến du lịch của mình.

Hiện tại, trang web vietnamtourism đang gặp phải nhiều vấn đề về tra cứu và cung cấp thông tin. Du khách nước ngoài trước khi sang Việt Nam thường dành thời gian để tìm kiếm thông tin về địa điểm tham quan, giá phòng, bản đồ du lịch Việt Nam. Tuy nhiên, nội dung trong website của cổng thông tin du lịch Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách. Trang web này mới chỉ hiển thị danh sách các thông tin theo dạng báo chí chứ chưa tạo ra được cái nhìn tổng quan về đất nước và con người Việt Nam. Các bài viết về điểm du lịch trên website rất dài, trong khi không có thông tin về đường đi, giá vé, thời tiết của địa phương đó. Bên cạnh đó, những tiện ích hỗ trợ như hướng dẫn về đường đi, phương tiện đi lại, đặc điểm văn hóa và con người ở từng địa phương hầu hết rất mù mờ.

Giao diện, màu sắc của website nhìn tổng thể không đạt sự hài hòa giữa nội dung và hình ảnh. Ngoài ra, dữ liệu chưa được lưu trữ một cách có hệ thống, hình ảnh chưa tập trung vào một chủ đề, chất lượng hình ảnh không cao, chưa thể hiện được về thông điệp du lịch. Bên cạnh đó, thông tin không được cập nhật thường xuyên sẽ tạo thành rào cản cho du khách quốc tế khi bắt đầu tìm hiểu về Việt Nam

Quảng bá du lịch trên mạng xã hội

Mạng xã hội đang là trào lưu nổi bật nhất của internet mà cả thế giới đều trông thấy sự ảnh hưởng của nó đối với đời sống cá nhân cũng như hoạt động kinh doanh, bao gồm cả hoạt động quảng bá du lịch. Du lịch Việt Nam hiện nay chưa có trang mạng xã hội riêng cho ngành du lịch. Du lịch Việt Nam mới chỉ có những trang mạng xã hội riêng cho từng thương hiệu của các công ty lữ hành chứ chưa có trang mạng xã hội chung cho toàn ngành du lịch. Do vậy mà thiếu đi sự cập nhật đối với nhiều khách hàng trẻ đang coi Facebook hay Twitter là một hoạt động không thể thiếu hàng ngày. Rõ ràng, mạng xã hội chưa được các nhà quản lý du lịch Việt Nam coi là một kênh quảng bá hữu hiệu.

2.2.5.3. Quảng cáo Khóa luận: Thực trạng chiến lược marketing du lịch tại Việt Nam.

Là một trong những công cụ marketing được đánh giá là mạnh mẽ nhất, quảng cáo luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của bất cứ tổ chức nào trong việc quảng bá và xây dựng hình ảnh thương hiệu. Tuy vậy, công cụ này lại được ngành du lịch Việt Nam thực hiện một cách tương đối mờ nhạt.

Cách đây vài năm, Tổng cục Du lịch đã lên kế hoạch làm một phim video để quảng cáo cho du lịch Việt Nam và mời một số đạo diễn có tiếng ở Việt Nam thực hiện. Nhưng phim làm xong thì không xem nổi và phải hủy đi. Nguyên do ở đây không phải là đạo diễn của Việt Nam không có tài hay kỹ thuật quay không tốt. Vấn đề là các nhà làm phim đã không lựa chọn được hình ảnh của du lịch Việt Nam mà công chúng ở thị trường mục tiêu mong đợi được tìm hiểu.

Trên truyền hình, hiện nay cũng có một số chương trình phát sóng giới thiệu về du lịch trên các kênh truyền hình của trung ương. Có thể kể đến chương trình S-Vietnam trên VTV3, kênh Du lich, một vài chương trình phóng sự, ký sự về du lịch,… Hay có sự lồng ghép quảng cáo các điểm đến, cảnh đẹp của Việt Nam thông qua các chương trình giải trí, truyền hình thực tế, phim ảnh. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa xây dựng được cách thức quảng cáo du lịch trên truyền hình một cách hệ thống, chưa xây dựng được nhiều TVC/poster ấn tượng để phát sóng tầm khu vực và quốc tế. Khóa luận: Thực trạng chiến lược marketing du lịch tại Việt Nam.

2.2.5.4. Ấn phẩm du lịch

Đối với lĩnh vực du lịch, ấn phẩm in ấn có vị trí rất quan trọng trong việc truyền đạt thông tin cho khách du lịch.

Các ấn phẩm in ấn quảng cáo thông tin du lịch Việt Nam hiện nay không hề ít nhưng lại không thể đảm bảo được tính đồng nhất về nội dung thông tin cũng như chất lượng hình ảnh, trong khi nguồn ảnh và tư liệu về du lịch Việt Nam không thiếu. Ngoài các ấn phẩm được thiết kế và in ấn trực tiếp từ Tổng cục du lịch Việt Nam, mỗi tỉnh thành, mỗi địa phương cho đến mỗi công ty du lịch, khách sạn, khu vui chơi đều có những ấn phẩm riêng của mình. Những ấn phẩm đó bao gồm: cẩm nang tư vấn – hướng dẫn du lịch, bản đồ, tờ gấp giới thiệu tại từng địa danh, tờ rơi thông tin tour và chương trình du lịch, thông tin về sự kiện lễ hội,…

Hàng năm, du lịch Việt Nam đều xuất bản nhiều ấn phẩm như Vietnam Tourist Guidebook, Vietnam Tourism Information, The rough guide to Vietnam, Vietnam Tourism Golden Sites, Di sản thế giới ở Việt Nam, Du lịch Việt Nam – Tourist Atlas,… Thông tin về các điểm đến đều rất chi tiết, hình ảnh minh họa đẹp, biên soạn cẩn thận nhưng chỉ có gần một nửa số ấn phẩm là có thể phục vụ cho khách du lịch nước ngoài sau khi được biên dịch. Bên cạnh đó, với khối lượng thông tin dàn trải và tổng thể những tài liệu này chỉ hữu ích về mặt thông tin theo hình thức giới thiệu mà không đưa ra chỉ dẫn cụ thể về danh mục khách sạn, địa điểm ăn uống, địa điểm vui chơi giải trí, bảo tàng hay địa điểm để thưởng thức và cảm nhận cuộc sống về đêm… Vì những điểm yếu này mà các ấn phẩm thông tin quảng cáo du lịch Việt Nam chưa đem lại những hiệu quả mà lẽ ra có thể mang đến.

2.2.5.5. Con người và phong cách sống Khóa luận: Thực trạng chiến lược marketing du lịch tại Việt Nam.

Con người và “Nụ cười Việt Nam” từ trước đến nay luôn là nét đẹp của du lịch Việt Nam. Người Việt đã từng tạo ấn tượng cho du khách quốc tế với nụ cười tươi từ cô tiếp viên hàng không đến những người lái taxi, từ nhân viên nhà hàng khách sạn đến những con người lao động chân chất, từ những cụ già đến những em nhỏ hồn nhiên vô tư,… Tất cả họ, đều để lại trong lòng du khách những ấn tượng khó phai chính nhờ nụ cười và sự thân thiện, hiếu khách. Nhưng gần đây, du lịch Việt Nam đã làm mất đi phần nào giá trị tuyệt vời của “Nụ cười Việt Nam” qua một số hiện tượng đối xử không tốt với du khách quốc tế.

Đã có một bài viết trên tờ Huffington Post – tờ báo điện thử lớn thứ 2 tại Mỹ của một blogger với tiêu đề “There’s not enough money in the world to get me to go back to Vietnam”, tạm dịch là “Cho tiền cũng không quay lại Việt Nam”. Và thật bất ngờ khi nguyên nhân của sự không quay lại đó không phải là do biển không đẹp, núi không hùng vĩ,… mà nguyên nhân lại xuất phát từ chính con người Việt Nam. Chắc hẳn các du khách quốc tế sẽ không quên được hình ảnh những đứa trẻ dân tộc cứ lẽo đẽo bám theo xin tiền khách du lịch ở Sapa, hay thái độ không thân thiện của người dân địa phương khi giải đáp thắc mắc của du khách.

Con người và phong cách sống là điểm mạnh nhưng cũng đồng thời là điểm yếu của du lịch Việt Nam. Điều quan trọng là, nhận thức được điều đó và ứng xử của chúng ta trong tương lai như thế nào, để tạo dựng một hình ảnh đẹp trong lòng các du khách quốc tế khi đến thăm đất nước Việt Nam.

2.2.5.6. Nguồn nhân lực du lịch

Để tạo nên chất lượng dịch vụ tốt, ngành du lịch cần có nguồn nhân lực có trình độ, để xây dựng và triển khai các chiến lược mà ngành đã đặt ra.

Bảng 2.7. Nguồn nhân lực du lịch Việt Nam Khóa luận: Thực trạng chiến lược marketing du lịch tại Việt Nam.

Nhu cầu về lực lượng lao động của ngành du lịch tăng lên đáng kể. Cùng với sự phát triển chung của ngành, lực lượng lao động du lịch cũng ngày càng phát triển, thể hiện ở việc số lượng lao động của ngành du lịch đang có xu hướng gia tăng tỷ lệ thuận với nhịp độ tăng trưởng của ngành. Nếu như thời điểm năm 2008, toàn ngành có 834.096 lao động thì đến năm 2013, lực lượng này đã tăng lên mức hơn một triệu lao động, thể hiện mức độ tăng trưởng rất mạnh mẽ.

Tuy nhiên, lực lượng nhân viên chuyên nghiệp trong ngành du lịch, trong các doanh nghiệp du lịch là rất hạn chế, kể cả trong lĩnh vực kinh doanh cơ sở lưu trú lẫn kinh doanh lữ hành.

Bảng 2.8. Nguồn nhân lực lao động chia theo trình độ đào tạo và loại lao động

Khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đã có ảnh hưởng đến nhiều ngành kinh tế của Việt Nam, trong đó có cả ngành Du lịch. Tuy nhiên, sau khi khủng hoảng qua đi, ngành Du lịch Việt Nam đã được vực dậy nhanh chóng. Vì thế, giai đoạn 2008 – 2013 chính là giai đoạn phát triển của ngành Du lịch.

Qua bảng trên, phân theo trình độ đào tạo thì cơ cấu nhóm lao động có trình độ chuyên môn cao như trình độ trên đại học năm 2013 chỉ chiếm 2,4%, trong khi tỷ lệ này ở nhóm lao động có trình độ dưới sơ cấp lên đến 42,0%. Phân theo loại lao động thì đội ngũ quản lý chỉ chiếm 12,9%, phần còn lại là lao động nghiệp vụ. Đáng kể là số lượng nhân viên phục vụ buồng, phục vụ bar, bàn,… rất lớn, cao hơn gần gấp 3 lần số lượng hướng dẫn viên du lịch. Qua các con số, có thể thấy trình độ và mức độ tập trung đào tạo nguồn nhân lực trong ngành du lịch của Việt Nam còn khá thấp. Khóa luận: Thực trạng chiến lược marketing du lịch tại Việt Nam.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển đội ngũ lao động của ngành. Quy mô tuyển sinh vào ngành du lịch ngày càng tăng, từng bước đáp ứng tốt hơn yêu cầu thực tế. Mạng lưới cơ sở đào tạo du lịch bậc đại học, cao đẳng (khoảng gần 40 trường), trung học chuyên nghiệp, dạy nghề (hơn 30 trường) và nhiều trung tâm dạy nghề được hình thành và phát triển nhanh. Cơ sở vật chất kỹ thuật của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch được nâng cấp, xây dựng mới, trang bị ngày càng đồng bộ và hiện đại. Đội ngũ giáo viên, giảng viên và đào tạo viên – nhân tố quyết định sự nghiệp và chất lượng đào tạo, đang tăng nhanh về số lượng, nâng dần về kiến thức nghiệp vụ, ngoại ngữ và có trách nhiệm với sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch. Tuy nhiên, các cơ sở đào tạo du lịch chủ yếu tập trung ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế. Nhiều địa phương có tiềm năng và điều kiện phát triển du lịch nhưng chưa có trường đào tạo du lịch, nên lực lượng lao động ngành du lịch ở đó chủ yếu là chưa được đào tạo, chất lượng thấp. Cũng có một số địa phương có cơ sở đào tạo du lịch nhưng đội ngũ giáo viên thiếu và chưa có nhiều kinh nghiệm giảng dạy, cơ sở vật chất nghèo nàn, chất lượng đào tạo thấp.

Nhìn chung, công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch của Việt Nam còn rất nhiều điểm yếu kém. Do đó, trong tương lai, ngành du lịch Việt Nam vẫn cần đẩy mạnh hơn nữa công tác này để có thể đạt đến tầm chuyên nghiệp phục vụ các du khách trong và ngoài nước.

2.2.6. Cơ sở hạ tầng

2.2.6.1. Cơ sở lưu trú Khóa luận: Thực trạng chiến lược marketing du lịch tại Việt Nam.

Trong giai đoạn 2008 – 2012, số lượng khách sạn và số lượng buồng tại Việt Nam có số lượng gia tăng đáng kể. Số lượng khách sạn, buồng phòng hạng tiếp tục gia tăng nhanh chóng theo mức đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào du lịch những năm gần đây: 2 tỷ USD năm 2007; 9 tỷ USD năm 2008; 2,4 tỷ USD năm 2009; 2,9 tỷ USD năm 2012.

Bảng 2.9. Số khách sạn và số buồng tại Việt Nam giai đoạn 2008 – 2012

Số lượng khách sạn và buồng phòng đã tăng lên rất nhanh chóng. Nếu như năm 2008 Việt Nam chỉ có 4.173 khách sạn, thì sang đến năm 2012, con số này đã lên đến 13.500 khách sạn, tức là tăng 30,9%. Với số lượng buồng phục vụ du khách, năm 2008 là 101.377 buồng thì sang đến năm 2012 đã tăng lên 35,6%, nâng tổng số buồng lên con số 285.000 buồng. Qua đó có thể thấy, du lịch Việt Nam đã chú trọng đầu tư xây dựng thêm nhiều cơ sở lưu trú để sẵn sàng phục vụ cho lượng khách du lịch đang càng ngày càng gia tăng ở Việt Nam.

Tuy nhiên, thực trạng hiện nay của các cơ sở lưu trú, bao gồm khách sạn, resort, khu nghỉ dưỡng ở Việt Nam chính là sự không đồng đều về chất lượng và sự gắn “sao” tùy tiện cho các cơ sở lưu trú này. Trừ một số ít những khu lưu trú, khách sạn được đầu tư bài bản, phần lớn các cơ sở lưu trú tư nhân hoặc nhà nước đã xuống cấp nghiêm trọng về phòng ốc, vệ sinh, tiện ích,… thực sự không phù hợp với đối tượng khách du lịch đến từ nước ngoài.

2.2.6.2. Hạ tầng giao thông

Do đặc thù của địa lý Việt Nam nên các tuyến giao thông nội địa chủ yếu từ đường bộ, đường sắt, đường hàng không đều theo hướng Bắc – Nam, riêng các tuyến giao thông đường thủy thì chủ yếu theo hướng Đông – Tây dựa theo các con sông lớn đều đổ từ hướng Tây ra biển. Khóa luận: Thực trạng chiến lược marketing du lịch tại Việt Nam.

Việt Nam có hệ thống đường bộ gồm các quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ,… có tổng chiều dài khoảng 222.000 km. Phần lớn các tuyến đường quốc lộ và tỉnh lộ đều được trải nhựa và bê tông hóa, chỉ có một số ít các tuyến đường huyện lộ tại các tỉnh vùng sâu, vùng xa đang còn là các con đường đất.

Việt Nam có 3.260 km đường bờ biển. Dự kiến quy hoạch chi tiết tuyến đường bộ ven biển Việt Nam trong tương lai là tuyến đường bắt đầu tại cảng Núi Đỏ, Mũi Ngọc (xã Bình Ngọc, huyện Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh) tới cửa khẩu Hà Tiên (thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang) với chiều dài khoảng 3.041 km.

Hệ thống đường sắt Việt Nam có tổng chiều dài 2.652 km, trong đó tuyến đường chính Hà Nội – TP.HCM dài 1.726 km được gọi là tuyến Đường sắt Bắc – Nam. Ngoài ra còn có các tuyến đường sắt ngắn từ Hà Nội đi Hải Phòng (hướng Đông), Lạng Sơn (hướng Bắc), Lào Cai (hướng Tây Bắc). Việt Nam tuy có hệ thống đường sắt dài nhưng còn lạc hậu, các loại tàu đang được sử dụng hầu hết là từ mấy chục năm trước và ít có sự sửa chữa, thay thế. Do đó, chưa đáp ứng được nhu cầu vận chuyển cũng như đi lại của người dân và các khách du lịch.

Hệ thống đường hàng không Việt Nam bao gồm các sân bay quốc tế có các tuyến bay đi các nước và các sân bay nội địa trải đều ở khắp ba miền. Việt Nam hiện có 3 sân bay quốc tế là sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM), sân bay Đà Nẵng (Đà Nẵng), sân bay Nội Bài (Hà Nội) và các sân bay dự kiến khai thác đường bay quốc tế trong thời gian tới là sân bay Cam Ranh (Khánh Hòa) và sân bay Phú Bài (Thừa Thiên – Huế). Điểm yếu của hàng không Việt Nam chính là có quá ít đường bay quốc tế, nhất là các tuyến bay dài so với hàng không của các nước khác trong khu vực. Khóa luận: Thực trạng chiến lược marketing du lịch tại Việt Nam.

Giao thông ở Việt Nam là một trong những ác mộng đối với khách du lịch quốc tế vì nhiều lý do như: sự nguy hiểm khi tham gia giao thông, phương tiện bị nhồi nhét khách, thiếu an toàn, thường xuyên chậm trễ. Các phương tiện giao thông công cộng ở Việt Nam còn hạn chế. Sự quản lý còn yếu đối với các phương tiện chuyên trở tự phát gây khó khăn cho du khách khi muốn tự di chuyển. Cùng với đó, do người dân không nghiêm túc thực hiện luật an toàn giao thông đã khiến cho hệ thống giao thông Việt Nam trở nên nguy hiểm không chỉ với người dân mà còn với khách du lịch quốc tế, khiến họ có tâm lý lo ngại khi muốn đi du lịch ở Việt Nam.

2.2.7. Hệ thống quản lý chất lượng dịch vụ

Lâu nay ngành du lịch Việt Nam thường đánh giá sự phát triển của mình dựa trên số lượng du khách gia tăng mà chưa chú ý đến việc tăng chất lượng dịch vụ. Chất lượng dịch vụ là yếu tố then chốt giúp ngành du lịch phát triển lâu dài và đạt được doanh thu cao, tạo nên uy tín, thương hiệu cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch nói riêng và ngành du lịch Việt Nam nói chung.

Việt Nam đã có một số quy định chung về các khu, điểm du lịch. Các quy định này được nêu rõ ràng trong Luật Du lịch, nghị định hướng dẫn thi hành luật du lịch, luật đầu tư, một số nghiên cứu khoa học có liên quan như tiêu chí xây dựng các khu du lịch, tiêu chuẩn quy hoạch ngành,… Tuy nhiên, Việt Nam chưa có quy định, tiêu chí, tiêu chuẩn cụ thể nào cho việc đánh giá chất lượng của một sản phẩm du lịch. Chính vì thế, việc đưa ra một bộ tiêu chuẩn để đánh giá là vô cùng cần thiết để làm công cụ cho nhà quản lý du lịch, góp phần làm hoàn thiện chất lượng sản phẩm du lịch Việt Nam.

2.3. Nhận xét Khóa luận: Thực trạng chiến lược marketing du lịch tại Việt Nam.

Từ góc nhìn marketing, có thể nhận thấy hoạt động marketing du lịch Việt Nam hiện nay hầu như chỉ dừng lại ở mức độ định hướng mà chưa có nhiều giải pháp hay chiến lược cụ thể nào. Du lịch Việt Nam vẫn còn loay hoay trong việc nghiên cứu thị trường hay định vị, thêm vào đó là những hạn chế về sản phẩm du lịch, chính sách giá, chiến lược xúc tiến, hay là những yếu kém về quản lý nguồn nhân lực du lịch và cơ sở hạ tầng.

Chương 2 của khóa luận đã nêu lên thực trạng các hoạt động marketing của du lịch Việt Nam trong thời gian gần đây. Bên cạnh đó, chương 2 cũng cho thấy những tích cực cũng như hạn chế còn tồn tại trong công tác xây dựng chiến lược marketing du lịch của Việt Nam hiện nay. Để giúp ngành du lịch Việt Nam ngày càng phát triển, chương 3 của khóa luận sẽ đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện chiến lược marketing du lịch, nhằm đạt mục tiêu thu hút nhiều hơn nữa khách du lịch quốc tế đến với Việt Nam. Khóa luận: Thực trạng chiến lược marketing du lịch tại Việt Nam.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:

===>>> Khóa luận: Giải pháp chiến lược marketing du lịch khách Quốc Tế

Danh Sách Đề Tài Luận văn Thạc sĩ Ngành Châu Á Học

Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website:  https://dichvuvietluanvan.com/ – Hoặc Gmail: [email protected]