Khoa học và công nghệ trái đất, mỏ, môi trường phục vụ đổi mới, sáng tạo và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia

Ngày 17/12, tại Hà Nội, Trường Đại học Khoa học – Tự nhiên (Đại học Quốc gia) phối hợp với Hội đồng Giáo sư Liên ngành Khoa học Trái đất – Mỏ tổ chức Hội nghị Khoa học toàn quốc về Trái đất, mỏ, môi trường lần thứ V với chủ đề: “Khoa học và công nghệ trái đất, mỏ, môi trường phục vụ đổi mới, sáng tạo và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia” và Lễ công bố Quyết định và trao Chứng nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2022 và

Phát biểu khai mạc Hội nghị, GS. TSKH Vũ Hoài Linh, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học – Tự nhiên cho biết, ngành khoa học Trái đất, Mỏ và Môi trường ra đời và phát triển cùng với sự tiến hóa của xã hội, có ảnh hưởng sâu rộng tới toàn bộ các hoạt động sinh sống và phát triển kinh tế – xã hội. Sự phát triển mạnh mẽ các ngành này là tiền đề cho nhiều lĩnh vực khoa học cơ bản và ứng dụng khác, là công cụ để thúc đẩy các tiến bộ công nghệ trên thế giới.

img_0273.jpgGS. TSKH Vũ Hoài Linh, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học – Tự nhiên phát biểu khai mạc Hội nghị

Tuy nhiên, chính trong bối cảnh hiện tại, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức như cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu toàn cầu… Do đó, đòi hỏi đổi mới đào tạo, nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực khoa học Trái đất, Mỏ và Môi trường để đảm bảo cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu…

Thay mặt Bộ TN&MT, GS. TS Trần Hồng Thái, Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn quốc gia cho biết, trong giai đoạn hiện nay, xây dựng nền kinh tế có tính sáng tạo và sức canh tranh cao là một yêu cầu cấp thiết để thúc đẩy thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, mang tính chất tiên phong, dẫn dắt là một trong các giải pháp quan trọng để đạt được mục tiêu này. Do vậy, việc tổ chức Hội nghị nhằm tạo lập một diễn đàn để các nhà khoa học, kỹ sư, nhà quản lý và các doanh nghiệp trao đổi và thảo luận về các lĩnh vực khoa học trái đất, Công nghệ địa môi trường, tài nguyên môi trường, năng lượng… có ý nghĩa quan trọng để tìm ra các giải pháp thúc đẩy kinh tế sáng tạo, kinh tế tuần hoàn, nâng cao sức cạnh tranh, xây dựng quốc gia phát triển thịnh vượng, an toàn và bền vững.

img_0286.jpgGS. TS Trần Hồng Thái, Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn phát biểu tại Hội nghị

Để thực hiện thành công các mục tiêu được xác định tại Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, đề nghị các đại biểu, các nhà khoa học sẽ cùng quan tâm, trao đổi và tìm giải pháp cho các vấn đề như: Khoa học và công nghệ Trái đất, Mỏ và Môi trường cho phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; công nghệ ứng phó biến đổi khí hậu, hướng tới net-zero về phát thải khí nhà kính; giảm chất thải, nước thải, ô nhiễm vi nhựa; giảm thiểu và nâng cao sức chống chịu với thiên tai; tăng trưởng xanh; phát triển bền vững cơ sở hạ tầng.

Bên cạnh đó, về vấn đề sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên và kinh tế tuần hoàn như: tái tạo tài nguyên thiên nhiên, vật liệu xanh, thân thiện môi trường, năng lượng tái tạo và năng lượng sạch (thủy điện, năng lượng thủy triều, gió, mặt trời và địa nhiệt); khai thác bền vững và sử dụng sáng tạo các năng lượng truyền thống (than, dầu và khí); khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và hệ sinh thái; du lịch sinh thái, bảo tồn dị sản thiên. Để đạt các mục tiêu của Cop 26.

img_0297.jpg

GS. TS Lê Quang Cường, Phó Chủ tịch Hội đồng Giáo sư Nhà nước, GS. TS Mai Trọng Nhuận, Chủ tịch Hội đồng Giáo sư liên ngành khoa học Trái đất – Mỏ và GS. TS Trần Hồng Thái trao Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư cho 2 Giáo sư

Ngoài ra, đề xuất giải pháp cho kinh tế sáng tạo và nâng cao tính cạnh tranh như các giải pháp khoa học và công nghệ; giải pháp thể chế chính sách; các giải pháp chuyển đổi số và công nghệ sáng tạo (bao gồm: trí tuệ nhân tạo, IoT, công nghệ chuỗi-khối, phân tích dữ liệu…)…

Hội nghị toàn quốc khoa học Trái đất, Mỏ, Môi trường lần thứ V đã thu hút được rất nhiều báo cáo của các nhà khoa học, nhà quản lý trong toàn quốc về các nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng trong thực tế của liên ngành khoa học Trái đất, Mỏ, Môi trường. Trong đó, có một số nghiên cứu đã được thử nghiệm, đánh giá và đúc rút từ thực tiễn đời sống xã hội trong các lĩnh vực địa chất, khai thác khoáng sản, kinh tế và quản lý đất đai, môi trường, khí tượng thủy văn, bản đồ và hệ thông tin địa lý. Các báo cáo được giới thiệu tại Hội thảo gồm: định hướng chuyển đổi số, hiện đại hóa ngành Khí tượng Thủy văn; Địa thuật toán và ứng dụng: cách tiếp cận dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo; Nghiên cứu triển vọng đê chắn song lấy cảm hứng từ sinh học để bảo vệ bờ biển; Nghiên cứu phát triển công nghệ đánh giá thiệt hại do ô nhiễm môi trường theo hướng khoa học liên ngành trái đất và môi trường.

img_0309(2).jpgCác đại biểu chúc mừng các Giáo sư, Phó Giáo sư liên ngành khoa học trái đất – mỏ

Trong khuôn khổ hội nghị, Hội đồng Giáo sư nhà nước đã công bố và trao Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2022 thuộc liên ngành khoa học trái đất – mỏ cho 14 nhà giáo, trong đó có 2 Giáo sư và 12 Phó Giáo sư.