Khái niệm và cách làm đề cương nghiên cứu khoa học kinh tế

5/5 – (2 bình chọn)

Đối với các nhà kinh tế, việc nghiên cứu khoa học kinh tế đóng vai trò vô cùng quan trọng bởi nó sẽ giúp tìm ra các phát minh, nghiên cứu và sự cải tiến mới giúp giải quyết vấn đề kinh tế. Trước khi làm bài nghiên cứu khoa học này người viết phải biết cách xây dựng đề cương. Vậy đề cương nghiên cứu khoa học kinh tế là gì? Cách làm đề cương ra sao? Để có câu trả lời hãy cùng Luận Văn 24 tìm hiểu bài viết sau nhé.

hinh-anh-de-cuong-nghien-cuu-khoa-hoc-kinh-te-1hinh-anh-de-cuong-nghien-cuu-khoa-hoc-kinh-te-1

Đề cương nghiên cứu khoa học kinh tế là gì?

Đề cương nghiên cứu khoa học kinh tế là một bản kế hoạch được thực hiện ở giai đoạn đầu khi tiến hành làm đề tài nghiên cứu khoa học quốc tế. Bản đề cương sẽ mô tả một cách khái quát về lý do lựa chọn đề tài, tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu, những phương pháp được sử dụng và các bước tiến hành nghiên cứu.

Bản đề cương nghiên cứu khoa học này được xem như một bài báo cáo xin phép nghiên cứu sinh có thể triển khai nghiên cứu về đề tài kinh tế. Đồng thời nó cũng là cơ sở giúp bạn hoàn thành bài nghiên cứu của mình được chặt chẽ và chất lượng nhất.

Cách làm đề cương nghiên cứu khoa học kinh tế

Để xây dựng được một bản đề cương nghiên cứu khoa học kinh tế chất lượng các bạn cần phải đảm bảo đủ những nội dung cơ bản của bản đề cương như sau:

Bước 1: Giới thiệu lý do lựa chọn đề tài

Đây là phần thể hiện về tính chất hợp lý của bài nghiên cứu khoa học. Ở phần này bạn cần nêu rõ được về ý nghĩa của việc giải quyết vấn đề.

Bước 2: Xác định vấn đề được nghiên cứu

Trong đề cương nghiên cứu khoa học kinh tế cần phải xác định được rõ về vấn đề được nghiên cứu. Vấn đề đó phải có một cái nhìn rộng rãi và ứng dụng trong hoạt động kinh tế cụ thể.

Trong khi xây dựng đề cương, người viết phải chỉ rõ vấn đề nghiên cứu ngay từ đầu và cần lý giải được về vấn đề đó.

Bước 3: Xây dựng mục đích nghiên cứu trong đề cương

Bạn phải xác định được mục đích nghiên cứu khoa học kinh tế là gì? Những nhiệm vụ chính cần được thực hiện để đạt được mục đích này.

Bước 4: Xác định phạm vi và giới hạn nghiên cứu

Bạn phải xác định được lĩnh vực nghiên cứu trong đề tài là gì? Những gì sẽ được trình bày trong nghiên cứu và những gì không được đưa vào bài nghiên cứu khoa học.

Bước 5: Phương pháp nghiên cứu

Cần phải chỉ rõ được những phương pháp nghiên cứu khoa học được sử dụng để giải quyết về các vấn đề được đề cập ra trong phần vấn đề nghiên cứu. Đây là một bước quan trọng bởi nó sẽ giúp xác định được phương pháp nghiên cứu phù hợp nhất.

hinh-anh-de-cuong-nghien-cuu-khoa-hoc-kinh-te-2hinh-anh-de-cuong-nghien-cuu-khoa-hoc-kinh-te-2

Bước 6: Xác định ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu

Ở bước này đòi hỏi người viết phải hình dung một cách rõ ràng nhất về kết quả cụ thể mà nghiên cứu khoa học sẽ mang lại.

Bước 7: Xây dựng cấu trúc nghiên cứu của đề cương

Sau khi đã chuẩn bị xong những bước trên, người viết sẽ tiến hành xây dựng cấu trúc nghiên cứu trong đề cương nghiên cứu khoa học. Đây là một bước quan trọng và tốn nhiều thời gian, công sức nhất khi làm đề cương.

Dịch vụ hỗ trợ luận văn của Luận Văn 24 giúp bạn nhé!

Bạn đang hoàn thành đề tài Nghiên cứu khoa học của mình? Bạn gặp khó khăn với việc tìm kiếm tài liệu, dữ liệu, phân tích dữ liệu? Quỹ thời gian của bạn không đủ cho việc hoàn thành chỉn chu bài luận của mình, Hãy đểcủa Luận Văn 24 giúp bạn nhé!

Đề cương nghiên cứu khoa học kinh tế mẫu

Đề tài nghiên cứu khoa học: Quy luật Taylor và khả năng dự đoán tỷ giá hối đoái ở các nền kinh tế mới nổi

ĐỀ CƯƠNG

MỤC LỤC 

TÓM TẮT

1. Giới thiệu

1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu

1.2 Lý do nghiên cứu

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

1.4 Vấn đề nghiên cứu

1.5 Bố cục của bài nghiên cứu

2. Bằng chứng thực nghiệm

2.1 Các bài nghiên cứu trước đây về khả năng dự đoán tỷ giá hối đoái

2.2 Các bài nghiên cứu trước đây về chính sách tiền tệ ở các nền kinh tế mới nổ

3. Cơ sở lý thuyết

3.1 Kiến thức nền tảng

3.1.1 Quy luật Taylor

3.1.2 Lý thuyết ngang giá lãi suất không phòng ngừa (UIP)

3.2 Khái quát các phương pháp hồi quy và kiểm định

3.2.1 Khái quát về dữ liệu bảng và lợi ích của nó

3.2.2 Mô hình ECM ( error correction methodology)

3.2.3 Mô hình thành tố sai số (one- error component panel data model)

3.2.4 Dự báo ngoài mẫu (out of sample)

3.2.5 Kiểm định bootstrap

3.2.6 Phương pháp thống kê tỷ số U của Theil (TU)

3.2.7 Mô hình bước đi ngẫu nhiên (random walk)

hinh-anh-de-cuong-nghien-cuu-khoa-hoc-kinh-te-3hinh-anh-de-cuong-nghien-cuu-khoa-hoc-kinh-te-3

4. Phương pháp nghiên cứu 

4.1 Giới thiệu mô hình Taylor về xác định tỷ giá hối đoái

4.1.1 Mô hình giá trị hiện tại Taylor

4.2.2 Mô hình sự khác biệt hạn chế của Taylor

4.2 Phương pháp dự báo

5. Dữ liệu

6. Kết quả nghiên cứu

6.1 Kiểm định tính dừng và đồng liên kết

6.2 Dự báo tỷ giá hối đoái

7. Kết luận

7.1 Kết luận 

7.2 Hạn chế và hướng mở rộng của đề tài

Danh sách đề tài nghiên cứu khoa học kinh tế

Trước khi làm đề cương nghiên cứu khoa học kinh tế bạn cần xác định được đề tài phù hợp. Dưới đây chúng tôi xin chia sẻ danh sách đề tài hay và mới nhất mà các bạn có thể tham khảo.

  1. Quy luật Taylor và khả năng dự đoán tỷ giá hối đoái ở các nền kinh tế mới nổi.

  2. Kinh nghiệm phát triển khu kinh tế trên thế giới và bài học đối với Việt Nam.

  3. Tính hai mặt của toàn cầu hóa kinh tế và vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.

  4. Vai trò của kinh tế vườn trong việc phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam.

  5. Nghiên cứu biến động cửa sông và môi trường trầm tích Holocen hiện đại vùng ven bờ châu thổ sông Cửu Long, phục vụ phát triển bền vững kinh tế – xã hội.

  6. Nghiên cứu xây dựng nội dung, cấu trúc hệ thống cơ sở dữ liệu thống kê kinh tế – xã hội tổng hợp quốc gia.

  7. Nghiên cứu phương pháp xác định giá trị tài sản cố định cho nền kinh tế và khả năng ứng dụng của Việt Nam.

  8. Nghiên cứu hoàn thiện nội dung thông tin trong tổng điều tra các cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp.

  9. Nghiên cứu khả năng tính toán chỉ tiêu giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm của các ngành kinh tế theo giá cơ bản.

  10. Nghiên cứu chuẩn hóa hệ thống chỉ tiêu thống kế kinh tế xã hội cấp tỉnh và huyện.

  11. Nghiên cứu xác định các chỉ tiêu thống kê đánh giá chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế.

  12. Nghiên cứu xây dựng hệ thống chỉ tiêu kinh tế tổng hợp theo vùng lãnh thổ Việt Na,.

  13. Nghiên cứu nội dung và phương pháp thu thập thông tin của khu vực kinh tế chưa được quan sát trong thống kê tài khoản quốc gia của Việt Nam. hinh-anh-de-cuong-nghien-cuu-khoa-hoc-kinh-te-4hinh-anh-de-cuong-nghien-cuu-khoa-hoc-kinh-te-4

  14. Nghiên cứu xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê an toàn xã hội trong hệ thống chỉ tiêu kinh tế – xã hội của thống kê nhà nước.

  15. Nghiên cứu ứng dụng một số mô hình phân tích kinh tế tổng hợp trong phân tích thống kê kinh tế.

  16. Nghiên cứu diễn biến khí hậu, thủy văn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 1993 – 2013 dưới tác động của biến đổi khí hậu phục vụ phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn tỉnh.

  17. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp điều tiết thị trường nhằm phát triển kinh tế bền vững.

  18. Ứng dụng mô hình liên vùng nghiên cứu mối quan hệ phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với các vùng lân cận trong chiến lược phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế Việt Na,

  19. Phương thức tiêu thụ nông sản vùng Đông Nam Bộ. Thực trạng và các giải pháp đổi mới phù hợp yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam.

  20. Nghiên cứu hoàn thiện thể chế về môi trường kinh doanh, thực thi các cam kết hội nhập nền kinh tế quốc tế.

  21. Hoàn thiện pháp luật bảo vệ về quyền lợi người dùng ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

  22. Nghiên cứu – phân tích các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

  23. Thương hiệu và bảo hộ thương hiệu của hàng hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

  24. Xây dựng chương trình đào tạo bồi dưỡng cho doanh nghiệp Việt Nam về hội nhập kinh tế quốc tế.

  25. Xây dựng mô hình cơ quan quản lý nhà nước về cạnh tranh, chống phá giá, chống trợ cấp và tự vệ trong thương mại quốc tế.

  26. Xây dựng và bảo hộ tên gọi xuất xứ hàng hóa của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

  27. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

  28. Dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử trong hợp đồng mua bán quốc tế tại một số nước trên thế giới và kinh nghiệm áp dụng cho Việt Nam.

  29. Đánh giá tác động của gói kích thích kinh tế tại Việt Nam.

  30. Phương pháp và những vấn đề lý luận khi nghiên cứu lịch sử chuyển biến kinh tế – xã hội thời kỳ đổi mới.

Bài viết trên là một số thông tin về đề cương nghiên cứu khoa học kinh tế và danh sách đề tài hay mà Luận Văn 24 muốn chia sẻ đến với các bạn. Hy vọng qua đây sẽ giúp bạn đọc lựa chọn được đề tài phù hợp và xây dựng đề cương chất lượng để hoàn thành bài nghiên cứu khoa học được tốt nhất. 

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc muốn hỗ trợ làm bài nghiên cứu khoa học kinh tế hãy liên hệ cho chúng tôi theo hotline 0988 55 2424 hoặc email [email protected] để được hỗ trợ nhé. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian để quan tâm và theo dõi bài viết này của chúng tôi. Chúc các bạn thành công.

Nguồn: Luanvan24.com

0/5

(0 Reviews)

Đặng Thu TràĐặng Thu Trà

Tôi là Thu Trà, hiện tại tôi là Quản lý nội dung của Luận Văn 24 – Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn uy tín. Chúng tôi đặt lợi ích của khách hàng là ưu tiên hàng đầu.  Website: https://luanvan24.com/ – Hotline: 0988552424.