Khách hàng doanh nghiệp là gì? Khái niệm khách hàng doanh nghiệp

KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP LÀ GÌ?

Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào thì khách hàng chính là người tạo ra lợi nhuận cũng như đem lại giá trị cho tổ chức. Nếu không có khách hàng thì không doanh nghiệp nào có thể tồn tại được. Tất cả các doanh nghiệp đều tìm cách giữ và thu hút thêm khách hàng của mình bằng nhiều hình thức. Vậy khách hàng doanh nghiệp là gì? Để hiểu rõ hơn về khái niệm khách hàng doanh nghiệp, bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây của Phamlaw.

1. Khách hàng doanh nghiệp là gì?

Khách hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của một doanh nghiệp và họ cũng chính là nền tảng để doanh nghiệp có thể tiếp tục tồn tại trên thị trường. Nếu muốn tồn tại và phát triển lâu dài trên thị trường thì điều đầu tiên mà bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng bắt buộc phải có đó là xây dựng được tập hợp khách hàng hiện hữu. Để có thể thực hiện được điều này, doanh nghiệp phải triển khai những chính sách, hoạt động và nâng cao chất lượng sản phẩm/dịch vụ thỏa mãn được những mong muốn và yêu cầu của khách hàng.

Vậy khách hàng doanh nghiệp là gì? Có thể hiểu khách hàng là những cá nhân hay tổ chức mà doanh nghiệp đang nỗ lực Marketing hướng tới. Họ là người ra quyết định mua sắm. Khách hàng là đối tượng thừa hưởng những đặc tính chất lượng của sản phẩm – dịch vụ. Thông thường, số lượng khách hàng càng nhiều có nghĩa là công việc kinh doanh phát đạt và ngược lại. Khách hàng không chỉ là những đối tượng bên ngoài doanh nghiệp mà còn tồn tại những đối tượng bên trong doanh nghiệp.

Khách hàng ngoài doanh nghiệp là những đối tượng nằm bên ngoài doanh nghiệp có nhu cầu mua sắm hàng hóa của doanh nghiệp tổ chức sản xuất. Họ là những người mà bạn có thể giao dịch trực tiếp hay qua điện thoại. Bao gồm: Cá nhân, Doanh nghiệp hoặc người làm kinh doanh (nhà cung cấp, ngân hàng, đối thủ cạnh tranh) và Cơ quan nhà nước, tổ chức tình nguyện. Còn khách hàng nội bộ là những người làm việc trong doanh nghiệp cung cấp sản phẩm dịch vụ, trong các bộ phận, phòng ban nằm trong quy trình chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp. Nói cách dễ hiểu là nhân viên trong công ty, là người trực tiếp sản xuất và tiếp xúc với sản phẩm. Hơn ai hết, nhân viên công ty là người hiểu rõ nhất về sản phẩm – dịch vụ. Họ sẽ là những người giúp quảng cáo tốt thương hiệu của bạn. Nhân viên công ty cũng dễ dàng trở thành khách hàng trung thành nhất. Chính vì vậy, mở rộng mối quan hệ với các nhân viên là điều cần thiết.

Chủ doanh nghiệp cần xác định rõ đây là những khách hàng tiềm năng, truyền thống hay là những người trực tiếp đem lại doanh thu lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vì vậy chủ doanh nghiệp cần có những biện pháp chăm sóc khách hàng nhằm lôi kéo, níu giữ chân khách hàng sử dụng sản phẩm mà bạn cung cấp.

2. Vai trò của khách hàng doanh nghiệp

Thứ nhất, Khách hàng là người mang lại tất cả mọi thứ cho doanh nghiệp, từ lợi nhuận, đến hình thức kinh doanh, sản phẩm kinh doanh,…Khách hàng là người trực tiếp tiêu thụ các sản phẩm của doanh nghiệp và tạo ra lợi nhuận giúp duy trì sự vận hành của bộ máy doanh nghiệp. Lượng người tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp lớn thì doanh thu và lợi nhuận cao, doanh nghiệp phát triển bền vững. Ngược lại, nếu không có khách hàng thì thì đồng nghĩa với việc, doanh nghiệp không có nguồn vốn để tiếp tục duy trì bộ máy dẫn đến phá sản.

Thứ hai, Khách hàng quyết định sự cải tiến của doanh nghiệp. Việc cải tiến doanh nghiệp phụ thuộc vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao uy tín và vị thế của doanh nghiệp. Muốn làm được điều đó, doanh nghiệp rất cần những ý kiến đóng góp của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp. Bởi khách hàng chính là người trực tiếp sử dụng các sản phẩm và dịch vụ đó. Vậy nên, từng ý kiến mà khách hàng phản ánh đến doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn khách quan nhất.

Thứ ba, Khách hàng đóng vai trò quan trọng trong xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần dựa trên chân dung khách hàng của mình để xác định những mục tiêu cung cấp sản phẩm, dịch vụ chăm sóc sao cho vừa làm hài lòng khách hàng, vừa tăng doanh thu lên nhiều nhất. Đội ngũ nghiên cứu thị trường trong mỗi doanh nghiệp sẽ đảm nhiệm việc tiếp cận, tìm hiểu khách hàng, dựa trên các số liệu như thu nhập, thói quen chi tiêu,… để lên một bản kế hoạch cụ thể. Đồng thời, khách hàng sẽ đóng vai trò là người trực tiếp trải nghiệm, đánh giá xem chiến lược công ty có hiệu quả hay không. Phản hồi của khách hàng chính là thước đo cho giá trị doanh nghiệp.

Thứ tư, Khách hàng là người mang đến doanh thu cho công ty bằng cách mua các sản phẩm, dịch vụ. Bằng việc chăm sóc khách hàng tiềm năng kĩ lưỡng, doanh nghiệp đã tạo ra mối quan hệ thân thiết với họ. Từ đó tăng tỷ lệ mua hàng thành công và tăng số lượng khách hàng trung thành. Việc chăm sóc khách hàng cũng giúp doanh nghiệp biết được thời điểm nào nên điều chỉnh sản phẩm, giá cả, phát động các chương trình kích cầu mua sắm để tăng doanh thu tốt nhất.

Thứ năm, Khách hàng là nền tảng cho bất kỳ doanh nghiệp nào. Một doanh nghiệp không thể tồn tại nếu không có khách hàng của mình. Khách hàng sẽ trả tiền cho các dịch vụ do doanh nghiệp thực hiện và giúp doanh nghiệp tiếp tục hoạt động. Điều rất quan trọng đối với một doanh nghiệp là phải quản lý khách hàng thực sự tốt vì cùng một khách hàng sau khi mua hàng của bạn có thể trở nên trung thành với bạn hoặc chuyển sang mua hàng tại doanh nghiệp khác.

3. Tầm quan trọng của việc chăm sóc khách hàng

Khách hàng chính là yếu tố sống còn của doanh nghiệp. Công ty, doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại và phát triển trên thị trường nếu xây dựng được một tệp khách hàng nhất định. Dựa trên cơ sở đó, doanh nghiệp mới có thể đưa ra những chính sách để tiếp tục mở rộng và thu hút nhiều đối tượng khách hàng mới. Muốn thực hiện được điều đó, doanh nghiệp phải xây dựng được một bộ phận chăm sóc khách hàng để tiếp nhận và làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng không chỉ ở sản phẩm mà còn ở chất lượng dịch vụ nữa.

Nếu công tác chăm sóc khách hàng được doanh nghiệp đầu tư, quan tâm và làm tốt. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp duy trì cho mình được nhóm đối tượng khách hàng trung thành. Họ là những người luôn tin tưởng và chọn sản phẩm – dịch vụ của bạn ở nhiều lần mua hàng về sau. Ngoài ra, chi phí để bạn chăm sóc khách hàng cũ sẽ rất ít so với việc bạn tìm kiếm khách hàng mới vì vậy vai trò của chăm sóc khách hàng rất quan trọng. Bởi vì, đối với khách hàng cũ bạn chỉ cần thường xuyên gọi điện hay gửi tới họ thông tin ưu đãi của doanh nghiệp. Bằng cách này, bạn cũng đã phần nào kích thích nhu cầu mua sắm lại của họ.

Thêm vào đó, trên thị trường ngày càng xuất hiện nhiều nhà cung cấp các sản phẩm và dịch vụ với chất lượng và giá cả tương đương, đem lại cho khách hàng nhiều lựa chọn hơn. Khi lựa chọn một sản phẩm, bên cạnh yếu tố về giá cả và chất lượng, khách hàng ngày càng quan tâm tới dịch vụ chăm sóc khách hàng của các doanh nghiệp. Do đó, khi giá cả và chất lượng sản phẩm tương đương thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp và nhà cung cấp sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào hoạt động chăm sóc khách hàng. Doanh nghiệp nào có chính sách chăm sóc khách hàng tốt hơn, thỏa mãn được nhu cầu và làm hài lòng khách hàng thì doanh nghiệp đó sở hữu được khách hàng đó. Từ đó có thể thấy, chăm sóc khách hàng chính là vũ khí cạnh tranh sắc bén của mỗi doanh nghiệp trong thị trường hiện nay.

Qua bài viết này bạn đã nắm được khái niệm khách hàng là gì và sự quan trọng của khách hàng đối với doanh nghiệp. Vì vậy, hãy có hướng tiếp cận đúng đắn và cung cấp những sản phẩm, dịch vụ chăm sóc tốt nhất, nhờ đó thu hút được nhiều khách hàng hơn đến với doanh nghiệp. Từ đó, tăng doanh thu, lợi nhuận, giúp doanh nghiệp phát triển lâu bền. Nếu có thắc mắc liên quan đến vấn đề này, bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tuyến qua các đầu số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508 để được giải đáp.

5.0