Kế toán quản trị là gì? Vai trò đối với doanh nghiệp như thế nào?
Kế toán quản trị – chuyên ngành rất hot trong những năm trở lại đây. Đây lĩnh vực đặc biệt quan trọng đối với sự vận hành và phát triển doanh nghiệp. Các quyết định của kế toán quản trị có sự chính xác và mang tính khách quan hơn nhằm giúp định hướng cho doanh nghiệp hoàn thành xuất sắc các mục tiêu đề ra. Theo dõi bài viết dưới đây để cập nhật những thông tin bổ ích nhất về chủ đề này nhé!
Kế toán quản trị là gì?
Kế toán quản trị là một lĩnh vực chuyên môn của kế toán. Chức năng của kế toán quản trị là thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin theo các yêu cầu của nhà quản trị. Giúp nhà quản trị có cơ sở dữ liệu để lên kế hoạch, điều hành, tổ chức thực hiện kế hoạch và đưa ra các quyết định chuẩn xác hơn. Từ đó giúp các hoạt động của doanh nghiệp trơn tru và thuận tiện hơn.
Tìm hiểu khái niệm kế toán quản trị
Những thông tin mà kế toán quản trị cung cấp sẽ bao gồm thông tin tài chính và phi tài chính. Nội dung này vừa có thể đáp ứng nhu cầu của nhà quản lý vừa cho các bộ phận chức năng khác.
Vai trò của kế toán quản trị với nhà quản trị doanh nghiệp?
Mục tiêu chung của ban giám đốc điều hành là muốn nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các quyết định có độ chính xác cao. Vì những thông tin mà kế toán quản trị mang lại có tính ước lượng, dự báo và được cập nhật thường xuyên nên nhà quản trị có thể dựa vào đó để phân tích và đưa ra các chiến lược phát triển phù hợp.
Nhìn chung, vai trò của kế toán quản trị sẽ bao gồm: lập kế hoạch, tổ chức điều hành, kiểm soát và ra quyết định. Cụ thể từng vai trò như sau:
– Lập kế hoạch: Thông thường nhà quản trị sẽ phải lên kế hoạch kinh doanh cho một năm tài chính. Trong kế hoạch sẽ đề ra các mục tiêu trung hạn, ngắn hạn, dài hạn. Để đề ra mục tiêu có tính khả thi, nhà quản trị phải tổng hợp thông tin về chi tiêu kinh tế do bộ phận kế toán quản trị cung cấp. Từ đó có thể dự đoán các biến động kinh tế trong tương lai và lập kế hoạch chặt chẽ hơn.
Lên kế hoạch cụ thể, chi tiết
– Tổ chức điều hành: Là việc nhà quản trị truyền đạt các chỉ tiêu kế hoạch cho các bộ phận thực hiện. Lúc này, nhà quản lý sẽ liên kết tổ chức, con người với các nguồn lực khác để tạo ra một giá trị tuyệt vời nhất. Bên cạnh đó, nhà quản lý còn biết cách khai thác thế mạnh nguồn lao động để tạo nên các giá trị tối đa nhằm hoàn thành mục tiêu.
– Kiểm soát: Nhà quản trị đối chiếu kết quả đạt được với những chỉ tiêu đề ra, Từ đó phân tích , thu nhận thông tin hữu ích cho quá trình kinh doanh tiếp theo.
– Ra quyết định: Đây được xem là chức năng cơ bản của kế toán quản trị. Quyết định đưa ra là cả một quá trình phân tích, kiểm tra, đánh giá và sau cùng là lựa chọn một kết quả thỏa đáng nhất.
Hầu hết tất cả các quyết định đều xuất phát từ thông tin. Do đó, yêu cầu đối với công tác kế toán quản trị là phải tổng hợp, cập nhật thông tin nhanh chóng, chính xác để nhà quản trị doanh nghiệp có những quyết định chuẩn xác, kịp thời.
Phân biệt kế toán quản trị và kế toán tài chính
Nhiều người cho rằng kế toán quản trị và kế toán tài chính là một. Đây là một suy nghĩ sai lầm. Mặc dù cả hai đều là bộ phận quan trọng của kế toán nhưng mang vai trò và nhiều điểm khác nhau. Cụ thể như sau:
Kế toán quản trị
Kế toán tài chính
Đối tượng sử dụng thông tin
Người bên trong doanh nghiệp (chủ doanh nghiệp và các bộ phận quản lý)
Người bên ngoài doanh nghiệp: Nhà đầu tư, chủ nợ, ngân hàng, chính phủ
Đặc điểm thông tin
Vừa chủ quan và khách quan, thường hướng đến tương lai
Khách quan, tin cậy, có tính chất lịch sử
Cơ sở lập và công bố thông tin
Theo nhu cầu quản lý của doanh nghiệp
Tuân thủ theo chuẩn mực, chế độ kế toán và các quy định khác
Tính kịp thời của thông tin
Cung cấp theo định kỳ hoặc theo yêu cầu của quản lý doanh nghiệp
Cung cấp theo các kỳ kế toán (tháng, quý, năm)
Phạm vi thông tin
Thông tin báo cáo theo các cấp đề ra quyết định
Thông tin báo cáo cho toàn bộ doanh nghiệp
Khuôn mẫu trình bày
Theo quy định của chế độ và chuẩn mực kế toán (Các báo cáo tài chính)
Tùy theo mục đích cung cấp thông tin và yêu cầu quản lý
Cơ hội nghề nghiệp kế toán quản trị trong thời đại số
Xuất phát điểm của kế toán quản trị chỉ là tính toán chi phí, nghiên cứu giá sản phẩm, xác định giá trị hàng tồn kho,… Nhưng với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế, kế toán quản trị đã mở rộng ra bao gồm các hoạt động nghiên cứu, phân tích, thu thập và xử lý thông tin phục vụ cho nhu cầu quản trị doanh nghiệp.
Nhu cầu tuyển dụng vị trí kế toán quản trị ngày càng nhiều
Với xu thế Cách mạng công nghiệp 4.0 và xu thế cách mạng số đang tác động đến tất cả các lĩnh vực. Một thách thức đặt ra cho các ứng viên vị trí kế toán quản trị là cần phải tích lũy đủ các kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn phục vụ công việc. Chỉ như vậy, mới có thể thu hút được sự chú ý của các nhà tuyển dụng và nâng cao sức cạnh tranh với các ứng viên khác.
Bù lại cho những yêu cầu khắt khe ở vị trí này thì các bạn sẽ nhận được mức lương tương xứng với năng lực của mình. Đồng thời bạn sẽ có nhiều cơ hội được thăng tiến và làm việc với các doanh nghiệp lớn, tầm cỡ quốc tế.
Lợi ích khi tham gia chương trình đào tạo Kế toán quản trị tại Viện FMIT
Như các bạn đã biết, công việc của kế toán quản trị ngày nay tập trung vào việc phân tích, lập kế hoạch, dự báo tiềm năng hoặc nguy cơ, lập ngân sách hoặc đưa ra các thông tin hỗ trợ cần thiết cho ban lãnh đạo doanh nghiệp. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ này, kế toán quản trị cần trang bị cho mình các kỹ năng cần thiết như: kỹ năng chuyên môn, kỹ năng kinh doanh, kỹ năng con người, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng ứng dụng công nghệ số, kỹ năng hoạch định chiến lược.
Chương trình đào tạo kế toán quản trị chuẩn quốc tế của viện FMIT
Việc tích lũy kinh nghiệm và kỹ năng cần trải qua quá trình dài học tập và nghiên cứu. Nếu các bạn muốn được tiếp cận với kiến thức mới bằng phương pháp giáo dục hiện đại nhằm cập nhật những kiến thức nền tảng chuẩn quốc tế thì có thể lựa chọn chương trình Kế toán quản trị của Viện FMIT.
Khi tham gia khóa đào tạo,. học viên sẽ nhận được các giá trị:
– Hiểu và thực hành các chức năng của một nhà quản trị.
– Quản trị doanh thu theo nhiều chiều, nhiều mức độ cho các mục đích ra quyết định khác nhau.
– Quản trị chi phí theo nhiều chiều cho nhiều mục đích khác nhau.
– Thiết lập và sử dụng các thông tin phù hợp cho việc ra các quyết định kinh doanh hàng ngày.
– Phân bổ chi phí và tính giá thành sản phẩm chính xác gần nhiều lần so với các trường đại học.
– Lập dự báo và ngân sách tổng thể hàng năm, chia theo tháng.
– Quản trị việc thực hiện, đo lường kết quả đạt được.
– Lập, thẩm định và lựa chọn các dự án đầu tư.
– Hiểu được các mục trong báo cáo tài chính.
Hiểu được vai trò và những điều mà bạn cần thực hiện trong ngành kế toán chắc chắn sẽ là hành trang để bạn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Chương trình đào tạo Kế toán quản trị của Viện FMIT sẽ là bệ phóng để bạn phát triển năng lực của bản thân và chạm đến những bước thành công mới. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về khóa học, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline để được tư vấn một cách tận tình.