Khóa luận: Đánh giá tiềm năng du lịch biển Phú Yên, ĐIỂM CAO

Rate this post

Bài viết dưới đây chia sẻ về Lời mở đầu, đè cương chi tiết và kết luận của bài Khóa luận ngành du lịch: Đánh giá tiềm năng du lịch biển Phú Yên, cho các bạn sinh viên ngành Du lịch có thể tham khảo, Ngoài ra các bạn sinh viên nào muốn triển khai nội dung, viết bài hoàn thiện, liên hệ ngay với dịch vụ viết thuê khóa luận tốt nghiệp qua Zalo https://zalo.me/0917193864 để được hỗ trợ nhanh nhất nhé

PHẦN MỞ ĐẦU đề tài Khóa luận Đánh giá tiềm năng du lịch biển Phú Yên

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

  • Ngày nay, khi kinh tế – xã hội phát triển, mức sống con người được nâng cao, vì thế các nhu cầu đời sống được quan tâm trong đó nhu cầu về du lịch là không thể thiếu. Cho nên, ngành du lịch phát triển trở thành ngành kinh tế quan trọng của nhiều quốc gia trên thế giới, kể cả Việt Nam.
  • Việt Nam là quốc gia có nhiều tiềm năng phát triển du lịch. Ngành du lịch ở đây xuất hiện từ thập niên 50 và phát triển vượt bậc sau thập niên 80 của thế kỷ 20. Trong quá trình phát triển, ngành du lịch đã và đang khai thác có hiệu quả những tiềm năng: di tích, danh lam thắng cảnh, các di sản thế giới, văn hóa, lễ hội,… và có thể khẳng định du lịch là ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định “du lịch là một ngành kinh tế có vị trí quan trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, phù hợp với yêu cầu và xu thế phát triển”. Trong đó, du lịch biển là loại hình du lịch mang lại giá trị kinh tế cao.
  • Bởi Việt Nam có tới 28/63 tỉnh, thành giáp biển với gần 3300km đường bờ biển cùng nhiều vũng vịnh bãi tắm đẹp và hơn 4000 đảo lớn, nhỏ với nhiều đảo san hô,…
  • Phú Yên là một trong 28 tỉnh thành giáp biển nên có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch biển. Với diện tích 5045km2, chiều dài đường bờ biển là 189km nên tự nhiên chịu ảnh hưởng của biển, dọc bờ biển có nhiều cảnh quan đẹp: khu di tích lịch sử cảng Vũng Rô, Bãi Môn- Mũi Điện, đầm Ô Loan, Gành Đá Đĩa, vịnh Xuân Đài, cùng với các lễ hội: Cầu Ngư, hội đua thuyền đầm Ô Loan, các lễ hội ẩm thực. Đó là những tiềm năng để Phú Yên khai thác phục vụ phát triển du lịch. Và trong những năm gần đây Phú Yên đã chú ý tận dụng các tiềm năng có sẵn, tuy nhiên vẫn chưa khai thác hết giá trị mà chúng mang lại cho phát triển du lịch biển. Vì vậy, việc đánh giá tiềm năng du lịch biển của tỉnh một cách khoa học sẽ cung cấp cho việc quy hoạch phát triển các ngành kinh tế hợp lý hơn.
  • Là sinh viên ngành sư phạm Địa lý, việc vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn có vai trò rất quan trọng, đảm bảo học đi đôi với hành. Từ đó có được tổng quan về điều kiện tự nhiên và kinh tế – xã hội của đất nước Việt Nam nói chung và điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội ở tỉnh Phú Yên nói riêng. Bằng những kiến thức chuyên môn, hiểu biết về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội chúng tôi có thể vận dụng để đánh giá tiềm năng du lịch biển của Phú Yên. Từ đó nhìn nhận đúng đắn, khách quan việc phát triển du lịch biển hợp lý và theo hướng bền vững.
  • Do đó việc thực hiện đề tài “Đánh giá tiềm năng du lịch biển Phú Yên” có ý nghĩa lý luận, thực tiễn cao.

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

  • • Đánh giá được tiềm năng du lịch biển tỉnh Phú Yên dưới góc độ Địa lý học.
  • • Đề xuất một số phương hướng, giải pháp khai thác tiềm năng du lịch biển Phú Yên hợp lý.

3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

• Thu thập, phân tích tổng hợp tài liệu liên quan đến đề tài. Xác lập cơ sở đánh giá.

• Tiến hành nghiên cứu, đánh giá giá trị tài nguyên du lịch biển ở Phú Yên.

• Đề xuất giải pháp để khai thác giá trị tiềm năng du lịch biển Phú Yên.

4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu là tiềm năng du lịch biển Phú Yên.

5. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

a. Quan điểm nghiên cứu

– Quan điểm hệ thống- tổng hợp

  • • Cơ sở khoa học của quan điểm là quan niệm về sự thống nhất và hoàn chỉnh về mặt động lực bên trong của các đối tượng nghiên cứu. Cho phép ta biết phân tích, đánh giá khách quan một cách toàn diện và hợp lý của những đối tượng nghiên cứu, phục vụ khai thác toàn diện lâu bền lãnh thổ.
  • • Yếu tố địa chất- địa hình ven biển của Phú Yên là một thành phần nhỏ trong hệ thống tự nhiên của tỉnh. Và nó cũng chịu tác động không nhỏ trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Vì vậy, khi nghiên cứu nhằm tìm ra giá trị của các yếu tố địa chất – địa mạo này, cần phải xem xét trong mối quan hệ biện chứng với hệ thống tự nhiên và tình hình kinh tế – xã hội của vùng.
  • – Quan điểm lãnh thổ: Mọi sự vật,hiên tượng đều gắn trên một lãnh thổ nhất định. Đồng thời có mối quan hệ với các lãnh thổ khác tạo nên nét khác biệt mang tính bản chất của vùng lãnh thổ nghiên cứu. Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều giá trị địa chất – địa mạo nổi bật và có nhiều nét tương đồng. Vì vậy, khi tiến hành nghiên cứu, đánh giá tại Phú Yên phải xem xét trong toàn bộ lãnh thổ của vùng.
  • – Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững: Quan điểm phát triển bền vững là quan điểm chủ đạo trong nghiên cứu bảo vệ môi trường đối với Địa lý học. Đó là vận dụng quan điểm sinh thái vào việc nghiên cứu đánh giá tổng hợp các nhân tố điều kiện tự nhiên, môi trường. Nó cho phép xác định các yếu tố cơ bản để đánh giá, phát hiện và đề xuất các vấn đề môi trường, giữ vững cân bằng sinh thái, phát triển bền vững.
  • Khi nghiên cứu đánh giá giá trị địa chất – địa hình ven biển nhằm phát triển du lịch biển thì cần phải đặt vấn đề cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường lên hàng đầu.

a. Phương pháp nghiên cứu

– Phương pháp thu thập, xử lý tài liệu:

  • Trên cơ sở nội dung của đề tài, nhóm chúng tôi đã tiến hành thu thập tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau như: sách, báo, internet, thầy cô giáo hướng dẫn,… Từ đó sắp xếp theo hệ thống và phân tích,đánh giá chung nhất về các điều kiện tự nhiên và kinh tế – xã hội tạo ra thuận lợi để phát triển du lịch Phú Yên.

– Phương pháp bản đồ và phân tích không gian:

  • Đây được xem là phương pháp đặc trưng của ngành Địa lý. Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi đã thu thập và nghiên cứu một số bản đồ như: bản đồ tự nhiên của tỉnh Phú Yên và miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ, bản đồ hành chính của tỉnh Phú Yên.

– Phương pháp điều tra, khảo sát, thực địa:

  • Thông qua các lần đi khảo sát thực địa: qua quan sát, chụp hình, phỏng vấn một số địa điểm,… Nhóm chúng tôi đã thu thập thêm một số tài liệu nhằm bổ sung tính khoa học của kết quả nghiên cứu trên lý thuyết, tạo tính thực tiễn và phong phú trong nội dung đề tài.
  • Khảo sát một số huyện ven biển để biết được thực trạng phát triển du lịch và một số điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội thuận lợi để định hướng phát triển du lịch trong tương lai gần.
  • Tham khảo ý kiến đánh giá và thu thập số liệu cùng với các kế hoạch, dự án du lịch đang diễn ra ở các Sở.

6. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU

  • – Nội dung: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu tìm hiểu về một số tiềm năng du lịch biển.
  • – Địa điểm: Dải ven biển tỉnh Phú Yên.

7. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

  • – Thời gian qua có nhiều tác giả quan tâm và đề cập đến du lịch tỉnh Phú Yên. Tuy nhiên, chưa có tác giả nào đi sâu nghiên cứu tìm năng về vấn đề khai thác du lịch biển Phú Yên trong tiến trình phát triển du lịch biển vùng duyên hải Nam Trung Bộ nói chung và tỉnh Phú Yên nói riêng.
  • – “ Khám phá ghềnh Đá Đĩa xã An Ninh Đông- Tuy An Phú Yên” trích từ cuốn tạp chí Tiếp Thị và Gia Đình ngày 04/04/2002 miêu tả chi tiết về ghềnh Đá Đĩa. Ghềnh Đá Đĩa có chiều rộng khoảng 50 m và trải dài hơn 200 m là một thắng cảnh thiên tạo hiếm thấy. Đá ở đây dựng đứng theo từng cột liền khít nhau có tiết diện hình lục giác hoặc hình tròn, giống nhau những cái đĩa xếp chồng nhau nên mới có tên gọi là ghềnh Đá Đĩa. Phong cảnh ở đây còn mang cảnh hoang sơ và môi trường thiên nhiên thuần kiết sẽ để lại ấn tượng khó quên cho khách du lịch Ghềnh Đá Đĩa được công nhận di tích thắng cảnh cấp Quốc gia (23/1/1997).
  • – “Đánh thức tiềm năng du lịch vịnh Xuân Đài “trích từ báo Phú Yên online(10/1/2016) đánh giá tiềm năng cũng như hướng phát triển du lịch vịnh Xuân Đài. Vịnh Xuân Đài có diện tích mặt nước là 130,45 km được tạo thành nhờ dãy núi cổ, dạy dài ra biển độ 15 km tạo thành bán đảo Xuân Thịnh và đầm Cù Mông trông giống như đầu con Kì Lân, vịnh Xuân Đài và vùng phụ cận sở hữu khối tài nguyên du lịch vô cùng phóng phú và đa dạng về tài nguyên du lịch tự nhiên với thế mạnh là hệ thống đầm vũng vịnh, bãi biển, các đảo, gành đá số lượng lớn, thiên nhiên ở khu vực này kết hợp hài hòa giữa núi non và biển cả tạo nên bức tranh sơn thủy hữu tình.
  • – Tài nguyên nhân văn ở đây cũng rất phong phú và đa dạng, hệ thống các di tích văn hóa- lịch sử và lễ hội tín ngưỡng đặc trưng ngoài ra văn hóa ẩm thực, văn hóa dân gian với nhiều loại hình dân ca diễn xướng các làng nghề truyền thống cũng góp phần giúp tài nguyên du lịch nơi đây thêm đa dạng phong phú.
  • – Năm 2011 vịnh Xuân Đài được các chuyên gia đánh giá là có tiềm năng du lịch lớn nhất nhì miền Trung khẳng định chức năng và địa phương cần quan tâm phát triển sản phẩm du lịch biển ở khu vực này.
  • – “Trăn trở cùng lễ hội đầm Ô Loan “trích báo Sài Gòn ( 2/3/2015) đề cập về những lễ hội diễn ra hàng năm ở đầm Ô Loan cùng những trăn trở của người dân địa phương. Vào ngày mùng 7 tháng Giêng tại xã An Cư huyện Tuy An tổ chức lễ hội hằng năm gồm có đua thuyền rồng, sỏng chài, sỏng lưới, sỏng chống xào, lắc thúng chai ngoài ra còn nhiều trò chơi dân gian đã thu hút hàng vạn người về trẩy hội,…
  • – Đối với ngành du lịch biển Phú Yên việc nghiên cứu về loại hình du lịch này chưa nhiều. Tài liệu nước ngoài nghiên cứu về tỉnh Phú Yên rất hiếm, tài liệu nghiên cứu trong nước về biển Phú Yên còn ít và chủ yếu tập trung ở các kía cạnh như du lịch sinh thái về những lễ hội vùng biển ô nhiễm môi trường, định hướng phát triển nhưng không toàn diện mà chỉ ở một khu vực nhỏ hay chỉ đơn thuần là một thắng cảnh trong nhiều thắng cảnh du lịch ở tỉnh Phú Yên. Đối với ngành du lịch biển Phú Yên, đặc biệt là du lịch biển vẫn còn ít, công trình nghiên cứu cũng như đánh giá tiềm năng khai thác du lịch biển còn hạn chế.
  • – Tỉnh Phú Yên đã và đang bắt đầu chú trọng việc phát triển du lịch biển, tầm quan trọng của dịch biển đối với vùng đất con người Phú Yên nói riêng và Duyên hải Nam Trung Bộ nói chung. Vì vậy, nghiên cứu, đánh giá tiềm năng du lịch biển tỉnh Phú Yên và đưa ra giải pháp để phát triển cũng như thu hút đầu tư đang thật sự cần thiết, phù hợp với xu thế phát triển chung của xã hội, phục vụ nhu cầu tham quan, tìm hiểu, nghỉ dưỡng của du khách hiện nay.

Trên đây là lời mở đầu, tiếp theo các bạn cùng tham khảo đề cương chi tiết của đề tài khóa luận Đánh giá tiềm năng du lịch biển, ngoài ra, để tham khảo nhiều mãu đề cương đa dạng, cùng đọc thêm bài viết dưới đây nhé

Xem thêm kho Lời mở đầu ===> Lời mở đầu Khóa luận, HAY

Đề cương chi tiết ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG DU LỊCH BIỂN PHÚ YÊN

PHẦN MỞ ĐẦU

  • 1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
  • 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
  • 3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
  • 4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
  • 5. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
  • a. Quan điểm nghiên cứu:
  • b. Phương pháp nghiên cứu:
  • 6. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
  • 7. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
  • 8. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI:

Chương 1: Cơ sở khoa học của vấn đề tìm hiểu về một số tiềm năng phát triển du lịch biển.

  • 1.1. Cơ sở lí luận:
  • 1.2. Cơ sở thực tiễn:

Chương 2: Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch biển Phú Yên

  • 2.1. Giới thiệu tỉnh Phú Yên
  • 2.1.1 Vị trí địa lý
  • 2.1.2 Điều kiện tự nhiên
  • 2.1.3 Điều kiện kinh tế – xã hội
  • 2.2. Giới thiệu các huyện ven biển tỉnh Phú Yên
  • 2.2.1 Vị trí địa lý
  • 2.2.2 Điều kiện tự nhiên
  • 2.3 Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch biển của tỉnh Phú Yên

Chương 3: Định hướng và đề xuất một số giải pháp khai thác tiềm năng phát triển du lịch biển tỉnh Phú Yên

  • 3.1. Cơ sở khoa học đề ra, định hướng và đề xuất giải pháp khai thác các tiềm năng du lịch
  • 3.2. Một số định hướng, giải pháp khai thác

PHẦN 2: NỘI DUNG

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đánh giá tiềm năng phát triển du lịch biển.

  • 1.1 Cơ sở lý luận
  • 1.2 Cơ sở thực tiễn

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN PHÚ YÊN

  • 2.1 Giới thiệu tỉnh Phú Yên
  • 2.1.1 Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ
  • 2.1.2 Điều kiện tự nhiên
  • 2.2. Giới thiệu chung các huyện ven biển của tỉnh Phú Yên
  • 2.2.1 Vị trí địa lý
  • 2.2.2 Điều kiện tự nhiên:
  • 2.3 Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch biển của tỉnh Phú Yên

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN Ở PHÚ YÊN

  • 3.1. Xu hướng du lịch.
  • 3.2. Mục tiêu phát triển du lịch biển.
  • 3.2.1 Mục tiêu phát triển du lịch trên cả nước.
  • 3.2.2 Mục tiêu phát triển du lịch ven biển ở Phú Yên đến năm 2020.
  • 3.3. Các giải pháp để thực hiện chiến lược.
  • 3.3.1 Giải pháp vốn
  • 3.3.2 Giải pháp quảng bá, tiếp thị phát triển du lịch
  • 3.4. Kết luận- hạn chế- kiến nghị
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Kết luận Khóa luận: Đánh giá tiềm năng du lịch biển Phú yên

  • Qua việc đánh giá tiềm năng du lịch biển tỉnh Phú Yên, chúng ta đã có cái nhìn khách quan hơn về hoạt động du lịch của tỉnh. Với nhiều tiềm năng, du lịch biển nói riêng và du lịch của tỉnh nói chung sẽ phát triển mạnh mẽ, đóng góp lớn vào doanh thu du lịch của vùng.

Với đề tài “Tìm hiểu về một số tiềm năng phát triển du lịch biển của tỉnh Phú Yên”, nhóm chúng tôi đã đạt được một số kết quả sau:
• Tiềm hiểu cơ sở lý luận chung về tài nguyên du lịch, đặc biệt là các tài nguyên phục vụ du lịch biển, các phương pháp đánh giá các loại tài nguyên.
• Đánh giá được tiềm năng, giá trị tài nguyên du lịch biển của tỉnh Phú Yên, bao gồm: các bãi biển, đầm, ghềnh đá, vũng vịnh,…
• Đề xuất một số giải pháp cơ bản, có khả năng áp dụng vào thực tiễn, nhắm khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên.
 Hạn chế:
Do thời gian thực hiện đề tài không nhiều, năng lực các thành viên còn hạn chế. Hoạt động khảo sát thực địa còn gặp nhiều khó khăn, nên kết quả đạt được chưa mang tính khoa học, chính xác cao.
 Đề xuất kiến nghị: Để du lịch biển của tỉnh tiếp tục phát triển mạnh trong những năm tới, chúng tôi xin đề xuất một số đề xuất.
• Đề nghị chính phủ bộ khoa học đầu tư, bộ văn hóa- thể thao- du lịch, tổng cục du lịch có sự quan tâm nhiều hơn để du lịch biển phát triển hơn trong tương lai.
• Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu.
• Đấy mạnh hơn nữa công tác quảng bá giới thiệu để nâng cao sức hấp dẫn, thu hút đầu tư khách du lịch.
• Mở rộng nhiều điểm du lịch, tuyến du lịch, tour du lịch.
• Hoàn thiện hơn nữa cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật.

Các bạn cùng nhau tham khảo, đọc bài viết trên để có thêm tài liệu tham khảo nhé. Ngoài ra, dịch vụ viết thuê Khóa luận tốt nghiệp luôn sẵn sáng hỗ trợ các bạn khi gặp khó khăn trong quá trình viết bài Khóa luận tốt nghiệp, liên hệ ngay với dịch vụ viết thuê Khóa luận tốt nghiệp qua Zalo https://zalo.me/0917193864 nhé

BẤM ĐỂ TẢI FILE

adminadmin