Khoa học 4 VNEN Bài 13: Sự chuyển thể của nước ? | Hay nhất Giải bài tập Khoa học 4 VNEN

Khoa học 4 VNEN Bài 13: Sự chuyển thể của nước ?

Bài 13: Sự chuyển thể của nước ?

A. Hoạt động cơ bản

1. Liên hệ thực tế và trả lời

Trong tự nhiên, nước tồn tại ở thể nào? Cho ví dụ.

Trả lời:

Trong tự nhiên, nước tồn tại ở thể lỏng, thể khí và thể rắn.

Ví dụ:

+ Thể lỏng là nước lọc uống bình thường

.

+ Thể khí là nước đun sôi bốc hơi

+ Thể rắn là nước bỏ vào tủ lạnh và đông đá.

2. Làm thí nghiệm và trả lời

a. Chuẩn bị: Một cốc nước nóng, một cái đĩa

b. Úp đĩa lên cốc nước nóng khoảng một phút rồi nhấc đĩa lên

Bài 13: SỰ CHUYỂN THỂ CỦA NƯỚC?

c. Em nhìn gì trên mặt trong của đĩa? Hiện tượng gì đã xảy ra với nước trong cốc?

Trả lời:

Khi úp đĩa lên cốc nước nóng khoảng một phút rồi nhấc lên thì ta thấy trên mặt đĩa có những giọt nước đọng lại. Như vậy, nước nóng trong cốc đã bốc hơi từ cốc lên.

3. Liên hệ thực tế và trả lời

a. Đặt khay nước vào ngăn làm đá của tủ lạnh, sau vài giờ lấy khay ra. Hiện tượng gì đã xảy ra với khay nước trong khay?

b. Lấy khay đá ra khỏi tủ lạnh, sau một thời gian ta thấy có hiện tượng gì đã xảy ra với các viên nước đá?

Bài 13: SỰ CHUYỂN THỂ CỦA NƯỚC?

Trả lời:

a. Đặt khay nước vào ngăn làm đá của tủ lạnh, sau vài giờ lấy khay ra, ta thấy nước đá đông thành đá và trở thành dạng rắn.

b. Lấy khay đá ra khỏi tủ lạnh, sau một thời gian ta thấy những viên đá từ từ tan chảy ra thành nước ở dạng lỏng.

4. Đọc và trả lời

a) Đọc thông tin trong khung và bảng:

Nước có thể tồn tại ở thể lỏng, thể khí (hơi) và thể rắn. Nước có thể chuyển từ thể này sang thể khác. Nước ở thể lỏng và thể khí không có hình dạng nhất định. Nước ở thể rắn có hình dạng nhất định

b. Trả lời câu hỏi:

+ Nước tồn tại ở những thể nào?

+ Các hiện tượng xảy ra với nước trong từng hình (từ 1 đến 3) gọi là gì?

Trả lời:

Nước tồn tại ở những thể:

+ Thể rắn

+ Thể lỏng

+ Thể khí (hơi).

Các hiện tượng xảy ra với nước trong từng hình (từ hình 1 đến 3) là:

+ Hình 1: Bay hơi, ngưng tụ

+ Hình 2: Đông đặc

+ Hình 3: Nóng chảy.

5. Quan sát, đọc và trả lời

a. Quan sát và đọc kĩ các đoạn thông tin trong các hình từ 4 đến 8: (trang 48 SGK Khoa học 4 VNEN)

b. Trả lời câu hỏi:

+ Mây được hình thành như thế nào?

+ Nước mưa từ đâu ra?

+ Nước bay từ sông, hồ, biển… rồi trở về sông, hồ, biển… như thế nào?

Trả lời:

– Mây được hình thành: Nước sông dưới tác động của ánh sáng mặt trời, bay hơi vào không khí. Khi lên cao, gặp lạnh, hơi nước biến thành những hạt nhỏ li ti. Và ở trên cao, những hạt nước hợp lại với nhau thành những đám mây.

– Khi những đám mây tiếp tục bay lên cao, càng lên càng lạnh, nhiều hạt nước nhỏ hợp thành các hạt nước lớn hơn, trĩu nặng và rơi xuống thành mưa.

– Nước bay hơi từ sông, hồ, biển… vào không khí. Khi gặp lạnh tạo những hạt nước nhỏ li ti, những hạt nước ấy kết lại những những đám mây. Đám mây càng bay lên cao càng lạnh và tạo thành những giọt nước lớn, trĩu nặng và rơi xuống thành mưa. Những giọt mưa lại trở về với sông, hồ, biển.

6. Đọc nội dung sau:

Dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời, nước từ biển, sông, hồ, … bay hơi thành hơi nước. Hơi nước bay lên cao, gặp lạnh ngưng tụ thành mây. Các hạt nước trong các đám mây kết hợp với nhau, to và nặng dần rồi rơi xuống thành mưa. Đó chính là vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.

B. Hoạt động thực hành

Thảo luận và hoàn thành sơ đồ

a. Lấy sơ đồ (hình 10) ở góc học tập (h3)

b. Quan sát kĩ sơ đồ và thảo luận về những từ có thể viết vào các ô trống

c. Vẽ thêm đầu mũi tên vào các đoạn thẳng để hoàn thành hồ sơ

d. Vừa chỉ vào hình, vừa nói về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.

e. Khi tuần hoàn trong tự nhiên, nước chuyển như thế nào?

Bài 13: SỰ CHUYỂN THỂ CỦA NƯỚC?

Trả lời:

Bài 13: SỰ CHUYỂN THỂ CỦA NƯỚC?

– Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên: Dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời, nước từ biển, sông, hồ… bay hơi thành hơi nước. Hơi nước bay lên cao, gặp lạnh, ngưng tụ thành mây. Các hạt nước kết hợp với nhau, to và nặng dân rồi rơi xuống thành mưa.

– Khi tuần hoàn trong tự nhiên nước từ thể lỏng -> thể khí -> thể lỏng.

C. Hoạt động ứng dụng

Hãy làm cho nước chuyển từ thể này sang thể khác để sử dụng trong gia đình.

Ví dụ: Làm đá để uống mùa hè (nước chuyển từ thể lỏng sang thể rắn), Đun nước sôi để uống (nước chuyển từ thể lỏng sang thể hơi), …

Xem thêm các bài Giải bài tập Khoa học lớp 4 chương trình VNEN hay khác:

Ngân hàng trắc nghiệm lớp 3-4-5 tại khoahoc.vietjack.com

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.


Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Khoa học 4 VNEN của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Hướng dẫn học Khoa học 4 chương trình mới.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.