Khoa học về tóc: Chu kỳ tăng trưởng tóc và cách làm việc của tóc
Tóc là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên vẻ đẹp ở người, tuy nhiên tóc không chỉ đơn giản có nhiệm vụ này mà còn chứa nhiều điều phức tạp bên trong. Chúng ta đều biết rằng nó không chỉ đóng một vai trò quan trọng những biểu hiện ngoại hình của cả nam và nữ, mà còn giúp truyền tải thông tin cảm giác cũng như tạo ra nhận dạng giới tính ở người.
Nội Dung Chính
1. Nguồn gốc của tóc
Tuần 22 của thai kỳ, tất cả các nang tóc đã được hình thành. Ở giai đoạn này, bào thai có khoảng 5 triệu nang lông trên cơ thể. Ở vùng đầu, có khoảng 1 triệu nang lông và trong đó khoảng 100.000 nang nằm trên da đầu là nguồn gốc tạo nên máu tóc sau này. Thời điểm này, số lượng nang tóc là lớn nhất, vì chúng ta sẽ không tạo ra nang tóc mới mà chỉ mất dần trong suốt quãng đời còn lại.
Hầu hết chúng ta sẽ nhận thấy rằng mật độ tóc ở da đầu bị giảm khi trưởng thành vì diện tích da dầu sẽ ngày một gia tăng, tuy nhiên số lượng nang tóc không thay đổi. Bên cạnh đó, các nang tóc sẽ bị mất dần do lão hóa cũng như một số bệnh lý gây rụng tóc.
2. Cấu tạo của tóc
Hiểu một cách đơn giản, tóc có cấu trúc dạng sợi và được hợp lại bởi 70% là chất sừng (keratin) cùng với 30% hợp chất bao gồm nước, chất béo, hydrat carbon, vitamin và các khoáng chất khác. Tóc có hai cấu trúc riêng biệt là nang nằm trong da, và thứ hai thân tóc phát triển lên phía trên da đầu mà chúng ta thấy.
2.1. Nang tóc
Các nang tóc là một đoạn ngắn nằm trong của lớp biểu bì trải dài xuống lớp hạ bì. Cấu trúc nang tóc chứa một số lớp có chức năng riêng biệt. Ở đáy nang là nhú, chứa mao mạch, hoặc các mạch máu nhỏ cung cấp chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng nang tóc. Phần tóc có khả năng phát triển (phần sống) là phần dưới cùng bao quanh nhú, được gọi là bầu nhú tóc. Các tế bào của bầu nhú phân chia sau 23 đến 72 giờ, tốc độ phát triển nhanh nhất so với bất cứ tế bào nào khác trong cơ thể.
Tóc có hai lớp vỏ, một lớp vỏ bọc bên trong và một lớp bên ngoài, bao quanh nang tóc. Những cấu trúc này bảo vệ và hình thành các sợi tóc phát triển lên phía trên. Vỏ bọc bên trong chạy dọc theo trục tóc và kết thúc bên dưới lỗ của tuyến bã nhờn (dầu) và đôi khi là tuyến apocrine (mùi hương). Vỏ bọc bên ngoài tiếp tục chạy đến tận tuyến bên dưới. Một cơ được gọi là cơ pili erector gắn bên dưới tuyến với một lớp xơ xung quanh vỏ ngoài. Khi cơ này co lại, nó làm cho tóc đứng lên và cũng làm cho tuyến bã nhờn tiết ra nhờn.
Tuyến bã nhờn rất quan trọng vì nó tạo ra bã nhờn cho tóc và da. Sau tuổi dậy thì cơ thể chúng ta sản xuất nhiều bã nhờn hơn nhưng khi chúng ta già đi, chúng ta bắt đầu tiết ra ít bã nhờn hơn. Phụ nữ sản xuất bã nhờn ít hơn nhiều so với nam giới.
2.2. Thân tóc
Các sợi tóc được làm bằng một loại protein cứng gọi là keratin và được làm thành ba lớp. Protein này là lớp protein chết, vì vậy tóc mà bạn nhìn thấy không phải là cấu trúc sống. Lớp bên trong là tủy. Lớp thứ hai là vỏ và lớp ngoài là lớp biểu bì. Vỏ chiếm phần lớn của thân tóc. Biểu bì là một cấu trúc chặt chẽ được tạo thành từ các lớp vảy chồng chéo lên nhau. Lớp vỏ và tủy chứa sắc tố của tóc tạo cho nó màu sắc của tóc.
Lớp tuỷ là lớp trong cùng của tóc, chứa nhiều tế bào keratin. Nếu tóc bạn rất mỏng, có thể tóc bạn sẽ không có lớp này. Nhưng đừng lo lắng nhé, vì độ khỏe bóng của sợi tóc không bị ảnh hưởng nếu tóc bạn không có lớp tủy.
Lớp lõi là lớp dày nhất và quan trọng nhất của tóc, bao gồm các bó sợi nhỏ và hợp chất melanin hợp thành. Melanin là các hạt sắc tố tự nhiên quyết định màu sắc của tóc. Có hai loại Melanin là Eumelanin (sắc tố nâu đen) và Pheomelanin (sắc tố đỏ). Tóc vàng, hung, nâu, đỏ, đen là do tỉ lệ pha trộn giữa hai loại sắc tố trên. Tóc màu trắng là tóc không chứa sắc tố melanin.
Tuỳ thuộc vào ảnh hưởng từ môi trường, di truyền, độ tuổi mà tỉ lệ sắc tố melanin thay đổi ở phần lớp lõi của tóc. Khiến cho tóc bạn thay đổi từ đen sang bạc hoặc vàng sang nâu. Vì vậy lớp giữa của tóc này quyết định độ chắc khỏe cũng như màu sắc của tóc bạn.
Lớp biểu bì là lớp ngoài cùng của tóc, bao gồm các lớp vảy keratin xếp chồng lên nhau. Giữa các lớp vảy này là chất kết dính KIT. Lớp biểu bì còn được bao trùm bởi một lớp dầu với nhiệm vụ chống thấm nước và giữ ẩm cho tóc
Khi tóc bị ảnh hưởng bởi môi trường như khói bụi, tia tử ngoại mặt trời hoặc các hóa chất trong thuốc nhuộm, thuốc uốn duỗi tóc, dầu gội, dầu xả, keo xịt tóc hoặc chất clo trong hồ bơi, chất kết dính KIT sẽ bị tổn thương, phá vỡ kết cấu của các lớp vảy Keratin, khiến tóc mất đi độ bóng sáng trơn mượt. Cần lưu ý khi sử dụng máy sấy tóc, các dụng cụ làm xoăn thẳng tóc hoặc chải bới tóc quá mạnh và quá nhiều sẽ gây nên tổn thương lớp biểu bì, làm tóc bị khô, xơ xác và xỉn màu.
3. Chu kỳ tăng trưởng tóc
Tóc trên da đầu dài ra khoảng 3 đến 4mm mỗi ngày tương đương khoảng 18cm mỗi năm. Không giống như các động vật có vú khác, sự phát triển và rụng lông của con người là ngẫu nhiên và không theo mùa hoặc theo chu kỳ. Tại bất kỳ thời điểm nào, một số lượng lông ngẫu nhiên sẽ ở một trong ba giai đoạn từ tăng trưởng cho đến rụng tóc, bao gồm anagen, catagen và telogen.
3.1. Anagen
Anagen là giai đoạn hoạt động của tóc. Các tế bào trong chân tóc đang phân chia nhanh chóng. Một sợi tóc mới được hình thành và đẩy phần tóc trong bầu nhú tóc lên trên. Đây là phần tóc đã ngừng phát triển hoặc không còn trong giai đoạn anagen và cuối cùng ra ngoài.
Trong giai đoạn này, tóc mọc khoảng 1cm sau mỗi 28 ngày. Tóc da đầu vẫn ở trong giai đoạn tăng trưởng tích cực này trong hai đến sáu năm.
Một số người gặp khó khăn khi mọc tóc không vượt quá một độ dài nhất định vì có giai đoạn tăng trưởng tóc khá ngắn. Mặt khác, những người có mái tóc rất dài do có một giai đoạn tăng trưởng dài hoạt động. Lông trên cánh tay, chân, lông mi và lông mày có giai đoạn tăng trưởng hoạt động rất ngắn khoảng 30 đến 45 ngày, giải thích lý do tại sao chúng ngắn hơn nhiều so với tóc da đầu.
3.2.Catagen
Giai đoạn catagen là giai đoạn chuyển tiếp và khoảng 3% tất cả các sợi tóc. Giai đoạn này kéo dài trong khoảng hai đến ba tuần. Sự tăng trưởng dừng lại và lớp vỏ bên ngoài co lại và bám vào chân tóc. Đây là sự hình thành của những gì được gọi là bầu nhú tóc.
3.3.Telogen
Telogen là giai đoạn nghỉ ngơi và thường chiếm từ 6% đến 8% tổng số sợi tóc. Giai đoạn này kéo dài trong khoảng 100 ngày đối với tóc trên da đầu và lâu hơn đối với tóc trên lông mày, lông mi, cánh tay và chân.
Trong giai đoạn này, nang lông hoàn toàn nghỉ ngơi và bầu nhú tóc được hình thành hoàn toàn. Nhổ ra một sợi tóc trong giai đoạn này sẽ làm lộ ra một cấu trúc rắn, cứng, khô, trắng ở gốc. Khoảng 25 đến 100 sợi lông telogen được rụng mỗi ngày theo sinh lý.
4. Chức năng của tóc
Mái tóc là đặc điểm hết sức quan trọng đối với mỗi người, thể hiện vẻ đẹp, sức sống và là điều giúp ghi dấu ấn cá nhân. Một mái tóc suôn mềm, thơm ngát có thể gây thương nhớ. Mái tóc được chải, tạo kiểu gọn gàng giúp các chàng bảnh bao hơn gấp bội. Thông qua kiểu tóc, màu sắc tóc, người ta thể hiện được cá tính riêng của mình, không trùng lẫn với ai. Đó chính là một phương tiện giúp thể hiện tuyên ngôn thời trang của mọi người.
Ngoài tác dụng thẩm mỹ, tóc còn có vai trò quan trọng với cơ thể người. Mái tóc dày dặn giúp bảo vệ da đầu, tránh dị vật rơi vào trực tiếp. Ngoài ra, theo các nhà khoa học, mái tóc còn bảo vệ da đầu khỏi tác hại trực tiếp từ ánh nắng mặt trời. Cụ thể, khi ánh nắng chiếu xuống, nhiệt và bức xạ sẽ gặp vật cản – chính là mái tóc, trước khi ảnh hưởng đến đầu của con người.
Một công dụng khác ít được biết của tóc, lông trên cơ thể chính là thu hút tình dục. Mỗi người lại bị thu hút bởi khuôn mẫu bạn tình khác nhau, về độ dài, màu sắc, vị trí của lông, tóc trên cơ thể. Lượng tóc, lông nhất định trên cơ thể giúp khuếch đại mùi hương đặc trưng của mỗi người, từ đó tăng cơ hội ghép cặp bạn tình. Bên cạnh đó, tóc còn có tác dụng điều nhiệt, các tuyến bã và mô hôi ở nang tóc cũng giúp bài tiết và thải độc cho cơ thể.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.