Khoa học Thư viện (Library Science) – Trường Cao Đẳng Văn Hóa Nghệ Thuật TP.HCM

Đào tạo cử nhân thực hành có kiến thức chuyên sâu về thư viện – thông tin và có kỹ năng tổ chức, thực hành nghiệp vụ thư viện; quản lý và khai thác, cung cấp thông tin và các dịch vụ thông tin đáp ứng yêu cầu hoạt động của mọi loại hình thư viện/cơ quan.

Kiến thức cơ bản/đại cương:
– Nắm vững kiến thức giáo dục đại cương về chính trị, pháp luật, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng trong các lĩnh vực: giáo dục, văn hóa – nghệ thuật, quốc phòng – an ninh, khoa học – xã hội,…

– Nhận biết mối quan hệ chặt chẽ giữa kiến thức giáo dục đại cương và kiến thức chuyên môn ngành nghề.
– Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và tiếng Anh trong học tập, nghiên cứu, giao tiếp và khai thác tài liệu đối với chuyên ngành được đào tạo.

– Bản lĩnh chính trị, lập trường quan điểm rõ ràng, có lòng yêu nước, có ý thức xây dựng đạo đức, lối sống và nhân cách của con người mới, tôn trọng tổ chức kỷ luật, pháp luật, biết rèn luyện thể chất, ứng xử có văn hóa,… phát triển con người một cách toàn diện.
– Vận dụng kiến thức cơ bản vào môi trường hoạt động thực tiễn của ngành nghề.
Kiến thức cơ sở:
– Có kiến thức nền tảng, cơ bản, toàn diện và hệ thống về lý luận và phương pháp luận đối với nghiệp vụ thư viện – thông tin, thư mục học, lưu trữ học, tâm lý bạn đọc người dùng tin,…

– Có hiểu biết sâu sắc về đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực thư viện – thông tin.
– Nhận biết vị trí, vai trò của thư viện trong xã hội, các loại thư viện và các hoạt động thư viện -thông tin.
– Có khả năng thu thập, xử lí, khai thác, cung cấp và tư vấn thông tin. Có thể tự học, tự nghiên cứu trong lĩnh vực thư viện – thông tin.

– Xây dựng, đề ra phương hướng, chiến lược phù hợp để phát triển ngành thư viện – thông tin.
– Có năng lực nhận thức, vận dụng tốt những kiến thức cơ sở để giải quyết các vấn đề chuyên môn.
– Xác định nhanh chóng yêu cầu trong từng khâu nghiệp vụ của hoạt động thư viện – thông tin.
– Xác định được, đúng các vấn đề cấp thiết của thư viện cần nghiên cứu, giải quyết.
– Tuân thủ tự giác các giá trị đạo đức nghề nghiệp và các mối quan hệ nghề nghiệp; Thực hiện đúng đắn các quy chuẩn luật pháp về nghề nghiệp và lao động nghề nghiệp.
Kiến thức chuyên môn:
Nắm vững kiến thức chuyên sâu về thư viện – thông tin để đảm nhận được các khâu nghiệp vụ chính trong cơ quan thông tin – thư viện:
– Có kiến thức nghiệp vụ cơ bản như: lựa chọn, thu thập, bổ sung, phân loại nguồn tin, tài liệu; tổ chức xử lí và lưu giữ; phân tích, tổng hợp, phân phối thông tin theo phương pháp truyền thống và hiện đại.
– Nắm rõ những kiến thức về công tác phục vụ bạn đọc, những dịch vụ cơ bản, phổ biến của ngành thư viện – thông tin.
– Có kiến thức về công nghệ thông tin ứng dụng vào hoạt động thư viện – thông tin.

– Kỹ năng phát triển, tổ chức vốn tài liệu và nguồn lực thông tin.
– Kỹ năng mô tả tài liệu và xây dựng bộ máy tra cứu tài liệu thông tin.

– Kỹ năng nghiên cứu nhu cầu người đọc và tổ chức phục vụ người đọc.

– Có thể sử dụng được các thiết bị, phần mềm công nghệ thông tin ứng dụng vào hoạt động thư viện – thông tin.

– Có thể tự tổ chức hoạt động thư viện – thông tin; có thể hướng dẫn người khác tổ chức hoạt động thư viện – thông tin; Có thể lãnh đạo hoạt động thư viện – thông tin.
– Có thể tác nghiệp ở tất cả các loại hình thư viên truyền thống và hiện đại.

– Phát huy tính năng động, sáng tạo và sự hiểu biết về chuyên môn nghiệp vụ áp dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật vào công tác chuyên môn để đem lại hiệu quả cao nhất.
Kiến thức chuyên môn tự chọn:
Chuyên ngành Thư viện trường học:
– Hiểu rõ những nguyên tắc, phương pháp, quy trình tổ chức và quản lý hoạt động thư viện trường học.

– Nắm rõ những kiến thức cơ bản về tổ chức hoạt động và quản lý thiết bị trường học.
– Có kiến thức về nghiệp vụ lưu trữ.

– Có kiến thức về các thuật ngữ chuyên ngành thông tin thư viện, đặc biệt là các thuật ngữ được sử dụng trong thư viện trường học (School library).
– Hiểu rõ cơ cấu tổ chức, mô hình quản lý và công tác nghiệp vụ của thư viện trường học.

– Có kỹ năng tổ chức, quản lý tốt hoạt động tại các thư viện trường học.

– Quản lý tốt công tác thiết bị tại trường phổ thông.

– Có kỹ năng lưu trữ tài liệu, phục vụ công tác lưu trữ và thư viện thông tin.

– Có thể đọc, hiểu các thông tin, giáo trình nước ngoài về chuyên ngành thư viện.

– Có kỹ năng bố trí, sắp xếp kho tài liệu tại thư viện trường học, kỹ năng xử lý tài liệu và các kỹ năng khác như kỹ năng làm việc nhóm, làm việc độc lập; kỹ năng giao tiếp; kỹ năng viết, lập kế hoạch và kỹ năng thuyết trình.

– Có năng lực lập kế hoạch phát triển hoạt động thư viện trường học. Đề ra được những giải pháp tiên tiến, hiệu quả để phục vụ học sinh, đảm bảo tất cả học sinh đều có thể tiếp cận được với kho tài liệu của thư viện.

– Có khả năng sáng tạo các mô hình, thiết bị hữu ích, sinh động, vui nhộn đáp ứng nhu cầu vừa học vừa chơi cho học sinh.
– Thực hành được các nghiệp vụ, quy đinh về lập hồ sơ hiện hành và nộp hồ sơ lưu trữ vào cơ quan, đơn vị.
– Có khả năng sử dụng tiếng Anh đề phục vụ công tác chuyên môn sau khi ra trường.

– Làm việc nghiêm túc, khoa học, có tính kỷ luật cao.
Chuyên ngành Thư viện công cộng:
– Hiểu rõ những nguyên tắc, phương pháp, quy trình tổ chức và quản lý hoạt động thư viện công cộng.

– Có kiến thức về các thuật ngữ chuyên ngành thông tin thư viện, đặc biệt là các thuật ngữ được sử dụng trong thư viện công cộng (Public library).
– Nắm rõ cơ cấu tổ chức, mô hình quản lý và công tác nghiệp vụ của thư viện công cộng.

– Có kỹ năng tổ chức, quản lý tốt hoạt động tại các thư viện công cộng.

– Có thể đọc, hiểu các thông tin, giáo trình nước ngoài về chuyên ngành thư viện.

– Có kỹ năng bố trí, sắp xếp kho tài liệu, kỹ năng sử dụng các phần mềm chuyên dụng cho các thư viện công cộng, kỹ năng xử lý tài liệu và các kỹ năng khác như kỹ năng làm việc nhóm, làm việc độc lập; kỹ năng giao tiếp; kỹ năng viết, lập kế hoạch và kỹ năng thuyết trình.

– Có năng lực lập kế hoạch phát triển hoạt động thư viện công cộng. Đề ra được những giải pháp tiên tiến, hiệu quả để phục vụ bạn đọc, đảm bảo tất cả bạn đọc đều có thể tiếp cận được với kho tài liệu của thư viện.

– Có khả năng sử dụng tiếng Anh đề phục vụ công tác chuyên môn sau khi ra trường.

– Làm việc nghiêm túc, khoa học, có tính kỷ luật cao.