Khám phá truyền thống thắp hương trên ban thờ của người Việt
Khám phá truyền thống thắp hương trên ban thờ của người Việt
Thắp hương (hay nhang) từ bao đời nay đã là một truyền thống gắn bó mật thiết với nếp sống của người Á Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng. Mùng một và ngày rằm hàng tháng chúng ta đều thắp hương; rồi ngày giỗ của người thân, các ngày lễ-tết truyền thống và thậm chí rất nhiều dịp khác nữa.
Quả đúng như vậy. Một nhà báo nước ngoài khi viết về cảm nhận du lịch Việt Nam đã nói rằng: “Khi tới Việt Nam, tốt nhất bạn nên thích mùi hương, vì bạn sẽ bắt gặp nó rất nhiều: trong chùa, trong cửa hàng, nhà riêng và thậm chí ở ngay trên phố.”
Việc đốt hương đã ra đời từ hàng ngàn năm trước và bắt đầu phổ biến ở phương Đông cách đây hơn 2.000 năm, gắn liền với những ghi thức của đạo Phật. Đặc biệt, ở Việt Nam ta, thắp hương không chỉ mang ý nghĩa tôn giáo mà còn được áp dụng trong mọi lễ cúng tổ tiên của mọi gia đình.
Đối với người Việt Nam, một thẻ hương, một cây nhang không phải chỉ là một vật phẩm thông thường. Nó là một thứ gì đó thiêng liêng, là một phần của cuộc sống tinh thần hàng ngày, là mối liên kết của con người với hai thế giới hữu hình và vô hình. Thậm chí, có thể nói đó là một phần bản sắc văn hóa của riêng Việt Nam.
Hương khói được coi là cầu nối thiêng liêng giữa đời sống hữu hình của con người với đời sống tâm linh của đất, trời, thần linh. Nó giúp kết nối thế giới của người sống và thế giới của những người đã khuất. Khi hương được thắp lên, người Việt ra cảm thấy được sự hiện diện của tổ tiên, và tin rằng những lời cầu khấn, những tình cảm và sự thành kính của mình sẽ tới với Trời Phật, thần linh và các bậc tiền nhân.
Đó là lý do tại sao lễ dâng hương được coi trọng như một nghi lễ trong các lễ hội truyền thống của Phật giáo cũng như trong việc thờ cúng tổ tiên ở mỗi gia đình Việt Nam.
Bao thế kỷ, bao thế hệ nối tiếp nhau, bát hương trong mỗi gia đình trở nên gắn bó và linh thiêng đến kỳ lạ. Nó có một mối liên kết tinh thần mạnh mẽ đến nỗi dù là những người Việt xa xứ hàng chục năm, chỉ cần thoáng ngửi thấy mùi hương là bao muộn phiền bất chợt tan biến, tâm hồn bỗng hướng về gia đình, cội nguồn. Giữa những bộn bề thường ngày cùng bao áp lực của công việc, của cuộc sống đầy thử thách, hương thơm từ bát hương trên bàn thờ gia tiên bỗng lan tới, cũng đủ để con người ta dậy lên cảm giác khó tả, giống như những ngày trẻ thơ háo hức khi không khí Tết đang về.
Các loại hương
Ở Việt Nam ta, phổ biến nhất mà có lẽ ai cũng biết tới là hương que (hay hương thẻ) và hương vòng.
Hương que là thông dụng hơn cả vì chúng ta có thể dùng ở mọi nơi, có thể đặt vào mọi bát hương, đặt trên mâm hay đĩa thờ, và thậm chí dễ dàng cắm lên mô đất trên phần mộ của người đã khuất.
Hương que ngày nay được sản xuất với nhiều kích thước và thậm chí nhiều nguyên liệu khác nhau. Loại que nhỏ thường được dùng trong bát hương gia đình, còn loại lớn hơn thì dùng trong những nghi lễ ở đình, chùa hoặc nghĩa trang. Tuy nhiên, dù là loại nào, ta cũng nên chọn đúng loại hương, đúng nơi sản xuất sao cho hương vừa thơm nhưng phải vừa bảo đảm làm từ những nguyên liệu tự nhiên, vừa không gây độc hại cho người dùng mà vừa không mất đi sự trang nghiêm khi gửi tới Trời Phật, tổ tiên.
Hương vòng được chế tác phức tạp hơn, vì bột hương phải được ép thành sợi dài mà làm sao giữ đủ độ dai, đàn hồi tốt để sau đó cuộn lại thành hình xoắn ốc. Nhờ xoắn ốc như vậy mà hương vòng có thời gian cháy lâu hơn hương que rất nhiều lần. Thông thường, hương vòng đa số được dùng ở ban thờ Phật hay trong các đình, chùa. Tuy vậy, rất nhiều gia đình cũng thắp hương vòng trong dịp Tết Nguyên Đán hàng năm. Bởi trong Tết Nguyên Đán, người Việt ta quan niệm rằng bát hương cần luôn có hương cháy để tổ tiên, ông bà không rời đi mà cùng ăn Tết suốt ba ngày liền với con cháu. Muốn như vậy, hương cần cháy thật lâu, không bị tắt khi gia chủ đi vắng hoặc đi ngủ. Vì thế, hương vòng là một lựa chọn tốt nhất. Hương vòng cháy nhanh thì trong cả dịp Tết cũng chỉ cần thay từ một tới hai lần, còn những loại hương vòng dài hơn hoặc cháy chậm hơn thì thậm chí không cần được thay trong suốt dịp Tết.
Thắp hương sao cho đúng
Khi thắp hương, quan trọng nhất là thể hiện sự thành tâm. Người thắp hương cần làm sạch tinh thần của mình, một lòng hướng về Trời Phật, về tổ tiên, ông bà. Cũng vì thế, quan trọng nhất khi thắp hương và làm lễ không phải là mâm cao cỗ đầy, mà quan trọng hơn cả là thần thái phải trang nghiêm, trang phục phải gọn gàng và tôn kính. Không nên đứng quá gần hoặc quá xa bát hương mà giữ khoảng cách vừa đủ, bởi khi chắp tay trước bát hương chính là đang giao tiếp với tổ tiên, cần giữ khoảng cách phù hợp.
Số lượng thẻ hương được thắp là một điều mà nhiều người quan tâm. Theo Cương Duyên được biết, số lượng được thắp nhất thiết nên là số lẻ. Không phải cứ thắp nhiều là tốt, vì lấy nhiều có thể số thẻ hương sẽ thành số chẵn, được coi là điều kỵ trong Phật giáo và cả tín ngưỡng thờ cúng truyền thống của dân tộc.
Mặt khác, mỗi con số có một ý nghĩa riêng. Thông thường, chỉ nên thắp 1 hoặc 3 nén hương. 1 nén là thể hiện sự thành tâm, cung kính với bề trên và mong cầu những điều tốt lành. Còn 3 nén là con số thể hiện nhiều ý nghĩa như Tam Bảo, Tam Giới trong Phật giáo, cũng là Thiên-Địa-Nhân trong Phong Thủy. Cũng có một số quan niệm thắp 5, 7 hay 9 nén hương tùy vào những dịp khác nhau. Những quan niệm đó đều đúng, nhưng theo kinh nghiệm chung thì với bát hương ở gia đình hay ở chùa chỉ nên thắp 1 hoặc 3 nén hương cho đúng nghi lễ, và cũng là sự khiêm nhường, hòa nhã mà Đức Phật cũng như tiền nhân người Việt ta từng dạy.
Cuối cùng, chọn bát hương ra sao cũng rất quan trọng. Trước khi thắp hương và hành lễ, bát hương nhất định phải được lau sạch, bàn thờ cần được dọn cho gọn gàng. Có vậy thì mới là thể hiện đúng sự thành kính. Bát hương mang hình rồng là phổ biến nhất, thường được dùng trong các gia đình hoặc thờ cúng thần linh. Bên cạnh đó còn có bát hương hình phượng hoàng, thường dùng để dâng hương cho các bậc gia mẫu. Bát hương mang họa tiết hoa sen cũng rất phổ biến trong văn hóa tâm linh của dân tộc ta. Hoa sen thơm ngát, trong lành và là loài hoa biểu trưng của Phật giáo, thường được các gia đình dùng cho ban thờ các bậc gia tiên vốn thành tâm hướng Phật.
Bát hương và đồ thờ do Cương Duyên chế tác.
Việc chế tác bát hương cùng những vật phẩm thờ cúng là một trong những ưu tiên hàng đầu của Cương Duyên. Bát hương được vuốt và vẽ tay tại xưởng mang tới sự độc đáo và tinh xảo, cùng màu sắc trong sáng tự nhiên, nhiều họa tiết và kích thước phù hợp với mọi hoạt động tâm linh.
Để được tư vấn và chọn được những chiếc bát hương cùng những vật phẩm tâm linh khác, xin mời quý khách hàng liên hệ để Cương Duyên xin vui lòng được hồi đáp và phục vụ.
CƠ SỞ SẢN XUẤT GỐM SỨ CƯƠNG DUYÊN
• Xưởng chế tác: Lô A51, KCN Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội
• Showroom: K28-29-30, KCN Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội
• Cửa hàng 1: Số 136A, Xóm 5, Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội
• Cửa hàng 2: Số 47C, Chợ gốm Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội
• Điện thoại: 0914 271 092
• Email: [email protected]