Kế hoạch nghiên cứu và ý nghĩa của việc lập kế hoạch nghiên cứu – 123docz.net

Khi suy nghĩ về vấn đề nghiên cứu, nhà nghiên cứu chắc chắn khách hàng tiềm
năng có cảm nhận về tình hình hiện tại trên thị trường. Cách tốt nhất để tìm hiểu là thực
hiện một cuộc nghiên cứu. Nếu thực sự có nhu cầu về ý tưởng kinh doanh trên thị trường,
sẽan toàn hơn nhiều khi bắt đầu lập kế hoạch và thực hiện ý tưởng, vì điều đó sẽ chứng
minh rằng thịtrường thực sự có nhu cầu và mong muốn cho dịch vụ.

Công tác nghiên cứu Marketing đòi hỏi phải xây dựng một kế hoạch có hiệu quả
nhất để thu thập những thông tin cần thiết. Nhà quản trị Marketing không thể nói với
người nghiên cứu Marketing một cách đơn giản là “Hãy tìm một số hành khách và hỏi họ
xem họ có sử dụng điện thoại trong khi bay không, nếu có dịch vụ đó”. Người nghiên cứu
Marketing có kỹnăng lập kế hoạch nghiên cứu.

Theo Roy D. Pea (1982) Lập kế hoạch là một hình thức phức tạp của hành động
tượng trưng bao gồm việc suy nghĩ có ý thức một chuỗi các hành động sẽđủ để đạt được
mục tiêu.

Theo Litman (2013) Lập kế hoạch đề cập đến quá trình quyết định phải làm gì và
làm như thếnào đểđạt được đều đó.

Lập kế hoạch không chỉ diễn ra trong nghiên cứu marketing mà nó còn diễn ra tại
nhiều cấp độ, từ các quyết định hàng ngày của cá nhân và gia đình, đến quyết định phức
tạp của các doanh nghiệp và chính phủ.

Để Lập kế hoạch tốt đòi hỏi một quy trình có phương pháp xác định rõ ràng các
bước dẫn đến các giải pháp tối ưu. Theo Litman (2013) quy trình này phải phản ánh các
nguyên tắc sau:

– Toàn diện – tất cả các lựa chọn và tác động đáng kểđược xem xét.
– Hiệu quả – quá trình không nên lãng phí thời gian hay tiền bạc.

24
– Thông tin – kết quả được hiểu bởi các bên liên quan (những người bị ảnh hưởng
bởi một quyết định).

– Các quyết định tích hợp, cá nhân, ngắn hạn nên hỗ trợ các mục tiêu chiến lược,
lâu dài.

– Hợp lý – mỗi bước dẫn đến bước tiếp theo.

– Minh bạch – tất cả mọi người tham gia hiểu cách thức hoạt động của quy trình.

3.1.2. Ý nghĩa của việc lập kế hoạch nghiên cứu

Theo Pickton (2013) một kế hoạch giúp vạch ra mục đích và mục tiêu, lý do phải
thực hiện công việc, làm thế nào khi có ý định làm điều đó, các nguồn lực sẽ cần và
những gì mong đợi có hiện hữu khi công việc hoàn thành. Quá trình lập kế hoạch đòi hỏi
phải tập trung suy nghĩ, để quyết định không chỉ những gì có thể muốn làm, mà những gì
trong thực tế có thể gây khó khăn cho công việc. Quan trọng hơn, kế hoạch nghiên cứu là
kế hoạch chi tiết cho một dự án. Một kế hoạch rõ ràng có thể được nhắc lại nhiều lần,
giúp đi đúng hướng trong suốt dự án và thậm chí đôi khi nhắc về lý do tại sao muốn thực
hiện nghiên cứu. Như vậy, để tiến hành nghiên cứu đạt hiệu quả cần phải lập kế hoạch
nghiên cứu để hiểu rõ vấn đề cần nghiên cứu là gì, nhà nghiên cứu cần đạt được mục tiêu
nghiên cứu nào và cần phải thực hiện nghiên cứu theo một trật tự nhất định.

3.2. Nội dung của một bản kế hoạch nghiên cứu

Theo Sidik (2005) một bản kế hoạch nghiên cứu hay đề xuất nghiên cứu (a
research proposal) nhằm thuyết phục những người khác rằng người nghiên cứu có một dự
án nghiên cứu đáng giá, có thẩm quyền và kế hoạch làm việc để hoàn thành nó. Nói
chung, đề xuất nghiên cứu nên chứa tất cả các yếu tố chính liên quan đến quá trình
nghiên cứu và bao gồm đầy đủthông tin đểngười đọc đánh giá nghiên cứu được đề xuất.

Bất kể lĩnh vực nghiên cứu và phương pháp lựa chọn, tất cả các đề xuất nghiên
cứu đều phải giải quyết các câu hỏi sau: Bạn dựđịnh đạt được điều gì, tại sao bạn muốn
thực hiện và cách bạn sẽ thực hiện.

3.2.1. Sự cần thiết phải có sự chuẩn bị tốt

25
– Quan trọng đối với yêu cầu của nhà tài trợtrong môi trường cạnh tranh. Kinh phí
rất cạnh tranh.

– Hỗ trợ các nhà nghiên cứu trong xây dựng dự án, lập kế hoạch, thực hiện và
giám sát nghiên cứu.

– Chất lượng của đề xuất góp phần vào kết quảđánh giá.

– Một đề xuất chuẩn bị nghèo nàn có thể không được xem xét ở mọi khía cạnh
hoặc không thểđược coi là khá.

Nhìn chung, người sẽ đọc nghiên cứu đề xuất là những giáo sư, nhà nghiên cứu,
thầy/cô hướng dẫn có chuyên môn cao về lĩnh vực quan tâm. Điều đó có nghĩa là, họ đã
làm rất nhiều những nghiên cứu tương tự, họ có hiểu biết chuyên sâu về lĩnh vực nghiên
cứu, họ có kinh nghiệm làm nghiên cứu trong một thời gian dài, và tất nhiên họcũng đã
đọc rất rất nhiều nghiên cứu đề xuất trước đó. Do đó, khi đọc một đề xuất nghiên cứu,
vấn đề cần quan tâm là:

– Tên đề tài và lĩnh vực nghiên cứu nói chung thuộc phạm vi mà họ hiểu biết và có
thể hướng dẫn sinh viên thực hiện đề tài này trong tương lai. Ví dụ, bạn nói rằng bạn
muốn làm Tiến sĩ về tài chính, bạn cần biết rõ ràng hơn phạm vi tài chính mà bạn muốn
nghiên cứu là gì: tài chính trong ngân hàng, tài chính trong doanh nghiệp, tài chính quốc
tế, thị trường tài chính, phương áp định lượng trong tài chính, định giá tài sản tài chính
hay quản trị rủi ro trong tài chính… Thật ra, các câu hỏi nghiên cứu sẽcòn được đi sâu và
cụ thểhơn rất rất nhiều, vậy nên nếu bạn có một cái nhìn càng cụ thể càng chi tiết vềlĩnh
vực mà bạn nghiên cứu thì càng tốt.

– Thứhai, các giáo sư sẽ quan tâm tới việc, đề tài mà bạn muốn làm đã được thực
hiện bởi chính các thầy/cô đó chưa. Trong rất nhiều trường hợp, khi bạn làm Tiến sĩ,
thầy/cô hướng dẫn sẽ là đồng tác giả cho bài nghiên cứu. Tức là ngoài vai trò làm một
người hướng dẫn, thầy/cô sẽ chủđộng đóng góp ý tưởng, phương pháp và giải quyết vấn
đề trong quá trình làm nghiên cứu. Vậy nên, họcũng muốn rằng đề tài của bạn là một đề
tài mới mà họchưa làm, hoặc không trùng lặp với các đề tài mà sinh viên Tiến sĩ của họ
đang làm.

26
Cuối cùng, yếu tốđể đánh giá một đề xuất nghiên cứu là tốt hay không phụ thuộc
vào ý nghĩa và tính khả thi của nghiên cứu đó. Ý nghĩa của nghiên cứu thể hiện qua việc
giải quyết câu hỏi nghiên cứu có đóng góp gì cho việc nâng cao tri thức nói chung hay
không (contributions to knowledge and practice). Tính khả thi của nghiên cứu (feasible
research) tức là nghiên cứu đó có khả năng thực tiện được hay không, điều này thể hiện
qua việc lựa chọn dữ liệu và phương pháp nghiên cứu.

3.2.2. Các thành phần của đề xuất nghiên cứu

Các thành phần của một đề xuất nghiên cứu gồm những phần chính sau:
– Tiêu đề (Title)

Tiêu đề của đề xuất nghiên cứu phải ngắn gọn, xúc tích và đọc lên là có thể biết
ngay nghiên cứu này nói về cái gì. Bạn không cần phải đặt tên đề tài ngay từ đầu, cứ
hoàn thành xong nội dung chính của đề xuất nghiên cứu rồi lựa chọn một cái tên phù hợp
cũng được.

– Giới thiệu (Introduce)

Mục đích chính của phần giới thiệu là cung cấp nền tảng cần thiết hoặc bối cảnh
cho vấn đềnghiên cứu. Làm thế nào để hệ thống được vấn đề nghiên cứu có lẽ là vấn đề
lớn nhất trong việc viết đề xuất. Việc giới thiệu thường bắt đầu với một tuyên bố chung
cho lĩnh vực của vấn đề, với một tập trung vào một vấn đề nghiên cứu cụ thể, được theo
sau bởi sự hợp lý hoặc biện minh cho nghiên cứu được đề xuất.Nói nôm na là, trả lời cho
câu hỏi vì sao bạn muốn làm nghiên cứu này. Hay nói một cách khác, bạn đưa ra những
lý do để thúc đẩy cho việc cần làm nghiên cứu đó. Có hai nguồn lý do để thực hiện một
đề tài nghiên cứu: một là những hiểu biết hoặc kiến thức hiện tại còn thiếu sót, chưa
chứng minh và làm rõ vấn đề này; hai là vấn đề này xuất phát từ thực tiễn mà chưa có
một nghiên cứu nào tập trung giải quyết nó hoặc đề xuất câu trả lời cho nó. Cuối mục
này, bạn sẽ đưa ra kết luận rằng: đề tài nghiên cứu mà bạn chọn là hoàn toàn có ý nghĩa
và nên được thực hiện.

– Câu hỏi nghiên cứu hoặc mục tiêu nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu (Research question) có thể hơi trùng với đoạn cuối phần giới
thiệu nhưng tách câu hỏi làm mục riêng sẽ khiến cho một đề xuất nghiên cứu rõ ràng và

27
cụ thể. Trong mục này, sau khi nói đến chủ đề nghiên cứu, bạn hoàn toàn có thể đưa ra
những giả thuyết (hypothesis) mà bạn phỏng đoán về kết quả của nghiên cứu. Nói một
cách khác là trong nghiên cứu đó bạn sẽ cố gắng chứng minh những giả thuyết của mình
là đúng.

Mục tiêu nghiên cứu (Objectives of the study) cần phát biểu hoặc tuyên bố rõ
ràng, phải thật rõ ràng và xúc tích, đồng thời phải khả thi và đolường được.

– Tổng quan (Literature review)

Mục này có thể coi là dài nhất trong cả đề xuất nghiên cứu. Mục đích cung cấp
đầy đủ thông tin về nghiên cứu như kiến thức, khả năng tổng hợp và khả năng tư duy
phản biện (critical thinking) trong lĩnh vực mà bạn chọn. Literature review tức là nhà
nghiên cứu đọc những nghiên cứu có liên quan đến đề tài được lựa chọn và tổng hợp lại
sự phát triển của những tri thức đã được tìm ra. Suy cho cùng thì làm nghiên cứu không
phải là phải tạo ra những thứ cao siêu, bay bổng mà là sự kế thừa và phát triển những
kiến thức đã có. Điều nên làm, đó là nghiên cứu những bài nghiên cứu có liên quan, đọc,
phân tích, tổng hợp, so sánh và tìm ra những thứ có thể phát triển hơn.

Khi đọc một bài nghiên cứu, hãy tự đặt ra cho mình những câu hỏi:

+ Vấn đề được nghiên cứu trong bài nghiên cứu này là gì? (Câu hỏi nghiên cứu).
+ Tác giả sử dụng dữ liệu và phương pháp nào để giải quyết các câu hỏi nghiên
cứu? (Dữ liệu và phương pháp)

+ Tác giả đã tìm ra được những kết quả gì từ nghiên cứu đó? (Kết quả)
+ Đóng góp của nghiên cứu đó là gì? (Đóng góp)

+ Kết quả của nghiên cứu đó có khác gì, giống hay bước phát triển sâu hơn của
nghiên cứu khác. (So sánh và tương phản với bài báo khác)

+ Những gì hạn chế của nghiên cứu? (giới hạn và cơ hội cho nghiên cứu sau…)
– Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu rất quan trọng vì nó nói đến cách mà nhà nghiên cứu giải
quyết vấn đề nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu cung cấp kế hoạch làm việc và mô tả
các hoạt động cần thiết để hoàn thành dự án nghiên cứu.

28
Đối với nghiên cứu định tính, nghiên cứu định tính triển khai các nhận định tri
thức, các chiến lược tìm hiểu, và các phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu khác với
nghiên cứu định lượng. Các quy trình định tính dựa vào dữ liệu bằng lời (chữ) và hình
ảnh, có các bước tiến hành riêng trong phân tích dữ liệu, và dựa vào các chiến lược tìm
hiểu đa dạng.

Đối với các nghiên cứu định lượng, phương pháp thường bao gồm các phần sau:
– Thiết kế nghiên cứu – Có phải câu hỏi nghiên cứuhoặc thử nghiệm trong phòng
thí nghiệm không? Chọn loại thiết kếnào (mô tả,thăm dò, nhân quả)?

– Lựa chọn vị trí nghiên cứu

– Đối tượng hoặc người tham gia – Ai sẽ tham gia vào nghiên cứu? Sử dụng
phương pháp lấy mẫu / thủ tục lấy mẫu nào? Quyết định tiêu chuẩn bao gồm và loại trừ.

– Cỡ mẫu – Cần tính kích thước mẫu dựa trên loại nghiên cứu đang tiến hành. Có
một số công thức để tính toán kích thước mẫu.

– Dụng cụ nghiên cứu – Sử dụng loại công cụ đo lường hoặc bảng câu hỏi nào? Tại
sao chọn chúng? Chúng có hợp lệ và đáng tin cậy không?

– Thu thập dữ liệu – Dự định thực hiện nghiên cứu như thế nào? Những hoạt động
nào có liên quan? Mât bao lâu?

– Phân tích và giải thích dữ liệu – bao gồm các kế hoạch xử lý và mã hóa dữ liệu,
phần mềm máy tính được sử dụng (ví dụ: Gói thống kê khoa học xã hội / SPSS, EPI-
INFO, vv), lựachọn phương pháp thống kê, mức độ tin cậy, mức ý nghĩa vv.

– Kết quả mong đợi và đóng góp

Đây là phần nêu lên những kết quả mà nhà nghiên cứu kỳ vọng sẽ thu được từ
nghiên cứu của mình, và ý nghĩa của nó. Nói chung thì mục này sẽ có sự trùng lặp một
chút với các phần trước đó, nhưng nó giúp người đọc tổng kết lại những gì mà nghiên
cứu của bạn hướng đến. Phần này không cần phải viết dài, cần ngắn gọn và đủ ý.

3.3. Đềcƣơng nghiên cứu và những yêu cầu khi lập đềcƣơng nghiên cứu

3.3.1. Đềcƣơng nghiên cứu

Đề cương nghiên cứu là bản thuyết minh về tính cấp thiết, ý nghĩa, nội dung và
phương pháp nghiên cứu một đề tài. Có thểcoi đây là bản luận chứng khoa học hay một

29
đề án thực hiện một công trình nghiên cứu. Đề cương sau khi được phê duyệt sẽ trở thành
văn bản pháp quy. Nó là cơ sở cho việc nghiệm thu, đánh giá đềtài, định hướng cho việc
chi tiết hóa những hoạt động cụ thể trong nghiên cứu,…Đồng thời nó quy định trách
nhiệm đối với nhà nghiên cứu hoặc nhóm nghiên cứu. Đề cương nghiên cứu có thểđược
sửa đổi cho phù hợp do những vấn đề mới được nảy sinh ngoài dự kiến ban đầu của nhà
nghiên cứu. Đềcương nghiên cứu bao gồm:

3.3.1.1. Lý do chọn đề tài

Đây là phần đầu tiên của một đề tài nghiên cứu. Nó được đặt dưới dạng tiêu đề
“Phần mở đầu”, hay là “Đặt vấn đề”. Nội dung cơ bản của phần này là trả lời cho câu hỏi
“Tại sao nghiên cứu đề tài này?”, từ đó xác định được những mâu thuẫn đang tồn tại
khách quan trong lý luận và thực tiễn cấp thiết cần ưu tiên giải quyết. Phần này yêu cầu
người nghiên cứu phải trình bày rõ ràng, tường minh những lý do khách quan và chủ
quan nào khiến cho người nghiên cứu chọn vấn đề đó để nghiên cứu, nên bắt đầu bằng
cách sơ lược lại những thông tin tổng quan để người đọc có thể hiểu được mục tiêu của
nghiên cứu. Chỉ nên trích dẫn những thông tin liên quan trực tiếp đến đề tài nhằm chuẩn
bị”tư tưởng” và giải thích cho người đọc lý do nghiên cứu.

Có hai cách trình bày lý do chọn đề tài:
– Cách thứ nhất:

+ Do phát hiện mâu thuẫn từ thực tế.

+ Trong tất cả các tài liệu lý thuyết chưa trả lời mâu thuẫn đặt ra.

+ Thực tiễn cuộc sống không thể tồn tại mâu thuẫn đó (do đó nhà nghiên cứu tổ
chức nghiên cứu đểxác định nguyên nhân và giải pháp cho vấn đềđặt ra).

– Cách thứ hai:

+ Do phát hiện ra mâu thuẫn, vấn đề.

+ Để mâu thuẫn tồn tại sẽ gây ra hậu quả xấu (trước mắt, lâu dài).
+ Giải quyết mâu thuẫn mang lại lợi ích.

3.3.1.2. Mục đích nghiên cứu

Mỗi đề tài tùy theo phạm vi nghiên cứu mà người nghiên cứu cần phải xác định rõ
mục đích nghiên cứu hoặc một hệ thống mục tiêu nghiên cứu. Mục đích nghiên cứu là kết

30
quả mà người nghiên cứu cần đạt được. Nó có tác dụng định hướng cho quá trình nghiên
cứu, là những dẫn hướng bước đi chiến lược của công trình nghiên cứu đạt tới kết quả

(Trang 28 -28 )

Một phần của tài liệu
BÀI GIẢNG NGHIÊN CỨU MARKETING