Khoa học hình sự là gì? Chức năng, nhiệm vụ của Viện khoa học hình sự?

Khoa học hình sự là gì? Chức năng, nhiệm vụ của Viện khoa học hình sự? Trung tâm giám định pháp y thuộc Viện khoa học hình sự, Bộ Công an? Quản lý nhà nước về Giám định tư pháp?

    Tóm tắt câu hỏi:

    Thưa luật sư! Luật sư cho tôi hỏi Viện khoa học hình sự thuộc Bộ Công an có các chức năng, nhiệm vụ gì trong giám định tư pháp? Mong luật sư tư vấn giúp tôi! Tôi xin cám ơn!

    Luật sư tư vấn:

    Khoa Học hình sự là tổng thể chi thức được tích lũy có hệ thống về nội dung, bản chất và phương pháp luật nghiên cứu, ứng dụng các tri thức đó vào trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Vậy để hiểu thêm về khoa học hình sự là gì? Chức năng, nhiệm vụ của Viện khoa học hình sự? Dưới bàu viết này Công Ty Luật Dương Gua chúng tôi xin cung cấp các thông tin chi tiết và các thông tin pháp lý liên quan để giải quyết vấn đề này.

    Cơ sở pháp lý:

    – Nghị định Số: 293/VBHN-BTP năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp

    Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua điện thoại: 1900.6568

    1. Khoa học hình sự là gì?

    Khoa học hình sự là tổng thể tri thức được tích lũy có hệ thống về nội dung, bản chất, phương pháp luận nghiên cứu và ứng dụng các tri thức trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.

    Xem thêm: Chức năng, nhiệm vụ của Phòng kỹ thuật hình sự – Công an cấp tỉnh

    2. Chức năng, nhiệm vụ của Viện khoa học hình sự thuộc Bộ công an:

    Theo quy định tại Điều 9 Nghị định Số: 293/VBHN-BTP năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp thì Viện khoa học hình sự thuộc Bộ Công an có các chức năng, nhiệm vụ sau đây:

    Tại Điều 9. Viện khoa học hình sự thuộc Bộ Công an quy định:

    1. Viện khoa học hình sự có các chức năng, nhiệm vụ sau đây:

    a) Thực hiện giám định kỹ thuật hình sự và pháp y theo quy định của pháp luật tố tụng và Luật Giám định tư pháp;

    b) Xây dựng quy trình, quy chuẩn giám định kỹ thuật hình sự trình Bộ trưởng Bộ Công an ban hành;

    c) Xây dựng chương trình, tài liệu và tổ chức, hướng dẫn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật hình sự;

    d) Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra nghiệp vụ kỹ thuật hình sự đối với các tổ chức giám định kỹ thuật hình sự trong toàn quốc theo quy định của Bộ Công an;

    đ) Nghiên cứu khoa học về chuyên ngành kỹ thuật hình sự và pháp y;

    e) Thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về kỹ thuật hình sự và pháp y theo quy định của Bộ Công an;

    g) Tổng kết, báo cáo Bộ Công an, Bộ Tư pháp về tổ chức, hoạt động giám định kỹ thuật hình sự; tổng kết, báo cáo Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ Tư pháp về tổ chức, hoạt động pháp y trong ngành công an theo định kỳ hàng năm, đồng thời gửi Viện pháp y quốc gia; đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giám định kỹ thuật hình sự và pháp y;

    h) Các nhiệm vụ khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an.

    2. Viện khoa học hình sự thuộc Bộ Công an có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng. Viện trưởng, các Phó Viện trưởng phụ trách chuyên môn về giám định phải là giám định viên tư pháp. Việc bổ nhiệm Viện trưởng, các Phó Viện trưởng Viện khoa học hình sự được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an.

    Như vậy, Viện khoa học hình sự thuộc Bộ Công an có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng. Viện trưởng, các Phó Viện trưởng phụ trách chuyên môn về giám định phải là giám định viên tư pháp. Việc bổ nhiệm Viện trưởng, các Phó Viện trưởng Viện khoa học hình sự được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an.và Viện khoa học hình sự có các chức năng, nhiệm vụ theo quy định và phải thực hiện nghiêm chỉnh các hoạt động, chức năng và nhiệm vụ đó

    Xem thêm: Quy định về giám định tư pháp trong Bộ luật tố tụng hình sự 2015

    3.

    Trung tâm giám định pháp y thuộc Viện khoa học hình sự, Bộ Công an:

    –  Trung tâm giám định pháp y thuộc Viện khoa học hình sự, Bộ Công an có các chức năng, nhiệm vụ như sau:

    – Thực hiện giám định pháp y theo quy định của pháp luật tố tụng, Luật Giám định tư pháp

    – Nghiên cứu khoa học về chuyên ngành pháp y dựa trên các quy định

    – Các nhiệm vụ khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an

    – Trung tâm giám định pháp y thuộc Viện khoa học hình sự và Bộ Công an có Giám đốc, các Phó Giám đốc. Giám đốc, các Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn về giám định phải là giám định viên tư pháp theo quy định. và Việc bổ nhiệm Giám đốc, các Phó Giám đốc Trung tâm giám định pháp y thuộc Viện khoa học hình sự được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an.

    Xem thêm: Quy định về chi phí định giá theo Bộ luật tố tụng dân sự

    4. Quản lý nhà nước về Giám định tư pháp:

    Để quản lý nhà nước về giám định tư pháp thì Tại Điều 27. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định dựa trên một số nội dung

    – Các cơ quan Bộ và các cơ quan ngang Bộ có các nhiệm vụ, quyền hạn đó là: Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Tư pháp ban hành Quy chế phối hợp giữa Trung tâm pháp y cấp tỉnh và Phòng Kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh, các cơ quan có liên quan trong việc tiếp nhận trưng cầu và thực hiện giám định pháp y và  Bộ Y tế quy định cơ quan, tổ chức thực hiện, nội dung, thời gian đào tạo hoặc bồi dưỡng để cấp chứng chỉ nghiệp vụ giám định pháp y, pháp y tâm thần theo quy định tại Điểm c khoản 1 Điều 7 của Luật Giám định tư pháp

    – Các cơ quan Bộ và các cơ quan ngang Bộ có các nhiệm vụ, quyền hạn như Bộ Công an quy định cơ quan, tổ chức thực hiện, nội dung, thời gian đào tạo hoặc bồi dưỡng để cấp chứng chỉ nghiệp vụ giám định kỹ thuật hình sự theo quy định tại Điểm c khoản 1 Điều 7 của Luật Giám định tư pháp và Bộ Y tế có trách nhiệm củng cố, kiện toàn tổ chức, hoạt động của Viện pháp y quốc gia, Viện pháp y tâm thần Trung ương; thành lập và bảo đảm các điều kiện cần thiết để Trung tâm pháp y tâm thần khu vực đi vào hoạt động; hướng dẫn về cơ cấu tổ chức, bộ máy của Trung tâm pháp y cấp tỉnh theo quy định của Luật Giám định tư pháp và Nghị định này.

    – Bộ Công an có trách nhiệm củng cố, kiện toàn tổ chức, hoạt động của Viện khoa học hình sự và Phòng Kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh theo quy định của Luật Giám định tư pháp và Nghị định này và Bộ Quốc phòng có trách nhiệm củng cố, kiện toàn tổ chức, hoạt động của Viện pháp y quân đội và Phòng Giám định kỹ thuật hình sự thuộc Bộ Quốc phòng theo quy định của Luật Giám định tư pháp và Nghị định này. 

    Bộ Y tế có trách nhiệm chủ trì và  phối hợp với các bộ, ngành có liên quan nghiên cứu, đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định về mã số hoặc chức danh nghề nghiệp đối với giám định viên tư pháp chuyên trách và người tham gia hoạt động giám định tư pháp thuộc các tổ chức giám định tư pháp công lập trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần trong ngành y tế; xây dựng chế độ phụ cấp thường trực đối với giám định viên tư pháp và người tham gia giám định tư pháp thuộc tổ chức giám định tư pháp công lập về pháp y thuộc ngành y tế trình cơ quan có thẩm quyền ban hành; theo dõi, đôn đốc, tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện các chế độ, chính sách đãi ngộ đối với giám định viên tư pháp chuyên trách và người tham gia hoạt động giám định tư pháp thuộc các tổ chức giám định tư pháp công lập trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần thuộc ngành y tế.

    Bộ Công an có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan nghiên cứu quy định hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định chức danh giám định viên tư pháp chuyên trách và người tham gia hoạt động giám định tư pháp thuộc các tổ chức giám định tư pháp công lập trong Công an nhân dân theo quy định của pháp luật; theo dõi, đôn đốc, tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện các chế độ, chính sách đãi ngộ đối với giám định viên tư pháp chuyên trách và người tham gia hoạt động giám định tư pháp thuộc các tổ chức giám định tư pháp công lập trong Công an nhân dân;

    – Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng thực hiện việc kiểm tra, thanh tra về hoạt động giám định pháp y trong ngành công an và quốc phòng, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng thực hiện việc kiểm tra, thanh tra về hoạt động giám định kỹ thuật hình sự trong quân đội; phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện việc kiểm tra về hoạt động giám định kỹ thuật hình sự trong cơ quan kiểm sát;

    –  Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm ban hành quy chuẩn giám định tư pháp ở lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý. Trường hợp không ban hành quy chuẩn riêng cho hoạt động giám định tư pháp thì các Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm hướng dẫn việc áp dụng quy chuẩn chuyên môn cho hoạt động giám định tư pháp ở lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ, ngành mình;

    –  Bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm rà soát, đăng tải danh sách cá nhân, tổ chức giám định tư pháp trên Cổng thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ; hủy bỏ công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc, đồng thời gửi Bộ Tư pháp để điều chỉnh trong danh sách chung;

    –  Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động của người giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp công lập, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc thuộc thẩm quyền quản lý;

    Theo đó, Căn cứ vào tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động, hàng năm Bộ, cơ quan ngang Bộ đánh giá chất lượng hoạt động của người giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp công lập, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ.

    Để quản lý nhà nước về giám định tư pháp thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có các nhiệm vụ, quyền hạn đó là Củng cố, kiện toàn tổ chức, hoạt động của Trung tâm pháp y cấp tỉnh theo quy định của Luật Giám định tư pháp, Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan,  Rà soát, đăng tải và cập nhật danh sách cá nhân, tổ chức giám định tư pháp trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đồng thời gửi danh sách cho Bộ Tư pháp

    Theo đó thì Căn cứ vào tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động, hàng năm đánh giá chất lượng hoạt động của người giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp công lập, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc ở địa phương theo quy định của pháp luật

    Như vậy, Đối với việc Chức năng, nhiệm vụ của Viện khoa học hình sự,  Bộ Công an có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan nghiên cứu quy định hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định chức danh giám định viên tư pháp chuyên trách và người tham gia hoạt động giám định tư pháp thuộc các tổ chức giám định tư pháp công lập trong Công an nhân dân theo quy định của pháp luật, theo dõi, đôn đốc và tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện các chế độ, chính sách đãi ngộ đối với giám định viên tư pháp chuyên trách và người tham gia hoạt động giám định tư pháp thuộc các tổ chức giám định tư pháp công lập trong Công an nhân dân