Khoa học công nghệ tác động thay đổi và nâng tầm tác phẩm Nhiếp ảnh
(NADS) – Hiện nay, khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đi vào cuộc sống đã tác động không nhỏ đến môn nghệ thuật nhiếp ảnh… Vì vậy, nhiếp ảnh đòi hỏi sự sáng tạo, mang đậm cảm xúc và dấu ấn cá nhân… Gần 07 năm gắn bó với Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống (Cơ quan ngôn luận của Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam) tôi nhận thấy rõ những tác động của khoa học công nghệ đối với nhiếp ảnh.
Gần 7 năm công tác tại Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống (Cơ quan ngôn luận của Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam) tác giả bài viết đã được tham gia các trại sáng tác ảnh, giao lưu với các NSNA, tham quan nhiều cuộc triển lãm ảnh trên cả nước đã chứng kiến sự thay đổi từng ngày nhờ khoa học công nghệ
Công nghệ 4.0 là xu hướng ứng dụng các thành tựu của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 vào nhiếp ảnh. Cuộc cách mạng này lấy công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet vạn vật (IoT) làm chủ đạo. Mục tiêu là tất cả các thiết bị trong cuộc sống đều sẽ kết nối Internet và có thể căn cứ vào cảm xúc, nhu cầu riêng biệt của từng người để đưa ra phục vụ thích hợp.
NSNA Hồ Sỹ Minh – Phó Chủ tịch Thường trực Hội NSNA Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống tham quan triển lãm Ảnh nghệ thuật Việt Nam 2022 do Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ VH-TT&DL) tổ chức.
Năm 1951, trong bức thư gửi Văn nghệ sĩ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”. Người nhấn mạnh: cũng như các chiến sĩ khác, chiến sĩ nghệ thuật có nhiệm vụ nhất định, tức là: phụng sự kháng chiến, phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, trước hết là công nông binh”. Thực hiện lời dạy của Bác Hồ, đội ngũ văn nghệ sĩ nói chung, nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam đã hòa cùng với cả nước tích cực sáng tác, tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ trong tư cách người nghệ sĩ, chiến sĩ. Suốt chặng đường dài, từ những ngày đầu dựng nước, Cách mạng tháng Tám, cho đến kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, thời kỳ hòa bình, xây dựng, phát triển đất nước…nhiếp ảnh đã, đang là một trong những công cụ tuyên truyền đắc lực, đóng góp xứng đáng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước, được coi là loại hình nghệ thuật đặc biệt chép sử bằng hình ảnh.
Năm 2022, cả 03 lĩnh vực quản lý nhà nước mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm đều đã có Nghị định để điều chỉnh các hoạt động: Nghị định 113/2013/NĐ-CP ngày 02/10/2013 về hoạt động mỹ thuật; Nghị định 72/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 về hoạt động nhiếp ảnh; Nghị định 23/2019/NĐ-CP ngày 26/02/2019 về hoạt động triển lãm. Cụ thể, vào chiều ngày 15/12/2022, Hội đồng Lý luận, phê bình Văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức Họp báo về Hội thảo khoa học toàn quốc nhìn lại 15 năm thực hiện nghị quyết 23-NQ/TW của bộ Chính trị (Khoá X) “Về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”…
Từ đó cho thấy, sự phát triển của công nghệ số đã mang lại nhiều tích cực nhưng cũng đặt ra không ít thách thức đối với nghệ thuật nhiếp ảnh. Công nghệ số phát triển đến đâu thì nhiếp ảnh song hành với sự phát triển đó, cuộc cách mạng công nghệ số đã mang lại nhiều tiện ích cho nhiếp ảnh, tạo điều kiện thuận lợi cho lao động sáng tạo cũng như xử lý hình ảnh. Trong kết nối chia sẻ hình ảnh trên môi trường internet, trong việc lưu trữ hình ảnh, tham gia các cuộc thi, triển lãm trong nước và quốc tế với tính ưu việt của công nghệ số đã phần nào thay thế nhiếp ảnh truyền thống một cách nhanh chóng, ít ai nghĩ nó lại diễn ra một cách nhanh như vậy trên tất cả các lĩnh vực của nhiếp ảnh.
Thế nhưng, công nghệ số đã khiến nhiếp ảnh nghệ thuật có thêm sức sống mới. Nghệ sĩ có thêm nhiều cơ hội để trải nghiệm, dùng công nghệ để hỗ trợ mình trong quá trình sáng tác. Điều này đòi hỏi những thách thức không nhỏ đòi hỏi nghệ sĩ phải sống đúng với đam mê của mình. Người cầm máy phải liên tục học hỏi, không ngừng cập nhật công nghệ mới, sáng tạo không ngừng nghỉ. Tuy nhiên, nghệ sĩ nên để công nghệ nâng tầm tác phẩm của mình chứ không nên lệ thuộc vào công nghệ để tạo nên tác phẩm…
Mặt khác, với sự xuất hiện của nhiều phần mềm chỉnh sửa ảnh đã giúp nhiếp ảnh có sự thay đổi không nhỏ. Những kỹ thuật như chồng phim, chạy sáng, cắt ghép buộc những nghệ sĩ nhiếp ảnh phải thành thạo và thực hiện cẩn trọng, tỷ mỷ, cầu kỳ thì nay lại làm khá dễ dàng bằng phần mềm chỉnh sửa ảnh. Cuộc cách mạng công nghệ số có ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều lĩnh vực của cuộc sống con người trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng với nhiều tiện ích trên nhiều lĩnh…
Có thể thấy, thiết bị chụp ảnh hiện hầu hết là kỹ thuật số, tức là sử dụng cảm biến có khả năng chuyển đổi ánh sáng thành các tín hiệu kỹ thuật số và xử lý chúng thành hình ảnh trên màn hình điện tử. Các thiết bị máy móc dùng phim cồng kềnh được thay thế bởi các thiết bị điện tử nhỏ gọn trong một chiếc điện thoại di động cũng chỉ nằm vừa lòng bàn tay…
Nhiếp ảnh phát triển như một kỹ thuật mới để sao chép lại thiên nhiên một cách khách quan nhờ máy móc và phản ứng hoá học, không qua chủ quan của một hoạ sĩ từ Trừu tượng… ngày nay khi cuộc cách mạnh khoa học phát triển như vũ bão và đi vào cuộc sống thì việc xây dựng hình ảnh cá nhân hiện đã phát triển rất mạnh mẽ thêm loại. hình Nhiếp ảnh thương mại thực chất, điển hình: Nhiếp ảnh thời trang; Nhiếp ảnh sản phẩm; Nhiếp ảnh ẩm thực; Nhiếp ảnh không gian; Nhiếp ảnh kiến trúc; Nhiếp ảnh chân dung…
Nhiếp ảnh luôn đề cao bộ óc thẩm mỹ, sự sáng tạo và chất lượng ấn phẩm… Nhưng nhiếp ảnh đã chịu tác động và phải thay đổi liên tục để thích ứng với sự phát triển của khoa học công nghệ. Điển hình, trong 3 năm qua chịu sự ảnh hưởng của đại dịch Covid – 19, dịch bệnh đã gây thiệt hại trên toàn thế giới lúc này người ta mới thấy được sự hữu dụng của công nghệ… Đồng thời, với vòng xoáy của khoa học công nghệ để thích ứng với dịch bệnh, thích ứng các biến đổi trong cuộc sống của các nhiếp ảnh gia, cụ thể: các bức hình chụp qua mạng internet đã từng tạo nên những cơn sốt không hề nhỏ trong ngành nhiếp ảnh…
Như vậy, những thuận lợi mà cuộc cách mạng công nghệ số đã mang lại những chuyển biến tích cực lại đặt ra nhiều thách thức cho nhiếp ảnh thì vấn đề sở hữu trí tuệ, vấn đề bản quyền và quyền tác giả khi mà mọi thông tin, hình ảnh đều có thể được dễ dàng chia sẻ trên mạng internet hoặc vấn đề sử dụng hình ảnh tác phẩm nghệ thuật mà không thông qua tác giả và vấn đề photo copy ý tưởng của người đi trước…
Có thể khẳng định, nhiếp ảnh chắc chắn sẽ chịu sự thay đổi dù nhỏ nhất của công nghệ, của thời đại số… Do đó, các nhiếp ảnh gia phải không ngừng tìm tòi học hỏi, nắm bắt công nghệ mới… Ngược lại, nhiếp ảnh cũng là một sự bổ sung hoàn hảo phục vụ công tác khoa học. Ngày nay, với sự trợ giúp của công nghệ, nhiếp ảnh đang ngày càng lan toả sâu rộng vào mọi mặt trong cuộc sống hàng ngày. Dường như những người không chuyên đều sở hữu ít nhất một thiết bị cho phép ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ nhất dù chưa thật sự giúp họ ngay lập tức trở thành một người nghệ sĩ, nhưng nó mở ra cánh cửa cho sự sáng tạo của mỗi người. Không có công thức chính xác nào có thể đo lường tác động của một bức ảnh, nhưng những hình ảnh dường như khuấy động được sự đồng cảm chắc chắn có thể thay đổi thế giới.
Với xu thế xây dựng xã hội văn minh, xã hội số hóa, chúng ta không thể không sử dụng những tiện ích mà cuộc cách mạng công nghệ số đã mang lại cho nhiếp ảnh… Đặc biệt, dù phát triển để phù hợp với khoa học công nghệ nhưng nhiếp ảnh phải phản ánh trung thực cuộc sống của nhân dân trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc; phải mang hơi thở của đời sống xã hội, chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc, có trách nhiệm với công chúng và những người yêu nghệ thuật nhiếp ảnh.
Cuộc thi ảnh “Người Việt tin dùng hàng Việt” lần I năm 2022
Tin rằng, các nghệ sĩ nhiếp ảnh, các phóng viên ảnh, các nhiếp ảnh gia sẽ đóng một vai trò thiết yếu trong việc truyền tải cho tất cả mọi người thấy những gì đang diễn ra trên thế giới. Hình ảnh về các sự kiện quốc gia, thiên nhiên và môi trường giúp chúng ta hiểu thêm được nhiều điều. Một số bức ảnh đã làm thay đổi cuộc sống của toàn bộ đất nước đến bạn. bè thế giới và giúp đưa hàng triệu bạn bè trên thế giới đến gần hơn với mọi người dân Việt Nam vốn hiếu khách, nghĩa tình…
Triển lãm ảnh nhân 200 năm Ngày sinh cụ Nguyễn Đình Chiểu