Khái Niệm Kỹ Năng Là Gì? Cách Rèn Luyện Kỹ Năng Trong Cuộc Sống
Kỹ năng là gì? Một khái niệm thường xuyên xuất hiện trong cuộc sống chúng ta. Người có kỹ năng thường vượt qua những vấn đề khó khăn một cách dễ dàng.
Vậy bạn đã biết khái niệm kỹ năng chưa? Glints Việt Nam sẽ trả lời chi tiết khái niệm và vai trò của kỹ năng. Đọc ngay nhé!
Kỹ năng là gì?
Kỹ năng là khả năng áp dụng kiến thức và hiểu biết của con người để thực hiện một cái gì đó, có thể là công việc kỹ thuật, tình cảm, chuyên môn, giao tiếp, sinh tồn, v.v.
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về định nghĩa kỹ năng. Tuy nhiên nhìn chung, kỹ năng (tiếng Anh là Skill) là việc vận dụng khả năng/ năng lực của một người để giải quyết một hay nhiều việc nhằm tạo ra kết quả như mong muốn.
Người sở hữu kỹ năng thuần thục sẽ giải quyết vấn đề hiệu quả và nhận được nhiều thành tựu nổi bật trong lĩnh vực, chuyên môn của mình.
Đi sâu tìm hiểu khái niệm kỹ năng là gì?
Các loại kỹ năng thiết yếu trong đời sống
Các loại kỹ năng quan trọng cần có trong cuộc sống có thể kể đến như: Kỹ năng cứng, kỹ năng mềm và kỹ năng sống.
Kỹ năng cứng
Kỹ năng cứng là những kiến thức, sự hiểu biết hoặc trải nghiệm thực hành, nghiêng về kỹ thuật và có tính chuyên môn cao. Hiểu cách khác, kỹ năng cứng dùng để chỉ kiến thức chuyên môn, trình độ, bằng cấp và chứng chỉ liên quan.
Kỹ năng này thường được rèn luyện qua năm tháng, trong khoảng thời gian nhất định hoặc được đào tạo khi đi học, đi làm, … Để sở hữu loại kỹ năng này, bạn phải trải qua quá trình học hỏi, rèn luyện vất vả và đối mặt với các bài test, kỳ thi nhằm đánh giá năng lực.
Ví dụ về kỹ năng cứng:
- Đối với nhân viên văn phòng: Kỹ năng sử dụng tin học văn phòng cơ bản.
- Đối với nhân viên phiên dịch: Kỹ năng nghe, nói, đọc, viết một hoặc nhiều ngôn ngữ (Trung, Nhật, Hàn,…) thành thạo.
Kỹ năng mềm
Kỹ năng mềm là loại kỹ năng liên quan đến mặt cảm xúc, trí tuệ. Loại kỹ năng này cho thấy khả năng sử dụng ngôn ngữ, thái độ, sự hòa nhập và hành vi ứng xử với con người.
Có thể thấy, kỹ năng mềm không đặt nặng tính chuyên môn mà nghiêng về tính cách, cảm xúc nhiều hơn.
Thực tế cho thấy, kỹ năng mềm đóng vai trò quan trọng trong công việc và chiếm đến 75% sự thành công của mỗi người. Các loại kỹ năng mềm cần thiết trong cuộc sống như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, v.v.
Ví dụ về kỹ năng mềm:
- Kỹ năng thương lượng, đàm phán và thuyết phục người khác: Loại kỹ năng mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng đều muốn có ở người lao động. Người sở hữu kỹ năng đàm phán là người có thể giải quyết, xử lý các vấn đề phát sinh đột ngột, khủng hoảng công việc tốt nhất.
- Kỹ năng lãnh đạo: Loại kỹ năng giúp bạn thăng tiến trong công việc. Đây không phải là kỹ năng tự nhiên, sẵn có mà phải trau dồi, học hỏi kiến thức và rèn luyện không ngừng. Người sở hữu kỹ năng lãnh đạo là người có thể chịu trách nhiệm định hướng, phân bổ công việc và có sức ảnh hưởng.
Kỹ năng mềm – kỹ năng quyết định sự thành đạt của con người đến 75%
Kỹ năng sống
Kỹ năng sống là tổng hợp các khả năng thích ứng với môi trường sống. Kỹ năng sống giúp con người đối mặt, xử lý các vấn đề, tình huống cụ thể diễn ra trong cuộc sống hàng ngày.
Các loại kỹ năng sống được hình thành, tích lũy từ nhỏ, tiếp thu qua quá trình giáo dục và những trải nghiệm thực tế. Đây là loại kỹ năng rất được các bậc cha mẹ quan tâm và muốn con mình trang bị tốt khi còn nhỏ.
Tóm lại, kỹ năng sống không chỉ dừng lại ở việc nhận thức mà còn phát triển thành khả năng vận dụng các kiến thức, giải quyết các tình huống xảy ra trong thực tiễn.
Ví dụ về kỹ năng sống: Kỹ năng tự trọng, kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng kiên định, kỹ năng đối mặt với căng thẳng, thách thức, v.v.
Cách xác định và phát triển kỹ năng của bản thân
Xác định được kỹ năng của bạn
Để phát triển kỹ năng, bạn phải xác định bản thân đã có những kĩ năng là gì. Đó có thể là kỹ năng cứng, kỹ năng mềm hoặc kỹ năng sống, v.v., rồi từ đó suy xét bản thân và vận dụng kỹ năng này một cách tối đa.
Ngoài ra, bạn cũng nên đánh giá tính chất công việc để xem bản thân đang thiếu kỹ năng nào nhằm trau dồi và lập kế hoạch từng bước phát triển kỹ năng đó.
Lựa chọn phương pháp rèn luyện và nâng cao kỹ năng
Dù bạn đang sở hữu bất cứ loại kỹ năng nào thì bạn cũng đều phải rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm sau mỗi lần luyện tập. Hơn hết, bạn hãy chọn cho mình phương pháp rèn luyện phù hợp để nâng cao kỹ năng ngày một tốt hơn.
Vậy cách rèn luyện kỹ năng là gì? Bạn có thể tham khảo 6 cách trau dồi kỹ năng hiệu quả nên áp dụng được đề cập ngay bên dưới:
6 cách trau dồi kỹ năng hiệu quả mà bạn nên áp dụng
Tìm kiếm và đón nhận những thử thách mới
Bạn đừng chỉ mãi ngồi không và trông cậy vào người khác. Bạn cần phải chủ động, tích cực tìm kiếm và sẵn sàng đương đầu với những thử thách mới. Khi đó, bạn sẽ được học hỏi và tích lũy thêm nhiều kiến thức và bài học bổ ích.
Luôn chủ động tìm kiếm, đón nhận thử thách mới
Không ngừng trau dồi, nâng cao kiến thức
Lê-nin từng phát biểu: “Học, học nữa, học mãi” là cách tối ưu nhất để con người có được tri thức. Vậy nên, để phát triển kĩ năng, bạn phải trải qua quá trình học tập và rèn luyện không ngừng nhằm nâng cao kiến thức.
Học hỏi từ mọi người xung quanh
Tục ngữ có câu: “Học thầy không tày học bạn” tức muốn nói con người cần phải học hỏi, tiếp nhận các kiến thức từ bên ngoài.
Việc trau dồi và nâng cao kỹ năng cũng thế. Bạn hãy học hỏi từ mọi người xung quanh – những người đi trước, có kinh nghiệm. Đây là cách học vừa nhanh vừa hiệu quả và vừa thực tế. Vì bạn trực tiếp lắng nghe lời khuyên và chia sẻ từ họ.
Trau dồi kỹ năng bằng cách học hỏi từ người khác
Tìm kiếm một người “thầy” trong công việc
Trong công việc, có một người cố vấn là rất quan trọng để có được kiến thức mới và hiểu rõ hơn kỹ năng làm việc là gì. Một người cố vấn tốt sẽ giúp bạn giải quyết một số thách thức và trở ngại mà bạn phải đối mặt.
Những người cố vấn tuyệt vời là những người nói cho bạn biết những gì bạn cần nghe chứ không phải những gì muốn bạn nghe. Họ có thể chia sẻ cho bạn những trải nghiệm và quan điểm mới mà chính họ đã từng được trải nghiệm.
Người cố vấn là người hướng dẫn, chia sẻ và giúp bạn trau dồi kỹ năng
Xây dựng và duy trì mối quan hệ
Nhiều khi các kỹ năng mới nằm ngoài bộ phận hoặc khu vực ảnh hưởng, trách nhiệm của bạn. Để khắc phục điều này, bạn hãy xem xét về mạng lưới nội bộ.
- Gặp gỡ những người từ phòng ban khác, văn phòng khác hoặc các đội khác.
- Tìm hiểu càng nhiều càng tốt về công việc và kỹ năng của họ.
- Tìm hiểu xem họ có được những kỹ năng này như thế nào?
Thấu hiểu bản thân để biết điểm mạnh/yếu của mình
Một trong những cách trau dồi kỹ năng hiệu quả là xác định được điểm mạnh/yếu của mình.
Nếu là thế mạnh thì bạn hãy bổ sung, trau dồi thêm. Ngược lại là điểm yếu thì bạn hãy dành nhiều thời gian để rèn luyện, tìm cách khắc phục.
Đọc thêm: Top Transferable Skills Nhà Tuyển Dụng Tìm Kiếm Ở Ứng Viên
Phân biệt kiến thức – kỹ năng – khả năng
Để xác định được kỹ năng của bản thân, bạn cần phân biệt rõ giữa 3 khái niệm kỹ năng, khả năng và kiến thức.
Kỹ năng (Skills)
Như Glints đã chia sẻ về khái niệm kỹ năng là gì, kỹ năng là sự thành thạo, hiểu biết một thứ gì đó và vận dụng vào thực tiễn. Kỹ năng được hình thành qua quá trình đào tạo và rèn luyện.
Do vậy, bạn có thể phát triển bất kỳ kỹ năng nào miễn là có sự hiểu biết và lòng kiên trì.
Khả năng (Abilities)
Khả năng là những gì mà con người có thể làm được. Khả năng của con người là không giới hạn hoặc có thể là bẩm sinh. Khái niệm kĩ năng và khả năng có mối quan hệ gần gũi, luôn bổ sung cho nhau và giúp bạn thực hiện được điều mình mong muốn.
Kiến thức (Knowledge)
Kiến thức là sự hiểu biết, am hiểu của một người về một vấn đề, chủ đề nào đó. Kiến thức là cơ sở, nền tảng để tạo nên kỹ năng của một người. Bạn phải có sự thấu hiểu thuần thục về một vấn đề thì mới có thể thực hành, rèn luyện với nó.
Kết luận
Trên đây, Glints Việt Nam đã giải thích cho bạn chi tiết khái niệm kỹ năng là gì, tầm quan trọng cũng như cách xác định, trau dồi và phát triển kỹ năng. Đồng thời, qua bài viết này, chúng mình cũng đề cập đến sự phân biệt giữa kỹ năng, khả năng và kiến thức.
Hi vọng qua bài viết, bạn sẽ tiếp nhận được nhiều thông tin hữu ích. Truy cập Glints Blog để đón đọc các bài viết mỗi ngày cập nhật thêm kiến thức nhé!
Bài viết có hữu ích đối với bạn?
Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn
Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!
Tác Giả