Khóa luận: Phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại Nam Định

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Khóa luận: Phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại Nam Định hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Khóa luận: Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại một số nhà thờ công giáo huyện Xuân Trường, Nam Định dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Với một xã hội phát triển công nghệ hiện đại như ngày nay, xã hội bốn chấm không(4 .0)đời sống con người ngày càng được nâng cao.Du lịch trở thành một nhu cầu thiết yếu không thể thiếu trong đời sống văn hóa – xã hội của con người. Ở trên thế giới hoạt động du lịch đang phát triển mạnh mẽ, trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Trong vài năm trở lại đây, thị trường châu Á đã và đang trở thành một thị trường du lịch hấp dẫn du khách quốc tế. Và trong đó có Việt Nam là đất nước có vị trí địa lý thuận lợi, thiên nhiên tươi đẹp, nền văn hóa lâu đời, đa dạng và đậm sắc Á đông, cùng với việc thực hiện đường lối mở cửa.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của du lịch nói chung thì du lịch văn hóa, mà điểm đến là các di sản văn hóa, các di tích lịch sử là một xu hướng toàn cầu. Khóa luận: Phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại Nam Định.

Cùng với sự thay đổi nhận thức về thới giới quan và sự phát triển của tôn giáo và các loại hình thức du lịch văn hóa tâm linh và du lịch hành hương ngày càng phát triển. Ở Việt Nam văn hóa dân tộc gắn liền với nền văn minh lúa nước trải qua hàng ngàn năm lịch sử, vì thế tâm linh của người Việt trong tôn giáo, tín ngưỡng mang những nét đặc trưng ghi dấu ấn riêng của dân tộc. Tuy có rất nhiều điều kiện để phát triển loại hình du lịch văn hóa tâm linh nhưng chưa được các cấp chính quyền, các cơ qua cơ quan, các ngành và đơn vị tổ chức du lịch quan tâm khai thác triệt để.

Nam định có đông bào Công giáo(giáo phận Bùi Chu).Theo thống kê năm 2017, dân số trên địa bàn của Giáo phận Bùi Chu khoảng 1.274.467 người, người Công giáo là 412.539, chiếm khoảng 32,37% tổng số dân.Giáo phận Bùi Chu được chia thành 13 giáo hạt với tổng số 159 giáo xứ, 17 chuẩn xứ, 425 giáo họ. Biến cố 1954 làm cho dân số Công giáo ở Giáo phận Bùi Chu giảm đi hơn một nửa, các linh mục di cư hầu hết, các dòng tu chỉ còn 5 dòng nữ và một tu hội đời mới xuất hiện sau này.

Giáo phận Bùi Chu là nơi có tỷ lệ Công giáo khá cao, có những làng hầu hết toàn là người Công Giáo. Nhìn chung,các nhà thờ trong huyện Xuân Trường như: Nhà thờ Chính tòa Bùi Chu, vương cung thánh đường Phú Nhai, giáo xứ Trung Linh, đền thánh Kiên Lao, giáo xứ Thánh Danh … có truyền thống sống đạo sốt sắng, noi gương tổ tiên, nhất là noi gương các anh hùng tử đạo. Tuy nhiên, trải qua thời gian khó khăn lâu dài, nên việc sống đạo có bị ảnh hưởng: Sống đạo nhiều khi nặng về hình thức, nền tảng giáo lý chưa thực sự vững chắc. Đời sống hưởng thụ, hiện tượng bỏ quê đi tìm việc làm ở các thành phố lớn cũng ảnh hưởng ít nhiều tới đời sống đạo của giáo dân.

Tuy nhiên hiện nay du lịch tâm linh công giáo Nam Định nói chung và huyện Xuân Trường nói riêng vẫn chưa có những bước tiến phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có hoạt động du lịch đang diễn ra tự phát, thiếu định hướng. Hoạt động du lịch tại đây chưa phong phú, số người làm du lịch chưa nhiều, hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ còn kém, rời rạc, đặc biệt thiếu dịch vụ bổ sung như ăn uống và khu vui chới giải trí. Chính vì vậy mà các nhà thờ Công giáo tại huyện không thể giữ chân khách lưu lại quá một ngày. Điều đó hạn chế nguồn doanh thu và làm giảm vai trò của các nhà thờ với sự phát triển kin tế – xã hội của huyện.

Chính vì vậy mà tôi xin chọn đề tài: “Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại một số nhà thờ Công giáo huyện Xuân Trường, Nam Định”. Sẽ góp phần khơi dậy tiềm năng du lịch văn hóa tâm linh tại một số nhà thờ Công giáo của huyện phát triển thu hút khác trong nước và quốc tế thúc đẩy hoạt động du lịch văn hóa tâm linh của huyện.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ

===>>> Dịch Vụ Viết Khóa Luận Ngành Du Lịch

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Khóa luận: Phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại Nam Định.

 Mục đích : Góp phần phát triển du lịch văn hóa tâm linh của một số nhà thờ Công giáo huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định, cũng như góp phần vào việc bảo tồn di sản van hóa tâm linh của tỉnh Nam Định nói chung cũng như huyện Xuân Trường nói riêng.

Nhiệm vụ: Để đạt được các mục đích nghiên cứu trên, khóa luận phải thực hiện các nhiệm vụ sau:

  • Tổng quan về điều kiện tự nhiên, lịch sử, con người và đôi nét về văn hóa, từ đó thấy được tiềm năng du lịch phong phú của tỉnh Nam Định và vị thế các nhà thờ công giáo trong hệ thống tài nguyên du lịch tâm linh của tỉnh.
  • Khái quát quá trình hình thành và phát triển của một số nhà thờ công giáo chính trong huyện Nam Định.

Nghiên cứu đánh giá thực trạng khai thác sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh của huyện, du lịch văn hóa tâm linh của huyện đã phát triển tương xứng với tiềm năng chưa, nguyên nhân của hiện trạng trên.

Nêu ra một số giải pháp nhằm góp phần phát triển du lịch văn hóa tâm linh và bảo tồn các nhà thờ Công giáo trong huyện Xuân Trường.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên của khóa luận:

  • Nguồn lực phát triển du lịch van hóa tâm linh huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định.
  • Hiện trạng phát triển văn hóa tâm linh cụ thể: Cơ sỏ vật chất, nhân lực du lịch, sản phẩm du lịch, thị trường khách, công tác tổ chức, quản lý, hoạt động xúc tiến, quảng bá ….. Khóa luận: Phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại Nam Định.

Đối tượng nghiên cứu:

  • Nghiên cứu hoạt động du lịch văn hóa tâm linh tại số nhà thờ Công giáo huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định.
  • Phạm vi không gian: Nghiên cứu được tiến hành một số nhà thờ Công giáo chính trên địa bàn huyện Xuân Trường: như nhà thờ chính tòa Bùi Chu, Vương cung thánh đường Phú Nhai, đền thánh Kiên Lao.
  • Phạm vi thời gian: Số liệu, tài liệu được thu thập từ 2000 đến nay.

4. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp khảo sát, điều tra thực địa: Đây là phương pháp quan trọng. Đi tìm hiểu thực địa sẽ đem lại tính xác thực, tìm hiểu những khía cạnh khác nhau của thực tế phát triển du lịch để từ đó thấy được tiềm năng của đề tài và đưa ra các giải pháp đẩy mạnh để phát triển du lịch văn hóa tâm linh.

  • Phương pháp thu thập xử lý tài liệu: Đây là phương pháp chủ yếu được sử dụng trong quá trình nghiên cứu khóa luận. Trên cơ sở những tài liệu nhứ sách báo, tạp chí, mạng Internet…… Sau đó tiến hành xử lý chọn lọc các tài liệu vào bài viết một cách hợp lý.
  • Phương pháp tổng hợp so sánh, thống kê: Phương pháp này có tác dụng hệ thống hóa giá trị của các nhà thờ, cung cấp một cái nhìn tổng quan về các nhà thờ trong huyện cũng như toàn tỉnh.

5. Bố cục của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục viết tắt, phụ lục, phần nghiên cứu của khóa luận chia ra làm 3 chương:

  • Chương 1: Cơ sở lý luận về du lịch văn hóa tâm linh
  • Chương 2: Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại một số nhà thờ công giáo huyện Xuân Trường, Nam Định
  • Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại một số nhà thờ công giáo huyện Xuân Trường, Nam Định

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH Khóa luận: Phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại Nam Định.

1.1. Những vấn đề lý luận về văn hóa tâm linh

Văn hóa tâm linh là một khái niệm hợp bởi 2 yếu tố văn hóa và tâm linh. Chính vì vậy, trước khi nghiên cứu về văn hóa tâm linh thì cần phải tìm hiểu được 2 khái niệm văn hóa và tâm linh

1.1.1. Khái niệm văn hóa

Ở phương Đông, danh từ văn hóa đầu tiên xuất hiện trong thư tịch Trung Quốc. Sách Thuyết Uyển, thiên Chi Vũ, Lưu Hướng (khoảng năm 77 đến năm 6 trước Công Nguyên) đời Tây Hán đã đề xuất đến văn hóa: Phàm vũ chi hưng, vị bất phục dã, văn hóa bất cải, nhiên hậu gia tru. (Phàm dùng vũ lực là để đối phó với kẻ không phục tùng; dùng văn hóa mà không thay đổi được thì sau mới giết (trừng phạt). Văn hóa ở đây là để chỉ văn trị và giáo hóa của nhà nước. Từ đời Hán, Đổng Trọng Thư “bãi truất bách gia, độc tôn Nho thuật” trải qua các vương triều phong kiến đều đề xướng văn trị giáo hóa, để hưng nước yên dân. Đó có lẽ là nguyên nhân quan trọng để xã hội phong kiến Trung Quốc tồn tại lâu dài, văn hóa Trung Quốc phồn vinh, hưng thịnh đã đồng hóa rất nhiều dân tộc khác và đặc biệt là có ảnh hưởng không nhỏ đến văn hóa của một số nước phương Đông. [26, tr. 9] Ở nước ta, từ xa xưa đã phổ biến khái niệm “văn hiến”. Từ đời Lý (1010) người Việt đã tự hào mình là một “văn hiến chi bang”. Đến đời Lê (thế kỷ XV), trong tác phẩm Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi đã viết “Duy ngã Đại Việt chi quốc, thực vi văn hiến chi bang” (Duy nước Đại Việt ta thực sự là một nước văn hiến). Khóa luận: Phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại Nam Định.

Từ văn hiến mà Nguyễn Trãi dùng ý chỉ một nền văn hóa cao trong đó nếp sống tinh thần, đạo đức được chú trọng. Ngày nay, danh từ văn hóa có nhiều cách giải thích khác nhau. Mỗi học giả ở mỗi quốc gia ở mỗi thời kỳ khác nhau đều có những lý giải không hoàn toàn giống nhau. Nhưng mọi người đều thừa nhận văn hóa là một hiện tượng xã hội và có phạm trù lịch sử. Trong ghi chép của mình, Hồ Chí Minh đã dẫn một định nghĩa về văn hóa như sau: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, phát luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng với những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”. [21, tr. 431] Theo E.B.Tylor (1871) thì văn hóa được hiểu như là: “một sự văn minh mà trong đó chứa đựng cả tri thức, luật lệ, nghệ thuật, nhân bản, niềm tin và tất cả những khả năng và thói quen mà con người đạt được với tư cách là thành viên trong xã hội”. [38, tr. 3] Mới đây nhân dịp phát động thập kỷ thế giới phát triển văn hóa (1988-1997), tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc UNESCO đã đưa ra định nghĩa mới về văn hóa: “Văn hóa là tổng thể các hệ thống giá trị, bao gồm các mặt tình cảm, trí thức, vật chất, tinh thần của xã hội. Nó không thuần túy bó hẹp trong sáng tác nghệ thuật mà bao gồm cả phương thức sống, những quyền con người cơ bản, truyền thống, tín ngưỡng”. Nhƣ vậy, văn hóa được hiểu là hệ thống những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra và được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Bản chất của văn hóa chính là sự khác biệt. Các đặc trưng cơ bản của văn hóa là: tính hệ thống, tính giá trị, tính lịch sử và tính nhân sinh.

1.1.2. Khái niệm tâm linh Khóa luận: Phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại Nam Định.

Trong Từ điển Tiếng Việt, tâm linh được giải thích theo 2 nghĩa: “1 – Khả năng biết trước một biến cố nào đó sẽ xảy ra đối với mình, theo quan niệm duy tâm. 2 – Tâm hồn, tinh thần, thế giới tâm linh”. Nhà tâm lý học người Đức, Sigmund Freud cho rằng con người là một thực thể đa chiều. Trong đó có 3 mặt bản chất cơ bản: Bản chất sinh học, bản chất xã hội và bản chất tâm linh. Ba bản chất này được tạo thành chiều sâu, chiều rộng và chiều cao của con người. Trong sách Văn hóa gia đình Việt Nam và sự phát triển viết: “Trong đời sống con người, ngoài mặt hiện hữu còn có mặt tâm linh. Về mặt cá nhân đã như vậy, về mặt cộng đồng (gia đình, làng xã, dân tộc) cũng như vậy. Nếu mặt hiện hữu của đời sống con người có thể nhận thức qua những tiêu chuẩn cụ thể sờ mó được, thì về mặt tâm linh bao giờ cũng gắn với cái gì đó rất trìu tượng, rất mông lung nhưng lại không thể thiếu được ở con người. Con người sở dĩ trở thành con người, một phần căn bản là do nó có đời sống tâm linh.

Nghĩa là tuân theo những giá trị bắt nguồn từ cái thiêng liêng, cái bí ẩn, những giá trị tạo thành đời sống tâm linh của nó.” [22, tr. 36] Trong sách “Tâm linh Việt Nam”, tác giả Nguyễn Duy Hinh quan niệm: “Tâm linh là thể nghiệm của con người (tâm) về cái Thiêng (linh) trong tự nhiên và xã hội thông qua sống trải, thuộc dạng ý thức tiền lôgíc không phân biệt thiện ác.” [9, tr. 52] Một quan niệm khác của tác giả Nguyễn Đăng Duy trong cuốn “Văn hóa tâm linh” về tâm linh như sau: “Tâm linh là cái thiêng liêng cao cả trong cuộc sống đời thường, là niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo”. Cái thiêng liêng cao cả, niềm tin thiêng liêng ấy được đọng lại ở những biểu tượng, hình ảnh, ý niệm. [4, tr. 14] Như vậy, từ các quan niệm trên đây, ta có thể tạm hiểu về tâm linh như sau: – Tâm linh là một hình thái ý thức của con người. – Tâm linh là những gì trìu tượng, cao cả, vượt quá cảm nhận của tư duy thông thường và gắn liền với niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng hay tôn giáo của mỗi người. Những nhận thức của con người về thế giới xung quanh (vũ trụ, xã hội, v..v..) có thể phân thành hai loại: Một loại có thể kiểm nghiệm, chứng minh bằng thực nghiệm, bằng lý trí, bằng lô gích, đó là loại gọi là thuộc lĩnh vực khoa học. Loại thứ hai chỉ có thể nhận thức được bằng trực giác của từng người chứ không thể chứng minh bằng thực nghiệm hoặc bằng lý trí, đó là lĩnh vực tâm linh. – Tâm linh là ngưỡng vọng của con người về những biểu tượng, hình ảnh thiêng liêng.

1.1.2.1. Bản chất của tâm linh Khóa luận: Phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại Nam Định.

Thứ nhất, tâm linh là một hình thái ý thức của con người, tâm linh gắn liền với ý thức con người và chỉ có ở con người. Trong cuộc sống của các loài vật không có sự tồn tại của tâm linh. Thứ hai, nói đến tâm linh là nói đến những gì trìu tượng, cao cả, vượt quá cảm nhận của tư duy thông thường. Trong cuộc sống có những sự vượt quá khả năng cảm nhận của tư duy thông thường, những điều khác thường mà không gì giải thích nổi với nhận thức của trí não. Song, chúng ta cũng không nên “thần bí hóa” khái niệm tâm linh, gán cho nó những đặc tính cao siêu phi thường. Tâm linh huyền bí một phần được thêu dệt nên từ những sự vật hiện tượng đó. Thứ ba, tâm linh gắn liền với niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống. Niềm tin là sự tín nhiệm, khâm phục ở con người với một con người, một sự việc, một học thuyết, một tôn giáo,…được thể hiện ra bằng hành động theo một lẽ sống. Niềm tin là hạt nhân quyết định trong việc xác lập các mối quan hệ xã hội. Thứ tư, tâm linh có sức truyền cảm, truyền lệnh, tập hợp ghê gớm. Do con người có là sinh vật có linh hồn, có ý thức, có trái tim biết rung động trước những giá trị thẩm mỹ, trước cái anh hùng, cái cao cả. Sự nhận biết ý thức đó tạo nên niềm tin thiêng liêng của con người, và chính niềm tin thiêng liêng đó nuôi sống “tâm linh” con người. Đó chính là sức mạnh truyền lệnh kỳ diệu của niềm tin tâm thức hay tâm linh.

1.1.2.2. Phân biệt tâm linh với tín ngưỡng, tôn giáo Khóa luận: Phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại Nam Định.

Trước đây, nói đến tâm linh người ta hay nghĩ đến tín ngưỡng và tôn giáo và đồng nhất nó với tín ngưỡng và tôn giáo. Trong chuyên luận viết về các tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam, giáo sư Đặng Nghiêm Vạn nhiều lần nhắc tới chữ tâm linh tôn giáo. Và khi viết về thời kỳ phong kiến đế quốc “Tầng lớp quý tộc tiếp nhận tôn giáo như là một công cụ để trị nước, trị dân. Nhân dân lao động lại xem tôn giáo như là một cứu cánh để thỏa mãn tâm linh tôn giáo của bản thân”. [49, tr. 205] Thực ra khái niệm tâm linh vừa hẹp hơn nhưng lại vừa rộng hơn khái niệm tín ngưỡng tôn giáo. Hẹp hơn vì tín ngưỡng tôn giáo ngoài phần tâm linh còn có phần mê tín dị đoan và sự cuồng tín tôn giáo. Bởi tôn giáo vừa là một lĩnh vực của đời sống tinh thần vừa là một thiết chế xã hội, mà đã là thiết chế xã hội thì không tránh khỏi sự thế tục hóa, sự tha hóa do việc lợi dụng của giai cấp thống trị. Rộng hơn vì tâm linh gắn liền với những khái niệm thiêng liêng, cái cao cả, cái siêu việt…không chỉ có ở đời sống tôn giáo, mà có cả ở đời sống tinh thần, đời sống xã hội. Không chỉ có ở Thượng đế, Chúa Trời, Thần, Phật mới linh thiêng mà cả Tổ quốc, lòng yêu thương con người, sự thật, công lý cũng linh thiêng không kém. Có như vậy, con người mới đạt đến chiều cao của con người.

1.1.2.3. Phân biệt tâm linh với mê tín dị đoan

Mê tín dị đoan được hiểu là là “tin một cách mê muội, kỳ dị, lạ thường”, tin không lý trí và đến mức không cần cả mạng sống của mình. Khi con người ta tin rằng một hiện tượng xảy ra là hậu quả của một hiện tượng khác, trong khi thật ra không có mối liên hệ nguyên nhân hệ quả nào giữa các hiện tượng này. Trong thực tế cuộc sống, có rất nhiều khi người ta cố gắng làm hoặc tránh làm một hành động gì đó với niềm tin để một sự việc gì đó khác sẽ xảy ra hoặc không xảy ra. Lâu dần, người đó trở nên bị lệ thuộc bởi chính những lối suy nghĩ, những niềm tin mà bản thân họ gây dựng. Theo Voltare (1694 – 1778), một nhà văn, nhà triết học người Pháp: “Một người mê tín cũng như một kẻ nô lệ bị trói buộc bởi những nỗi lo sợ vô cớ do chính mình áp đặt”. Nói về nguồn gốc, mê tín dị đoan tồn tại được là bám vào trình độ văn hóa khoa học còn thấp kém, con người không đủ trình độ để phân tích, lý giải khoa học và thỏa đáng cho những hiện tượng xảy ra xung quanh. Thậm chí cho đến ngày nay, nhiều câu hỏi tương tự vẫn chưa thể được trả lời bởi khoa học và sự sợ hãi về các hiện tượng thiên nhiên và “siêu nhiên” vẫn còn tác động mãnh liệt trong tiềm thức con người. Khóa luận: Phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại Nam Định.

Thực tế cho thấy những người càng có nghề nghiệp nguy hiểm, càng bấp bênh, càng tùy thuộc vào thiên nhiên thì thường càng có nhiều thủ tục mê tín gắn liền vào cách thức, lề lối sinh sống hàng ngày của họ. Dần dần mê tín dị đoan trở thành những thói quen phiền toái, tốn kém, tuy vậy người ta vẫn sẵn sàng đánh đổi để có thể cảm thấy “an toàn” hơn, hay “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Với nhiều hình thái khác nhau, mê tín dị đoan đang hàng ngày ràng buộc chi phối ý nghĩ và hành động của con người, đó là nguyên nhân dẫn đến sự lãng phí, phiền toái, tốn kém, đi ngược lại với tiến trình của xã hội. Còn tâm linh là niềm tin thiêng liêng có ở trong nhiều mặt của đời sống tinh thần. Ví dụ như những người tin vào Phật vào Chúa, đi tu, theo đạo suốt cuộc đời tâm niệm vào Phật, vào Chúa có thể giải thoát về cái chết cho mình. Hoặc những người không theo tôn giáo nào, nhưng vẫn tin vào Thần Phật thiêng liêng, tự đến đình chùa thắp hương khấn lễ, cầu mong sự phù hộ bình yên, mạnh khỏe, gặp nhiều may mắn. Còn xuất phát từ một số người muốn kiếm lợi bằng dựa vào Thần Phật, thương mại hóa niềm tin, đặt ra phán bảo nhiều điều kỳ dị khác thường, cúng lễ cho người khác, khiến cho người khác tin theo mê muội, hành động theo sự tin ấy, gây tốn kém sức khỏe, tiền bạc vô ích, thậm chí nguy hại đến tính mệnh…đó chính là mê tín dị đoan. Nhƣ vậy, cả mê tín dị đoan và tâm linh tồn tại được đều dựa trên cơ sở niềm tin của con người nhưng với tâm linh thì đó là niềm tin thiêng liêng có ở trong nhiều mặt của đời sống tinh thần. Còn với mê tín dị đoan thì đó là niềm tin mù quáng. Ranh giới giữa tâm linh và mê tín dị đoan là rất mong manh. Khóa luận: Phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại Nam Định.

1.1.3.Văn hóa tâm linh

Văn hóa tâm linh là một mặt hoạt động văn hóa xã hội của con người, được biểu hiện ra những khía cạnh vật chất hoặc tinh thần, mang những giá trị thiêng liêng trong cuộc sống đời thường và biểu hiện niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo, thể hiện nhận thức, thái độ (e dè, sợ hãi hay huyền diệu) của con người”. [4, tr. 27] Trong cuộc sống đời thường không ai là không có một niềm tin linh thiêng nào đó. Đó là những ý niệm thiêng liêng về chùa, đền, đình, phủ…về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, về sự cầu cúng, là niềm tin thiêng liêng về cuộc sống con người. Niềm tin thiêng liêng trong tín ngưỡng tôn giáo được biểu hiện:Thứ nhất là niềm tin của những người không theo đạo Phật nhưng vẫn đến chùa lễ Phật, cầu bình yên, mạnh khỏe… hay là niềm tin của những người không theo Gia tô giáo nhưng ngày lễ Nôen vẫn đến nhà thờ xem lễ, theo các tôn giáo, niềm tin của các tín đồ tôn giáo… Thứ hai là niềm tin của các tín đồ tôn giáo, họ suốt ngày, suốt đời mang theo niềm tin thiêng liêng về Chúa, về Phật. Họ tôn thờ tất cả những gì thuộc về tôn giáo mà họ đi theo: người sáng lập, giáo lý, hệ thống thờ tự, nơi cử hành các nghi lễ… Văn hóa tâm linh bao gồm cả văn hóa hữu hình, văn hóa vô hình và văn hóa hành động: Văn hóa hữu hình là những giá trị văn hóa vật chất, đó là những kiến trúc nghệ thuật, những không gian thiêng liêng (đền đài, nhà thờ, đình chùa…), hay những biểu tượng thiêng liêng (những pho tượng Phật…). Văn hóa vô hình là những giá trị được biểu hiện thông qua những nghi lễ, lễ thức, ý niệm thiêng liêng của con người về tôn giáo, tín ngưỡng. Văn hóa hành động là sự thể hiện hữu hình hóa những ý niệm vô hình, đó là những chuyến hành hương, những lần đi đến đền lễ thần, đến chùa lễ Phật để cầu bình an trong cuộc sống.

1.1.4. Một số biểu hiện của văn hóa tâm linh Khóa luận: Phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại Nam Định.

1.1.4.1. Tâm linh trong đời sống cá nhân

Đời sống tâm linh không phải ở đâu xa lạ mà ở ngay trong niềm tin thiêng liêng của mỗi con người. Tuy nhiên đời sống tâm linh không phải lúc nào cũng bộc lộ, mà đời sống tâm linh của con người chỉ xuất hiện khi hoàn cảnh thiêng, thời gian thiêng xuất hiện. Ví như khi mùa xuân đến là thời gian thiêng cho những người đi lễ chùa Hương, đời sống tâm linh trong họ được tái hiện. Khi đến quê Bác hay vào lăng viếng Bác, hoàn cảnh ấy dấy lên trong ta mãnh liệt hơn niềm tin thiêng liêng nhớ ơn Người. Thời khắc chuyển giao một năm của đất trời cũng dễ khiến con người nảy sinh những cảm xúc huyền diệu. Kiều bào xa xứ trước hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng cũng nảy sinh những ý niệm về Tổ quốc thiêng liêng…

1.1.4.2. Tâm linh trong đời sống gia đình

Văn hóa tâm linh có những biểu hiện vô cùng phong phú, đa dạng trong đời sống gia đình của người Việt. Phổ biến nhất là phong tục thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ, người thân trong gia đình. Trong đó, bàn thờ tổ tiên chính là biểu tượng thiêng liêng nhất, lôi cuốn người ta quây quần, đoàn tụ, nhớ về cội nguồn, duy trì những giá trị thiêng liêng chuyền giao cho con cháu. Ngày xưa nhân dân ta có câu “sống về mồ mả, ai sống về cả bát cơm” có nghĩa là cái cần cho sự tồn tại của con người trong gia đình không phải chỉ có bát cơm mà còn phải có cả phần thiêng liêng nữa, đó là mồ mả, bát hương thờ cúng ông bà, tổ tiên. Đó chính là những biểu tượng thiêng liêng có sức mạnh truyền lệnh, tập hợp to lớn trong mỗi gia đình, gia tộc xưa nay.

1.1.4.3. Tâm linh trong đời sống cộng đồng làng xã

Ở phạm vi cộng đồng làng xã, văn hóa tâm linh người Việt thể hiện ở tục thờ cúng thành hoàng, các vị thần, các vị tổ sư, các vị anh hùng đã có công với nước, các danh nhân văn hóa… Do ảnh hưởng của các tôn giáo, người Việt tổ chức xây đền chùa, miếu mạo, nhà thờ, giáo đường…và thực hành các nghi lễ cầu cúng. Nhiều công trình hiện vật liên quan đến văn hóa tâm linh đã trở thành những di sản văn hóa, lịch sử quý giá và trở thành những điểm du lịch hấp dẫn. Nhiều lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa vùng miền, dân tộc. Khóa luận: Phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại Nam Định.

1.1.4.4. Tâm linh với tổ quốc giang sơn

Trước đây, trong quan niệm phong kiến, biểu tượng về sự thống nhất đất nước được thể hiện thông qua việc đúc cửu đỉnh, trên đó trạm khắc đầy đủ hình sông núi của 3 miền đất nước, đặt thờ ở thái miếu nhà Nguyễn trong kinh thành Huế. Trong cuộc kháng chiến đánh Mỹ, ta thường nói dân tộc Việt Nam đã chiến thắng bằng cả sức mạnh bốn ngàn năm lịch sử, sức mạnh truyền thống. Ngày nay, trong mỗi cuộc lễ nghi, hội nghị ta kiến lập bàn thờ Tổ quốc. Đó chẳng phải là cái vô hình trìu tượng mà chính là hình ảnh thiêng liêng về giang sơn tổ quốc… Những năm gần đây giỗ tổ Hùng Vương đã trở thành ngày hội lớn trong cả nước. Thật hiếm có dân tộc nào trên thế giới có một ý niệm rõ rệt về Quốc tổ như Việt Nam. Đó là một truyền thống tốt đẹp rất đáng tự hào, là dịp nhắc nhở mỗi người Việt Nam về lòng tự hào và trách nhiệm đối với quốc gia dân tộc. Vấn đề đặt ra là làm sao đừng để kinh tế thị trường vô tình “gặm nhấm”, dần làm mất đi những hình ảnh, biểu tượng thiêng liêng đó trong ý thức con người hôm nay và các thế hệ tiếp theo.

1.1.4.5. Tâm linh trong nghệ thuật

Tâm linh trong nghệ thuật là những hình ảnh biểu tượng thiêng liêng nào đó được thể hiện trong tác phẩm làm khơi dậy những cảm xúc cao quý của con người. Muốn được như vậy nhà sáng tạo nghệ thuật phải thực sự có đời sống tâm linh, cảm thụ đối tượng muốn sáng tạo ra trong tác phẩm đến độ thiêng liêng nhất. Có rất nhiều tác phẩm nghệ thuật mà ở đó con người cảm nhận được những giá trị thiêng liêng mà tác giả muốn truyền tải như những bức tranh về phố cổ Hà Nội của họa sĩ Bùi Xuân Phái hay như tác phẩm truyện Kiều của Nguyễn Du, Hịch Tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, chèo Quan Âm Thị Kính…

Hay như chính sự thăng hoa trong niềm tin thiêng liêng về Chúa, về thần Phật đã để lại biết bao giá trị kiến trúc nghệ thuật: nhà thờ Phát Diệm – Ninh Bình, nhà thờ Phú Nhai – Nam Định, gác chuông chùa Keo ở Thái Bình, các pho tượng Phật tổ ở chùa Tây Phương – Hà Nội…

1.1.4.6. Về thế giới tâm linh Khóa luận: Phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại Nam Định.

Chưa ai có thể chứng minh, cũng chưa ai có thể bác bỏ, thế giới tâm linh vẫn là một câu hỏi lớn đối với nhân loại. Nhưng với những ai tin vào sự tồn tại của thế giới khác thì thế giới tâm linh được hình dung như là nơi con người sẽ đến sau cái chết. Thế giới tâm linh không biết có thật hay không, nhưng nó hiện hữu trong tâm hồn mỗi người. Nó là niềm tin thiêng liêng của con người vào nơi mà người ta sẽ về sau cuộc đời “sống gửi” nơi trần thế. Hầu hết mọi người trên thế giới đều hình dung thế giới tâm linh dưới dạng thiên đường và địa ngục. Đây không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên vì thế giới tâm linh thực chất là âm bản của cuộc sống thực tại, phản ánh cuộc sống thực tại của con người nhưng không hỗn độn xen lẫn tốt xấu, thật giả mà chia ra làm hai thái cực với ranh giới rõ ràng. Sự đối kháng thiên đường – địa ngục thể hiện chế độ thưởng phạt công minh, thể hiện khát khao công lí và sự công bằng tuyệt đối. Thế giới tâm linh của người Việt được xây dựng theo mô hình “dương sao, âm vậy – trần sao, âm vậy”. Vì vậy, nên coi đây là quan niệm xuất phát để tìm hiểu về mô hình thế giới tâm linh của người Việt. Vì quan niệm “trần sao, âm vậy” nên mới có những tục lệ như đốt tiền vàng cho thế giới bên kia. Như vậy, văn hóa tâm linh có những mặt tích cực không thể phủ nhận trong đời sống cộng đồng. Đó là sợi dây cố kết cộng đồng, lưu giữ truyền thống, giáo dục lòng nhân ái, vị tha, ý thức hướng thiện. Các tôn giáo khác nhau về giáo lý song đều gặp nhau ở tinh thần bác ái, khoan dung, triết lý nhân bản. Văn hóa tâm linh là chỗ dựa về mặt tinh thần, xoa dịu những đau thương mất mát, đem lại niềm tin vào những điều tốt đẹp, cao cả, thiêng liêng, giúp con người chiến thắng nỗi sợ hãi trước cái chết, đem lại sự thanh thản, cân bằng cho tâm hồn. Chính yếu tố văn hóa tâm linh đã tạo nên chiều sâu, sức sống cho nền văn hóa cộng đồng, dân tộc

1.2. Những vấn đề lý luận về du lịch văn hóa tâm linh Khóa luận: Phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại Nam Định.

1.2.1. Du lịch văn hóa

1.2.1.1. Khái niệm

Du lịch văn hóa là một loại hình du lịch kết hợp giữa văn hóa và du lịch. Theo từ điển Tiếng Việt “du lịch văn hóa” nghĩa là “đi chơi để trải nghiệm cái đẹp”. Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO): “Du lịch văn hóa bao gồm hoạt động của những người với động cơ chủ yếu là nghiên cứu, khám phá về văn hóa như các chương trình nghiên cứu, tìm hiểu về nghệ thuật biểu diễn, về các lễ hội và các sự kiện văn hóa khác nhau, thăm các di tích và đền đài, du lịch nghiên cứu thiên nhiên, văn hóa hoặc nghệ thuật dân gian và hành hương”. Theo Luật Du lịch Việt Nam (chương 1, điều 4) thì: “Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống”. Theo TS. Trần Thúy Anh: “Du lịch văn hóa là một loại hình chủ yếu hướng vào việc quy hoạch, lập trình, thiết kế các tour lữ hành tham quan các công trình văn hóa cổ kim”. [1, tr. 22] Như vậy, có thể hiểu du lịch văn hóa là một loại hình du lịch dựa vào việc khai thác các tài nguyên nhân văn của một vùng, một quốc gia nhằm thỏa mãn những nhu cầu nhận thức thẩm mỹ của con người khi đi du lịch. Dựa trên cơ sở tài nguyên du lịch văn hóa, các loại hình du lịch văn hóa được chia thành: du lịch lễ hội; du lịch tôn giáo; du lịch tham quan di tích, danh thắng; du lịch khai thác các loại hình nghệ thuật truyền thống; du lịch làng nghề; du lịch tham quan các bảo tàng, di tích lịch sử văn hóa… Khóa luận: Phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại Nam Định.

1.2.2. Du lịch văn hóa tâm linh

1.2.2.1. Khái niệm

Du lịch tâm linh không phải là một vấn đề mới mẻ mà thực chất hoạt động du lịch tâm linh đã có mặt cách đây hàng trăm năm trên khắp thế giới. Mọi người vẫn quen dùng từ hành hương để nói về chuyến đi của mình. Trong các chuyến hành hương đó, ngoài mục đích tín ngưỡng tâm linh, người đi hành hương còn được thưởng ngoạn những cảnh đẹp kỳ thú của thiên nhiên, được tiếp cận với những phong tục tập quán của đời sống cư dân địa phương và được hưởng các tiện ích của dịch vụ. Tuy nhiên cho tới thời điểm này, vẫn chưa có một định nghĩa cụ thể nào về du lịch văn hóa tâm linh. Nhưng trong thời gian gần đây, loại hình du lịch văn hóa – tín ngưỡng gắn với các tour hành hương trong và ngoài nước, được một số doanh nghiệp tổ chức ngày càng nhiều, điều đó cho thấy nhu cầu tâm linh trong cộng đồng ngày càng đa dạng.

Thượng tọa Thích Đạo Đạo trong đề tài tham luận Hoằng pháp với vấn đề du lịch tâm linh cho rằng: “Du lịch tâm linh tìm hiểu văn hóa, giá trị truyền thống. Thăm viếng bằng tâm trí, trái tim. Nuôi dưỡng và mở rộng sự hiểu biết hướng về cái thiện, hòa hợp với thiên nhiên, đồng loại, chúng sinh. Nâng cao được giá trị tâm hồn, hiểu rõ hơn về tâm linh, cụ thể đối với Phật giáo chúng ta là hiểu hơn về chân lý giải thoát, giá trị chân thực của cuộc sống hiện tại”. Cựu tổng thống Ấn Độ, tiến sĩ Abdul Kalam thì cho rằng: “Du lịch tâm linh có nghĩa là thăm viếng bằng trái tim”. Trong bài phát biểu tại Hội nghị quốc tế về du lịch tâm linh vì sự phát triển bền vững diễn ra tại Ninh Bình ngày 21 – 22/11/2013, ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng cục trưởng, Tổng cục Du lịch Việt Nam cho rằng: “Xét về nội dung và tính chất hoạt động, du lịch tâm linh thực chất là loại hình du lịch văn hóa lấy yếu tố văn hóa tâm linh vừa làm cơ sở vừa làm mục tiêu nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh của con người trong đời sống tinh thần. Khóa luận: Phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại Nam Định.

Theo cách nhìn nhận đó, du lịch tâm linh khai thác những yếu tố văn hóa tâm linh trong quá trình diễn ra các hoạt động du lịch, dựa vào những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể gắn với lịch sử hình thành nhận thức của con người về thế giới, những giá trị về đức tin, tôn giáo, tín ngưỡng và những giá trị tinh thần đặc biệt khác”. Như vậy, du lịch văn hóa tâm linh là sự kết hợp giữa du lịch và tâm linh – tín ngưỡng. Đây là hai nhu cầu cần thiết trong đời sống của con người, nhằm mang lại nét đẹp cho cuộc sống đi đôi với sự thăng hoa trong tâm hồn. Du lịch văn hóa tâm linh phải lưu ý các điểm sau: – Du lịch văn hóa tâm linh là loại hình du lịch văn hóa nhưng khai thác các đối tượng tôn giáo, tín ngưỡng tâm linh vào hoạt động du lịch nhằm thỏa mãn các nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo, tham quan, tìm hiểu và nâng cao nhận thức của du khách. – Hoạt động của du lịch văn hóa tâm linh phải dựa trên nguyên tắc tôn trọng và gìn giữ các giá trị văn hóa bao gồm cả giá trị vật chất và giá trị tinh thần, thông qua hoạt động du lịch để bảo tồn các di tích có ý nghĩa tín ngưỡng tôn giáo như: chùa, đình, đền, nhà thờ…hay các nghi lễ truyền thống, các lễ hội và giá trị văn hóa nghệ thuật, ẩm thực… Vì đó là đối tượng chính tạo nên sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh hấp dẫn du khách.

1.2.3. Điểm đến của du lịch văn hóa tâm linh

Theo M.Buchvarov, điểm du lịch là cấp thấp nhất trong hệ thống phân vị du lịch gồm 5 cấp: điểm du lịch – hạt nhân du lịch – tiểu vùng du lịch – á vùng du lịch – vùng du lịch. Về mặt lãnh thổ, điểm du lịch có quy mô nhỏ, “là nơi tập trung một loại tài nguyên nào đó (tự nhiên, văn hóa, lịch sử hoặc kinh tế xã hội) hay một loại công trình riêng biệt phục vụ du lịch hoặc kết hợp cả hai ở quy mô nhỏ”.[47, tr.113] Khóa luận: Phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại Nam Định.

Theo quan điểm Marketing:“Điểm đến du lịch là một địa điểm mà chúng ta có thể cảm nhận được bằng đường biên giới về địa lý, đường biên giới về chính trị hay đường biên giới về kinh tế, có tài nguyên du lịch hấp dẫn, có khả năng thu hút và đáp ứng nhu cầu của khách du lịch”. [20, tr.341]

Đối với loại hình du lịch văn hóa tâm linh, điểm đến du lịch là nơi tập trung một loại hình du lịch văn hóa tâm linh nào đó phục vụ du lịch. Thông thường, điểm đến này thường gắn với các di tích gắn với tôn giáo (như văn miếu, chùa, nhà thờ…), và các di tích gắn với tín ngưỡng (đình, đền, miếu, phủ…).

1.2.4. Cơ sở vật chất, kỹ thuật của du lịch văn hóa tâm linh

Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm: cơ sở vật chất của ngành du lịch (hệ thống cơ sở ăn uống, vui chơi, giải trí…là yếu tố trực tiếp đối với việc đảm bảo điều kiện cho các dịch vụ du lịch được tạo ra và cung ứng cho du khách; cơ sở vật chất kỹ thuật của một số ngành kinh tế quốc dân khác tham gia phục vụ du lịch (giao thông, bưu chính, điện nước…). Những yếu tố này có ý nghĩa rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến việc khai thác tài nguyên, phục vụ khách du lịch, đồng thời góp phần quyết định độ dài thời gian lưu trú và mức chi tiêu của du khách. Đối với khách du lịch văn hóa tâm linh thì cơ sở vật chất kỹ thuật phải có những điều kiện phục vụ đặc trưng riêng, với cơ sở ăn uống thì có thể đó là các nhà hàng ăn chay, ăn kiêng…, với cơ sở lưu trú thì cần trang trí, bày trí trang thiết bị trong phòng, buồng khách sạn sao cho phù hợp với từng đối tượng khách theo tín ngưỡng, tôn giáo…tuy nhiên vẫn phải đảm bảo được 4 yêu cầu chính: mức độ tiện nghi, mức độ thẩm mỹ, mức độ vệ sinh và mức độ an toàn.

1.2.5. Sản phẩm của du lịch văn hóa tâm linh Khóa luận: Phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại Nam Định.

Theo Luật du lịch Việt Nam (điều l4 chương 1): “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”.

Theo quan điểm Marketing: “Sản phẩm du lịch là những hàng hóa và dịch vụ có thể thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch, mà các doanh nghiệp du lịch đưa ra chào bán trên thị trường, với mục đích thu hút sự chú ý mua sắm và tiêu dùng của khách du lịch”. [20, tr. 218]

Các yếu tố của sản phẩm du lịch bao gồm: điểm thu hút khách; khả năng tiếp cận của điểm đến; các tiện nghi và dịch vụ của điểm đến; hình ảnh của điểm đến; giá cả hàng hóa, dịch vụ của điểm đến. Sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh mang những đặc điểm của sản phẩm du lịch văn hóa: Có tính bền vững, bất biến cao; Mang nặng dấu ấn của cộng đồng dân cư bản địa, nhằm phục vụ đời sống sinh hoạt văn hóa, tinh thần của cư dân bản địa; Sản phẩm mang nặng định tính, khó xác định định lượng, giá trị của sản phẩm mang tính vô hình, thể hiện qua ấn tượng, cảm nhận.

1.2.6. Khách du lịch với mục đích văn hóa tâm linh

Ngành du lịch muốn hoạt động và phát triển thì đối tượng khách du lịch là nhân tố quyết định. Nếu không có khách du lịch thì các nhà kinh doanh du lịch không thể kinh doanh được. Như vậy nếu nhìn trên góc độ thị trường thì khách du lịch chính là “cầu thị trường”, còn các nhà kinh doanh du lịch là “cung thị trường”.

Vậy khách du lịch là gì? Theo Luật du lịch (Chương 1, điều 4): “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để thu nhập ở nơi đến”. Theo PGS.TS. Trần Đức Thanh thì: “Du khách là những người từ nơi khác đến với/ hoặc kèm theo mục đích thẩm nhận tại chỗ những giá trị vật chất, tinh thần, hữu hình hay vô hình của thiên nhiên và/ hoặc của cộng đồng xã hội. Về phương diện kinh tế, du khách là người sử dụng dịch vụ của các doanh nghiệp du lịch lữ hành, lưu trú, ăn uống…” [36, tr. 20] Khóa luận: Phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại Nam Định.

Như vậy, có thể khái quát khách du lịch văn hóa tâm linh là: – Khách di du lịch với mục đích là văn hóa tâm linh và mang đầy đủ các yếu tố của khách du lịch. Khách có thể đi với động cơ là nghỉ ngơi, phục hồi tâm sinh lý, hay đi với mục đích tham quan, nghiên cứu, học tập về văn hóa hoặc kết hợp với mục đích khác như công vụ, hội nghị, hội thảo.

Khách du lịch tâm linh ở Việt Nam thường hội tụ về các điểm du lịch tâm linh như: đền, chùa, đình, đài, lăng tẩm, tòa thánh, khu thờ tự, tưởng niệm và những vùng đất linh thiêng gắn với phong cảnh đặc sắc, gắn kết với văn hóa truyền thống, lối sống địa phương. Ở đó, du khách tiến hành các hoạt động tham quan, tìm hiểu văn hóa lịch sử, triết giáo, cầu nguyện, cúng tế, chiêm bái, tri ân, báo hiếu, thiền, tham gia lễ hội…

1.2.7. Bảo tồn di sản văn hóa trong du lịch văn hóa tâm linh

Di sản văn hóa (bao gồm vật thể và phi vật thể) được xác định là bộ phận quan trọng cấu thành môi trường sống của con người. Đó là tài sản quý giá không thể tái sinh và không thể thay thế nhưng rất dễ bị biến dạng do các tác động của các yếu tố ngoại cảnh như khí hậu, thời tiết, thiên tai, chiến tranh; sự phát triển kinh tế một cách ồ ạt; sự khai thác không có kiểm soát chặt chẽ; sự buôn bán trái phép đồ cổ; sự mai một truyền thống đạo đức do giao lưu, tiếp xúc và cuối cùng là việc bảo tồn, trùng tu thiếu chuyên nghiệp, không theo đúng những chuẩn mực khoa học…đang là mối nguy cơ đối với các di sản văn hóa. Bởi vậy, việc bảo tồn, khôi phục, gìn giữ những tài sản quý báu đó vừa là nhu cầu tự thân, vừa là yêu cầu bắt buộc đối với hoạt động du lịch. Hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa đang là mối quan tâm của tất cả các quốc gia, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển và hội nhập như Việt Nam. Khóa luận: Phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại Nam Định.

Tuy nhiên, đây cũng lại là một vấn đề rất nhạy cảm vì tài nguyên di sản văn hóa mang những đặc điểm rất riêng biệt, đa dạng và dễ bị tổn thương, ở nhiều nơi người ta đã và đang làm mất giá trị, thậm chí “giết chết” di tích trong quá trình trung tu. Nguyên nhân của mọi sự sai lầm đều xuất phát từ nhận thức lệch lạc, trong đại bộ phận các trường hợp là do quá coi trọng việc phát triển kinh tế, đặt mục tiêu lợi nhuận lên trên hết. Nguyên nhân thứ hai là sự thiếu hiểu biết về bảo tồn văn hóa, người ta nỗ lực làm lại mới hoàn toàn nhiều thành phần thậm chí cả một hạng mục công trình mà không hề biết rằng như thế di tích đã bị xóa sổ, thay vào đó là một hình ảnh phỏng dựng “vô hồn” của di tích. Do đó, quá trình bảo tồn di sản văn hóa phải được thực hiện nghiêm túc, có bài bản, trên cơ sở những kết quả nghiên cứu về di tích đó một cách thấu đáo, đồng thời phải được giám sát một cách cẩn trọng. Càng không nên coi công tác bảo tồn và trùng tu di tích là một loạt những công thức hay mô hình sẵn có mang tính vạn năng, cứng nhắc.

Ngược lại, trong công tác bảo tồn và trùng tu di tích, các chiến lược cụ thể, những mô hình, nguyên tắc mang tính chất lý thuyết phải được vận dụng linh hoạt tuỳ thuộc vào điều kiện lịch sử, nét đặc thù và các mặt giá trị tiêu biểu của những di tích cụ thể theo thứ tự ưu tiên như sau: Thứ nhất, ưu tiên hàng đầu là bảo vệ và phát huy các mặt giá trị tiêu biểu của di tích (giá trị về mặt lịch sử, văn hóa, khoa học và những chức năng truyền thống cũng như công năng mới của di tích). Thứ hai, áp dụng mọi biện pháp có thể để bảo tồn và trùng tu, tạo điều kiện lưu giữ lâu dài và chuyển giao yếu tố nguyên gốc và tính chân xác lịch sử của di tích cho thế hệ tiếp theo, những người sẽ có các điều kiện vật chất và kỹ thuật chắc chắn là hơn hẳn chúng ta, có thể đưa ra những phương án bảo tồn thích hợp hơn.Thứ ba, việc bảo tồn và trùng tu còn phải đảm bảo duy trì được những chức năng truyền thống của di tích. Bởi vì, những chức năng truyền thống đó sẽ tạo cho di tích khả năng đáp ứng được nhu cầu sử dụng của thời đại.

Từ những điều trình bày ở trên, trong chiến lược bảo tồn và phát huy di sản văn hóa cần thực hiện những nguyên tắc sau:

  • Thứ nhất, chỉ can thiệp tối thiểu tới di tích, nhưng cần thiết lập một cơ chế duy tu, bảo dưỡng thường xuyên và định kỳ để đảm bảo cho di tích được ổn định lâu dài. Khóa luận: Phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại Nam Định.

  • Thứ hai, di tích có thể sử dụng và phát huy phục vụ nhu cầu xã hội theo những chuẩn mực khoa học đã được xác định. Sử dụng và phát huy các mặt giá trị của di tích cũng chính là biện pháp bảo tồn có hiệu quả nhất.

  • Thứ ba, bảo tồn di sản văn hóa phải triển khai song song và phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội và ngược lại, phát triển phải kết hợp với bảo tồn di sản văn hóa.

Theo luật Di sản văn hóa (chương 1, điều 4) thì bảo tồn di sản văn hóa gồm các hoạt động sau: Sưu tập là một tập hợp các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia hoặc di sản văn hoá phi vật thể, được thu thập, gìn giữ, sắp xếp có hệ thống theo những dấu hiệu chung về hình thức, nội dung và chất liệu để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu lịch sử tự nhiên và xã hội. Kiểm kê di sản văn hóa: là hoạt động nhận diện, xác định giá trị và lập danh mục di sản văn hóa. Thăm dò, khai quật khảo cổ: là hoạt động khoa học nhằm phát hiện, thu thập, nghiên cứu di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia và địa điểm khảo cổ. Bảo quản di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia: là hoạt động nhằm phòng ngừa và hạn chế những nguy cơ làm hư hỏng mà không làm thay đổi những yếu tố nguyên gốc vốn có của di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. Tu bổ di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh: là hoạt động nhằm tu sửa, gia cố, tôn tạo di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh.Phục hồi di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh: là hoạt động nhằm phục dựng lại di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh đã bị huỷ hoại trên cơ sở các cứ liệu khoa học về di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh đó.

Tiểu kết chương 1 Khóa luận: Phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại Nam Định.

Du lịch văn hóa tâm linh đang là một hình thức phát triển rất mạnh ở nhiều nơi trong đó có Việt Nam. Du khách đi theo loại hình du lịch này thường tìm đến các đình, chùa, các thắng tích tôn giáo, tín ngưỡng để vãn cảnh, cúng bái, cầu nguyện. Tại đây, du khách hòa vào dòng tín đồ để cảm nhận vẻ yên bình, thanh thản, tĩnh tâm. Du lịch tâm linh luôn gắn với đức tin và hướng thiện. Nó khai thác yếu tố tín ngưỡng tôn giáo, tín ngưỡng dân gian hoặc lịch sử dân tộc. Một địa điểm hành hương có xuất xứ từ cội nguồn dân tộc, mang yếu tố tín ngưỡng tôn giáo sẽ đem lại niềm tin cho du khách về sức mạnh nội tâm, tìm đến sự an lạc trong tâm hồn và thăng hoa trong cuộc sống hướng thiện. Đây cũng chính là mục đích cao nhất của hành trình du lịch văn hóa tâm linh. Ngoài ra, hoạt động của loại hình du lịch này phải dựa trên nguyên tắc tôn trọng và gìn giữ các giá trị văn hóa bao gồm cả giá trị vật chất và giá trị tinh thần, thông qua hoạt động du lịch để bảo tồn các di tích có ý nghĩa tín ngưỡng tôn giáo như: chùa, đình, đền, nhà thờ…hay các nghi lễ truyền thống, lễ hội, văn hóa nghệ thuật, ẩm thực…Vì đó là đối tượng chính tạo nên sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh hấp dẫn du khách. Khóa luận: Phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại Nam Định.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:

===>>> Khóa luận: Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại Nam Định

Danh Sách Đề Tài Luận văn Thạc sĩ Ngành Châu Á Học

Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website:  https://dichvuvietluanvan.com/ – Hoặc Gmail: [email protected]