Khám sức khỏe xin việc và những điều bạn cần lưu ý
Khám sức khỏe là điều kiện tiên quyết mà mỗi người đều cần thực hiện khi muốn đi xin việc. Một số công ty có thể thực hiện thăm khám trực tiếp. Tuy nhiên đại đa số là bạn sẽ phải tự đi khám và nộp lại giấy khám sức khỏe cho công ty mà mình định xin việc làm. Vậy khám sức khỏe xin việc sẽ cần khám những gì? Thủ tục thăm khám ra sao? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết sau đây.
Khám sức khỏe xin việc cần chuẩn bị những gì?
Khám sức khỏe để đi xin việc làm cần chuẩn bị những gì? Đây là thắc mắc của rất nhiều bạn, nhất là những đối tượng lần đầu đi xin việc. Thông thường bạn sẽ cần phải chuẩn bị những giấy tờ sau.
-
Ảnh chân dung, thường có kích thước là 4×6 cm hoặc 3×4. Ảnh được chụp trên nền trắng hoặc xanh tùy theo yêu cầu của đơn vị tiếp nhận.
-
Giấy khám sức khỏe xin việc khổ A3 theo quy định của Bộ Y tế thường được bán tại hầu hết các trung tâm y tế phòng khám, bệnh viện.
-
Mang theo chứng minh thư hoặc các giấy tờ khác như bảo hiểm y tế, bảo hiểm nhân thọ.
-
Trường hợp có các bệnh lý đã và đang điều trị nên mang theo kết quả xét nghiệm, đơn thuốc cũ.
-
Với những người đang điều trị bệnh đái tháo đường thì không nên dùng thuốc hoặc tiêm insulin trước khi bạn đến khám.
-
Với những người có các tật về mắt như cận thị, viễn thị, loạn thị thì nên mang theo kính để kiểm tra thị lực.
Đây là một vài điều cần chuẩn bị để quá trình kiểm tra sức khỏe. Bạn cần nắm và chuẩn bị đầy đủ trước khi đi để quá trình thăm khám được thuận lợi và nhanh chóng nhất.
Nội dung và quy trình khám sức khỏe xin việc
Việc nắm chắc nội dung và quy trình thăm khám sức khỏe để xin việc sẽ giúp bạn tránh được bỡ ngỡ, tiết kiệm được thời gian. Dưới đây là những thông tin mà bạn có thể tham khảo.
Nội dung khám sức khỏe xin việc
Để khám sức khỏe xin việc bạn cần đến những cơ sở y tế được cấp phép, có quyền cấp giấy khám sức khỏe xin việc. Thông thường khi đi khám bạn sẽ cần thực hiện thăm khám những nội dung như sau.
♦ Khám thể lực: Bao gồm việc đo chiều cao, cân nặng, đo mạch, đo huyết áp, tính chỉ số BMI…
♦ Khám lâm sàng: Bao gồm thăm khám tổng quát các hệ, các cơ quan như:
-
Hệ tuần hoàn,
-
Hệ hô hấp,
-
Hệ tiêu hóa,
-
Thăm khám thận tiết niệu,
-
Thăm khám cơ xương.
-
Khám ngoại khoa.
-
Khám da liễu.
-
Khám sản phụ khoa (đối với nữ).
-
Khám mắt, thị lực.
-
Khám tai – mũi – họng.
-
Khám răng – hàm – mặt.
♦ Khám cận lâm sàng: Bao gồm các xét nghiệm như dưới đây:
-
Xét nghiệm máu bao gồm xét nghiệm nhóm máu ABO, nhóm máu Gh, tỷ lệ huyết sắc tố, nồng độ ure trong máu, tốc độ lắng máu…
-
Xét nghiệm tìm ký sinh trùng sốt rét trong máu.
-
Xét nghiệm kiểm tra phát hiện viêm gan A, B, C, E.
-
Xét nghiệm phát hiện các bệnh xã hội như giang mai, HIV…
-
Thực hiện phản ứng mantoux.
-
Xét nghiệm nước tiểu thử thai.
-
Xét nghiệm ma túy.
-
Thực hiện điện tâm đồ, điện não đồ.
-
Siêu âm.
Quy trình thăm khám
Thông thường để khám sức khỏe xin việc bạn cần thực hiện thăm khám theo quy trình như sau.
-
Nộp hồ sơ khám sức khỏe tại cơ sở y tế bạn đến thăm khám.
-
Nhân viên y tế sẽ đối chiếu một số thông tin như ảnh trong hồ sơ, thông tin cá nhân. Sau đó nhân viên y tế đóng dấu giáp lai lên ảnh dán trên hồ sơ.
-
Nhân viên y tế kiểm tra đối chiếu lại chứng minh nhân dân. Sau khi hoàn thành thủ tục này bạn sẽ được hướng dẫn trực tiếp quy trình khám sức khỏe.
-
Bạn thực hiện thăm khám theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
Một số lưu ý
Để quá trình khám sức khỏe được thuận lợi, an toàn và chính xác nhất khi thăm khám bạn cần chú ý những vấn đề sau.
_ Bạn cần cung cấp đầy đủ thông tin về tình trạng sức khỏe của mình. Những vấn đề như có dị ứng với loại thuốc nào không. Bạn từng mổ không hoặc các bệnh lý từng mắc phải, đã và đang điều trị.
_ Cung cấp tiền sử sức khỏe gia đình để các bác sĩ có thể đánh giá được nguy cơ về một số bệnh lý khi thăm khám.
_ Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết như giấy tờ tùy thân, bảo hiểm các giấy tờ liên quan đến bệnh lý đang điều trị…
_ Nên mặc quần áo rộng rãi, thoải mái để tiện cho quá trình thăm khám.
_ Nên uống nhiều nước và hạn chế đi tiểu để thuận lợi cho việc lấy mẫu và xét nghiệm nước tiểu.
_ Đối với nữ giới nếu đang trong chu kỳ kinh nguyệt thì không nên thăm khám sức khỏe. Tốt nhất nên để 5 ngày sau khi sạch kinh mới thăm khám.
_ Chuẩn bị trước chi phí khám phụ khoa. Theo quy định của Bộ Y tế tại các cơ sở y tế chi phí khám phụ khoa được quy định là 85.000 đồng và 4000 đồng tiền hồ sơ khám sức khỏe. Tuy nhiên chi phí có thể cao hơn tại một số cơ sở nên bạn cần chuẩn bị kỹ.
Trên đây là một vài thông tin xung quanh vấn đề khám sức khỏe để xin việc mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng với những chia sẻ này của quaythuoctay.net sẽ giúp bạn thăm khám đúng nơi và kiểm tra sức khỏe được nhanh chóng, thuận lợi nhất.