KIẾN THỨC- KỸ NĂNG CẦN THIẾT CỦA MỘT NHÀ QUẢN TRỊ MẠNG –

Quản trị mạng, một trong những nghề cao quý của lĩnh vực CNTT. Để trở thành một người giỏi trong lĩnh vực quản trị mạng và hệ thống, yêu cầu người học phải có những kỹ năng và kiến thức sâu rộng. Ví dụ như những kỹ năng và kiến thức về quản trị mạng máy tính, hệ thống, bảo mật, hay người học cần phải đạt được các chứng chỉ mạng quốc tế. Bài viết này, SecurityBox sẽ chia sẻ với bạn những kiến thức và kỹ năng cần thiết đối với một người làm nghề quản trị mạng.

 

I.Nhiệm vụ và Trách nhiệm của người Quản trị Mạng

Một nhà quản trị mạng khi làm việc cho một doanh nghiệp hoặc tổ chức nào đó yêu cầu:

– Cần phải biết cách cấu hình và duy trì hệ thống mạng máy tính, bao gồm cả phần mềm và phần cứng.

– Thiết lập tài khoản người dùng, đặt quyền và mật khẩu cho thành viên.

– Ngăn chặn và phòng ngừa những nguy cơ tấn công mạng bằng cách cấu hình tường lửa, phần mềm diệt virus, phần mềm theo dõi phát hiện xâm nhập.

 

– Nếu có bất kỳ vấn đề gì liên quan tới hệ thống mạng chẳng hạn như hiệu suất làm việc của hệ thống bị giảm đi, sập hệ thống…người làm vị trí quản trị mạng đó cần khắc phục sự cố, xử lý thông tin, đưa hệ thống hoạt động lại bình thường.

– Mặt khác, người làm nghề quản trị mạng và bảo mật hệ thống cần biết phối hợp với các nhân viên phòng ban, lập kế hoạch để đưa ra các giải pháp CNTT trong tương lai.

 

II.Những kiến thức và  kỹ năng cần thiết

1.Kiến thức cơ bản về quản trị mạng

Một người làm quản trị mạng và hệ thống cần nắm được các nguyên tắc cấu hình và duy trì hạ tầng mạng của một tổ chức. Ví dụ như:

– Hiểu đúng về các loại phần cứng, bao gồm: thiết bị định tuyến, thiết bị chuyển mạch, dây dẫn và các thiết bị thiết yếu khác.

– Có kiến thức về địa chỉ IP, và một số giao thức mạng phổ biến như IPv4, IPv6.


Sự khác nhau giữa IPv4 và IPv6

– Vận hành và ứng dụng thực hành tốt các kiến thức về  các hệ điều hành ( Windows, Linux, MAC OS, Ubuntu).

– Có kiến thức về các dịch vụ mạng khác nhau như thư mục, tệp, ứng dụng, email, HTTP, FTP, DNS, VPN.

– Đồng thời, kiến thức chuyên môn về mã hóa – giải thuật hay các vấn đề về tường lửa, IDS, chống virus…là hết sức quan trọng đối với một người làm quản trị mạng.

– Nếu theo ngành quản trị mạng máy tính thì bạn cần có những kiến thức như cách sử dụng internet, sử dụng các công cụ, ứng dụng phần mềm có sẵn trong Windows. Hiểu về cấu trúc máy tính, các nguyên lý hoạt động của thiết bị ngoại vi, bảo trì máy tính, bảo mật máy tính PC, laptop…

 

2.Kỹ thuật chuyên môn

Ngoài những kiến thức cơ bản về quản trị mạng, người theo nghề:

– Cần phải có kỹ năng cài đặt, cập nhật các dịch vụ mạng

– Biết khắc phục và xử lý sự cố

– Có nền tảng kiến thức về cơ sở dữ liệu, và các máy chủ MySql, Sql Server, Windows.

– Thực hành tốt các ngôn ngữ lập trình kịch bản như Python, Pearl và PHP.

– Ngoài ra, nếu bạn muốn trở thành một chuyên gia hoặc kỹ sư quản trị mạng cũng cần rèn luyện cho mình những kỹ năng quản lý dữ án và xử lý tài liệu.

 

3.Các giấy chứng nhận cần có

Đôi lúc kỹ năng và kỹ thuật chưa chắc đã có giá trị như một giấy chứng nhận quản trị mạng cao cấp của quốc tế đối với một nhà tuyển dụng. Vì thế, trước khi ứng tuyển vào làm vị trí hay công việc cụ thể nào đó trong nghành này, bạn cần chắc chắn rằng trong tay đã có một trong những chứng chỉ mạng quan trọng như:

– Chứng chỉ quản trị mạng của Cisco (CCNA – Cisco Certified Network Admin)

– Chứng chỉ chuyên gia về hệ thống (CCNP – Cisco Certified Network Professional )

– Kỹ sư hệ thống của Microsoft (MCSE – Microsoft Certified Systems Administrator )

– Chuyên gia mạng internet của Cisco (CCIE – Cisco Certified Internetwork Expert)

– Và một số các chứng chỉ khác gồm: A+, Network+, Security+..