Kế hoạch tổ chức cuộc thi đường lên đỉnh Olympia 2019
Kế hoạch tổ chức cuộc thi đường lên đỉnh Olympia 2019
Viết bởi Administrator
I. Mục đích
Nhằm tạo cho học sinh có một sân chơi trí tuệ, bổ ích. Qua cuộc thi, học sinh rèn luyện thêm cho mình khả năng tư duy, tính quyết đoán trước các tình huống và tuyển chọn học sinh đạt thành tích cao để tham gia cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 19 do VTV3 đài Truyền hình Việt Nam tổ chức.
II. Thời gian và địa điểm
Cuộc thi được tổ chức trãi qua 3 vòng:
* Vòng 1:
– Thời gian thực hiện: 14 giờ 00 ngày 20/12/2018 tại phòng Hội đồng.
– Hình thức thi: Học sinh làm bài viết trên giấy gồm 60 câu hỏi trắc nghiệm thuộc 12 lĩnh vực trong thời gian 20 phút.
– Kết quả: Chọn ra từ 15 đến 20 thí sinh có điểm cao từ trên xuống để vào thi vòng 2.
* Vòng 2:
– Thời gian thực hiện: 14 giờ 00 ngày 27/12/2018 tại phòng máy vi tính.
– Hình thức thi: Học sinh trả lời 60 câu hỏi trắc nghiệm trên máy vi tính trong thời gian 20 phút.
– Kết quả: Chọn ra từ 4 thí sinh có điểm cao từ trên xuống để vào thi vòng 3 (vòng chung kết).
* Vòng 3 (Vòng Chung kết):
– Thời gian thực hiện: Thông báo sau (dự kiến sau khi kiểm tra Học kỳ I và thi HSGQG).
– Hình thức thi: Tương tự như kịch bản của Olympia VTV3 gồm 4 phần thi: Khởi động; Vượt chướng ngại vật; Tăng tốc và Về đích.
– Kết quả: Chọn ra thí sinh có điểm cao nhất để dự thi chương trình Đường lên đỉnh Olympia của VTV3 và Chương trình Học trò Xứ Quảng năm 2019.
III. Nội dung, đối tượng dự thi và công tác chuẩn bị của các lớp
1. Nội dung
Những kiến thức cơ bản về tự nhiên, xã hội, đời sống, văn hóa phù hợp với đối tượng học sinh.
2. Đối tượng dự thi
Học sinh khối lớp 10 và lớp 11 năm học 2018 – 2019
3. Công tác chuẩn bị của mỗi lớp
– GVCN mỗi lớp lập danh sách học sinh dự thi và gởi danh sách về cho Thầy Đinh Gia Thiện. Hạn cuối: ngày 17/12/2018.
– Số lượng đăng ký dự thi: mỗi lớp không quá 3 học sinh.
* Lớp có học sinh thi vòng chung kết chuẩn bị lời giới thiệu, giao lưu, khẩu hiệu cổ động
IV. Cơ cấu giải thưởng
Tặng Giấy khen kèm tiền thưởng theo quy định của nhà trường:
+ 01 giải Nhất
+ 01 giải Nhì
+ 02 giải Ba
V. Ban tổ chức
1. Thầy Đinh Gia Thiện – Phó Hiệu trưởng – Trưởng ban
2. Thầy Châu Văn Thọ – Bí thư Đoàn trường – Thành viên
3. Thầy Phan Văn Lĩnh – Chủ tịch Công đoàn – Thành viên
4. Thầy Ôn Quang Hùng – Chủ tịch hội LHTN – Thành viên
5. Thầy Nguyễn Xuân Tùng – Phó Bí thư Đoàn trường – Thành viên
6. Thầy Diệp Tình – Tổ trưởng – Thành viên
7. Thầy Giáp Văn Thức – Tổ trưởng – Thành viên
8. Thầy Hồ Ngọc Quốc – Tổ trưởng – Thành viên
9. Thầy Trương Văn Quang – Tổ trưởng – Thành viên
10. Thầy Trần Minh Thắng – Tổ trưởng – Thành viên
11. Thầy Nguyễn Thành Khoa – Tổ trưởng – Thành viên
12. Thầy Nguyễn Văn Như – Tổ trưởng – Thành viên
13. Thầy Võ Quốc Châu – Tổ trưởng – Thành viên
14. Ông Võ Hùng Phi – Tổ trưởng – Thành viên
15. Cô Phan Thị Hồng Phước – Tổ phó – Thành viên
16. Bà Nguyễn Thị Thủy – Kế toán – Thành viên
VI. Ban cố vấn
1. Thầy Diệp Tình – Cố vấn môn Toán
2. Thầy Võ Quốc Á – Cố vấn môn Lý
3. Thầy Hồ Ngọc Quốc – Cố vấn môn Hoá
4. Thầy Lê Viết Hà – Cố vấn môn Anh
5. Thầy Nguyễn Tấn Ái – Cố vấn môn Ngữ văn
6. Thầy Trần Minh Thắng – Cố vấn môn Sinh
7. Cô Phạm Ái Vân – Cố vấn môn Sử – Công dân
8. Thầy Bùi Thanh Sơn – Cố vấn môn Địa
9. Thầy Nguyễn Văn Như – Cố vấn môn Tin
10. Thầy Võ Quốc Châu – Cố vấn môn Thể dục & GDQP
Ban cố vấn chịu trách nhiệm về độ chính xác và bảo mật câu hỏi, thời hạn nộp và cố vấn cho vòng chung kết cuộc thi.
VII. Ban thiết kế nội dung
1. Thầy Đinh Gia Thiện – Trưởng Ban
2. Các Thầy, Cô tổ trưởng – Uỷ viên
3. Thầy Châu Văn Thọ – Uỷ viên
4. Thầy Nguyễn Xuân Tùng – Uỷ viên
5. Thầy Hồ Ngọc Quốc – Ủy viên
6. Ông Võ Hùng Phi – Ủy viên
7. Ông Nguyễn Hữu Tài – Ủy viên
8. Thầy Nguyễn Lợi – Ủy viên
VIII. Công tác chuẩn bị
1. Thầy Đinh Gia Thiện: Chỉ đạo chung
2. Thầy, cô tổ trưởng và Ban cố vấn: có trách nhiệm duyệt, phân loại câu hỏi và nộp về cho thầy Đinh Gia Thiện chậm nhất ngày 15/12/2018 (Nộp bản in và file word).
3. Thầy Châu Văn Thọ: Lập kế hoạch, dự trù kinh phí, chịu trách nhiệm về cơ sở vật chất.
4. Ban chấp hành Đoàn trường kết hợp tổ Văn phòng: Thiết kế sân khấu chuẩn bị cơ sở vật chất.
5. Thầy Lê Viết Hà, Cô Trịnh Thị Hồng Linh: Viết lời cho kịch bản và dẫn chương trình.
6. Ban chấp hành Đoàn: Chuần bị 2 tiết mục văn nghệ
7. Thầy Châu Văn Thọ, Thầy Nguyễn Xuân Tùng, Nguyễn Văn Quang và GVCN: Điều hành tập trung và phụ trách học sinh tham dự.
8. Tổ văn phòng: Chuẩn bị giấy mời đại biểu và phần thưởng vòng nguyệt quế.
9. Bà Nguyễn Thị Thủy: Quyết toán kinh phí tổ chức.
10. Thầy Đinh Gia Thiện và Thầy Hồ Ngọc Quốc, Thầy Nguyễn Lợi, Ông Võ Hùng Phi: Chọn câu hỏi, tổ chức thi vòng loại và chấm chọn học sinh thi vòng chung kết.
11. Ông Võ Hùng Phi, Ông Nguyễn Hữu Tài, Thầy Ôn Quang Hùng: Thư ký tổng hợp điểm.
12. Thầy Nguyễn Xuân Tùng, Thầy Nguyễn Văn Quang hướng dẫn thí sinh vào phòng thi và giữ trật tự tại 2 lần thi vòng loại.
Lưu ý: Các tổ trưởng, Ban cố vấn kiểm tra kỹ các câu hỏi trước khi nộp về cho Ban tổ chức, câu hỏi không đúng theo yêu cầu sẽ không được công nhận.
IX. Tổ chức thực hiện
– Triển khai kế hoạch đến các thành viên trong Ban tổ chức và giáo viên chủ nhiệm các lớp để phối hợp thực hiện.
– Tổ trưởng chuyên môn tổ chức họp tổ, quán triệt việc ra câu hỏi, chịu trách nhiệm về nội dung, tập hợp câu hỏi gửi về Ban tổ chức đúng thời gian quy định.
– Đoàn trường tuyên truyền sâu rộng trong học sinh nhằm tạo tinh thần sôi nổi trong việc hưởng ứng cuộc thi.
– Các cá nhân, bộ phận có liên quan và được phân công trong kế hoạch nghiên cứu thực hiện và đóng góp ý kiến thiết thực nhằm làm cho cuộc thi thật sự sôi nổi, khoa học và bổ ích.