Khô cá sặc rằn, khô cá sặc bổi đặc biệt | kho ca sac ran, kho ca sac boi dac biet

 

Khô cá sặc rằn, khô cá sặc bổi ngày trước được coi là lương thực để dành đối với người nông dân miền đồng bằng sông Cửu Long . Nhà nào nếu có làm lúa cũng dúi vài ba con khô cá sặc rằn, khô cá sặc bổi vào bồ lúa, đợi những tháng mưa dầm hoặc ngày tết đến đem chế  biến thành nhiều món ngon cho gia đình sum vầy.  Khô cá sặc rằn, khô cá sặc bổi đem nướng liu riu trên lửa than, mỡ trong con khô nhỏ xuống than đỏ, cháy xèo xèo nghe vui tai, tỏa mùi thơm nưng nức cánh mũi. Người ra vườn cắt tàu lá chuối, người thì tiện tay nấu nồi cơm trắng,  pha chén dấm ớt là xong. Cứ thế người nông dân, ngồi bó gối đưa cay vài ly rượu đế, nghe tiếng mưa rơi trên mái lá, kể chuyện đời xưa thấy thi vị gì đâu.

 

 

 

Tùy theo mỗi vùng miền mà người ta gọi khô cá sặc với cái tên riêng biệt. Miệt Cà Mau, Bạc Liêu thì gọi là con khô cá sặc bổi, miệt Đồng Tháp An Giang gọi là khô cá sặc rằn, miệt Bến Tre lại gọi là khô cá lò tho…Do yếu tố thổ nhưỡng, địa hình mà hình dáng và cách làm khô cá sặc của các vùng cũng khác nhau chút ít, tạo nên sự phong phú về ẩm thực cho con khô cá sặc hiện đã là đặc sản nổi tiếng được cả nước ưa chuộng.
 

Ở vùng Đồng Tháp, An Giang con cá sặc rằn được nuôi chung với cá thác lác còm hay còn gọi là cá nàng trong môi trường nước ngọt, nên con cá tươi có thân mình trắng và béo ú. Cá sặc rằn được người dân Đồng Tháp, An Giang ướp muối lạt, phơi khoảng 1,2 nắng gắt là đã thu hoạch. Đặc sản khô cá sặc rằn An giang, Đồng Tháp thích hợp cho thực khách thích ăn khô có khẩu vị lạt và béo gần giống cá tươi. Tuy nhiên nhược điểm của khô cá sặc rằn An Giang, Đồng Tháp là khó vận chuyển đi xa, khó bảo quản lâu với môi trường bên ngoài.

 

 

Ở vùng rừng U Minh Cà Mau con cá sặc bổi đa phần sống trong rừng tràm ngập mặn, nhiều phèn nên lớn chậm, có thân mình dẹp, chắc thịt, toàn thân nhiều đen vằn vện trông rất ngầu. Người dân miệt U Minh Cà Mau tạo hình con khô tương đối bắt mắt, họ ướp muối đậm đà và phơi ép con khô từ 3 đến 5 nắng gắt mới thu hoạch. Đặc sản khô cá sặc bổi U Minh Cà Mau thích hợp cho thực khách thích con khô dai, chắc, có độ lạt vừa phải dùng để ăn với cơm trắng hoặc trộn gỏi đều ngon. Khô cá sặc bổi U Minh có thể bảo quản lâu và dùng để chế biến trộn với các loại gỏi xoài, dưa leo, cóc, sầu đâu, món nào cũng hao cơm, hao mồi. 
 

 

 

 

Tuy nhu cầu ẩm thực của du khách khách tương đối đa dạng nhưng để sản xuất ra khô cá sặc rằn, khô cá sặc bổi đặc biệt chất lượng cần các điểm chính như sau: 

1.

Nguồn cá sặc chế biến thành khô phải tươi sống; lượng muối ướp cá phải là muối trắng; con cá trong quá trình phơi phải được cách ly tốt với các loại côn trùng; không thấm trực tiếp cho cá các hóa chất đuổi ruồi gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

2.

Tay nghề của người làm khô quyết định nên khẩu vị và giá trị của con khô cá sặc rằn, khô cá sặc bổi. Nếu ướp muối quá ít con khô sẽ bị bủn, nếu ướp muối quá nhiều con khô sẽ mặn đắng.

3.

Điều kiện thời tiết đóng vai trò không nhỏ hình thành nên chất lượng con khô, nên vào những ngày mưa dầm bà con ít khi làm khô mà chuyển sang các công việc khác để làm.

 

 

Khô cá miền Tây chuyên cung cấp khô cá sặc rằn, khô cá sặc bổi loại đặc biệt, phơi khô ráo, khẩu vị lạt, vừa ăn theo yêu cầu của khách hàng. Trung bình 1kg khô cá sặc rằn, khô cá sặc bổi đặc biệt size 7- 8 con, phơi khoảng 3 nắng, khẩu vị lạt giá 480k/kg. Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với Khô cá miền Tây để được tư vấn cụ thể về sản phẩm.