KINH NGHIỆM mở quán cơm bình dân CHẮC CHẮN LÃI CAO !
Ngành F&B là một ngành chưa bao giờ có dấu hiệu ngừng hot, chính vì vậy lợi nhuận lớn từ kinh doanh ngành F&B luôn thu hút người kinh doanh. Mong muốn mở quán cơm bình dân, hay một quán ăn thông thường với chi phí rẻ nhất, lãi cao mà vẫn đông khách thì cần làm những gì, cần chi phí và chuẩn bị như thế nào? Cùng Công ty Trần Gia Phát xem những kinh nghiệm đúc kết dưới đây và chuẩn bị cho mình một hành trang tốt với ngành hàng này.
1. Mô hình quán cơm bình dân là gì sao lại HOT như vậy?
Mô hình quán cơm bình dân phổ biến ở các điểm trường đại học, nơi có nhiều người dân qua lại, hay nơi có công trường nhiều công nhân tại các nhà máy hay lui tới, thậm chí nơi có nhiều dân văn phòng…
Những quán cơm bình dân thường có đặc điểm chung như:
-
Đa dạng các món ăn,
-
Giá món ăn rẻ hơn so với mặt bằng chung,
-
Mặt bằng quán không cần quá sang trọng, ở các vị trí đông người qua lại
-
Hợp khẩu vị nhiều người
Loại mô hình này được khá nhiều người lựa chọn để kinh doanh, với tầm giá từ 20 đến 30 nghìn phù hợp với nhiều người dân có thu nhập từ thấp đến trung bình, sống độc thân, hoặc không có thời gian nấu ăn..Ngoài tên gọi quán cơm bình dân, nó còn được gọi với cái tên cơm bụi, cơm quán..
Có khá nhiều địa điểm lý tưởng để mở quán cơm bình dân tại Việt Nam, vì đặc điểm dân số tập trung ở các khu vực. Tuy nhiên có một điểm mà nhiều quán cơm bình dân mắc phải, là vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh nơi quán ăn, đây có phải điểm mấu chốt để thay đổi và thu hút khách hơn so với những quán khác không? Xem thêm những kinh nghiệm dưới đây.
2. Mở quán cơm bình dân có lãi nhiều như lời đồn không?
Thực chất quán cơm bình dân chi phí bỏ ra khá nhiều, cả về cơ sở mặt bằng và món ăn, tuy nhiên lợi nhuận so với các mô hình quán khác là tương đương. Vậy một quán cơm bình dân có lãi nhiều là chính xác nhưng còn tùy vào lượng khách so với chi phí đầu tư hằng ngày cho món ăn. Cụ thể một quán cơm bình dân mở ra nhằm mục đích phục vụ được người dân với lợi nhuận ít, thay vào đó số lượng suất bán ra phải lớn thì lợi nhuận sẽ cao.
Chính vì vậy khi kinh doanh quán cơm bình dân, phải tính toán chi phí đầu tư, nhân công và những chi phí vận hành quán,.. để thu được lợi nhuận tốt nhất.
Trong thời điểm hiện tại, kinh doanh quán cơm bình dân không chỉ là ăn cơm tại tiệm, xu hướng đặt hàng online giá rẻ khiến nhiều người chú ý tới, giúp nhiều dịch vụ phát triển hơn mà không cần có mặt bằng tốt hay điều kiện tốt về cơ sở vật chất. Vậy định hướng kinh doanh cơm bình dân có lãi nhiều hoàn toàn đủ thuyết phục để mở quán.
3. Kinh nghiệm mở quán cơm bình dân cho người mới
Với kinh nghiệm cung cấp setup cho nhiều quán cơm bình dân và theo thống kê khảo sát thị trường, những mẹo nhỏ dưới đây Trần Gia Phát mách cho bạn phải cần lưu ý thật kỹ nhé!
3.1. Lập kế hoạch danh sách mở quán cơm cần bao nhiêu vốn
Vốn để mở quán cơm bình dân là điều khó hình dung được nếu chưa bắt tay vào làm, vậy cần bao nhiêu vốn để mở quán cơm là đủ và dự trù bao nhiêu thì phù hợp? Sai lầm thực tế người kinh doanh quán cơm đều không đi tìm hiểu mà chỉ áng chừng một khoản tiền mà không lường trước những chi phí phát sinh khác.
3.2. Xác định khách hàng trước khi mở quán cơm
Phác họa, xác định khách hàng trước khi mở quán ăn vô cùng quan trọng, quyết định thành bại cho dự định kinh doanh của bạn. Bằng những khảo sát nơi khu vực mở quán cơm, khảo sát khách hàng qua lại, lượng khách hàng sẽ tới quán ăn, và xác định độ tuổi, đặc điểm của khách hàng…
Khi bạn càng hình dung được khách hàng mục tiêu thì quá trình bán hàng cũng trở nên dễ dàng. Ví dụ nơi trường học có đông sinh viên cũng là địa điểm lý tưởng, vậy sinh viên là khách hàng bạn đang nhắm đến. Tuy nhiên, sinh viên ở kí túc xá và sinh viên ở trọ có thói quen ăn uống khác nhau, tuy nhiên có cùng một đặc điểm chung là thích những quán ăn rẻ, ngon, trên đường đi học về…Vậy hình dung khách hàng tốt cũng đồng nghĩa với thành công của quán đến 90%.
3.3. Kinh nghiệm mở quán cơm bình dân tại vị trí nào tốt
Vậy mở quán cơm bình dân ở vị trí nào tốt cũng là một điều khó khăn khi quan sát và lựa chọn. Không phải tự nhiên gần công ty bạn, hay trên đường về lại có một địa điểm ăn uống hấp dẫn. Để có một vị trí tốt, người kinh doanh phải dành thời gian quan sát, nơi có đông người qua lại, tụ tập, những nơi có dân văn phòng qua lại, sinh viên hay người lao động…
Việc chọn được địa điểm đông đúc sẽ giúp bạn không cần phải tốn thêm chi phí quảng cáo mà vẫn thu được lợi nhuận lớn.
3.4. Phương thức phục vụ khách tại quán cơm bình dân
Có nhiều phương thức phục vụ các món ăn ở quán ăn bình dân như:
-
Tự phục vụ: canh và nước chấm, chọn món trả tiền theo món theo cân nặng hoặc phần ăn
-
Có menu sẵn tên món, có người phục vụ lấy món ăn
-
Bán theo suất ăn
Tùy theo sở thích của khách hàng từng nơi mà điều chỉnh sao cho phù hợp. Tuy nhiên nên quyết định phương thức phục vụ nào nhanh và phù hợp với nhân công trong quán.
3.5. Đầy đủ phân chia nhân lực trước khi mở quán cơm
Chuẩn bị nhân lực cho quán ăn bao gồm:
-
Người phục vụ tại quầy
-
Người chạy bàn
-
Người trông và giữ xe
-
Người quản lý vệ sinh và thu tiền
Thông thường, tùy theo tình hình kinh doanh tại quán mà sắp xếp thuê nhân lực sao cho phù hợp, với giá thuê từ 15.000 đến 30.000/giờ. Để tránh trường hợp thuê nhân lực giá quá cao hoặc thừa nhân lực, bạn cần cân nhắc thu chi của cửa hàng để cân nhắc giá cả và số lượng sap cho phù hợp.
3.6. Lựa chọn trang trí tạo không gian cho quán
Trang trí không gian cho quán ăn bình dân thường chú trọng sự đơn giản, sạch sẽ và có không gian thoáng. Các quán thông thường được trang trí với tường có màu sắc trắng hoặc vàng, thậm chí có những cơ sở sử dụng giấy dán tường để trang trí cho sạch và mới mẻ. Thêm hình ảnh các món ăn đặc trưng của quán làm điểm nhấn cho không gian tường.
Vì đặc điểm là quán cơm bình dân giá rẻ nên chi phí trang trí quán cũng được cắt giảm, chủ yếu sẽ đầu tư vào bàn ghế và các đồ trang trí trên bàn ăn sao cho sạch sẽ, có màu sắc hài hòa với không gian quán.
3.7. Thiết kế menu quán cơm phù hợp với nhu cầu khách
Menu quán cơm bình dân đa phần có các món cơ bản nhất, các món dễ ăn như cá kho, thịt gà kho, sườn, thịt heo, đậu hũ…để cho khách hàng dễ lựa chọn suất ăn hay món ăn, bạn cần phải soạn sẵn menu món, kèm theo giá theo suất. Cách này giúp bạn dễ quản lý hơn, nhanh hơn và giúp khách hàng không tốn quá nhiều thời gian để lựa chọn. Đồng thời cũng hướng khách hàng mua món chính của quán nhiều hơn.
Thông thường, giá các món trong menu quán cơm bình dân có giá dao động từ 20-35 nghìn, tùy theo món ăn. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm những menu thực đơn giá rẻ cho công dân sẽ rất bổ ích cho menu thêm phần phong phú và chi phí vốn không quá cao nhưng vẫn đủ chất dinh dưỡng cho người dùng.
Các món trong quán thường được chia làm 3 loại
-
Món chính
-
Canh
-
Món rau
Tuy nhiên với mô hình phổ biến nhất hiện nay là món canh, rau sẽ được miễn phí, đi kèm với suất cơm. Vì vậy cũng giảm được phần lớn các món phụ, chỉ tập trung vào món chính, sẽ dễ dàng chế biến hơn và quản lý tốt hơn.
3.8. Định giá chi phí phần ăn theo công thức tính Food Cost
Công thức tính chi phí các quán ăn thông thường được tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo lợi nhuận tốt ngay từ những ngày đầu mở quán như sau:
Chi phí nguyên vật liệu món ăn/Tỷ lệ phần trăm chi phí thực phẩm = Giá món ăn. Hiện nay, hầu hết các nhà hàng đều áp dụng tỷ lệ phần trăm chi phí thực phẩm là 35%.
=> công thức: Chi phí nguyên vật liệu làm món ăn/ 0,35 = Giá món ăn.
Cách tính này khá đơn giản và cũng được đa số các quán ăn bình dân áp dụng để tính toán chi phí. Vậy nên bạn hoàn toàn yên tâm khi áp dụng.
3.9. Thái độ đi đầu kèm theo chất lượng
Nếu bạn đã từng là khách hàng của quán cơm bình dân nào đó chắc hẳn cũng có đôi lần khó chịu với thái độ phục vụ và không muốn tới ăn một lần nào nữa. Tuy nhiên cũng có nhiều khách hàng, chỉ quan tâm đến chất lượng món ăn, thời gian chờ món và sự thuận tiện khi chọn quán.
Chính vì vậy một trong những yếu tố cơ bản quan trọng mà quán cơm bình dân nên lưu ý, đó là thái độ đi kèm với chất lượng món ăn luôn là điều kiện lý tưởng nhất để không bỏ sót một thực khách nào. Điều này cũng giúp bạn giữ chân được khách hàng lâu dài với quán, tạo nên sự thân thiện, thoải mái như ăn cơm nhà.
Chú trọng đến chất lượng món ăn là về nguồn gốc thực phẩm, cách chế biến sạch sẽ, bày trí đẹp cũng sẽ tạo nên món ăn hoàn hảo và thu hút khách hàng.
3.10. Chuẩn bị mở quán cơm bình dân cần giấy tờ gì?
Một quán cơm bình dân thông thường được mở ra với tiêu chí hoạt động lâu dài thì cần đầy đủ giấy tờ, thủ tục pháp lý như thống kê dưới đây.
-
Hợp đồng thuê nhà
-
Giấy phép kinh doanh
-
Chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Các loại giấy phép kinh doanh và đăng ký thuế, chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm được đăng ký tại các trụ sở ủy ban và đơn vị chịu trách nhiệm pháp lý.
4. Dụng cụ mở quán cơm bình dân cần thiết
Trước khi mở quán cơm thì bạn cần phải chuẩn bị cho các thiết bị bếp công nghiệp inox, các dụng cụ chuyên dùng khác. Trần Gia Phát đã tổng hợp một số thiết bị bếp cần thiết cho việc khởi nghiệp quán cơm bình dân !
4.1 Tủ hấp cơm công nghiệp
Cơm tại các quán cơm bình dân thường được nấu sẵn với khối lượng rất lớn, vì vậy để giữ được độ nóng, sốt trong suốt nhiều giờ thì cần thiết phải có các thiết bị giúp giữ ấm. Nếu quy mô nhỏ thì thường sử dụng các loại nồi cơm công nghiệp lớn và để ở chế độ hâm nóng, tuy nhiên sẽ vô cùng bất tiện khi mở ra và lấy cơm liên tục gây tốn điện và tốn kém thêm chi phí, nguy hiểm gây bỏng.
Tủ hấp cơm công nghiệp là sản phẩm được đa số các quán cơm ưa chuộng và lựa chọn vì sự tiện lợi mà nó mang lại. được chia làm các ngăn nhỏ để chia các phần cơm, giữ ấm đều cho cơm, cung cấp độ ẩm tốt, giúp cơm không bị khô như khi hấp ở trong nồi lớn. Các ngăn cũng tiện lợi khi kéo ra, vào để lấy cơm.
4.2 Tủ hâm nóng
Tủ hâm nóng thức ăn cũng vô cùng cần thiết với quán cơm bình dân lớn. Các món ăn được nấu số lượng lớn và bày ra các khay, nếu không có tủ hâm nóng sẽ nhanh chóng mất đi nhiệt độ, làm giảm độ ngon của món ăn.
Tủ hâm nóng được thiết kế các khay riêng, dễ sử dụng và tiện lợi bày trí trước quán để tăng thêm sự hấp dẫn.
4.3 Thiết bị hấp nướng
Thiết bị hấp nướng hay còn gọi là lò nướng đa năng, một thiết bị hiện đại mới, có thể hấp, nướng nhiều đồ ăn cùng một lúc ở nhiệt độ cao, nhanh chóng, chính xác và an toàn. Phù hợp với quán ăn nhanh với nhu cầu làm nhiều đồ ăn cùng lúc. Sự kết hợp giữa hơi nước và không khí đối lưu giúp cho thức ăn hấp, nướng không bị khô, giữ được độ ngọt, tươi ngon, chất dinh dưỡng và vitamin trong thực phẩm.
Sự kết hợp hai trong một hoàn hảo, có thể thay thế cho tủ ủ bột, tủ bếp và nồi nấu chậm rất tiện lợi.
4.4 Hệ thống gas
Đa số các quán cơm bình dân đều sử dụng gas, việc trang bị hệ thống gas phù hợp với diện tích quán, năng suất nấu cần phải tính toán sao cho phù hợp. Sử dụng hệ thống gas là lựa chọn nhiên liệu giá rẻ, tiết kiệm chi phí, công suất lớn, đặc biệt không quá độc hại cho môi trường.
Các quán ăn nhỏ, lớn thường sử dụng các loại bếp gas công nghiệp có công suất lớn, giúp cho việc chuẩn bị món ăn nhanh hơn.
4.5 Kho đông kho lạnh
Một điều bí mật mà anh em trong ngành F&B nhất định phải nắm được và hiểu rõ thị trường. Đó là lưu trữ nguồn thực phẩm để phục vụ cho quán ăn trong vòng nhiều tháng liên tiếp. Với số lượng lớn thịt, rau củ được nhập về cùng lúc thì khó bảo quản tự nhiên được lâu dài. Chính vì vậy việc đầu tư kho đông lạnh là vô cùng cần thiết.
Tuy nhiên bạn hãy cân nhắc chi phí và quy mô mở quán ăn, cũng như đặc điểm món ăn mà quán đang kinh doanh. Nguồn nguyên liệu thực phẩm có sẵn, sẽ giúp cho quán hoạt động ổn định, lâu dài mà không có nhiều vấn đề xảy ra như thiếu, phải có người tìm kiếm mua mỗi ngày, hay đặt trước kẻo lỡ…
Hệ thống kho đông lạnh có nhiều kích cỡ tùy vào nhu cầu chứa thực phẩm của nhà hàng, quán ăn. có tác dụng lưu trữ đông lâu dài, có thể ra vào để lấy thực phẩm định kỳ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
5.Tổng chi phí mở quán cơm cần bao nhiêu vốn cho người mới bắt đầu
Vậy cần bao nhiêu chi phí để mở quán cơm? cần bao nhiêu vốn cho người mới bắt đầu bước vào ngành này?
Từ những bước tính toán trên, tổng cộng vào đó là những chi phí cần thiết đầu tư cho thiết bị, cơ sở vật chất, nhân công, và chi phí cho nguyên liệu làm món ăn từ 1 đến 3 tháng. Giấy phép kinh doanh để cơ sở đi vào hoạt động thuận lợi. Bên cạnh đó những chi phí khác như: điện, nước, gas, các loại vật dụng cho bán cho khách online, phí dịch vụ cho các bên liên kết… Vậy tổng cộng bạn phải cần một số vốn từ 50 đến 100 triệu đồng để mở quán cơm bình dân, tùy vào mức đầu tư ban đầu và chi phí dự trù.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về kinh nghiệm mở quán cơm bình dân, những điều cần thiết nhất trước khi đầu tư và vận hành quán. Hi vọng rằng đã mang lại cho bạn cái nhìn tốt nhất về kinh doanh F&B nói chung và hướng kinh doanh quán ăn nói riêng và sớm đạt được mục tiêu của mình. Bạn có thể tham khảo các sản phẩm khác chuyền về các ngành F&B như quầy bar inox cho ngành cafe và các thiết bị ngành nghề khác.