Khoa Ngoại CTCH-Bỏng (Department Of Trauma Orthopedics And Burns) – Bệnh viện Đa Khoa Thống Nhất Đồng Nai
Khoa Ngoại CTCH-Bỏng (Department Of Trauma Orthopedics And Burns)
KHOA CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH – BỎNG
1. ĐỊA CHỈ: Tầng 2, Khu Nhà C – Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai
2. ĐIỆN THOẠI:
3. CƠ CẤU TỔ CHỨC:
Tổng số CBVC: 42 người, trong đó: 15 bác sĩ (01 BS CK2, 06 BS CK1, 08 BSĐK), 03 Cử nhân Điều dưỡng, 16 Điều dưỡng cao đẳng, 02 Điều dưỡng trung học, 06 Hộ lý
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC KHOA CTCH & BỎNG
4. BAN LÃNH ĐẠO KHOA ĐƯƠNG NHIỆM:
BS.CKII. NGUYỄN TƯỜNG QUANG
PHỤ TRÁCH KHOA
BS.CKI. NGUYỄN QUỐC LỮ
PHÓ KHOA
CN.ĐD TRẦN THỊ KIỀU
ĐIỀU DƯỠNG TRƯỞNG
Tập thể cán bộ nhân viên khoa
PHỤ TRÁCH KHOAPHÓ KHOAĐIỀU DƯỠNG TRƯỞNGTập thể cán bộ nhân viên khoa
5. MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG KHOA:
5.1. Điều trị trật khớp cùng đòn qua nội soi
Điều trị trật khớp cùng đòn qua nội soi với đường mổ rất nhỏ
Phẫu thuật nội soi khớp cùng đòn là kỹ thuật mà bác sĩ đưa một ống kính nhỏ (ống nội soi) vào khớp cùng đòn. Ống nội soi sẽ truyền hình ảnh chi tiết bên trong khớp vai lên màn hình để bác sĩ thăm khám và thao tác trên các dụng cụ có kích thước rất nhỏ để điều trị trật khớp cùng đòn.
5.2. Điều trị nội soi tái tạo dây chằng chéo trước
Mổ nội soi dây chằng chéo trước là một biện pháp can thiệp ít xâm lấn rất hiệu quả, dựa trên sự hỗ trợ của các thiết bị nội soi để quan sát bên trong khớp gối. Từ đó, các bác sĩ có biện pháp xử lý phù hợp, mang đến hiệu quả cao, ít mất máu, nhanh lành và nâng cao khả năng hồi phục.
Điều trị nội soi tái tạo dây chằng chéo trước
5.3. Nội soi khớp vai
Nội soi khớp vai
Nội soi khớp vai là một kỹ thuật mà bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình đưa một ống kính nhỏ (gọi là ống nội soi) vào khớp vai của bệnh nhân. Ống nội soi sẽ hiển thị chi tiết hình ảnh bên trong khớp vai lên màn hình, giúp bác sĩ dựa vào những hình ảnh này để thăm khám, chẩn đoán và thao tác trên các dụng cụ phẫu thuật rất nhỏ nhằm điều trị các bệnh lý khớp vai thường gặp hiệu quả.
5.4. Gãy xương chậu phức tạp
Khung xương vùng chậu rất chắc chắn, vị trí ở phía đáy cột sống và do nhiều xương hợp thành. Gãy xương chậu tương đối ít gặp, chiếm khoảng 3% trường hợp gãy xương ở người trưởng thành. Chỉ định mổ áp dụng cho người gãy xương chậu thể không ổn định. Người bệnh có thể trải qua một hoặc nhiều cuộc phẫu thuật để điều chỉnh lại các xương gãy
Gãy xương chậu phức tạp
Gãy phức tạp ổ cối trung tâm, gãy cánh chậu
5.5. Thay khớp háng và khớp gối
Thay khớp háng và gối
Thay khớp gối
Thay khớp háng bán phần hoặc toàn phần là phẫu thuật chỉnh hình phổ biến, trong đó phần khớp háng bị hư hỏng, tổn thương được thay thế bằng khớp nhân tạo, giúp hồi sinh vận động cho bệnh nhân.
Thay khớp gối toàn phần là biện pháp điều trị cuối cùng dùng để sửa chữa khớp gối bị hỏng nặng không còn đáp ứng với các phương pháp điều trị bảo tồn khác.
Việc thay khớp này phụ thuộc vào tuổi, giới tính và tình trạng thoái hóa của các khớp
5.6. Gãy xương vai phức tạp
Kết hợp gãy xương vai phức tạp
Xương bả vai là một xương hình tam giác, nối xương cánh tay trên với xương đòn và thành ngực. Có rất nhiều cơ xung quanh xương bả vai, giúp bảo vệ, tăng cường sức mạnh và giúp xương di chuyển dễ dàng.
Thực tế, bạn rất khó bị gãy xương bả vai, chỉ có các chấn thương lớn như tai nạn giao thông, chấn thương thể thao hoặc té ngã mới có thể gây ra tình trạng này.
5.7. Kết hợp xương thuyền không mở ổ gãy
Xương thuyền là xương hay bị tổn thương nhất trong khối xương bàn tay. Gãy xương thuyền thường do quá duỗi cổ tay, điển hình khi ngã chống tay tư thế duỗi cổ tay. Chúng có thể gây tổn thương hệ mạch nuôi xương ở đầu gần xương thuyền. Hoại tử tiêu xương là biến chứng thường gặp kể cả khi được chăm sóc ban đầu tối ưu, và có thể gây ra thoái hóa, tàn phế khớp cổ tay. Vì vậy, nếu phát hiện sớm có thể kết hợp xương bằng phương pháp bắn vít qua màn hình tăng sáng (C-arm)
Kết hợp xương thuyền không mở ổ gãy
5.7. Gãy xương đùi 2 tầng, kết hợp xương không mở ổ gãy
Kết hợp xương đùi 2 tầng không mở ổ gãy
Gãy xương đùi rất khác nhau và tùy thuộc vào lực tác động gây gãy xương. Những mảnh vỡ của xương có thể nằm đúng vị trí hay dịch chuyển (di lệch), và chỗ gãy xương có thể kín (da còn nguyên vẹn) hoặc hở (xương đâm xuyên da).
Có thể sử dụng đinh chốt nội tủy và bàn chỉnh hình để kết hợp xương đùi không mở ổ gãy.
5.8. Bệnh ngón chân vẹo (Hallux Valgus – Bunion)
Bunion là tình trạng lồi ra vùng giữa của đầu xương bàn chân thứ nhất. Nguyên nhân thường thay đổi theo vị trí của xương bàn ngón I hoặc ngón chân cái, chẳng hạn vị trí cạnh bên của ngón cái. Thoái hóa khớp thứ phát và sự hình thành gai xương là phổ biến. Triệu chứng có thể bao gồm đau và đỏ, viêm túi thanh dịch khớp bàn ngón chân cái và viêm màng hoạt dịch nhẹ. Chẩn đoán thường dựa vào lâm sàng. Điều trị thường là dùng một loại giày với mũi giầy rộng, miếng đệm bảo vệ, và các dụng cụ chỉnh hình. Đối với viêm túi thanh dịch hay viêm màng hoạt, tiêm corticosteroid có thể có hiệu quả. Đôi khi cần phẫu thuật.
Bệnh nhân điều trị Hallux Valgus
5.9. Phẫu thuật nối chi thể đứt lìa
Nối ngón tay cái đứt lìa
Nối bàn tay đứt lìa
Phẫu thuật trồng nối lại chi thể (ngón tay, bàn tay và cánh tay) là việc phẫu thuật gắn lại ngón tay, bàn tay hoặc cánh tay đã bị cắt hoàn toàn khỏi cơ thể của một người.
Trồng lại chi thể đem lại lợi ích to lớn về chức năng, thẩm mỹ và tâm lý cho người bệnh, giúp người bệnh sử dụng lại vùng bị thương càng nhiều càng tốt. Quy trình này được khuyến khích nếu bộ phận được trồng lại dự kiến sẽ hoạt động mà không bị đau.
Sau phẫu thuật trồng nối chi thể, nếu người bệnh không được điều trị phục hồi chức năng sớm, đúng cách, đầy đủ thời gian thì khả năng để lại những di chứng (thường sau phẫu thuật > 6 tháng) là rất cao, các di chứng có thể gặp bao gồm: Bàn tay lệch trục, không liền xương, khớp giả, sẹo co kéo, biến dạng, dính gân, tuột, đứt mối gân. Điều này sẽ ảnh hưởng đến chức năng bàn tay, gây khó khăn cho người bệnh ngay cả trong các hoạt động hàng ngày.
5.10. Phẫu thuật vi phẫu vạt da che phủ phần mềm:
Vi phẫu là một kỹ thuật phẫu thuật rất nhỏ và tinh vi đối với các cấu trúc phức tạp trong cơ thể. Bằng cách sử dụng kính hiển vi, dụng cụ chuyên dùng và đôi mắt tinh tường, đôi bàn tay khéo léo, vi phẫu đã giúp tái tạo lại không chỉ một bộ phận, cơ quan mà còn là một cuộc đời đầy ý nghĩa của rất nhiều bệnh nhân.
Vi phẫu đã được ứng dụng trong các trường hợp sau:
- Tái tạo vùng đầu – mặt – cổ bằng cách sử dụng chuyển mô tự thân
- Tái tạo nhu mô vú bằng cách sử dụng chuyển mô tự thân
- Chuyển cơ tự thân cho một số loại liệt cơ
- Chuyển mạch nắp xương
- Tái tạo vết thương phức tạp
- Ghép ngón tay, chân
- Sửa chữa hay ghép dây thần kinh, mạch máu
- Tái tạo hệ thống bạch huyết
6. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA KHOA:
-Chức năng:
Điều trị và phẫu thuật các bệnh về chuyên khoa chấn thương chỉnh hình – bỏng; Học tập và triển khai các kỹ thuật cao, mạng lại lợi ích cho người bệnh, giảm tải cho tuyến trên; Đôn đốc và kiểm tra công tác điều trị và chăm sóc người bệnh, công tác kiểm soát nhiễm khuẩn và giám sát việc thực hiện nội quy, quy chế của bệnh viện, của khoa phòng.
Tổ chức chỉ đạo công tác nghiệp vụ chuyên môn, lập kế hoạch cho khoa và tham gia thực hiện Đề án 1816 theo sự phân công của chỉ đạo tuyến.
-Nhiệm vụ:
Hoàn thành nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch mà bệnh viện giao cho; Triển khai và thực hiện kế hoạch tiết kiệm của bệnh viện và xây dựng chương trình hành động khả thi và hiệu quả; Phối hợp thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn; Tổ chức và thực hiện tiếp nhận bệnh nhân nhập viện sớm; Cập nhật những kỹ thuật mới để bắt kịp sự phát triển của bệnh viện và của ngành, nhằm đem lại hiệu quả cao trong công tác điều trị và chăm sóc người bệnh; Điều trị tất cả bệnh lý thuộc chuyên khoa ngoại chấn thương chỉnh hình – bỏng.
Truyền thụ kiến thức cho thế hệ sau và cho tuyến dưới theo Đề án 1816; Tiếp nhận và đào tạo nhân viên mới; Phối hợp với Trường Cao đẳng Y tế Đồng Nai hướng dẫn thực tế lâm sàng trên người bệnh để sinh viên, học viên có kiến thức chuyên môn vững vàng hơn khi ra trường.
7. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KHOA:
Tiền thân của Khoa Ngoại Chấn thương chỉnh hình – Bỏng là Khoa Ngoại chung của bệnh viện. Tháng 08 – 2008 được tách ra thành Khoa Ngoại Chấn thương chỉnh hình – Thần kinh. Đến tháng 03 năm 2010 chính thức được tách thành khoa Ngoại Chấn thương chỉnh hình – Bỏng cho đến nay.
Về chuyên môn: Từ hoạt động điều trị các bệnh lý chấn thương đơn giản như: gãy thân xương, một số trường hợp gẫy xương gần khớp, trật khớp, bong gân, xử trí vết thương cấp cứu ban đầu… Đến nay khoa đã thực sự làm chủ được nhiều kỹ thuật điều trị phức tạp, có thể sánh ngang với các Trung tâm lớn trong thực hành chuyên môn như: thay khớp háng, thay khớp gối, nội soi khớp gối, nội soi khớp vai. Phẫu thuật kéo dài chi, nối chi thể đứt lìa (tay – chân). Vi phẫu thuật nối mạch máu thần kinh, kỹ thuật vạt da che phủ phần mềm: vạt da có cuống, vạt da tự do,…
8. NHỮNG THÀNH TÍCH NỔI BẬT:
-Nghiên cứu khoa học:
Đạt giải Nhất đề tài tại Hội nghị CTCH toàn miền Nam năm 2016; Đạt giải Ba tại Hội nghị CTCH toàn miền Nam về đề tài Gãy khung chậu
-Khen thưởng:
.Tập thể:
Đạt danh hiệu Tập thể Lao động Xuân Sắc các năm 2015, 2017, 2018, 2020 và Tập thể Lao động Tiên Tiến năm 2016
.Cá nhân:
Mỗi năm có từ 2-3 nhân viên khoa đạt danh hiệu Chiến sĩ Thi đua cấp cơ sở
Nhiều cá nhân đạt danh hiệu Chiến sĩ Thi đua cấp tỉnh nhiều năm liền.
9.HƯỚNG PHÁT TRIỂN:
-Tiếp tục cập nhật kiến thức mới, làm chủ nhiều kỹ thuật cao, nâng cao hiệu quả chuyên môn; .Mở rộng phạm vi hoạt động chuyên môn của khoa, hướng đến thành lập “Trung tâm Chấn thương chỉnh hình”
– Với sự hợp tác chuyên môn từ các Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ đầu ngành trong và ngoài nước như: GS. BS. René D. Esser (nguyên Trưởng khoa CTCH ĐH Standford), BS.CKII. Mai Trọng Tường (Trưởng khoa vi phẫu BV. CTCH TP.HCM), BS. Trần Đoàn Đạo (nguyên Trưởng khoa CTCH BV. Chợ Rẫy), BS.CKII. Nguyễn Cao Viễn (Phó khoa CTCH BV 115, Chuyên gia Vi phẫu – Tạo hình), BS.CKII. Nguyễn Trọng Anh (nguyên Giảng viên ĐH Phạm Ngọc Thạch),… kèm với đội ngũ trẻ, năng động, nhiệt huyết đã tạo động lực cho khoa phát triển mạnh mẽ và trở thành thành điểm điều trị uy tín trong khu vực.
Giáo sư Rene và tập thể khoa CTCH
Nhóm BS Người Mỹ gốc Việt chuyên khoa CTCH về hỗ trợ chuyên môn
BS. CKII. Nguyễn Trọng Anh và tập thể khoa CTCH
BS. CKII. Lương Xuân Bính – BV Chợ Rẫy hỗ trợ chuyên môn
Khoa đã đạt giải cao trong các hội thi chuyên môn tại bệnh viện
Đạt giải Nhất đề tài báo cáo khoa học tại Hội nghị khoa học mạng lưới CTCH lần thứ XIX
Tổ chức thành công các buổi hội thảo và khám chữa bệnh bởi các chuyên gia đầu ngành về CTCH
Hoạt động thiện nguyện của cán bộ, nhân viên trong khoa
- Từ năm 2019 đến hiện tại, khoa CTCH đã phát triển cầu nối Bác sĩ – bệnh nhân qua việc thành lập các cổng tư vấn trực tuyến (Telehealth) như: website (www.chinhhinhdongnai.info), kênh fanpage (Khoa Ngoại Chấn Thương Chỉnh Hình – Bv Thống Nhất Đồng Nai – @ctchbvthongnhatdongnai)
- Youtube “CTCH Official” của khoa được khởi tạo là một xu hướng tất yếu trong hoạt động trao đổi chuyên môn và truyền thông kiến thức về CTCH, là diễn đàn để những nhân viên y tế và người dân có thể trao đổi về kiến thức chăm sóc sức khỏe tốt hơn và hiệu quả hơn
Fanpage khoa CTCH trên Facebook
Website: www.chinhhinhdongnai.info của khoa CTCH
KHOA CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH – BỎNGTầng 2, Khu Nhà C – Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng NaiTổng số CBVC: 42 người, trong đó: 15 bác sĩ (01 BS CK2, 06 BS CK1, 08 BSĐK), 03 Cử nhân Điều dưỡng, 16 Điều dưỡng cao đẳng, 02 Điều dưỡng trung học, 06 Hộ lýĐiều trị và phẫu thuật các bệnh về chuyên khoa chấn thương chỉnh hình – bỏng; Học tập và triển khai các kỹ thuật cao, mạng lại lợi ích cho người bệnh, giảm tải cho tuyến trên; Đôn đốc và kiểm tra công tác điều trị và chăm sóc người bệnh, công tác kiểm soát nhiễm khuẩn và giám sát việc thực hiện nội quy, quy chế của bệnh viện, của khoa phòng.Tổ chức chỉ đạo công tác nghiệp vụ chuyên môn, lập kế hoạch cho khoa và tham gia thực hiện Đề án 1816 theo sự phân công của chỉ đạo tuyến.Hoàn thành nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch mà bệnh viện giao cho; Triển khai và thực hiện kế hoạch tiết kiệm của bệnh viện và xây dựng chương trình hành động khả thi và hiệu quả; Phối hợp thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn; Tổ chức và thực hiện tiếp nhận bệnh nhân nhập viện sớm; Cập nhật những kỹ thuật mới để bắt kịp sự phát triển của bệnh viện và của ngành, nhằm đem lại hiệu quả cao trong công tác điều trị và chăm sóc người bệnh; Điều trị tất cả bệnh lý thuộc chuyên khoa ngoại chấn thương chỉnh hình – bỏng.Truyền thụ kiến thức cho thế hệ sau và cho tuyến dưới theo Đề án 1816; Tiếp nhận và đào tạo nhân viên mới; Phối hợp với Trường Cao đẳng Y tế Đồng Nai hướng dẫn thực tế lâm sàng trên người bệnh để sinh viên, học viên có kiến thức chuyên môn vững vàng hơn khi ra trường.Tiền thân của Khoa Ngoại Chấn thương chỉnh hình – Bỏng là Khoa Ngoại chung của bệnh viện. Tháng 08 – 2008 được tách ra thành Khoa Ngoại Chấn thương chỉnh hình – Thần kinh. Đến tháng 03 năm 2010 chính thức được tách thành khoa Ngoại Chấn thương chỉnh hình – Bỏng cho đến nay.Về chuyên môn: Từ hoạt động điều trị các bệnh lý chấn thương đơn giản như: gãy thân xương, một số trường hợp gẫy xương gần khớp, trật khớp, bong gân, xử trí vết thương cấp cứu ban đầu… Đến nay khoa đã thực sự làm chủ được nhiều kỹ thuật điều trị phức tạp, có thể sánh ngang với các Trung tâm lớn trong thực hành chuyên môn như: thay khớp háng, thay khớp gối, nội soi khớp gối, nội soi khớp vai. Phẫu thuật kéo dài chi, nối chi thể đứt lìa (tay – chân). Vi phẫu thuật nối mạch máu thần kinh, kỹ thuật vạt da che phủ phần mềm: vạt da có cuống, vạt da tự do,…Đạt giải Nhất đề tài tại Hội nghị CTCH toàn miền Nam năm 2016; Đạt giải Ba tại Hội nghị CTCH toàn miền Nam về đề tài Gãy khung chậuĐạt danh hiệu Tập thể Lao động Xuân Sắc các năm 2015, 2017, 2018, 2020 và Tập thể Lao động Tiên Tiến năm 2016Mỗi năm có từ 2-3 nhân viên khoa đạt danh hiệu Chiến sĩ Thi đua cấp cơ sởNhiều cá nhân đạt danh hiệu Chiến sĩ Thi đua cấp tỉnh nhiều năm liền.-Tiếp tục cập nhật kiến thức mới, làm chủ nhiều kỹ thuật cao, nâng cao hiệu quả chuyên môn; .Mở rộng phạm vi hoạt động chuyên môn của khoa, hướng đến thành lập “Trung tâm Chấn thương chỉnh hình”- Với sự hợp tác chuyên môn từ các Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ đầu ngành trong và ngoài nước như: GS. BS. René D. Esser (nguyên Trưởng khoa CTCH ĐH Standford), BS.CKII. Mai Trọng Tường (Trưởng khoa vi phẫu BV. CTCH TP.HCM), BS. Trần Đoàn Đạo (nguyên Trưởng khoa CTCH BV. Chợ Rẫy), BS.CKII. Nguyễn Cao Viễn (Phó khoa CTCH BV 115, Chuyên gia Vi phẫu – Tạo hình), BS.CKII. Nguyễn Trọng Anh (nguyên Giảng viên ĐH Phạm Ngọc Thạch),… kèm với đội ngũ trẻ, năng động, nhiệt huyết đã tạo động lực cho khoa phát triển mạnh mẽ và trở thành thành điểm điều trị uy tín trong khu vực.