KINH NGHIỆM NUÔI TÉP CẢNH CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

Trong bài viết trước, mình đã chia sẻ những bước đầu tiên để anh em có thể chuẩn bị cho một bể tép cảnh an toàn, hiệu quả, tiết kiệm. Bài viết này mình sẽ cùng các bạn thảo luận chi tiết hơn về các kiến thức chăm sóc tép cảnh.

1. CÁC LOẠI TÉP CẢNH

Trên thị trường hiện nay có hai loại tép chính là Tép nước ngọt và Tép nước mặt. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết và khả năng kiến thức của mình, mình sẽ chỉ đề cập đến các loại tép cảnh nước ngọt.

Dựa trên quan điểm và kinh nghiệm đúc kết trong quá trình nuôi tép cảnh của bản thân mình, xin chia sẻ lại cho các bạn những thông số về môi trường sống phù hợp với từng loại tép cảnh (gồm tép màu, tép ong, tép sula).

Nhìn vào bảng trên, chắc hẳn các bạn cũng nhận ra mỗi loại tép cảnh kể trên cần có điều kiện sống khác nhau để sinh sản và phát triển. Bởi vậy trước khi quyết định nuôi tép cảnh, bạn cần phải trả lời: Bạn muốn nuôi loại tép cảnh nào?

Với một người mới bắt đầu chơi tép cảnh, lời khuyên chân thành nhất mà mình muốn dành cho bạn, đấy là hãy thử nuôi tép màu (Neocaridina) và cụ thể hơn nữa, hãy bắt đầu bằng những chú tép đỏ (tép RC hoặc tép FR). Bởi vì dòng tép đó dễ nuôi, chi phí phải chăng, màu sắc cũng không hề tệ.

2. CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN VÀ THỨ CẤP ĐỂ CÓ MỘT BỂ TÉP CẢNH KHỎE

Xét theo mức độ tính quan trọng, mình muốn chia các yếu tố này thành 02 cấp độ:

  • Yếu tố cơ bản

– Bộ lọc cho bể tép phải tốt

– Thông số nước bể tép đảm bảo ổn định

– Nhiệt độ bể tép cần phù hợp

-> Ba yếu tố này mình nghĩ là ba yếu tố quan trọng nhất để bạn có thể nuôi tép cảnh thành công.

  • Yếu tố bổ sung

– Kích thước bể

– Nền nuôi tép

– Tần suất thay nước

– Chế độ ăn

– Cây và các động vật nuôi cùng tép

– Lũa, lũa chola, lá bàng, các chất cung cấp thêm fuvic

– Ánh sáng

Yếu tố cơ bản là yếu tố tối thiểu cần phải thực hiện được để bạn có thể nuôi sống con tép, còn những yếu tố thứ cấp là yếu tố giúp con tép khỏe mạnh, sinh sản tốt. Yếu tố thứ cấp không thể thay thế được cho yếu tố cơ bản các bạn nhé.

2.1. YẾU TỐ CƠ BẢN

  • NHIỆT ĐỘ ỔN ĐỊNH

Không  nên có bất kỳ sự thay đổi nhiệt độ đột ngột nào trong bể tép trong một khoảng thời gian ngắn.

Tính ổn định là yếu tố quan trọng nhất khi đề cập đến nhiệt độ.

Đây là câu trả lời của mình cho câu hỏi của nhiều bạn: “Ban ngày bật điều hòa/chạy chiler, ban đêm không sử dụng thì con tép có sao không?”

Kích thước bể  cũng là yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi nhiệt độ, Bể càng lớn thì tốc độ thay đổi nhiệt càng diễn ra chậm.

Vì vậy, nếu bạn chuẩn bị bắt đầu nuôi tép, hãy xem xét kỹ hơn về bể trên 40 lít để có thể hạn chế tối đa ảnh hưởng của sự thay đổi nhiệt độ đột ngột đến con tép.

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn nuôi tép ngoài mức nhiệt được khuyến khích?

Thực tế cho thấy, rất nhiều người chơi mắc phải vấn đề này. Việc lệch khoảng 2 – 3 độ trong thời gian ngắn sẽ không ảnh hưởng nhiều đến con tép. Tuy nhiên, trong một thời gian dài, thực tế trong quá trình nuôi, Mình nhận thấy rằng, nếu chỉ lệch 2-3 độ.

Mình hy vọng rằng, với bảng tổng kết bên trên, các bạn có thể rút ra được cho mình những nhận xét cơ bản sau:

+ Nhiệt độ cao hơn hoặc thấp hơn nhiệt độ tối ưu, tép vẫn sống, nhưng yếu, sinh sản suy giảm.

+ Nhiệt quá cao thì tỷ lệ đực cao, nhiệt quá thấp thì tỷ lệ cái cao nhưng chu trình sinh sản kéo dài, chậm lớn.

Tóm lại, để tép cảnh có thể sinh sản và phát triển, tốt nhất nên duy trì trong ngưỡng tối ưu bạn nhé.

  • BỘ LỌC TỐT

Một số người cho rằng bộ lọc thùng chắc chắn là một bộ lọc được yêu thích nhất (tiếng ồn thấp, công suất lọc lớn). Trong khi những người khác thì thích bộ lọc vi sinh Bio (hoặc bộ lọc Matten). Có nhiều loại lọc, vì vậy bạn cần chọn loại lọc phù hợp nhất với không gian bể, kích thước và các phần cứng khác đi kèm bể của bạn.

Trong bài viết này, mình muốn đưa thêm hai lưu ý nhỏ :

    • Nước quá sạch cũng không tốt

Trên các diễn đàn thủy sinh, nhiều người đang dùng lọc thùng công suất lớn và thậm trí có người còn dùng cả Purigen kèm lò đảo, than hoạt tính. Nước của họ thật sự rất sạch và có thể nói là gần đạt trạng thái “tinh khiết”. Việc này khiến tép trở nên quá nhạy cảm và sẽ dễ chết vì chúng cần điều kiện gần như vô trùng, điều này vô tình hạn chế sự phát triển của vi sinh, làm mất đi nguồn thức ăn tự nhiên cùa tép. Đôi lúc bẩn bẩn một chút lại sống lâu, phải không ạ.

    • Luôn nhớ bọc đầu in và đầu out để tránh hút tép

       bịt tép

 

Những chú tép con là những sinh vật nhỏ bé (dài 1-3mm), chúng hoàn toàn có thể bị hút vào thùng lọc và bạn cần đảm bảo an toàn cho chúng. Khi quyết định sử dụng lọc ngoài, bạn nên đầu tư bộ bọc đầu in và nên bọc cả đầu out nhé. Bọc có hai loại, inox và mút. Tùy nhu cầu cá nhân mà lựa chọn sao cho hợp lý.

 

  • THÔNG SỐ NƯỚC PHÙ HỢP

Thông số nước đóng vai trò vô cùng quan trọng để mang đến một bể tép khỏe mạnh, xác định việc thành công hay thất bại khi nuôi tép. Đó là lí do tại sao bạn nên giữ thông số nước phù hợp và chính xác.

    • Yêu cầu về độ pH

      PH biểu thị hoạt độ của các ion H+, nó cho bạn biết khi nào nước được coi là có tính axit, trung tính hoặc kiềm.

     Để biết độ pH của nước, bạn cần có bộ dụng cụ kiểm tra pH. Mình vừa dùng vừa bán bộ dụng cụ này tại shop Tép Xinh Aqua, các bạn có thể tham khảo.

 

  Linh mua sản phẩm bút đo pH: BÚT ĐO PH-TÉP XINH AQUA

    • Yêu cầu về GH

GH – là tên viết tắt của General Hardness dung để đo tổng lượng canxi và magiê hòa tan có trong bể.

Chỉ số khoàng GH cực kỳ quan trọng trong quá trình lột xác và lớn lên của con tép. Bạn nên mua một bộ test kit để kiểm tra thông số này.

Xin chia sẻ với các bạn bảng chỉ số GH cho từng loại tép cảnh:

    • Yêu cầu về KH

KH là viết tắt của carbonate hardness (độ kiềm của nước). Đó là khả năng đệm của nước (khả năng trung hòa axit). \

Dưới đây là bảng chỉ số KH một số loại tép cảnh:

    • Yêu cầu về TDS

TDS là tên viết tắt của Tổng chất rắn hòa tan. Nó có thể là khoáng chất, amoniac, nitrit, v.v … Có những công cụ đặc biệt để đo lường nó. TDS sẽ giúp bạn quyết định thời điểm thay nước.  

Một số lưu ý về chỉ số TDS:

  • TDS  không phải là chỉ số đại diện thay thế cho GH, và không phải toàn bộ lượng hòa tan trong nước là Mg và Ca. Nên việc cùng chỉ số TDS mà hồ này con tép chết hở cở với hồ khác con tép thừa khoáng chết không lột được vỏ là hoàn toàn bình thường.

  • Các loại khoáng của các hang khác nhau có thành phần khác nhau, cùng mức TDS nhưng lượng khoáng Ca và Mg của khoáng Nutrafin khác với khoáng GH+, khác với khoáng sakura. Nên trước khi hỏi mức TDS người khác nuôi bao nhiêu, nên hỏi dọ dùng nước đầu vào là gì và dùng khoáng loại nào.

     Ví dụ: Thông số yêu cầu GH  3 – 4.  Nước đầu vào là RO tds là 10. 

      –> Với Nutrafin ta cần mức TDS bể sau khi vào khoáng là khoảng 105 – 110 .

    Với khoáng Vin Storm lại cần TDS sau khi vào khoáng khoảng 120 – 125.

Để đo và theo dõi các chỉ số này, mình sử dụng 2 loại bút chính là bút đo TDS và bút thử chất lượng nước của Xiaomi. Cả 2 loại bút này đều đang được bán tại Tép Xinh Aqua cho bạn nào cần nhé!

Bút đo TDS 

Sản phẩm bút đo TDS

 Bút thử chất lượng nước Xiaomi

Bút thử chất lượng nước Xiaomi

  • NGUỒN NƯỚC NUÔI TÉP

Có 4 loại nguồn nước ngọt chính hay dung để chơi thủy sinh:

1. Nước máy
2. Nước giếng
3. Nước mưa
4. RO / RODI (nước tinh khiết

Sau đây mình sẽ đưa ra lời khuyên đối với nguồn nước nuôi cho từng loại tép cảnh khác nhau:

Có một cách để bạn đánh giá bể tép của mình có đang ổn không đó chính là kiểm soát số lượng tép con.
Nếu bình quân một con cái của bạn chỉ giữ được 10-15 (hoặc ít hơn) tép con trong vài lần liên tiếp, đó chính là dấu hiệu cảnh báo!

Bạn cần kiểm tra lại tất cả các thông số và tìm ra nguyên nhân của nguồn nước

2.2. YẾU TỐ BỔ SUNG

Yếu tố bổ sung là những kinh nghiệm mình đúc kết để tang tỷ lệ sống cho tép và giúp chúng sinh sản tốt hơn.

  • KÍCH THƯỚC BỂ TÉP CẢNH

Kính thước bể tép phụ thuộc vào mục đích chơi của bạn.

Nếu bạn muốn nuôi tép sinh sản một cách nghiêm túc thì kích thước tốt nhất của bể là khoảng trên 45l nước.

Nếu không thể có một bể thể tích đến 45l, hãy chọn bể có thể tích nhỏ hơn, nhưng ưu tiên diện tích đáy lớn và độ cao bể tối thiểu trên 15 cm.

Trong trường hợp, nếu bạn chỉ muốn nuôi tép, bạn có thể dùng bể tối thiểu 20l nước.

Kích thước bể cũng giới hạn số lượng tép bạn có thể nuôi. Mật độ tép lý tưởng mà mình hay khuyên mọi người là thả 3 – 5 con tép trưởng thành/ 1 lit nước.

Mình sẽ viết thêm một bài về mật độ ảnh hưởng đến kích thước con tép, mức độ sinh sản và tỷ lệ sống. Cùng chờ nhé.

  • THỰC VẬT TRONG HỒ TÉP

Trong tự nhiên, tép thường dành thời gian để trốn tránh những kẻ săn mồi. Rêu và các loại cây khác là nơi ẩn náu của chúng. Các loại cây đó cũng cung cấp thêm diện tích bề mặt cho màng Bio phát triển. Màng Bio là một tập hợp các sinh vật đa bào, như vi khuẩn, tảo cát, tảo, nấm và các loại khác. Màng sinh học tạo thành một lớp trên bất kỳ bề mặt nào chìm trong nước.

Bản thân mỗi người nuôi tép nên biết rằng màng sinh học chính là thức ăn cho tép và nó đóng vai trò là một phần quan trọng trong thực đơn của chúng.

(Thực vật trong bể thủy sinh – khoe một góc của cơ ngơi nhỏ nhà mình)

Một lợi ích khác của thảm thực vật trong bể tép là chúng góp phần phân hủy amoniac. Ngoài ra, một bể có thảm thực vật phát triển, tỷ lệ tép con sống cao hơn, tép mái ít bị tổn thương khi lột vỏ, chúng năng động và ít bị stress.

Nhiều người cho rằng tép ăn thực vật, điều đó đúng nhưng không đủ. Tép là loài dọn bể và nó không có hứng thú với thực vật trừ khi cây đó đã chết hoặc mục nát, Tép sẽ không ăn thực vật khỏe mạnh.

Tóm lại, việc có thêm cây trong bể tép cảnh là rất tốt.

Chúng ta có thể chọn một số loại cây dễ trồng không cần quá nhiều dinh dưỡng  như: Họ ráy, họ dương xỉ, họ rong, bèo, rêu.

Lưu ý: Trước khi cho cây vào bể, bạn cần phải kiểm tra và khử khuẩn thật kỹ. Có thể có ốc hại, các loài khuẩn bệnh, đỉa, sán và các con vật không mong muốn. Mình thường khử khuẩn bằng cách pha nước với Bio2/xanh metylen hòa cùng nước muối theo liều lượng khử nấm. Ngâm 1 ngày đêm, sau đó ngâm tiếp nước sạch vài ngày theo dõi thêm rồi mới thả bể.

Đừng đánh giá thấp tầm quan trọng của việc kiểm dịch thực vật trước khi thêm chúng vào bể nếu bạn không muốn gặp rắc rối.

  • LŨA, LŨA CHOLA, ĐỒ CHƠI BẰNG ĐẤT SÉT

Các lá cây có thể tạo ra mảng Bio vi khuẩn, Tuy nhiên, mức độ của mảng Bio trên cây không thể so sánh được trên thân lũa và lũa chola.

 

Các bạn có thể tham khảo mua lũa TẠI ĐÂY: LŨA-TÉP XINH AQUA

Một điều bạn cần biết trước khi quyết định thả lũa:

    • Lũa sẽ làm giảm độ pH của nước khi nó giải phóng tenants.

    • Lũa sẽ làm giảm độ pH của nước khi nó giải phóng tenants.

    • Lũa mới đầu sẽ làm thay đổi (tăng) TDS trong nước

Chola thực sự là phần xương của cây xương rồng chola, làm giá thể bám rất tốt cho các loài rêu, tạo điều kiện phát triển cho màng Bio cho tép và cũng giải phóng tannin. Hiện tại, trên thị trường có một số loại đồ chơi cho tép như ống gốm làm từ đất sét beeramid, chúng rất xốp nên nó thể chứa rất nhiều vi khuẩn có lợi cho bể của bạn, nhìn cũng khá đẹp và bắt mắt.

  • LÁ KHÔ CHO BỂ TÉP

Môi trường tự nhiên của tép được bao quanh bởi thực vật, rác và lá. Là một phần của quá trình phân rã tự nhiên, các vi sinh vật hoặc màng sinh học sẽ bao phủ tất cả. Sau đó sẽ trở thành thức ăn cho tép. Chế độ ăn này đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống của tép vì nó cung cấp rất nhiều protein và vitamin và cải thiện hệ thống miễn dịch của chúng.

Những loại thức ăn dành cho tép tự nhiên:

    • Lá bàng khô.

    • Lá chuối khô.

    • Lá ổi khô.

    • Lá dâu.

Các bạn có thể tham khảo mua TẠI ĐÂY: Lá dâu tằm sấy khô

Với một bể tép sinh sản, bí quyết của mình để con tép mau lớn, đó là luôn luôn thả lá bàng khô/lá dâu trong bể để tép con luôn có đồ ăn để ăn. Tép là loài ruột thẳng, bởi vậy chúng ăn liên tục, và vì thế chúng rất mau lớn.

Tuyệt đối không sử dụng lá bàng, lá ổi, lá chuối tươi thả vào bể tép. Chúng sẽ thôi ra nhựa gây độc nước và ảnh hưởng đến sức khỏe của các chú tép.

  • ỐC NUÔI TRONG BỀ

Mình tin rằng đây là quan niệm sai lầm lớn nhất trong cộng đồng thủy sinh nếu nói rằng không nên thả ốc. Vì chúng ăn hết cả thức ăn tự nhiên lẫn thức ăn nhân tạo cho tép. Ngược lại, Mình tin tưởng mạnh mẽ rằng chúng nên có trong tất cả các bể nuôi tép.

Bởi chúng sẽ ăn bớt tảo, ăn bớt thực vật chết chúng ị rất nhiều. Tép ăn phân của ốc sên, đây cũng là một nguồn cung cấp thức ăn khác cho tép.

Dĩ nhiên, bạn chỉ nên thả một hoặc hai chú ốc trong một bể thôi nhé. Mình chỉ thả 1 chú ốc táo to/ 1 bể tép thôi.

  • THỨC ĂN CÔNG NGHIỆP

Có nhiều loại thức ăn cho tép trên thị trường. Mình tạm chia thành hai loại

+ Thức ăn công nghiệp chiết xuất từ tự nhiên: Vỏ đậu nành, rau bina…

+ Thức ăn công nghiệp chứa đạm: Đạm động vật/ đạm thực vật.

Mỗi loại có một mức giá khác nhau, chất lượng và thành phần khác nhau. Để đánh giá sản phẩm, cần nhìn dưới các tiêu trí: Độ phàm ăn, độ hấp dụ, mức độ tăng trưởng, thành phần, và đặc biệt là tỷ lệ sán trong bể sau khi sử dụng.

Một loại thức ăn công nghiệp tốt phải đảo được các tiêu trí: Tép ăn hết, hấp dụ tép đông, tép mau lớn, sứ màu đẹp và hạn chế tốt đa sán trong bể tép. Cụ thể hơn là nên lựa chọn các sản phẩm có chứa đạm thực vật, tốt cho hệ tiêu hóa của tép cảnh.

Tham khảo một số loại thức ăn mình đã thử và cho kết quả tốt:

+ Thức ăn trại đài

+ Các dòng sản phẩm thức ăn của benibachi  – sakura

+ Bacter AE – dòng sản phẩm rất tốt cho tép con

Thức ăn cao cấp cho tép cảnh hãng BENIBACHI RED BEE AMBITIOUS

Tuy nhiên điều bạn luôn phải nhớ là: Đừng cho tép ăn quá nhiều.

Trong bể luôn có lượng thức ăn tự nhiên sẵn có nên ngay cả khi bạn cho tép ăn ít hơn một cách hợp lý, bạn sẽ không gặp vấn đề gì. Nhưng cho ăn quá nhiều, sẽ gây sán, thừa dưỡng, bọ nước xuất hiện và rất nhiều phiền toái khác.

Thực tế, ngày mình cho ăn 2 lần. Mỗi lần mình chỉ bé bằng hạt ngô thức ăn công nghiệp với một bầy 100 con.

Trừ khi tép bạn mới thả bể, đang trong giai đoạn hồi sứ, bạn có thể thúc cho ăn nhiều hơn, nhưng nhất định phải nhớ sau 4 tiếng, nếu chưa ăn hết cần phải hút bỏ thức ăn thừa khỏi bể.

  • THAY NƯỚC HAY CHỈ CHÂM THÊM NƯỚC

Có hai quan điểm trái ngược nhau.

Thay  nước là không cần thiết >< Cần thực hiện việc thay nước định kỳ.

Quan điểm nào đúng?  

Bạn cho tép ăn, tép sẽ phải thải, bên cạnh đó, tép là loài ăn gắp – 70% lượng thức ăn bạn cho vào chắc chắn sẽ ra khỏi miệng chúng.

Thức ăn thừa và chất thải tích tụ, một phần sẽ bị phá vỡ bởi vi khuẩn trong bộ lọc kết thúc dưới dạng nitrit trong nước, một phần tịch tụ lại gây ô nhiễm.

Nếu như không có một lượng thực vật đủ rộng  lượng lớn nitrit chưa được hấp thụ và một hệ sinh vật đủ lớn để thực hiện xử lý hết toàn bộ thức ăn thừa sẽ gây độc cho tép của bạn.

Như vậy tốt nhất là nên thay nước.

Vậy câu hỏi tiếp theo: Khi nào thì nên thay nước ?

Các breeder nổi tiếng chỉ ra rằng – lượng nitrat của bạn trên 20 mg/lit nước, bạn nên thay nước.

 Còn mình thì mình thay nước hàng tuần, mỗi tuần 10%  để không bận tâm đến chỉ số nitrat. Nước mới làm tép con nhanh lớn, tép năng động, ăn tốt và ít bị stress hơn.

Nếu bạn đo TDS cũng như nitrat của bạn và thấy rằng nó nằm trong các thông số có thể chấp nhận thì có thể không  thay nước trong tuần hoặc tháng đó.

Không thay nước trong thời gian dài có thể dẫn đến việc tép bị căng thẳng và đương nhiên tép sẽ chết. Vì vậy, vui lòng kiểm tra mức TDS và nitrat của bạn nếu bạn không thay nước.

  • ÁNH SÁNG

Một số người nghĩ rằng tép không thực sự cần ánh sáng. Điều này không hoàn toàn đúng.

Ánh sáng ảnh hưởng đến sự sống và tốc độ tăng trưởng của tép. Trong quá trình nuôi mình thấy rằng tốc độ tăng trưởng của tép lớn hơn đáng kể trong các giai đoạn ánh sáng đầy đủ. Màu sắc cũng bắt mắt hơn rất nhiều.

Tuy nhiên, nếu chiếu ánh sáng liên tục sẽ gây căng thẳng cho tép. Bạn chỉ nên bật đèn trong 6-8 giờ/ngày là đủ.

  • NỀN NUÔI TÉP

Như đã nói từ trước chúng ta cần giữ độ pH ổn định và một chất nền thích hợp có thể giúp chúng ta làm điều đó.

Tuy nhiên bạn cũng cần hiểu rõ, chức năng cân bằng PH chỉ là một trong số các chỉ tiêu để đánh giá nền. Ngoài ra, còn phải tính đến các chỉ tiêu khác về độ nhả chất dinh dưỡng, các thành phần có trong nền, tỷ lệ kim loại trong nền, khả năng hút độc.

 Lựa chọn loại nền nào thì phù hợp?

Trong đoạn này, mình sẽ khuyến cáo bạn những loại nền phù hợp với từng loại tép mà có thể dễ kiếm được ở thị trường Việt Nam hiện tại mà mình đã thử :

Nên sét nền dày hay mỏng ?

Sẽ có nhiều bạn hỏi câu hỏi này, liệu nên sét kiểu mỏng hay kiểu dày truyền thống.

Mình sẽ đưa ra bảng so sánh :

Việc set dày hay mỏng do bạn cân nhắc, tuy nhiên mình sẽ đưa ra cho bạn thêm một vài note nhỏ.

Tép RED GALAXY

+ Set nền cần cực kỳ chú ý đến PH nước đầu vào để lựa chọn loại nền phù hợp và đồ dày cần thiết.

+ Mỏng đến đâu thì mỏng nhưng không được mỏng quá 40g nền/ 3.3l nước. Mình đã thực nghiệm thực tế với nền ADA1 về độ kéo PH của nền với mức PH đầu vào 8.5.

+ Mình không thích set nền quá dày, độ dày theo mình tối ưu khoảng 1.5 – 2 cm hoặc 2 lít nền/50 lít nước.

+ Hiện nay đã có một vài sản phẩm như máng nền đục lỗ, khá tiện lợi trong việc thay thế bổ sung khi chơi nền mỏng.

+ Lọc đáy làm giảm PH nước, bởi vậy khu vực có PH nước đầu vào cao nên có thêm lọc đáy, PH thấp thì nên cân nhắc hợp lý.

  •  CÓ THỂ NUÔI CHUNG CÁ VỚI TÉP KHÔNG?

Mình đã có 1 bài viết chia sẻ cụ thể về câu hỏi này, các bạn có thể đọc tại ĐÂY 

  • NHỮNG CHÚ Ý TRONG GIAI ĐOẠN TÉP SINH SẢN

Sau khoảng ba đến bốn tháng tuổi, những con tép bắt đầu sinh sản. Quá trình này bắt đầu ngay ngay sau khi con cái lột xác. ( Lột xác là quá trình lột vỏ của một con tép). Nó cho phép tép phát triển kích thước và tái sinh dưới exoskeleton. Trong giai đoạn này, tép cái rất dễ bị tổn thương và nó sẽ trốn trong bất kỳ không gian nào có thể tìm thấy khiến nó cảm thấy an toàn.

(Tép mang trứng)

 Sau đó, tép cái sẽ ẩn mình và giải phóng pheromone, vì vậy con đực có thể tìm thấy và sinh sản cùng nó. Mật độ quá đông và không đủ chỗ trốn sẽ khiến cho một con cái bị quá nhiều con đực quấy rối và giao phối liên tục, chúng sẽ chết. Bởi vậy, mật độ và tỷ lệ đực cái là vô cùng quan trọng.

Sau khi sinh sản, con cái sẽ mang trứng được thụ tinh dưới đuôi cho đến khi chúng nở. Chúng thường có 20-50 quả trứng.

Trứng sẽ luôn được đảo liên tục bởi những chân vịt dưới bụng những con cái  Trứng được thụ tinh sẽ vẫn ở dưới đuôi cho đến khi chúng nở (mất khoảng 3-5 tuần). Một khi trứng nở ra con non là một bản sao nhỏ của tép bố mẹ. Tép sinh sôi và nảy nở rất nhanh. Tỷ lệ tép con trong tự nhiên sống sót chỉ khoảng 10%, trong bể sinh sản có thể kéo lên đến 90%.

 

KẾT LUẬN

Bài viết rất dài, mình xin tóm tắt lại một số lời khuyên chính như sau:

1. Nếu bạn là một người mới, bạn đừng mua tép đắt tiền. Sự thật là hầu hết lần đầu nuôi tép, chúng đều chết hết. Bởi vậy, hãy nuôi một vài chú tép màu bình thường, để chúng sinh sản. Một khi bạn đã nuôi được những chú tép con ổn thì bạn có thể đi kiếm những loại tép đắt tiền hơn.

2. Khi bạn mua tép mới về, hãy giữ thói quen kiểm tra thông số nước của bể và thông số nước trong bịch tép. Nếu chênh trên 50 TDS và 0.5 PH, hãy dẫn nước từ từ vào đàn tép mới, đừng vội vàng vào tép.

3. Không nuôi chung các loại tép màu với nhau, các loài tép ong với nhau ( nuôi chung tép màu với tép ong thì được) nếu bạn muốn giữ gen và nhân giống chúng. Các loài Neocaridina và Caridina khác nhau có thể tự giao phối với nhau. Kết quả là, bạn sẽ nhận được một số màu sắc nham nhở, không ổn định và sau một thời gian, chúng sẽ quay về với màu nguyên thủy của chúng khi ở ngoài tự nhiên. Trừ trường hợp bạn không quan tâm và chỉ đơn giản muốn nuôi thủy sinh.

4. Nhiệt độ ảnh hưởng đến sức khỏe, hoạt động và tỷ lệ giới tính của tép. Hãy luôn duy trì mức nhiệt độ ổn định.

5. Tỷ lệ đực và cái đóng vai trò rất quan trọng trong việc lên bầy. Hãy giữ tỷ lệ 1/3 ( 1 đực  – 3 cái) nếu muốn có một đàn lớn.

6 . Điều quan trọng nhất đối với tép là tính ổn định của môi trường. Cố gắng giữ mọi thứ ổn định nhất có thể :nhiệt độ, KH, GH, pH.

7. Set nền dày hay mỏng tùy theo nhu cầu của bạn, nhưng phải chủ ý lựa chọn nền phù hợp, và để ý đến PH nước đầu vào.

8. Nếu muốn có một đàn lớn, đừng nuôi cá với tép.

 

Mọi thắc mắc hay cần tư vấn, vui lòng liên hệ qua:

  • Facebook: TÉP XINH AQUA

  • Page: tepxinhaqua.com

Cảm ơn và trân trọng!

———-TÉP XINH AQUA———-