Khái niệm Thị trường doanh nghiệp

Trước khi xâm nhập vào một thị trường mới hoặc tung ra một sản phẩm / dịch vụ mới, bước quan trọng đầu tiên mà doanh nghiệp cần làm đó chính là tìm hiểu thị trường Doanh nghiệp. Hãy cùng Phong Việt tìm hiểu thị trường Doanh nghiệp và làm thế nào để có một thị trường chính xác và có hiệu quả.

Khái niệm Thị trường doanh nghiệp?

Thị trường doanh nghiệp là gì?

Thị trường doanh nghiệp là thị trường mà trong đó các khách hàng mua các sản phẩm/dịch vụ với vai trò là nguyên vật liệu, thiết bị, tư liệu… để phục vụ cho việc sản xuất hay cung cấp các dịch vụ khác, thay vì mục đích tiêu thụ giống như thị trường tiêu dùng. Các khách hàng trong thị trường doanh nghiệp có thể là các doanh nghiệp khác, tổ chức, chính phủ, cá nhân…

Bạn có thể hiểu là bao gồm tất cả các khách hàng hiện tại và tiềm ẩn cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu hay mong muốn đó. Như vậy quy mô của thị trường phụ thuộc vào một số người có nhu cầu và có những tài nguyên được người khác quan tâm, và sẵn sàng đem lại những tài nguyên đó để đổi lấy cái mà họ mong muốn.

Các nhà kinh tế sử dụng thuật ngữ thị trường để chỉ một tập thể những người mua và người bán giao dịch với nhau về một sản phẩm hay một lớp sản phẩm cụ thể, như thị trường nhà đất, thị trường ngũ cốc… Tuy nhiên, những người làm marketing lại coi người bán hợp thành ngành sản xuất, coi người mua hợp thành thị trường.

Đặc điểm của thị trường doanh nghiệp

  • Khách hàng là thường những doanh nghiệp, công ty, tổ chức…

  • Vị trí địa lý của các khách hàng trong thị trường kinh doanh thường tập trung tại một khu vực nhất định, thay vì phân bổ rãi rác như thị trường tiêu dùng.

  • Số lượng sản phẩm/dịch vụ cho mỗi đơn hàng bán ra là rất lớn

  • Các công cụ xúc tiến thương mại thường được áp dụng là chiết khấu thương mại, hỗ trợ phụ cấp cho các doanh nghiệp sản xuất & phân phối.

Khái niệm Thị trường doanh nghiệp?

Phân tích, nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp đóng vai trò như thế nào?

  • Việc phân tích, nghiên cứu thị trường giúp tìm ra những thị trường lớn nhất, tăng trưởng nhanh nhất cho sản phẩm, các xu hướng và triển vọng của thị

     

    trường, các điều kiện, tập quán kinh doanh và cơ hội dành cho sản phẩm của bạn.

  •  

    trường tương lai ở mức độ dài hạn hơn.

    Cho phép thu gọn tầm nhìn và nỗ lực một cách hiệu quả vào một lĩnh vực, phạm vi nhất định. Từ đó bạn có thể đặt ra các ưu tiên đối với một thị trường doanh nghiệp với mục tiêu cụ thể và lên kế hoạch cho các thịtrường tương lai ở mức độ dài hạn hơn.

  • Giúp bạn xác định các “thủ thuật” giới thiệu sản phẩm tốt nhất. Sau một thời gian, ví dụ một năm, qua khảo sát bạn có thể đánh giá được các nỗ lực của mình cũng như của các đối tác thương mại để từ đó có thể tiến hành những điều chỉnh cần thiết ở từng thị

     

    trường.

  • Giúp hiểu rõ về các đối thủ cạnh tranh, bao gồm cả điểm mạnh và điểm yếu, những sai lầm cũng như nguyên nhân thành công của họ.

  • Có thể giúp tìm ra các ý tưởng để phát triển sản phẩm mới.

  • Giúp củng cố quan hệ làm ăn nghiêm túc với đối tác do quan tâm và am hiểu về thị

     

    trường của họ.

Trước khi triển khai một chiến dịch kinh doanh hay đơn giản là giới thiệu một sản phẩm mới ra thị trường thì doanh nghiệp cần phải trải qua công đoạn nghiên cứu, khảo sát và phát triển thị trường doanh nghiệp để mang lại những lợi ích tối đa nhất.

Rate this post