Khi nào cần gọi bác sĩ cho em bé của bạn?
Tâm lý người làm cha mẹ luôn lo lắng không ngừng cho những đứa con của mình, điều này là bình thường và thường gặp trong cuộc sống. Thực tế, sức đề kháng của trẻ còn rất non yếu, mặt khác một số bệnh lại không có biểu hiện rõ ràng nên cha mẹ thường băn khoăn không biết trẻ có phải đang mắc bệnh hay không? Vậy trong trường hợp nào cha mẹ cần gọi cho bác sĩ hoặc cấp cứu y tế.
Việc trang bị cho mình những kiến thức chăm sóc trẻ sẽ không bao giờ thừa. Bởi thực tế một số bệnh không có biểu hiện rõ ràng, nếu có thì cũng rất mơ hồ khiến các bậc cha mẹ lo lắng không biết khi nào cần cho trẻ đi khám bác sĩ. Dựa vào một số đặc điểm trong bài viết sau đây, cha mẹ hãy cân nhắc có nên đưa trẻ đi khám hay không?
Nội Dung Chính
1. Tính cách
Nếu tính cách của trẻ có vẻ vẫn giống như mọi khi: vẫn vui tươi, vui vẻ và bú tốt thì đây là dấu hiệu cha mẹ có thể yên tâm vì trẻ không bị bệnh lý nặng. Nếu trẻ bị sổ mũi nhưng vẫn cười tươi thường không ốm nặng so với bé sổ mũi và lừ đừ, có dấu hiệu mệt mỏi.
Vì thế, bất cứ khi nào thấy trẻ lừ đừ, mệt mỏi, hay quấy khóc so với thường ngày, bố mẹ nên lưu ý và hỏi ý kiến bác sĩ của trẻ ngay.
2. Tiếng khóc bất thường
Nếu trẻ đột nhiên bắt đầu khóc nhiều hơn bình thường và không thể dỗ trẻ bằng những cách thông thường, hoặc nếu tiếng khóc của trẻ yếu hoặc the thé bất thường thì đây có thể là dấu hiệu gợi ý trẻ bị ốm nặng. Ngoài ra, nếu trẻ có vẻ không vui và không khóc nhưng không hoạt động bất thường và khó đánh thức, hãy gọi cho bác sĩ để kiểm tra sức khỏe của trẻ. Một số bệnh lý phát hiện sớm sẽ đem lại cơ hội điều trị tốt hơn cho trẻ.
3. Thèm ăn
Mức độ đói của trẻ sẽ thay đổi theo từng ngày. Nhưng nếu đói, trẻ thường ăn một cách mạnh mẽ và tích cực. Một em bé dễ bỏ bú hoặc không thích bú hoặc bú ít cũng có thể là dấu hiệu trẻ bị ốm. Ngoài ra, nếu nhận thấy trẻ khạc nhổ nhiều hơn bình thường, gắng sức hơn hoặc nếu nước bọt có màu xanh, hãy gọi ngay cho bác sĩ của trẻ để được thăm khám và phát hiện các bệnh lý.
4. Đại tiện phân bất thường
Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ bú sữa mẹ, thường có phân rất mềm hoặc lỏng, đồng thời chúng có thể có một số màu sắc khác lạ, tùy thuộc vào thức ăn của người mẹ. Nếu phân trở nên lỏng hơn hoặc đi phân nước, trẻ có thể bị tiêu chảy.
Theo dõi nhu động ruột và theo dõi tình trạng tiêu chảy có tái diễn không? Đảm bảo cho trẻ bú mẹ hoặc bú bình thường xuyên để trẻ không bị mất nước. Trẻ nhỏ nên được thay tã trung bình khoảng 6 lần mỗi ngày.
Ngoài ra, nếu trẻ vẻ mặt lờ đờ và ngừng đi tiêu hoặc bắt đầu đi tiêu phân nhỏ, cứng, khô hoặc phân có vệt máu, chất nhầy, có độ đặc như thạch, hãy gọi cho bác sĩ vì đây là các dấu hiệu gợi ý chứng táo bón ở trẻ.
5. Khó thở
Nếu trẻ thở gấp gáp hoặc khó thở, hãy tìm sự trợ giúp ngay lập tức. Đây là một dấu hiệu cần cấp cứu khẩn cấp, bố mẹ không nên chần chừ.
6. Sốt
Mặc dù sốt ở trẻ là dấu hiệu cho thấy trẻ bị ốm, nhưng chỉ sốt nhẹ thường không đáng lo ngại. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp trẻ sốt nhẹ nhưng ốm nặng hoặc sốt cao nhưng chỉ ốm nhẹ. Vì thế, theo dõi sốt kết hợp với các triệu chứng khác để nhận định giai đoạn bệnh.
Trong trường hợp trẻ dưới 3 tháng tuổi sốt từ 38 độ C trở lên thì cha mẹ nên cho bé đi khám. Nếu trẻ lớn hơn bị sốt nhưng có các dấu hiệu nguy hiểm khác đi kèm, hãy quan sát trẻ trong một ngày để xem xét có sự xuất hiện các triệu chứng khác như chán ăn, ho, dấu hiệu đau tai, quấy khóc bất thường hoặc buồn ngủ, ngủ gà, nôn mửa hoặc tiêu chảy hay không. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào kết hợp với sốt cao, hãy đưa trẻ đến khám bác sĩ trong thời gian sớm nhất.
Rất nhiều các bậc cha mẹ băn khoăn không biết nhiệt độ nào được xem là sốt cao ở trẻ? Theo các chuyên gia, trong khoảng thời gian từ 3 tháng đến 6 tháng tuổi, nhiệt độ ít nhất 38,3 độ C và đối với trẻ sơ sinh trên 6 tháng, nhiệt độ là 39,4 độ C trở lên.
Dựa vào các dấu hiệu trên, cha mẹ có thể đưa con đến các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và chẩn đoán. Việc chẩn đoán bệnh chính xác, kịp thời sẽ đem lại cơ hội điều trị tốt hơn và hạn chế được các biến chứng lâu dài về sau.
Để phòng tránh các bệnh lý mà trẻ sơ sinh hay mắc phải, cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Đồng thời bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,… giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng để trẻ ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.
Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:
Vì sao cần bổ sung Lysine cho bé?
Vai trò của kẽm – Hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý
Nguồn tham khảo: babycenter.com