Khám phá vùng đất võ Tây Sơn Bình Định nơi sinh thành vua Quang Trung Nguyễn Huệ

Khám phá vùng đất võ Tây Sơn Bình Định

Trong lịch sử Việt Nam, triều đại Tây Sơn tồn tại trong một thời gian tương đối ngắn, nếu tính từ khi nhà Tây Sơn khởi nghĩa chống chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong năm 1771, đến thời điểm kết thúc vào năm 1801, nhà Tây Sơn chỉ hiện hữu trong 30 năm. Nhưng chính sử ghi nhận triều đại này chỉ thực sự bắt đầu từ năm 1788, khi Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế ở Phú Xuân, đến năm 1801, lúc triều đình Cảnh Thịnh rút khỏi đây để chạy ra đất Bắc, nghĩa là trong vòng 14 năm. Tuy tồn tại ngắn ngủi nhưng triều đại này đã để lại một sự nghiệp sáng ngời trong lịch sử dân tộc.

Vua Quang Trung

Vua Quang Trung

Vùng đất võ Tây Sơn Bình Định – Chứng tích lịch sử. Nhạc, Nguyễn Lữ và các văn thần võ tướng của nhà Tây Sơn. Điện được xây dựng trên chính nền nhà cũ của ba anh em nhà Tây Sơn.

Hàng ngày bảo tàng luôn có du khách trong và ngoài nước đến thăm, nhưng đông nhất là vào ngày Mùng 5 tháng Giêng hàng năm – ngày kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi (Đống Đa, Hà Nội) thì bảo tàng vui như hội. Du khách đến thăm, dâng hương hoàng đế Quang Trung các văn thần võ tướng của nhà Tây Sơn.

Cho đến nay, trong khu vườn cũ của gia đình nhà vua Quang Trung vẫn còn lưu giữ 2 di tích cực kỳ quý giá: giếng nước xưa và cây me cổ thụ, tương truyền lại là có từ thời Hồ Phi Phúc (thân sinh của ba anh em nhà Tây Sơn). Giếng nước cổ nằm bên phải điện Tây Sơn với đường kính là 0,9m.

Nguyên tác được xây bằng đá ong và không sâu như bây giờ bởi sau này dân làng mới trùng tu để làm giếng chung cho cả làng. Kế bên trái điện là cây me cổ to lớn tỏa bóng mát một góc vườn, theo người dân nơi đây kể lại, chu vi gốc cây lên tới 3,5m.

Sau một ngày dài tới đây thăm quan di tích và học hỏi về lịch sử còn gì bằng khi được ngồi dưới gốc me già múc một gáo nước thiêng uống để làm tăng thêm nhuệ khí như người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ.

I. Giới thiệu Vua Quang Trung Nguyễn Huệ

Vua Quang Trung -Nguyễn Huệ (1753-1792) sinh năm 1753, còn có tên là Nguyễn Quang Bình là em út của ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ.

Tổ của Vua họ Hồ, nhưng khi khởi nghĩa ở Qui Nhơn, lấy họ mẹ (Nguyễn). Theo Đại Nam Chính Biên Liệt Truyện, Nguyễn Văn Huệ có tiếng nói như chuông, mắt lập lòe như ánh điện, là người thông minh, giỏi chiến đấu.

Vua Quang Trung Nguyễn Huệ mất ngày 29 tháng 7 năm Nhâm Tý (16 tháng 9 năm 1792), vào khoảng 11-12 giờ đêm, ở ngôi 4 năm, thọ 40 tuổi, miếu hiệu là Thái Tổ Vũ Hoàng Đế. Hiện nay có đền thờ tại huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.

Khác với lệ thường, dân tộc Việt không lấy ngày băng hà của vua Quang Trung làm ngày kỷ niệm, nhưng lại chọn ngày “Giỗ Trận Đống Đa”. Có hai lý do:

  • Thứ nhất, lịch sử cận đại triều Nguyễn coi vua Quang Trung Tây Sơn là “Nguỵ”, nên không cho phép ai được chính thức làm lễ kỷ niệm Ngài.
  • Thứ hai, ngày “Giỗ Trận Đống Đa” ban đầu chỉ là lễ giỗ những vong hồn người Thanh chết nơi đất lạ, xa nhà. Lễ này được người Hoa tán thành, vua quan nhà Nguyễn cũng không có lý do gì để cấm đoán.
  • Vì liên hệ giữa những cái chết của quân Tàu với chiến thắng lừng danh của vua Quang Trung, nên sau này ai cũng công nhận ngày “Giỗ Trận Đống Đa” là ngày kỷ niệm vua Quang Trung.

Bảo tàng Quang Trung

Di tích 3 anh em nhà họ Nguyễn

Đã hơn 225 năm từ sau Trận chiến thắng Đống Đa xảy ra nhưng mỗi lần nhắc lại ta đều cảm thấy thật hãnh diện về chiến công oai hùng của Vua Quang Trung Nguyễn Huệ trong ngày lịch sử mùng 5 Tết Kỷ Dậu (1789).

II. Tìm hiểu về Vùng đất võ Tây Sơn Bình Định

Cho đến Tây Sơn Bình Định ngày nay còn bảo tàng Quang Trung di tích để lại  một trong những bảo tàng lịch sử nổi tiếng ở Bình Định, nơi đây gắn liền với khởi nghĩa Tây Sơn là một trong những cuộc khởi nghĩa giải phóng dân tộc thành công nhất ở nước ta. Để lưu giữ lại những hiện vật lịch sử một thời đáng nhớ, người ta cho xây dựng bảo tàng Quang Trung Bình Địnhngay tại chính quê hương của người anh hùng dân tộc.

Nơi có bảo tàng mang tên ngươi anh hùng “áo vải” Quang Trung – Nguyễn Huệ (thủ lĩnh của phong trào khởi nghĩa Tây Sơn vào những năm thế kỷ 18). Nơi đây không chỉ lưu giữ những hiện vật lịch sử liên quan đến cuộc khởi nghĩa Tây Sơn mà còn là nơi lưu lại dấu tích ba anh em họ Nguyễn: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ.

Được khánh thành vào năm 1978 tại làng Liên Mỹ, xã Bình Thành, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 45km theo đường quốc lộ 19.

Nơi đây được coi là bảo tàng Danh nhân lớn nhất cũng như bảo tàng thu hút được đông đảo khách đến tham quan du lịch và tìm hiểu về lịch sử nhiều nhất ở Việt Nam

Bảo tàng Quang Trung Tây Sơn

Bảo tàng Quang Trung di tích còn để lại những trận lịch sử đáng nhớ

1.1 Bản đồ huyện Tây Sơn tỉnh Bình Định

Bản đồ Thị trấn Phú Phong, Huyện Tây Sơn, Tỉnh Bình Định giúp bạn và du khách dễ dàng tìm đường đi, địa điểm trong toàn khu vực bằng công nghệ tiên tiến nhất của Google Map. Bản đồ Google Map này có thêm chức năng chỉ đường trong khu vực, cũng như toàn lãnh thổ Việt Nam.

Huyện Tây Sơn Bình Định

Bản đồ Huyện Tây Sơn Bình Định

1.2 Huyện tây sơn bình định 

Hiện nay, khu vực nội ô của thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn Bình Định có nhiều con đường được mở ra và mang tên các anh hùng của nhà Tây Sơn và của Việt Nam qua các thời kỳ như: Nguyễn Huệ, Bùi Thị Xuân, Mai Xuân Thưởng, Võ Văn Dõng, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Trần Quang Diệu, Võ Xán, Đống Đa, Ngọc Hồi, Phan Đình Phùng, Lê Lợi, Trần Hưng Đạo, Lê Văn Duyệt, Đô Đốc Long, Đô Đốc Bảo,…

Trên địa bàn thị trấn và một số khu vực lân cận ngày nay sở hữu những địa danh du lịch nổi tiếng của Bình Định nhưng chưa được khai thác đúng tiềm năng như Bảo tàng Quang Trung, Đập Văn Phong, khu du lịch sinh thái Hầm Hô (thượng nguồn của sông Phú Phong hay sông Kút), Bảo Sơn Thiên Ấn, Tháp chăm Dương Long,…

Ngày 25 tháng 6 năm 2015, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định 748/QĐ-BXD công nhận thị trấn Phú Phong là đô thị loại IV. Thị trấn Phú Phong, Huyện Tây Sơn trong tương lai gần sẽ được nâng cấp lên thị xã và trở thành đô thị trung tâm, động lực phát triển cho khu vực phía Tây tỉnh Bình Định.

Bản đồ Huyện Tây Sơn Bình Định

Bản đồ Huyện Tây Sơn Bình Định

1.3 Đường đi tây sơn bình định

Khoảng cách giữa các thành phố Tp. Quy Nhơn đến Tây Sơn trên đường công cộng là 50.60 km hoặc 31.37 dặm. nằm cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 45km (mất nửa tiếng) về hướng Tây Bắc, thuộc thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.

Bản đồ du lịch Quy Nhơn đến Tây Sơn

Bản đồ di chuyển Tp. Quy Nhơn đến Huyện Tây Sơn

II. Thời tiết Tây Sơn Bình Định

Bạn có thể du lịch nơi đây hầu như quanh năm, mỗi mùa mỗi vẻ đẹp riêng, chỉ cần tránh những ngày mưa. Đẹp nhất là Mùa xuân, sông hiền hòa, cây cối xanh tươi, muôn hoa khoe sắc. Kéo dài đến các tháng mùa hè, trời cao xanh vời vợi, nắng vàng rót xuống những khối đá hoa cương ánh lên gam màu lấp lánh bên làn nước biếc.

Tây Sơn là một huyện trung du nằm ở phía tây tỉnh Bình Định, là nơi bắt đầu của một khu vực đồng bằng rộng lớn trên lưu vực sông Kôn và sông Hà Thanh.

Thời tiết của huyện thuộc kiểu nhiệt đới gió mùa, với 2 mùa chủ đạo là mùa khô từ tháng 3 đến tháng 10 và mùa mưa từ tháng 11 đến tháng 2. Mùa mưa ở đây thường kèm theo thời tiết lạnh và độ ẩm cao, ngược lại mùa khô thường có nắng nóng gay gắt

Thời tiết Bình Định

Mỗi thời điểm ở Bình Định có thời tiết đẹp nhất nhé

III. Du lịch Tây Sơn Bình Định có gì

3.1 Hầm hô Bình Định

Hầm Hô (Tây Sơn, Bình Định) từ lâu đã được xếp vào hàng danh lam thắng cảnh, bởi vẻ đẹp non xanh nước biếc cùng một vùng thạch trận thiên hình, dần trở thành điểm đến cuốn hút khách du lịch tới vui chơi, thưởng ngoạn.

Thắng cảnh Hầm Hô Bình Định là nơi sông Kút chia dòng, tuôn chảy qua những triền đá ngổn ngang, lúc thì êm ả thanh bình, khi lại tung bọt trắng xóa. Các khối đá ở đây muôn hình vạn trạng, hòn đứng hòn nằm, ngã nghiêng đủ dạng, điểm xuyết những tán cây ngã bóng bên bờ, liền sau là thảm rừng mọc ken dày, phủ một màu xanh ngát.

Theo lịch sử Hầm Hô, tên gọi bắt nguồn từ một hiện tượng thường xảy ra trên đoạn sông Kút. Hằng năm, vào thời điểm nắng nóng, lúc mà người dân mong đợi mưa xuống thì trên đoạn sông này vào ban đêm thường có những âm thanh lạ lùng phát ra như tiếng người cùng nhau hô hoán. Sau đó một thời gian ngắn là trời có mưa giông.

Tuy nhiên, theo giải thích của các nhà khoa học thì đây chỉ là hiện tượng tự nhiên. Nơi đây là hạ lưu của dòng sông uốn khúc qua hai vách núi dày đặc cây rừng và đá tảng, nên nhiệt độ luôn thấp hơn khu vực đồng bằng. Giai đoạn chuyển mưa tạo nên những luồng không khí lạnh hơn, mạnh hơn tràn về phía hạ lưu. Khi qua đây gặp địa hình cây rừng cùng hang hốc của núi đá, nên tạo ra những âm thanh vang dội.

khu du lịch Hầm Hồ

Khu du lịch Sinh Thái Hầm Hô

Sông, suối Hầm Hô còn có nhiều loài cá như cá đá, cá niềng, cá trắng cho đến cá chép, cá ngựa, cá trôi… Mùa mưa, từng đàn cá từ sông Côn ngược dòng lên nguồn Ðá Hàng để sinh sản, chen chúc nhảy lên vượt thác, vì vậy nơi này còn có tên Thác Cá Nhảy hay Thác Cá Bay. Ngoài ra, tục xưa truyền rằng, hàng năm các loài cá tề tựu về đây để vượt thác, con nào vượt được thì hóa rồng, nên thác này còn được gọi là Thác Vũ Môn. Một nhà thơ đất Tây Sơn đã cảm tác: “Cổ Bàn non nước còn thiêng mãi, có thuở Hầm Hô cá hóa rồng”.

3.2 Lễ Hội Đống Đa Tây Sơn Bình Định

Hằng năm vào chiều ngày mùng 4 và ngày mùng 5 tết âm lịch người dân Bình Định và Du khách cả nước lại náo nức du xuân lễ hội tết Đống Đa tại Bảo tàng Quang Trung, thị trấn Phú Phong – Tây Sơn để tưởng nhớ tới công tích lẫy lừng các thủ lĩnh của phong trào Tây Sơn, đặc biệt là người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ và kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa, đánh thắng 29 vạn quân Thanh xâm lược.

Hội tết Đống Đa – Tây Sơn – Bình Định là một trong những lễ hội lớn nhất cả nước những ngày đầu xuân. Lễ hội được tổ chức trọng thể, hoành tráng từ ngày mùng 4 đến ngày mùng 5 tháng giêng âm lịch. Ngoài nghi lễ truyền thống, lễ hội còn tổ chức nhiều hoạt động văn hóa dân gian như biểu diễn võ thuật Tây Sơn, trống trận Tây Sơn, đua thuyền, trò chơi dân gian, hát tuồng… diễn lại trận đánh lịch sử với những y phục, voi trận như ngày xưa vua Quang Trung ra trận… thu hút đông đảo khách nước ngoài, nhân dân cả nước và đặc biệt là người dân đất võ tham dự.

Lễ hội Tây Sơn Bình Định

Lễ hội Tây Sơn Bình Định vào mùng 5 tết rất đông và đường đi cũng nghẹt

Tổ chức vào ngày mùng 5 tháng Giêng Âm lịch hàng năm tại thị trấn Phú Phong – huyện Tây Sơn.

Địa chỉ: Thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, Bình Định

3.3 Lễ hội Tây Sơn Bình Định

Chương trình tế lễ Đống Đa diễn ra từ chiều mồng 4 tết với nhiều nghi lễ cổ truyền đặc sắc được tổ chức tại điện Tây Sơn. Lễ tế được tổ chức tôn nghiêm, cả khu vực rộng lớn, cờ lọng, nghi trượng rợp trời, chiêng trống rền vang… Người dự lễ như cảm thấy lòng mình hòa nhập vào hồn thiêng sông núi địa linh nhân kiệt.

Chương trình hội ngày mồng 5 tuy có thay đổi hằng năm nhưng các mục chính thì năm nào cũng có, đó là diễn văn ôn lại lịch sử Tây Sơn với cuộc đại phá quân Thanh, biểu diễn võ thuật, trống trận Tây Sơn và thao diễn trận pháp. Tiết mục võ thuật Tây Sơn được các võ sư, võ sĩ, nghệ nhân tên tuổi hàng đầu Bình Định biểu diễn các bài quyền truyền thống nổi tiếng của nhà Tây Sơn  như:  Lão mai độc thọ, Ngọc trản quyền, Hùng kê quyền; các bài võ sử dụng binh khí: Lôi long đao, Song phượng kiếm, Tuyết hoa song kiếm và Lôi phong tuỳ hình kiếm, hay các bài roi như Roi Thái sơn, Roi Hắc đảnh ô sơn … được người xem tán thưởng nhiệt liệt.

Lễ hội Tây Sơn Bình Định

Lễ hội biểu diễn Võ Cổ Truyền Tây Sơn Bình Định

3.4 Võ Tây Sơn Bình Định

Võ cổ truyền Bình Định thời Tây Sơn là sự kết tinh và hoà quyện cao độ giữa các dòng võ, môn võ, phái võ khác nhau (của người bản địa, võ từ Bắc hà vào v.v.) tạo nên sức mạnh tổng hợp, chắt lọc tìm ra cái tinh tuý nhất để bồi đắp, bổ sung vào kho tàng võ học chân truyền của dân tộc.

Sau thời Tây Sơn, mặc dù khi lên ngôi, Nguyễn Ánh đã tiêu diệt mọi thành quả của nhà Tây Sơn nhưng võ cổ truyền Bình Định vẫn có khả năng tiềm ẩn và sức sống mãnh liệt, “võ vườn” vẫn được bí mật

truyền dạy trong các nhà chùa hoặc các bìa rừng, vẫn được nhiều người tâm huyết nghiên cứu, sưu tầm, viết sách lưu truyền lại cho các thế hệ mai sau.

Đến nửa đầu thế kỷ XIX, các dòng võ nước ngoài, chủ yếu là võ Thiếu Lâm (Trung Hoa) và nhiều môn võ như quyền Anh, Judo, Karatedo, Teakwondo… đã phát triển khá mạnh ở Bình Định nhưng vẫn không thể lấn át được võ cổ truyền Bình Định bởi vẫn giữ được những đặc điểm độc đáo của nó.

Võ Tây Sơn Bình Định

3.5 Nhạc võ Tây Sơn Bình Định 

Môn nghệ thuật độc đáo của tỉnh Bình Định, người biểu diễn vừa phải có tâm hồn nghệ sĩ, vừa là bậc võ sĩ siêu đẳng và luyện đôi tay thần diệu để tác dụng lên lòng trống, vành trống và thân trống bằng cả hai bàn tay, cổ tay, khuỷu tay, cánh tay, tiếp xúc vào một bộ trống gồm 12 chiếc lớn nhỏ khác nhau gọi là “Song thủ đả thập nhị cổ”, tạo nên những âm thanh hùng tráng khác lạ khiến người xem như bị lôi cuốn, thúc giục. Tiết mục biểu diễn chiến trận Đống Đa lại càng hào hứng và hấp dẫn hơn nữa, được tổ chức trên địa thế qui mô, dàn dựng công phu, tập dượt công phu, có cả ngàn người thao diễn với cờ xí, chiêng trống, sắc phục, đồn lũy… y như thật, có năm còn có bốn, năm con voi trận tham gia.        

Màn biểu diễn Nhạc võ Tây Sơn làm cho người xem dễ dàng cảm nhận những tiếng gươm khua, tiếng binh khí, tiếng hò reo của quân sĩ, tiếng súng nổ, tiếng voi gầm, ngựa hí hoà lẫn vào tiếng trống. Người xem có cảm giác như đang đứng giữa trận tuyến, không gian như vang vọng hồn thiêng sông núi, và được trở về với lịch sử, chứng kiến một thế trận thần tốc, táo bạo. Tiếng trống như giục giã, như thôi thúc, người xem có thể bị kích động và sẵn sàng xông lên sống mái.

Ngày nay, đi dự lễ hội tết Đống Đa đối với người dân đất võ đã trở thành niềm tự hào và cũng là một nhu cầu tinh thần không thể thiếu được trong những ngày đầu xuân.

IV. Di tích lịch sử Tây Sơn Bình Định

Đến thăm Tây Sơn Bình Định, du khách sẽ có dịp được ngược dòng lịch sử để sống với tinh thần thượng võ, kiên cường bất khuất và lòng yêu nước thương dân thông qua trang sử oai hùng của khởi nghĩa Tây Sơn, những chiến công hiển hách của Nguyễn Huệ và những vị tướng thân cận kiên trung. Để lưu giữ lại những di tích lịch sử một thời đáng nhớ, người ta cho xây dựng bảo tàng Quang Trung Bình Định và Đàn tế Trời Đất Ấn Sơn ngay tại chính quê hương của người anh hùng dân tộc.

4.1 Đàn tế Trời Tây Sơn Bình Định

Đàn tế Trời Đất cách thị trấn Phú Phong 4km về hướng tây nằm trên hòn Ấn sơn một trong 5 ngọn núi tạo nên thế long mạch phát tích đế vương của 3 anh em nhà Tây Sơn, đây là ngọn trung tâm nơi tích tụ tinh khí vùng đất địa linh thượng võ, nơi tụ hội long mạch của hồn thiên sông núi hùng vĩ tạo nên cột đất mang thế đế vương.

Từ đỉnh hòn Ấn Sơn ta có thấy rõ cục diện các cột đất của 4 ngọn linh sơn còn lại

  • Phía nam là hòn Dũng hay còn gọi hòn mực vì trên đỉnh núi có một vũng nước đầy quanh năm không cạn tựa như nghiêng mực
  • Phía bắc là hòn sưng hay còn gọi là hòn bút vì núi cao và dốc về phía Tây chạm vào những đám mây bay thấp là đà giống như ngoài bút chép mây
  • Phía đông là dãy núi kiếm sơn gồm 3 hòn : hòn mò ò vì nơi này cây mò o mọc um tùm từng khóm lớn, giữa là hòn nhọn, cuối cùng là hòn ông Đốc tựa con hổ đang nằm tạo thế hổ phục
  • Phía tây là hòn Một còn gọi là hòn Chum vì giống chiếc chuông đồng khi nhìn từ xa dùng để kêu gọi anh hùng hào kiệt, các bậc danh nhân hiền sĩ tựu hội về chốn địa linh này.

Đàn tế trời Tây Sơn Bình Định

Đàn tế trời Tây Sơn Bình Định nơi linh thiêng thường người dân đến nơi đây cúng bái.

4.2 Bảo tàng Quang Trung Bình Định 

Bảo tàng Quang Trung dấu ấn lịch sử hào hùng của dân tộc, Một trong những bảo tàng lịch sử nổi tiếng ở Bình Định, nơi đây gắn liền với khởi nghĩa Tây Sơn là một trong những cuộc khởi nghĩa giải phóng dân tộc thành công nhất ở nước ta. Để lưu giữ lại những hiện vật lịch sử một thời đáng nhớ, người ta cho xây dựng bảo tàng Quang Trung Bình Định ngay tại chính quê hương của người anh hùng dân tộc.

Bảo Tàng Quang Trung

Bảo tàng Quang Trung

4.3 Lăng Mai Xuân Thưởng Bình Định

Tiểu sử Mai Xuân Thưởng:

Mai Xuân Thưởng (1860-1887) là người thôn Phú Lạc, xã Bình Thành, huyện Tuy Viễn (nay là huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định). là sĩ phu và là lãnh tụ phong trào kháng Pháp cuối thế kỷ 19 ở Bình Định (Việt Nam). 

Cha ông là Mai Xuân Tín, từng làm Bố chính tỉnh Cao Bằng; mẹ là bà Huỳnh Thị Nguyệt, con một nhà quyền quý. Thuở nhỏ ông thông minh, ham học. Năm lên 6 tuổi, cha mất sớm, ông lớn lên dưới sự nuôi dạy của mẹ và của tú tài Lê Duy Cung, nên giỏi cả văn lẫn võ. Năm 1878, Mai Xuân Thưởng thi đỗ tú tài.

Đầu tháng 5 năm Ất Dậu (tháng 7 năm 1885), Tôn Thất Thuyết phò vua Hàm Nghi chạy ra Quảng Trị, xuống dụ Cần vương. Khi ấy ở Bình Định đang diễn ra kỳ thi Hương. Nghe tin hầu hết sĩ tử liền bỏ thi, trở về quê ứng nghĩa. Mai Xuân Thưởng trở về quê Phú Lạc chiêu mộ nghĩa sĩ, lập căn cứ ở Hòn Sưng, phong trào Cần Vương ở Bình Định lan nhanh ra đến Quảng Ngãi, Phú Yên…lôi kéo hàng ngàn người thuộc mọi tầng lớp tham gia.

Lăng Mai Xuân Thưởng:

Đến với khu Lăng mộ Mai Xuân Thưởng xã Bình Tường, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, du khách sẽ như được ngược dòng lịch sử để sống với tinh thần thượng võ của vị anh hùng hào kiệt. Nằm tĩnh lặng trên ngọn đồi cạnh quốc lộ 19 thuộc xã Bình Tường, huyện Tây Sơn, cách Quy Nhơn gần 50km về hướng tây bắc. Lăng Mai Xuân Thưởng được xây dựng theo lối kiến trúc cổ để tưởng nhớ nhà yêu nước, lãnh tụ xuất sắc trong phong trào Cần Vương kháng Pháp.

Từ phía tây nhìn vào Tam Quan, chúng ta sẽ thấy 4 trụ cổng vuông, phía trên tạo dáng theo kiểu bầu lọ – kiến trúc theo kiểu cung đình, chùa cuối thế kỷ XIX. Sau khi leo 27 bậc tam cấp dốc dần về phía lăng, chúng ta sẽ nhìn thấy khoảng sân rộng 40m2, có lan can xây xung quanh. Từ sân tiền sảnh vào đến lăng được giật 4 cấp, trước mặt có mộ Nguyên soái Mai Xuân Thưởng.

Lăng mộ được xây cất trông đơn giản nhưng khung cảnh nơi đây lại rất trang nghiêm. Hàng năm, đến ngày 15 tháng 4 âm lịch, nhân dân Tây Sơn và dòng họ đều tổ chức lễ dâng hương trước lăng mộ Ông. Lăng Mai Xuân Thưởng đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là di tích lịch sử ngày 20 tháng 4 năm 1995.

Lăng Mai Xuân Thưởng

Lăng Mai Xuân Thưởng là một anh hùng hào kiệt văn võ song toàn đất Bình Định hiện nay vẫn được hậu thế tôn kính

V. Đặc sản Tây Sơn Bình Định

5.1 Bánh cuốn Tây Sơn 

Bánh cuốn Tây Sơn là một trong những đặc sản ẩm thực của vùng đất Bình Định. Bánh cuốn Tây Sơn được chế biến theo một cách riêng, mà nhiều người ăn vào sẽ mê. Nào còn gì mà không tìm, thưởng thức món bánh cuốn Tây Sơn đặc sắc.

Bánh cuốn Tây Sơn

5.2 Bánh Bèo Sốt Tôm Thịt

Bánh bèo, một món ăn dân dã của người dân, bánh được làm từ gạo, qua quá trình chọn lựa và xoay rất  nhuyễn, cùng với kinh nghiệm đúc chén bánh bèo mang hương vị truyền thống.

Ăn cùng với nước chấm tôm thịt, đậu phộng, lá hẹ, hành phi.. vừa thơm, vừa béo, quyện cùng nhau, tạo nên một hương vị khó cưỡng. Bạn cũng có thể dùng với nước chấm thường, được pha chế, mang hương vị thơm, mộc mạc. 

Bánh bèo tôm thịt

5.3 Chả Bò Tây Sơn

Chả bò hiện nay, có những nơi đã làm ngon và trở nên có tên tuổi thân thuộc với người dùng, như chả bò đà nẵng, ở đây có rất nhiều thương hiệu ngon, nhưng bạn lựa chọn phải có kinh nghiệm ngay từ đầu, cũng như là sự uy tín bạn gửi gắm. Chả Bò Đà Nẵng, có những cái ngon, khiến người dùng nhớ mãi và thường xuyên nhớ đến hương vị nơi này. 

Nhưng cũng có một nơi, được gọi là xứ sở của nghề làm chả, đó là Chợ Huyện Bình Định. Chả Bình Định cũng có cái ngon, mà không nơi nào có thể trộn lẫn đó chính là nguyên liệu, bò tại bình định khác bò tại đà nẵng.

Bò Bình Định được hưởng không khi sạch, uống nước nguồn, ăn cỏ xanh, bởi Bình Định quanh năm nắng gió, cây cối, hiện nơi đây, thiên nhiên vẫn còn thân thuộc, không phải bị khai phá khu công nghiệp, nhà máy, sản xuất,,,, Bình Định vẫn còn nguyên sơ lắm.

Nhắc tới Bình Định, ai cũng nghĩ là nơi khô cằn, thiên nhiên lũ lụt quanh năm, điều đó là có thật, quanh năm nơi đây đều phải đối mặt với thiên tai rất nhiều. Cây cối, có một sức sống mãnh liệt, bão táp vật ngã, rồi lại mọc lên chồi non khác.

Chả bò Tây Sơn

Khám phá vùng đất võ Tây Sơn Bình Định nơi sinh thành vua Quang Trung Nguyễn Huệ đã hiểu về chút nào Về vùng đất võ Bình Đình lịch sử dân tộc. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn có những kinh nghiệm bổ ích cho chuyến tham quan của mình.

Xem thêm: