Khi nào một công ty bị giải thể bắt buộc theo quy định?

  • Khi nào một công ty bị giải thể bắt buộc theo quy định?

    Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc giải thể công ty, trong đó công ty bị giải thể bắt buộc là một trường hợp phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết khi nào một công ty bị giải thể bắt buộc theo quy định. Vì vậy, trong bài viết này, chúng tôi sẽ bật mí cho các bạn biết các trường hợp cụ thể của việc giải thể doanh nghiệp bắt buộc theo quy định. Hãy cùng Nam Việt Luật tìm hiểu nhé!

    I/ Vì sao công ty bị giải thể?

    Trước khi đi tìm hiểu về vấn đề khi nào phải giải thể doanh nghiệp bắt buộc, chúng tôi muốn các bạn hiểu rõ vì sao công ty bị giải thể? Và các trường hợp giải thể doanh nghiệp là những trường hợp nào?

    Thực tế thì khi đã thành lập công ty thì chúng ta đều mong muốn nó hoạt động thật tốt, phát triển bền vững và ngày càng lớn mạnh. Nhưng do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, công ty của bạn bắt buộc phải giải thể.

    Ngoài ra, cũng có thể do bạn muốn giải thể công ty theo trường hợp tự nguyện vì thấy nó hoạt động không hiệu quả, thua lỗ và khó khăn. Việc giải thể công ty là điều không ai mong muốn dù là do bất cứ nguyên nhân nào. Vì khi giải thể, công ty sẽ ngừng mọi hoạt động, bị đóng mã số thuế, hủy con dấu,…. 

    >>> Việc giải thể công ty khi không hoạt động nữa là vô cùng cần thiết. Bởi vì nếu không giải thể, công ty vẫn phải hoàn tất những thủ tục liên quan như bình thường và vẫn phải đóng thuế… Do vậy, việc giải thể sẽ giúp doanh nghiệp tránh được nhiều phiền hà về sau.

    Khi nào một công ty bị giải thể bắt buộc

     

    II/ Khi nào một công ty bị giải thể bắt buộc? 

    Điều mà không ai mong muốn khi đứng đầu một công ty là bị giải thể. Nhất là trong trường hợp giải thể bắt buộc. Vì vậy các bạn cần biết được khi nào một công ty bị giải thể bắt buộc để phòng tránh những trường hợp không đáng có này. Cụ thể các trường hợp giải thể doanh nghiệp dưới đây, các bạn có thể dựa vào để có những phòng ngừa và ứng phó khi cần thiết. 

    Khi thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty đã hết nhưng bạn không có quyết định gia hạn thêm. Lúc này công ty của bạn phải bắt buộc giải thể. Nếu không muốn bị giải thể, bạn cần gia hạn thêm thời hạn hoạt động của công ty trong Điều lệ công ty. 

    – Theo quy định của Luật Doanh nghiệp hiện hành, một công ty không bị giải thể khi có số lượng thành viên tối thiểu theo quy định. Nếu công ty bạn không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu đúng như quy định của luật này thì trong thời hạn 06 tháng liên tục bạn bắt buộc phải giải thể công ty. 

    – Khi công ty bạn bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do bất kỳ lý do nào đó. Vì một khi đã bị thu Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bạn sẽ không còn quyền hành nào để cho công ty hoạt động đúng quy định của pháp luật. Vì vậy việc giải thể công ty là điều đương nhiên. 

    – Nếu nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty bạn là giả mạo và bị các cơ quan chức năng phát hiện. Lúc này bạn cũng phải giải thể doanh nghiệp dù có muốn hay không. 

    – Còn trường hợp giải thể công ty bắt buộc nữa là khi doanh nghiệp cụ thể do những người bị cấm thành lập doanh nghiệp thành lập được quy định trong khoản 2 Điều 18 của Luật Doanh nghiệp.

    – Khi doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 12 tháng mà không có bất cứ một thông báo nào với Cơ quan đăng ký kinh doanh cũng như cơ quan quản lý thuế. Khi này công ty của bạn cũng bị bắt buộc giải thể.

    – Tại Điểm c khoản 1 Điều 209 cũng quy định, doanh nghiệp không gửi báo cáo đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 06 tháng theo quy định của Luật Doanh nghiệp, kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản cũng phải giải thể bắt buộc. 

    – Ngoài ra, công ty bị giải thể bắt buộc còn bao gồm các trường hợp khác theo quyết định của Tòa án. 

    III/ Quy trình giải thể công ty:

    Thời gian làm thủ tục giải thể công ty thường khá chậm, bởi vì việc giải thể công ty rất phức tạp. Cụ thể, để giải thể công ty thành công, doanh nghiệp sẽ phải tiến hành theo 4 bước sau:

    Bước 1: Công bố giải thể công ty

    Muốn giải thể công ty, các bạn cần phải chuẩn bị hồ sơ công bố giải thể. Trong hồ sơ giải thể công ty cần có các văn bản, giấy tờ như:

    – Quyết định giải thể của công ty;

    – Thông báo giải thể công ty tới Sở Kế hoạch và Đầu tư;

    – Giấy ủy quyền hoặc giấy giới thiệu của công ty cần giải thể cho người nộp hồ sơ;

    – Bản sao chứng minh thư/thẻ căn cước của người đại diện pháp lý đi nộp hồ sơ.

    Khi hồ sơ giải thể công ty hoàn tất đầy đủ những giấy tờ trên, các bạn nộp hồ sơ tới Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả. Cơ quan này sẽ tiến hành kiểm tra thành phần và tính pháp lý của hồ sơ. Nếu hồ sơ giải thể công ty hợp lệ, cơ quan chức năng sẽ giao giấy biên nhận cho người nộp hồ sơ. Còn nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì cơ quan này sẽ hướng dẫn để bạn bổ sung hồ sơ đúng quy định.

    Bước 2: Hoàn thành thủ tục tại cơ quan thuế

    * Trong quy trình giải thể công ty, đây là bước gặp nhiều khó khăn nhất. Và đây cũng là bước tốn nhiều thời gian của các bạn nhất, thông thường để xử lý công việc trong giai đoạn này, công ty cần có kế toán thực hiện các nhiệm vụ như: 

    – Hoàn thiện tờ khai thuế của các quý trong năm của công ty theo mẫu có sẵn của cơ quan thuế;

    – Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định;

    – Báo cáo tài chính của công ty cần giải thể;

    – Quyết toán thuế thu nhập cá nhân đúng theo quy định;

    * Muốn thực hiện và hoàn tất thủ tục này khi giải thể công ty, người làm cần phải có kiến thức chuyên môn về kế toán cũng như am hiểu Luật Doanh nghiệp về thuế khi giải thể công ty. Trên thực tế thực hiện, công việc giải thể công ty ở giai đoạn này gặp phải khá nhiều vướng mắc. Do vậy trong trường hợp công ty của bạn không có kế toán thì nên tìm sự hỗ trợ của các đơn vị dịch vụ khác. Để thực hiện việc quyết toán thuế khi giải thể công ty , bạn nộp hồ sơ xin đóng mã số thuế tới cơ quan thuế.

    Hồ sơ xin đóng mã số thuế phải gửi đến nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Hồ sơ gồm có các giấy tờ như:

    – Công văn xin chấm dứt mã số thuế 

    – Thông báo về việc giải thể công ty gửi tới Chi cục thuế;

    – Quyết định giải thể của công ty ;

    – Biên bản về việc giải thể công ty ;

    – Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty cần giải thể.

    Nếu công ty đã hoàn thành các nghĩa vụ nộp thuế cơ quan này sẽ tiến hành đóng mã số thuế cho công ty của bạn.

    con dấu doanh nghiệp

    Bước 3: Tiến hành hủy con dấu của công ty

    – Thủ tục tiếp theo khi giải thể công ty là các bạn đến cơ quan công an nơi đặt trụ sở chính để làm thủ tục hủy con dấu. Trong trường hợp công ty bạn chưa có con dấu xin xác nhận của cơ quan Công an về việc chưa khắc dấu. Còn nếu có con dấu thì làm thủ tục hủy con dấu theo hướng dẫn của cơ quan này. Hồ sơ thực hiện việc trả con dấu gồm các giấy tờ như: Công văn trả dấu; Dấu pháp nhân; Bản sao GCN đăng ký kinh doanh có công chứng; Bản chính GCN đăng ký mẫu dấu;

    Bước 4: Thực hiện thủ tục giải thể công ty

    Để hoàn tất thủ tục giải thể công tythủ tục giải thể doanh nghiệp, các bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ như: 

    – Thông báo về việc giải thể công ty; Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, Báo cáo thanh lý tài sản công ty; Danh sách người lao động hiện có và quyền lợi người lao động đã được giải quyết; Giấy tờ chứng minh công ty đã đăng bố cáo giải thể theo quy định; Xác nhận của Ngân hàng cam kết chưa mở tài khoản và không nợ tại bất kỳ Ngân hàng, tổ chức cá nhân nào; Thông báo của Cơ quan Thuế về việc đóng mã số thuế; Giấy chứng nhận đã nộp, hủy con dấu theo quy định; Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

    – Khi đã đủ các giấy tờ, các bạn nộp hồ sơ giải thể công ty tới Sở Kế hoạch và Đầu tư. Cán bộ sẽ thực hiện các công việc như đã nêu ở bước 1 và hoàn tất thủ tục giải thể của công ty bạn. Để được hỗ trợ miễn phí về dịch vụ giải thể công ty uy tín, chất lượng, các bạn hãy liên hệ Nam Việt Luật. Nam Việt Luật, người bạn đồng hành đáng tin cậy của tất cả các khách hàng.

    IV/ Dịch vụ giải thể công ty uy tín, nhanh chóng tại Nam Việt Luật

    Thủ tục giải thể công ty liên quan đến rất nhiều vấn đề: về tài sản (có đăng ký và không có đăng ký), về nghĩa vụ thuế cũng như các nghĩa vụ khác, về hậu quả pháp lý có thể phát sinh từ việc giải thể,… vì vậy luôn tồn tại những rủi ro (về mặt pháp lý) trong quá trình tiến hành giải thể công ty. Nam Việt Luật chúng tôi đã có nhiều kinh nghiệm trong quá trình giải thể, nắm vững các quy định của pháp luật có liên quan nhằm giúp cho khách hàng “nhẹ gánh” khi giải thể công ty, đó là tư vấn và giúp cho khách hàng xử lý các trường hợp vi phạm hành chính pháp luật liên quan, giúp cho khách hàng không phải nộp thuế khi xử lý tài sản đã góp vốn như bất động sản, phương tiện vận tải, quyền tài sản (quyền sở hữu công nghiệp, quyền tác giả, quyền khai thác công trình,…)

    Nội dung tư vấn giải thể doanh nghiệp tại Nam Việt Luật bao gồm những gì?

    + Tư vấn điều kiện, lý do, các thông tin, giấy tờ chuẩn bị cần thiết để giải thể doanh nghiệp.

    + Tư vấn thủ tục, thời gian, chi phí giải thể công ty.

    + Tư vấn cách thức xử lý các vấn đề liên quan đến lao động, nghĩa vụ đối với cơ quan thuế, quyền và nghĩa vụ đối với bên thứ ba,…

    + Tư vấn cách thức xử lý các trường hợp nợ thuế, vi phạm pháp luật về thuế, kế toán,…

    + Tư vấn quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, của các thành viên/cổ đông công ty.

    + Tư vấn về thanh lý tài sản khi giải thể và tư vấn các vấn đề khác…

    Trên đây là những trường hợp trả lời cho thắc mắc khi nào một công ty bị giải thể bắt buộc theo quy định. Nếu các bạn vẫn còn những khúc mắc muốn giải đáp thì có thể liên hệ trực tiếp đến số Hotline của Nam Việt Luật để được các chuyên viên hỗ trợ tư vấn giải đáp hoàn toàn miễn phí, 24/7. Ngoài ra, Nam Việt Luật còn có dịch vụ giải thể công ty trọn gói, thay đổi đăng ký kinh doanh, thành lập chi nhánh công ty, thành lập công ty…. uy tín, chất lượng và hiệu quả luôn sẵn sàng phục vụ khách hàng.