KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ LOGISTICS VÀ CHUỖI CUNG ỨNG – Blog của Mr. Logistics Việt Nam
Vừa qua rất nhiều Anh / Chị gửi các câu hỏi về TDGROUP liên quan đến việc học logistics và chuỗi cung ứng như:
– Học về Logistics và dịch vụ logistics thì có cần phải biết những kiến thức nào trước đó không?
– Học về Logistics và dịch vụ logistics thì học những nội dung gì? Có khác với nội dung học về chuỗi cung ứng hay không?
– Sau khi học thì làm việc ở đâu là tốt nhất để sử dụng hiệu quả những kiến thức đó?
Và nhiều câu hỏi khác nữa,…
Nhằm giải đáp các câu hỏi trên chúng tôi – trung tâm đào tạo nguồn nhân lực Logistics Thành Đạt thực hiện cuộc phỏng vấn độc quyền với TS. LÊ VĂN BẢY – một chuyên gia khá nổi tiếng trong lĩnh vực Logistics với kinh nghiệm hơn 10 năm nghiên cứu, giảng dạy và huấn luyện cho rất nhiều công ty về lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, thương mại và các công ty làm dịch vụ Logistics.
Nội dung của cuộc phỏng vấn như sau:
- LĐ TDG Lãnh đạo TDGROUP: Thưa Tiến sỹ học về Logistics và dịch vụ logistics thì có cần phải biết “những kiến thức nào trước đó không mà người ta gọi là điều kiện tiên quyết ?
-TS BẢY: Không bắt buộc cần “kiến thức tiên quyết” khi học logistics và chuỗi cung ứng. Tuy nhiên phải thấy rằng logistics và chuỗi cung ứng liên quan rất nhiều đến các kiến thức về mua bán hàng hóa, nhất là thương mại quốc tế. Tầm quan trọng của việc nắm vững các kiến thức liên quan đến thương mại quốc tế như Incoterms, hợp đồng thương mại quốc tế, thanh toán quốc tế, vận tải quốc tế, bảo hiểm hàng hóa XNK v.v ngày càng tăng do quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt nam. Nếu người học hiểu về thương mại quốc tế thì sẽ có thể dễ dàng tiếp thu các kiến thức khi học về Logistics và chuỗi cung ứng hơn, đặc biệt là về Logistics quốc tế và chuỗi cung ứng toàn cầu.
- LĐ TDG: Học về Logistics và dịch vụ logistics thì học những nội dung gì? Có khác với nội dung học về chuỗi cung ứng hay không?
-TS BẢY: Có chứ, khác nhau nhiều lắm, khi đi giảng dạy tôi cũng thường gặp câu hỏi này, ngay cả với các Anh /Chị đã từng nghiên cứu lĩnh vực này và đang làm trong thực tế tại các doanh nghiệp.
Các Anh /chị từng biết đến các khái niệm sau đây:
+ “Logistics là một quá trình được tính toán, tổ chức nhằm giảm chi phí đến mức thấp nhất về việc xác định địa điểm chuyển dịch và lưu kho các nguồn cung cấp từ nơi xuất xứ, thông qua nhiều hoạt động khác nhau đến nơi tiêu thụ cuối cùng”. (Đại học Hàng hải thế giới – World Maritime University).
+ “Logistics là một phần của chuỗi cung ứng. Là việc lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát việc vận chuyển và bảo quản có hiệu quả đối với hàng hóa, dịch vụ cũng như thông tin tương ứng từ giai đoạn tiền sản xuất cho đến khi hàng hóa đến tay người tiêu dùng cuối cùng để đáp ứng yêu cầu của khách hàng”. (Ủy ban quản lý logistics).
+ “Dịch vụ logistics là họat động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm việc nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi , làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Dịch vụ logistics được phiên âm theo tiếng Việt là dịch vụ lo-gi-stic (điều 233 LTM 2005).
Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh (nhất là đơn vị sản xuất ) cần phải quản trị dòng chảy Logistics liên quan đến dòng chảy nguyên vật liệu từ nhà cung ứng đến nhà máy, dòng chảy nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất tại nhà máy và dòng chảy của hàng hóa từ nhà máy đến người sử dụng (có thể là người sản xuất khác hoặc người tiêu dùng cuối cùng ). Trong dòng chảy này thì dòng chảy trong nhà máy gọi là logistics nội biên (không thuê ngoài) còn dòng chảy nguyên vật liệu từ các nhà cung ứng đến nhà máy và dòng chảy hàng hóa từ nhà máy đến người sử dụng được gọi là logistics ngoại biên. Để tập trung nguồn lực cho sản xuất các doanh nghiệp thường thuê ngoài thực hiện logistics ngoại biên. Đó chính là dịch vụ logistics theo định nghĩa trong điều 233 Luật thương mại 2005 (Việt Nam). Phải nói thêm là trong các tài liệu tiếng Anh về logistics /chuỗi cung ứng chỉ có từ istics. Như vậy khi nghiên cứu, phiên dịch và giảng dạy người ta phải căn cứ tình uống cụ thể để dịch và sử dụng. Đây cũng là nguyên nhân vì sao nhiều người đọc tuy rất giỏi tiếng Anh và chuyên môn lại lúng túng và không hiểu ra sao cả. Trong phần giảng đại cương về Logistics và dịch vụ Logistics tôi đã trình bày rất rõ vấn đề này. Tiếng Anh chỉ có chữ “ I” vậy mà trong tiếng Việt tùy tình huống chúng ta dịch là “Bố”, “Mẹ”, “Ông/Bà”, “Con/Cháu” đấy.
- LĐ TDG: Xin Tiến sỹ cho biết rõ hơn Logistics/dịch vụ logistics thì học gì và khác với học chuỗi cung ứng như thế nào?
-TS BẢY: Câu hỏi này liên quan tới một định nghĩa đã nêu ở trên “Logistics là một phần của chuỗi cung ứng. Là việc lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát việc vận chuyển và bảo quản có hiệu quả đối với hàng hóa, dịch vụ cũng như thông tin tương ứng từ giai đoạn tiền sản xuất cho đến khi hàng hóa đến tay người tiêu dùng cuối cùng để đáp ứng yêu cầu của khách hàng”. (Ủy ban quản lý logistics).
Trước đây rất nhiều người lầm lẫn giữa logistics và chuỗi cung ứng. Thậm chí trên mạng và một số tạp chí còn đăng bài “ Logistics và Chuỗi cung ứng tưởng hai mà là một. Buồn cười quá phải không?. Tôi xin nói ngay thế này: Các học giả nước ngoài nói Logistics là một phần của chuỗi cung ứng. Vậy phần còn lại là cái gì? Chính cái phần còn lại đó thể hiện những nội dung mà chúng ta phải học trong phần các môn học chuyên sâu về “Chuỗi cung ứng”. Cho đến hiện nay các tài liệu nước ngoài vẫn không sao đưa ra được mô hình nguyên lý thể hiện “ Logistics là một phần của chuỗi cung ứng “. Tôi đã mất 4 năm để tìm cách thể hiện nguyên lý này thông qua “ Mô hình nguyên lý Radio”. Các bạn học phần Đại cương Logistics và dịch vụ Logistics sẽ hiểu ngay.
Trở lại vấn đề học Logistics /dịch vụ logistics thì học gì và khác với học chuỗi cung ứng như thế nào? Tôi đã cung cấp cho LĐ TDG mô hình các môn học liên quan đến câu hỏi này. Có thể nêu ngắn gọn như sau:
-Nếu các Anh/ chị làm trong lĩnh vực dịch vụ Logistics thì cần học các module như:
(1). Đại cương về logistics và dịch vụ logistics
(2). Quản trị tồn kho trong logistics
(3). Quản trị kho hàng.
(4). Bao bì, bao gói trong Logistics
(5). Quản trị chi phí logistics
(6). Quản trị rủi ro logistics.
(7). Quản trị Hệ thống thông tin logistics
(8). Marketing logistics.
(9). Quản trị vận chuyển trong logistics
(10). Quản trị kênh phân phối và vận chuyển –logistics
(11). Logistics toàn cầu.
(12). Chiến lược Logistics v.v
– Để đi vào nghiên cứu chuyên sâu thì các Anh/Chị làm tại công ty dịch vụ logistics học thêm các môn ví dụ như :
+ Phần mềm logistics
+ Chiến lược phát triển dịch vụ và tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ Logistics .
+ Marketing dịch vụ logistics. Nếu sâu hơn nữa thì có thể là Airlines marketing, Shipping lines marketing, Forwarder Marketing, Port marketing.
Nếu các Anh /Chị làm tại các đơn vị sản xuất thì cần học các modul từ 1-12 nêu ở trên mà không cần học các module chuyên sâu. Tuy nhiên lại cần học thêm các môn thuộc về chuỗi cung ứng như:
– Các môn học liên quan đến thương mại:
+ Đàm phán kinh doanh
+ Hợp đồng thương mại
+ Mua hàng hiệu quả/Bán hàng và kênh phân phối trong chuỗi cung ứng.
– Các môn học liên quan đến Hoạch định sản xuất và tác nghiệp (Hoạch định tổng hợp, lập lịch trình sản xuất , Dự báo và hoạch định cung ứng.
– Các môn học chuyên sâu về chuỗi cung ứng:
(1). Chiến lược SC và chiến lược kinh doanh của DN
(2). Quản trị rủi ro và chi phí chuỗi cung ứng.
(3). Cấu trúc tô chức DN và liên kết tiến trình SC.
(4). Quản trị quan hệ khách hàng trong SC.
(5). Quản trị chi phí và tài chính của SC.
(6). Thiết kế, kiểm tra và đánh giá SC(mô hình SCOR).
(7). Phương pháp KS- đo lường đánh giá hiệu quả SC
(8). Ứng dụng Lean, Six Sigma để hoàn thiện SC.
(9). Ứng dụng BSC cho hoàn thiện SC.
(10). Phân tích thực tế SC trong một số ngành.
(11). Chuỗi cung ứng cùa DN trong thế giới phẳng.
(12). Con đường trở thành nhà quản trị SC xuât sắc
(13). Chuyên sâu: chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị ngành may, thủy sản, nông sản, gỗ mỹ nghệ…
- LĐ TDG: Một số Anh /Chị học viên hỏi từng môn học có nội dung gì? giải quyết được vấn đề gì trong công việc? Xin Tiến sỹ nói rõ hơn?
-TS BẢY: Trả lời thì rất dài, cách hay nhất là các Anh/Chị đọc nội dung của các module trong chương trình CEO LOGISTICS VÀ CEO SUPPLY CHAIN mà tôi đã cung cấp. Nếu chưa rõ thì nêu câu hỏi tôi sẽ trả lời.
- LĐ TDG: Một câu hỏi cuối. Rất nhiều Anh /chị hỏi logistics tạo giá trị gia tăng là gì? Liên quan gì đến chuỗi giá trị?
-TS BẢY: Một câu hỏi rất hay và “Chết người đấy”. Các tài liệu nước ngoài viết về logistics tạo giá trị gia tăng nhưng lại không thể giải thích được. Năm 2009 ở Đà nẵng có lớp cao học đầu tiên về Logistics do một đại học giao thông của vương quốc Bỉ thực hiện (Kỳ lạ là tại Đà nẵng có lớp cao học đầu tiên về vấn đề này chứ không phải ở các trung tâm logistics lớn như Thành phố Hồ chí Minh, Hà nội hay Hải phòng, cho dù chương trình đó nội dung, xin lỗi hơi tệ – tôi có tài liệu đầy đủ). Các Anh /Chị đó hỏi tôi:
+ Logistics và chuỗi cung ứng cái nào là “Mẹ” cái nào?.
+ Tại sao gọi là Logistics tạo giá trị gia tăng?
Tôi cười đau cả ruột và nói: Vậy mà là học cao học logistics cơ đấy, “ Hỏi ông Thầy Tây đi”. Họ nói với tôi là khi hỏi ông Thầy Tây đọc các định nghĩa như đã nêu ở trên, giải thích nhưng chẳng ai hiểu nổi cả. Hai ngày sau nhân dịp đi giảng ở Đà nẵng, tôi đã giải thích cho số học viên này và họ rất thích. Sau này tôi có gặp lại họ trong giảng chuyên đề tại Đà nẵng về “Cơ hội và khả năng phát triển trung tâm dịch vụ logistics cho Đà nẵng” do Mutrap tài trợ mà tôi là người thuyết trình.
Quan hệ giữa Logistics và chuỗi cung ứng tôi giải thích rồi. Bây giờ đến câu thứ hai.
Chúng ta đã biết doanh nghiệp phải quản trị dòng (chuỗi logistics) của họ sao cho nó nhanh, không đứt gãy và với chi phí thấp hợp lý. Xin nhấn mạnh chi phí thấp hợp lý vì chi phí thấp nhất chưa chắc là tốt nhất. Cái này liên quan đến chi phí hoán đổỉ (ví dụ cước cao hàng đi nhanh nhưng cái lợi là giảm tồn kho) và cạnh tranh bằng thời gian (ví dụ công ty Anh/Chị mua điện thoại A từ nước ngoài mang về bán. Chi phí mua 10 triệu, thuế 2 triệu, chở bằng máy bay 2 triệu, tổng là 14 triệu. Doanh nghiệp A&E cũng mua A cũng giá 10 triệu, thuế 2 triệu, phí chuyên chở đường biển 0.1 triệu. Tổng là 12, 1 triệu. Khi công ty Anh chị bán thì giá A là 18 triệu, lời 4 triệu. Doanh nghiệp A&E mang về chậm hơn giá chỉ còn là 15 triệu. Ai hơn ai? Đó là chưa kể có khi Doanh nghiệp A&E không bán được do hàng hết “HOT”. Về dịch vụ logistics tạo giá trị gia tăng tôi xin đơn cử ví dụ (chi tiết hơn sẽ có trong phần học logistics và dịch vụ logistics).
Quá trình dịch chuyển nguyên vật liệu và bán hàng không tạo ra giá trị. Giá trị chỉ được tạo ra trong tiến trình sản xuất (sản xuất, lắp ráp…). Nếu trước đây người ta bán cả cái Láp top. Nhưng khách hàng người thì muốn mua loại nhẹ, người mua loại rẻ, người muốn mua loại công suất lớn chay nhanh. Làm sao bây giờ? Để đáp ứng yêu cầu đa dạng của khách hàng người ta thuê nhà cung cấp dịch vụ 3PL vừa chuyên chở, giao nhận bỏ vào kho và “ LẮP RÁP THEO YÊU CẦU CỦA NHÀ SẢN XUẤT”. Như vậy khách hàng thích loại nào thì ráp theo loại đó. Nhà cung cấp dịch vụ Logistics 3PL thực hiện lắp ráp theo yêu cầu chủ hàng và hoạt động lắp ráp là hoạt động sản xuất tạo giá trị gia tăng được chuyển từ nhà sản xuất sang nhà cung cấp dịch vụ logistics.
Câu hỏi cuối của các Anh /Chị là chuỗi cung ứng liên quan thế nào đến chuỗi giá trị?
Một số anh chị đã biết sự giải thích khái niệm chuỗi giá trị trong quyển chiến lược cạnh tranh của M.Porter. Tôi xin nói ngay là cách giải thích đó không chính xác. Tài liệu bài giảng trong chương trình Fulbright tại Việt nam cũng xác nhận ý kiến này (Bạn đọc quan tâm tôi sẽ cung cấp tài liệu). Tôi xin giải thích ngắn gọn: Chuỗi giá trị không tồn tại ngoài chuỗi cung ứng. Khi người ta mua một sản phẩm người ta trả tiền cho người bán. Người bán trả tiền cho những người trước đó cung cấp nguyên vật liệu để họ sản xuất. Giá trị của sản phẩm cuối gồm có cả những giá trị được tạo ra trong quá trình sản xuất nguyên vật liệu. Một sản phẩm muốn thực hiện được giá trị phải được đem đi bán và bán được. Vấn đề là khi thực hiện được giá trị thì giá trị đó phải được chia lại cho những người tham gia tạo giá trị trong chuỗi cung ứng đó. Để hiểu chi tiết các “Nghi vấn và sự giải thích chi tiết thì tốt nhất là khi các anh chị tham gia lớp học tôi sẽ giải thích. Trong bài trả lời này khó nói hết.
- LĐ TDG: Xin cảm ơn Tiến sỹ LÊ VĂN BẢY về cuộc trao đổi thú vị này, chúc TS thật nhiều sức khỏe!
TIẾN SỸ LÊ VĂN BẢY TRẢ LỜI PHỎNG VẤN CỦA TDGROUP,
Người phỏng vấn: LĐ TDGroup – Ths. Mai Văn Thành!