Khi nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự thì Kiểm sát viên có cần lập hồ sơ kiểm sát không? Và kết quả nghiên cứu hồ sơ phải báo cáo với ai?


Em ơi cho anh hỏi: Khi nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự thì Kiểm sát viên có cần lập hồ sơ kiểm sát không? Và kết quả nghiên cứu hồ sơ phải báo cáo với ai? Đây là câu hỏi của anh Chí Kiên đến từ Cà Mau.

Khi nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự thì Kiểm sát viên có cần lập hồ sơ kiểm sát không?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 8 Quy chế Công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án hình sự (sau đây gọi chung là Quy chế) ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:

Thụ lý, quản lý án hình sự và lập hồ sơ kiểm sát

1. Việc thụ lý, quản lý án hình sự được thực hiện theo quy định về chế độ quản lý án hình sự và chế độ công tác hồ sơ nghiệp vụ của ngành Kiểm sát nhân dân.

2. Khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên phải lập hồ sơ kiểm sát theo quy định về lập hồ sơ kiểm sát án hình sự của ngành Kiểm sát nhân dân.

Theo đó, khi nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự thì Kiểm sát viên phải lập hồ sơ kiểm sát theo quy định về lập hồ sơ kiểm sát án hình sự của ngành Kiểm sát nhân dân.

Và việc thụ lý, quản lý án hình sự được thực hiện theo quy định về chế độ quản lý án hình sự và chế độ công tác hồ sơ nghiệp vụ của ngành Kiểm sát nhân dân.

Nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự (Hình từ Internet)

Kết quả nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự của Kiểm sát viên phải báo cáo với ai và khi nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:

Báo cáo kết quả nghiên cứu hồ sơ vụ án

1. Trước khi tham gia phiên tòa xét xử, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên phải báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát về kết quả nghiên cứu hồ sơ vụ án.

Như vậy, kết quả nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự của Kiểm sát viên phải báo cáo với lãnh đạo Viện kiểm sát và báo cáo này phải được thực hiện trước khi tham gia phiên tòa xét xử.

Báo cáo kết quả nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự của Kiểm sát viên phải có những nội dung nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 9 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:

Báo cáo kết quả nghiên cứu hồ sơ vụ án

2. Báo cáo kết quả nghiên cứu hồ sơ vụ án phải bằng văn bản nêu rõ các nội dung sau: lý lịch bị cáo, tóm tắt nội dung vụ án, hành vi phạm tội của từng bị cáo, hệ thống chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vô tội, các tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, những mâu thuẫn của các tài liệu, chứng cứ (nếu có), phương án giải quyết, kiến nghị vi phạm trong hoạt động tư pháp (nếu có), nội dung kháng cáo, kháng nghị, khiếu nại, nội dung bản án, quyết định sơ thẩm, phúc thẩm, quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm (nếu có), quan điểm của Viện kiểm sát đã giải quyết vụ án, ý kiến của Viện kiểm sát cấp trên (nếu có), đề xuất đường lối giải quyết vụ án, áp dụng tội danh, điểm, khoản, điều, các biện pháp tư pháp, việc xử lý vật chứng, tài sản, tài liệu, đồ vật liên quan, biện pháp bảo vệ, biện pháp cưỡng chế, thu hồi tài sản, khắc phục hậu quả và những nội dung khác có liên quan đến vụ án theo quy định của Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Báo cáo kết quả nghiên cứu hồ sơ vụ án được lập theo Mẫu của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và lưu hồ sơ kiểm sát. Lãnh đạo Viện kiểm sát phải có ý kiến chỉ đạo, phê duyệt cụ thể vào báo cáo kết quả nghiên cứu hồ sơ vụ án của Kiểm sát viên.

Như vậy, Báo cáo kết quả nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự của Kiểm sát viên phải có những nội dung như sau:

– Lý lịch bị cáo,

– Tóm tắt nội dung vụ án, hành vi phạm tội của từng bị cáo,

– Hệ thống chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vô tội, các tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự,

– Những mâu thuẫn của các tài liệu, chứng cứ (nếu có), phương án giải quyết, kiến nghị vi phạm trong hoạt động tư pháp (nếu có),

– Nội dung kháng cáo, kháng nghị, khiếu nại,

– Nội dung bản án, quyết định sơ thẩm, phúc thẩm, quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm (nếu có),

– Quan điểm của Viện kiểm sát đã giải quyết vụ án, ý kiến của Viện kiểm sát cấp trên (nếu có),

– Đề xuất đường lối giải quyết vụ án, áp dụng tội danh, điểm, khoản, điều, các biện pháp tư pháp, việc xử lý vật chứng, tài sản, tài liệu, đồ vật liên quan, biện pháp bảo vệ, biện pháp cưỡng chế, thu hồi tài sản, khắc phục hậu quả và những nội dung khác có liên quan đến vụ án theo quy định của Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.