Khoa học lý giải vì sao có những người cứ mãi đau khổ vì tình
Khép chặt mình trong quan hệ với người yêu và không tương tác với bên ngoài, có thể dẫn đến lụy tình.
Theo trung tâm cai nghiện hàng đầu thế giới , Ranch Treatment Center (Canada), lụy tình là một nhu cầu cần tìm một người nào đó để yêu một cách tuyệt vọng, do nỗi sợ một mình hoặc bị từ chối.
Chứng bệnh này chiếm 3 – 10% dân số, mắc phải một số dạng tình yêu kiểu bệnh hoạn, theo tờ Tâm lý học Ngày nay (Mỹ).
Theo tiến sĩ Becky Whetstone, người chuyên điều trị chứng lụy tình, thì những người lụy tình thường lệ thuộc vào người yêu đến độ phi thực tế.
Tiến sĩ Whetstone tiết lộ 6 dấu hiệu một người có thể bị chứng lụy tình, theo WebMD.
Nội Dung Chính
1. Luôn lo lắng người yêu sẽ rời bỏ mình
Tất cả những người lụy tình rất sợ bị người yêu bỏ rơi. Tiến sĩ Whetstone nói rằng ngay cả khi một người lụy tình có mối quan hệ với người mà họ quá mê mẩn, họ không bao giờ cảm thấy yên tâm và tin tưởng người yêu.
Họ rất bất an, lo lắng và lụy tình, tiến sĩ Whetstone nói.
2. Không thể ngừng suy nghĩ về người yêu, đến mức say mê
Những người lụy tình biểu hiện sự say mê vào người họ “nghiện” đến độ gắn chặt mình vào người đó, dẫn đến một số hành vi nguy hiểm.
Nhiều nam giới lụy tình bị rối loạn tâm thần , tiến sĩ Whetstone cho biết.
Họ rình rập, săn đuổi và đe dọa, và có thể rất nguy hiểm, theo WebMD.
3. Người yêu là điều duy nhất khiến họ cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa
Khi một người lụy tình, tất cả lòng tự trọng, niềm vui, nỗi buồn và thậm chí cả mục đích cuộc sống đều nằm ở người mà họ “nghiện”.
Họ đặt tất cả hy vọng vào mối quan hệ này, tiến sĩ Whetstone nói.
Điều này bắt nguồn từ sự lệ thuộc – điều mà tiến sĩ Whetstone gọi là “điều kiện cần” cho chứng “nghiện” tình yêu.
Sự lệ thuộc xảy ra khi một người không thể tự lập hoặc tự bảo vệ mình và trở nên lệ thuộc hoàn toàn vào người yêu, theo WebMD.
Mặc dù không phải tất cả những người lệ thuộc đều là những người “nghiện” tình yêu , nhưng tiến sĩ Whetstone nói rằng, tất cả những người “nghiện” tình yêu đều lệ thuộc một cách cực đoan.
4. Họ có những tổn thương thời thơ ấu trong mối quan hệ với mẹ
Một trong những nguyên nhân chính gây ra chứng lụy tình, theo tiến sĩ Whetstone, là sự “đói khát tình mẹ” – mong muốn được mẹ yêu thương vô điều kiện nhưng không có được trong thời thơ ấu.
Bà Whetstone cho biết, hầu hết những người lụy tình có mối quan hệ xa cách với mẹ. 100% bệnh nhân mắc chứng lụy tình của bà có mối quan hệ xa cách với mẹ, theo WebMD.
Những người lụy tình muốn bù đắp sự đói khát tình mẹ này bằng cách cố gắng lấp đầy khoảng trống bằng tình yêu, hoặc trở nên “nghiện” một ai đó.
5. Họ cảm thấy người yêu là lý do duy nhất để họ sống
Bởi vì một trong những yếu tố chính của lụy tình là sự lệ thuộc vào người yêu, họ cảm thấy việc chia tay người yêu là điều không thể, cho dù mối quan hệ có thể rất tệ hại.
Bà Whetstone cho biết sự lệ thuộc vào người yêu này giống như nghiện ma túy , không thể nào rời xa cho dù người yêu đối xử rất tệ với họ.
Chính xác nó giống như nghiện heroin. Họ sẽ có những khoảnh khắc quyết bỏ đi, khi nhận ra “heroin này rất có hại với tôi, nó sẽ giết chết tôi”, nhưng ngay khi cơn nghiện quay trở lại, tất cả sẽ trở lại như cũ. Họ lại tiếp tục nghiện heroin, bà Whetstone nói, nó giống như một sự ép buộc.
Mong muốn yêu vô điều kiện của họ lớn đến nỗi khi người họ “nghiện” ra đi, họ sẽ cảm thấy cuộc sống không còn mục đích và không đáng sống nữa, theo WebMD.
6. Với người yêu nào, họ cũng vậy, không phải ngoại lệ
Tiến sĩ Whetstone nói rằng người lụy tình luôn như vậy trong tất cả các cuộc tình của mình. Ngay cả khi chia tay người họ “nghiện” lúc đầu, họ thường chuyển rất nhanh sang người yêu tiếp theo.
Nhận biết được kiểu lụy tình sẽ là bước đầu tiên để ngăn chặn chứng bệnh này, tiến sĩ Whetstone nói. Họ sẽ tiếp tục và “nghiện” một người khác, theo WebMD.