Khám phá vẻ đẹp hùng vĩ của núi Yên Tử Quảng Ninh
Núi Yên Tử Quảng Ninh được xem là một “danh sơn đất Việt” cùng hàng ngàn những di tích tâm linh hấp dẫn đang chờ bạn khám phá.
Vào những ngày mệt mỏi bạn hãy tìm đến đây để hòa mình vào khung cảnh mây trời, tham quan miền đất của Phật Giáo để thấy lòng mình nhẹ nhàng và bình yên hơn nhé!
Tổng quan chung về núi Yên Tử
Núi Yên Tử ở đâu?
Còn có tên gọi khác là Bạch Vân Sơn, núi Yên Tử là một địa danh vô cùng quan trọng trong bản đồ tâm linh của Việt Nam. Miền đất ấy chính là nơi Đức vua Trần Nhân Tông hướng tâm về Phật pháp và lập ra Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, dứt bỏ hồng trần – một lòng quy phật.
Núi Yên Tử ở đâu? – Ngọn núi thiêng này nằm trong cánh cung núi trùng điệp của khu Đông Bắc thuộc địa bàn xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.
Cách thức di chuyển lên đỉnh núi Yên Tử
Khoảng cách từ trung tâm Hà Nội đến núi Yên Tử tầm 125km, bạn đi qua thành phố Uông Bí và rẽ vào đường Vàng Danh, đi thẳng 9km rồi rẽ trái là tới.
Đỉnh Yên Tử ở độ cao 1.068km với tổng chiều dài đường bộ khoảng 6.000m (nếu leo bộ liên tục mất sẽ tầm 6 giờ), bạn có thể lựa chọn leo bộ hoặc đi cáp treo.
- Leo bộ: Đường bộ tại đây là những bậc thang đá tạo thành lối mòn quanh co nơi rừng núi. Khi leo bộ lên đỉnh núi Yêu Tử bạn sẽ xuyên qua những rừng thông, rừng trúc,… Loại hình khám phá này thật sự thích hợp với những ai đang tìm kiếm 1 cung đường để trekking và yêu thích leo núi, rèn luyện sức khỏe. Nếu leo bộ thì bạn sẽ có cảm giác chinh phục và gần gũi với thiên nhiên, cảnh vật hơn.
- Đi cáp treo: Nếu sức khỏe không cho phép thì bạn cũng không cần quá lo lắng vì núi Yên Tử đã cho hoạt động hệ thống cáp treo từ 2008. Sử dụng cáp treo làm phương tiện di chuyển vừa tiết kiệm thời gian, đảm bảo sức khỏe đồng thời bạn cũng có cơ hội ngắm nhìn mọi thứ từ trên cao. Giá vé cáp treo sẽ được chia theo chặng từ khoảng 200.000 đồng đến 350.000 đồng.
Thời điểm thích hợp đẻ chinh phục núi Yên Tử
Bất cứ thời điểm nào trong năm bạn cũng đều có thể leo núi Yên Tử. Phần lớn vào dịp lễ Tết lượng khách đến chiêm bái chùa Yên Tử rất đông nên quá trình leo có thể sẽ đông đúc và khó di chuyển. Nên bạn có thể leo núi Yên Tử vào thời điểm sau tháng 3 âm lịch đổ đi, khi ấy cảnh sắc cung đường sẽ trở nên yên tĩnh và dễ dàng hơn.
Cảnh sắc núi Yên Tử làm say biết bao con tim kẻ lữ hành
Vì ở khoảng cách cao nhiều hơn so với mặt nước biển nên trên chặng đường trekking đỉnh thiêng Yên Tử bạn sẽ thấy được những cảnh sắc vô cùng tuyệt vời mà thiên nhiên đã ban tặng. Lên cao nhiệt độ lạnh hơn so với chân núi và sương mờ bao phủ khắp cảnh vật, đôi khi là những giọt sương li ti rơi nhẹ hòa quyện vào không gian kỳ vĩ của núi rừng “bồng bềnh như cõi tiên”.
Nếu lựa chọn leo đỉnh Yên Tử vào sáng sớm, bạn còn có thể ngắm được khoảng khắc bình minh trên đỉnh núi đầy mộng mị và yên bình.
Khi đứng trên đỉnh cao nhất của núi Yên Tử ở độ cao 1068m cả vùng Đông Bắc rộng lớn sẽ thâu trọn trong tầm mắt của bạn. Hình ảnh thiên nhiên mang vẻ đẹp trùng điệp của vịnh Hạ Long cùng những hòn đảo nhỏ nhấp nhô phía xa giống như một bức tranh khắc tạc bởi tạo hóa. Đường leo khó nhưng qua đó người lữ hành vừa được khám phá bản thân vừa được khám phá vẻ đẹp tiềm ẩn của thiên nhiên đất trời.
Các điểm tham quan không thể bõ lỡ khi du lịch núi Yên Tử
Tuyến đường chinh phục đỉnh thiêng Yên Tử không đơn thuần là một chuyến leo núi bình thường, mà trên chặng đường ấy có rất nhiều điểm linh thiêng để du khách dừng chân và tỏ lòng thành kính.
Chuyến hành trình không đơn thuần là một điểm đến mà còn là tìm về với sự bình an, thư thả trong lòng. Các bạn có hãy tham khảo một số điểm và có dịp thì ghé qua nhé!
Suối Giải Oan
Tại suối Giải Oan có một cây cầu dài 10m mang nét đẹp cổ kính bắc qua 2 bờ suối. Sự tích của suối Giải Oan gắn liền với giai thoại vua Trần Nhân Tông. Những cung tần và mỹ nữ khuyên vua Trần Nhân Tông trở về cung gấm thay vì tìm đến cõi Phật, tất cả đều không thành công nên họ đã gieo mình xuống suối tự vẫn. Vì thương cảm nên vua Trần Nhân Tông lập ngôi chùa siêu độ để Giải Oan, từ đó tên gọi của dòng suối được ra đời.
Chùa Hoa Yên
Chùa Hoa Yên là nơi rộng lớn và có kiến trúc đẹp nhất trên núi Yên Tử, đây là nơi Đức vua Trần Nhân Tông hướng tâm theo Phật và lập ra Thiền phái Trúc Lâm.
Trước sân chùa có tháp mộ vua Trần Nhân Tông, hai bên là tháp mộ sư Pháp Loa và sư Huyền Quang.
An Kỳ Sinh và tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông
Đỉnh An Kỳ Sinh là nơi dựng pho tượng đồng vua Trần Nhân Tông có chiều cao 15m, nặng 138 tấn. Còn tượng đá An Kỳ Sinh là một khối đá được người đời cho là thiên tạo, được phủ bụi thời gian bằng rong rêu mà vẫn hiên ngang sừng sững từng ấy năm. Tượng đá có hình dáng của một nhà sư đang đứng thảnh thơi giữa đất trời.
Chùa Đồng – đỉnh cao nhất của núi Yên Tử
Chùa Đồng trên đỉnh núi Yên Tử là ngôi chùa bằng đồng lớn nhất châu Á, toàn bộ chất liệu của chùa đều được làm bằng đồng. Tại đỉnh chùa Đồng thì toàn bộ cảnh quan núi Yên Tử sẽ được hiện ra chân thực nhất.
Những điều cần chuẩn bị cho hành trình chinh phục núi Yên Tử
Sau bài viết của Nếm TV, nếu bạn cảm thấy thích thú và quyết định có một chuyến trekking núi Yên Tử thì một số mẹo nhỏ dưới đây sẽ là lời cảm ơn của Nếm dành cho các bạn.
Vì đường leo Yên Tử rất khó khăn và độ khó cao, nên hãy nhớ chuẩn bị cho mình hành trang kỹ lưỡng trước khi lên đường nha!
- Giày có độ ma sát tổt (nếu bạn có giày chuyên để trekking thì hãy sử dụng nhé)
- Dép thường và chống trơn trượt nếu bạn không quen cảm giác leo bằng giày
- Áo mưa, mũ, gậy leo núi
- Khăn, quần áo giữ ấm vì lên cao nhiệt độ sẽ giảm
- Nước uống, đồ ăn chống đói
Chúc các bạn có chuyến du lịch núi Yên Tử thật tuyệt vời và ý nghĩa, cảm ơn vì đã theo dõi và ủng hộ chúng mình <3
© Bản quyền hình ảnh: Trong bài viết có sử dụng hình ảnh được tổng hợp từ nhiều nguồn trên Internet (Google Image, Instagram, Facebook,…). Bản quyền những hình ảnh này thuộc về chính tác giả của bức ảnh. Xem chính sách bản quyền, TẠI ĐÂY!