KIẾN THỨC CHUYÊN SÂU VỀ DA

Nội Dung Chính

KIẾN THỨC CHUYÊN SÂU VỀ DA

Đăng lúc 07:29:39 05/06/2019

PHÂN PHỐI SẢN PHẨM NSK
CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ ĐIỀU TRỊ NÁM-MỤN- SẸO RỖ- TRÀM- BỚT
LIÊN HỆ: 0942270444

KIẾN THỨC CHUYÊN SÂU VỀ DA. (SPA YẾN THU)

 

Da là một bộ phận rất quan trọng bao phủ toàn bộ cơ thể. Ngoài chức năng bảo vệ cơ thể, da còn là có chức năng báo hiệu về tình trạng sức khỏe, và đặc biệt là chức năng thẩm mỹ, tạo ra diện mạo của mỗi người. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được làn da của mình để có cách chăm sóc phù hợp. Để giúp cho chị em phụ nữ, những người đặc biệt quan tâm đến vẻ đẹp nhan sắc, hiểu đúng và đủ về da, BelleLook xin chia sẻ những kiến thức quý giá dưới đây. Mong rằng những kiến thức dưới đây sẽ là kim chỉ nam, hỗ trợ tốt cho chị em trong quá trình đi tìm vẻ đẹp hoàn mỹ.

 

1. Định nghĩa về da.

Da là cơ quan rất quan trọng, bao phủ toàn bộ cơ thể con người. Da là ranh giới ngăn cách giữa các cơ quan trong cơ thể với môi trường bên ngoài, là rào cản ngăn cản vi khuẩn và các tác nhân khác xâm nhập vào cở thể. Da là bộ phận có diện tích rộng nhất, bao phủ gần 2m2, nặng 1/6 trọng lượng cơ thể. Tình trạng của da sẽ chịu ảnh hưởng bởi sức khỏe cơ thể, đồng thời cũng tác động bởi chính nó.

kiến thức về da

2. Chức năng của da.

Da có chức năng chính là bảo vệ cơ thể tránh khỏi các tác động từ môi trường bên ngoài, ngăn cản vi khuẩn tấn công vào các cơ quan bên trong.

 Da giúp điều hòa nhiệt độ cơ thể.

Trên bề mặt da luôn được duy trì một lợp dầu nhờn do cơ thể tiết ra giúp điều hòa nhiệt độ cho cơ thể. Khi da tiếp xúc với không khí nóng hoặc khi cơ thể vận động nhiều, nhiệt độ bên trong cơ thể sẽ tăng lên, tuyến mồ hôi hoạt động mạnh tiết ra nhiều chất nhờn để làm mát cơ thể. Da có nhiệm vụ phân tán và duy trì lượng dầu nhờn này để đảm bảo giữ cơ thể mát hơn. Chính lượng dầu nhờn này cũng giúp da trở nên đàn hồi và dẽo dai hơn. Nhưng khi dầu nhờn tiết ra nhiều lại chính là môi trường tốt để vi khuẩn sinh sôi, hoặc khiến da dễ bị bụi bẩn bám vào. (Đây là một trong những nguyên nhân gây ra mụn. Chị em cần sử dụng sản phẩm cân bằng độ ẩm hợp lý cho da, giảm chất nhờn và làm sạch lổ chân lông).

kiến thức về da

Khi nhiệt độ bên ngoài lạnh đi, tuyến mồ hôi không hoạt động nhiều nữa mà sẽ ở trạng thái co hẹp lại, lúc này lớp dầu nhờn không còn lưu lại trên da nhiều, khiến da trở nên khô ráp và mất dần độ ẩm. Việc này có mục đích giữ ấm cho cơ thể, giúp ngăn chặn khí lạnh xâm nhập vào cơ thể. Lâu ngày, da sẽ bị nứt nẻ và bong tróng để thay thế bằng lớp sừng dày hơn để giữ ấm cho cơ thể. (Đây là lý do vì sao các chị em cần phải sử dụng mỹ phẩm dưỡng ẩm da trong mùa lạnh)

 

Da giúp chống lại tia bức xạ, chống lại các vật chất hóa học có tính kiềm.

Da có một lớp màng đệm hydrolipid và axit giúp trung hòa một phần hóa chất có tính kiềm, bảo vệ cơ thể. Khi da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, các tia bức xạ sẽ tấn công vào da. Lúc này, các hắc tố melanin được sản sinh ở phía dưới da được đẩy lên bề mặt da để bảo vệ da chống lại tia bức xạ, giúp da giảm nguy cơ bị ung thư. (Đây là lý do gây ra sạm, nám. Chị em cần sử dụng kem chống nắng thường xuyên và dùng các sản phẩm giúp hạn chế melanin).

 

 

kiến thức về dakiến thức về da

Da giúp ngăn cản vi khuẩn, vi rút và nấm

Lớp sừng trên da giúp ngăn cản vi khuẩn, vi rút và nấm xâm nhập vào bên trong cơ thể. Khi lớp sừng này không đủ sức bảo vệ cơ thể, vi khuẩn vào được bên trong thì hệ miễn dịch của chúng ta sẽ hoạt động chống lại chúng.

 

kiến thức về da

Da giúp kiểm soát cảm xúc, tác động đến cảm xúc và tái tạo vết thương.

Trên da có các đầu dây thần kinh giúp cơ thể cảm nhận được áp lực, va chạm, chấn động, nổi đau và nhiệt độ. Các tế bào da sẽ được thúc đẩy sản sinh nhanh chóng, khi trên cơ thể xuất hiện vết thương nhằm giúp cơ thể phục hồi. Bên cạnh đó, da còn là cơ quan báo hiệu tình trạng sức khỏe của cơ thể. Trạng thái của da sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cảm xúc của chúng ta. Khi chúng ta thấy làn da của mình có dấu hiệu bất thường, chúng ta sẽ chủ động điều chỉnh hành vi và sinh hoạt để bảo vệ sức khỏe. Và khi chúng ta có được làn da khỏe mạnh, mịn màng, chúng ta sẽ tự tin hơn, vui vẻ hơn. Đây cũng là yếu tốt rất tốt cho sức khỏe.

 

 

kiến thức về dakiến thức về da

3. Cấu trúc của da

Là cơ quan luôn luôn thay đổi, làn da bao gồm 3 lớp chính: biểu bì (thượng bì), trung bì, hạ bì và mô dưới da, mỗi lớp lại bao gồm nhiều lớp thay thế. Các phần phụ của da như các nang và các tuyến mồ hôi, tuyến bã nhờn cũng đóng những vai trò khác nhau trong chức năng tổng thể của da.

 

kiến thức về da

 

Lớp biểu bì

Như là lớp da ở phía ngoài cùng mà chúng ta có thể nhìn và chạm vào được, lớp biểu bì bảo vệ chúng ta tránh khỏi các độc tố, vi khuẩn là tránh mất các chất lỏng cần thiết. Nó bao gồm 5 lớp tế bào. Các tế bào được sản sinh ở lớp trong cùng, di chuyển đến bề mặt da. Từ đó, chúng phát triển và trải qua nhiều sự thay đổi. Đây chính là quá trình được biết như là quá trình sừng hóa (hay sự hình thành sừng ở biểu bì), khiến mỗi lớp của tầng biểu bì trở nên khác biệt.

kiến thức về da

 

1. Lớp sừng (hay stratum corneum): Là lớp ngoài cùng của biểu bì, trung bình có khoảng 20 lớp da và các tế bào chết đã được dát mỏng, phụ thuộc vào vùng da của cơ thể. Những tế bào chết này bong ra thường xuyên trong quá trình tróc vảy. Lớp sừng là nơi cư trú của các tuyến mồ hôi và các tuyến bã nhờn.

2. Lớp bóng (hay stratum lucidium): Các tế bào bị ép nhẹ, trở nên bằng phẳng và không thể phân biệt được.

3. Lớp hạt (hay stratum granulosum): Quá trình sừng hóa bắt đầu- các tế bào sản sinh ra các hạt nhỏ và các hạt này di chuyển lên trên, biến đổi thành chất sừng và các lipid biểu bì.

4. Lớp tế bào gai (hay Stratum spinosum): các tế bào keratinocytes sản sinh chất sừng (các sợi protein) và trở nên có hình con suốt.

5. Lớp đáy (hay stratum basale): là lớp trong cùng của biểu bì nơi các tế bào keratinocyte được sản sinh.

 

Các tế bào ở lớp sừng thì được gắn kết với nhau bởi các lipid biểu bì. Những lipid này thì rất quan trọng để tạo nên một làn da khỏe mạnh: chúng tạo nên hàng rào bảo vệ và giữ được độ ẩm cho da. Khi các lipid bị mất đi, da trở nên khô hơn và cảm giác bị căng và sần sùi. Biểu bì được bao phủ bởi chất nhũ tương gồm nước và lipid (chất béo) được biết như các màng hydrolipid. Lớp màng này giúp duy trì sự tiết mồ hôi và bã nhờn, giúp làn da được mềm hơn và hoạt động giống như hàng rào chống lại vi khuẩn và nấm.

 

 

kiến thức về da

 

Phần nước của màng này, như là các acid bảo vệ bao gồm:

– Axit lactic và một số các amino axit từ mồ hôi

– Các axit tự do từ dầu

– Các amino axit, axit cacboxilic pyrrolidine và các nhân tố tạo độ ẩm tự nhiên khác (NMFs)- là nhân tố của quá trình sừng hóa.

 

Các axit bảo vệ giúp làn da khỏe mạnh, là môi trường axit nhẹ và có độ pH nằm trong khoảng từ 5.4 đến 5.9. Đây là môi trường lý tưởng cho:

– Các vi sinh vật tốt cho da có thể phát triển mạnh và các vi sinh vật có hại sẽ bị tiêu diệt.

– Sự hình thành các lipid biểu bì.

– Các enzym kiểm soát quá trình tróc vảy.

– Lớp sừng dễ dàng tự phục hồi khi nó bị tổn thương.

 

Bao phủ hầu hết các phần của cơ thể, nhưng biểu bì chỉ có độ dày khoảng 0.1mm, vùng biểu bì chung quanh mắt mỏng hơn (0.05mm) và dưới bàn chân thì dày hơn (1-5mm).

 

Lớp trung bì

 

kiến thức về da

 

 

 

– Chiếm đại bộ phận của da, nằm ngay bên dưới lớp biểu bì. Có độ dày gấp 15-40 lần lớp biểu bì.

– Lớp trung bì được chia thành: lớp đầu nhũ và lớp lưới.

– Quá trình turnover của lớp trung bì có thể lên đến 5-6 năm.

– Ngoài ra, trong lớp trung bì còn có các cơ quan trực thuộc da như: tuyến nhờn, tuyến mồ hôi. –> Tuyến nhờn và tuyến mồ hôi nằm ở lớp trung bì này, nên cũng có sự liên quan đến yếu tố mụn.

– Trong lớp này có các sợi collagen, elastin giúp da săn chắc đàn hồi. Các mạch máu, dây thần kinh, hyaluronic acid (giúp giữ nước).

 

Lớp trung bì và vấn đề chống lão hóa cho da:

Lớp biểu bì làm da trông sáng và mềm mại, nhưng nếp nhăn xuất hiện là do sự thay đổi ở lớp trung bì. Mục tiêu “chống nếp nhăn” là ngăn chặn sự mất đi của collagen, elastin và axit hyaluronic (HA) – đây là 3 thành phần quan trọng của lớp bì, chúng giảm đi theo độ tuổi hoặc khi da bị viêm. Các sản phẩm kem chống lão hóa trên thị trường bảo là có chứa 3 thành phần này giúp bổ sung, trẻ hóa cho da, nhưng thật sự các thành phần trong kem dưỡng không thể nào thấm sau được đến tận lớp trung bì để mà cải thiện nếp nhăn vì phân tử của chúng quá lớn. Tuy nhiên, vẫn có một số ngoại lệ chống lão hóa tương đối hiệu quả là sử dụng các sản phẩm kích thích da tự sản xuất ra collagen, elastin và HA. Đó là các sản phẩm chứa Retinol, vitamin C và copper peptide. Vậy khi mua các sản phẩm chống lão hóa các chị nên chú ý nhìn vào bảng thành phần để kiểm tra nhé. Việc uống collagen cũng giúp cải thiện phần nào da lão hóa, nhưng do khi uống vào cơ thể, các collagen sẽ phân bố đều khắp các bộ phận của cơ thể, chứ không chỉ tập trung vào da, nên nếu uống collagen các chị cần phải uống thường xuyên và lâu dài thì mới thấy được sự cải thiện.

 

 

 

Lớp hạ bì (hay lớp mô mạch liên kết)

 

kiến thức về da

 

Hạ bì thì dày, đàn hồi, là lớp giữa của da và bao gồm 2 lớp:

– Lớp đáy (hay stratum reticulare): là vùng rộng và dày, nơi tiếp giáp với hạ bì.

– Lớp lưới (hay stratum papillare): được định dạng hình làn sóng và tiếp xúc với biểu bì.

 

Phần cấu trúc chính của lớp hạ bì là sợi collagen, sợi đàn hồi và các mô liên kết- giúp cho làn da độ khỏe mạnh, linh hoạt mang đến sự trẻ trung hơn cho da. Các cấu trúc này thì gắn chặt với một chất như gel (có chứa axit hyaluronic), có khả năng cao trong việc liên kết với phân tử nước giúp duy trì được thể tích của da. Lối sống và các nhân tố bên ngoài như ánh nắng mặt trời và sự thay đổi nhiệt độ có tác động đến số lượng sợi collagen và sợi đàn hồi trong cấu trúc da. Khi chúng ta già đi, sự sản sinh sợi collagen và sợi đàn hồi tự nhiên giảm xuống và chức năng gắn kết với các phân tử nước cũng bị suy yếu. Làn da lúc đó trông có vẻ thiếu săn chắc và nếp nhăn xuất hiện. Tìm hiểu thêm về các nhân tố ảnh hưởng đến làn da, ánh nắng mặt trời tác động lên làn da như thế nào và lão hóa da. Lớp hạ bì đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài cũng như nuôi dưỡng lớp ngoài cùng:

 

1. Lớp hạ bì dày, có cấu trúc giúp làm nhẹ đi các tác động từ bên ngoài và khi tổn thương xảy ra, chúng có chứa các mô liên kết giúp làm lành vết thương như nguyên bào sợi và dưỡng bào.

2. Là  nơi có chứa nhiều mao mạch máu giúp nuôi dưỡng biểu bì và loại bỏ chất thải.

3. Tuyến bã nhờn (nơi sản sinh dầu cho bề mặt da) và tuyến mồ hôi (nơi vận chuyển nước và axit lactic tới bề mặt da) thì đều được đặt tại lớp hạ bì. Các chất lỏng này kết hợp với nhau tạo nên lớp màng hydrolipid.

 

Hạ bì còn là nơi có các cơ quan:

1. Các mao mạch bạch huyết.

2. Cơ quan cảm nhận cảm giác.

3. Chân tóc: nơi tóc được phát triển.

 

Lớp mô dưới da (hay lớp mỡ dưới da)

kiến thức về da

Lớp da ở phía trong cùng là nơi tạo ra năng lượng của cơ thể, đồng thời hoạt động như một tấm đệm và cách nhiệt cho cơ thể . Chúng bao gồm:

– Các tế bào mỡ: gắn kết lại với nhau thành nhóm như  một lớp đệm.

– Các sợi collagen đặc biệt (được gọi là vách mô hay đường ranh giới): bao gồm các mô liên kết mềm xốp giúp giữ các tế bào chất béo gắn kết  lại với nhau.

– Các mạch máu.

 

Số lượng các tế bào chất béo ở mô dưới da thì khác nhau ở các vùng trên cơ thể . Hơn  nữa, sự tạo thành các tế bào này cũng khác nhau giữa nam và nữ, cũng như cấu trúc của các bộ phận khác của da. Làn da thay đổi xuyên suốt cuộc đời của mỗi người.

 

3. Dinh dưỡng và mỹ phẩm cho làn da

Da vốn nằm bên ngoài cùng của cơ thể, vì vậy thức ăn khi vào cơ thể được chuyển hóa thành dinh dưỡng nuôi dưỡng các cơ quan bên trong trước khi đưa đến da. Chính vì thế da luôn thiếu thốn dinh dưỡng trầm trọng. Để giúp da được khỏe mạnh, chúng ta cần ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt cần phải tăng cường hàm lượng các loại vitamin C, E, B, các khoáng chất Sắt, Kẽm, Magie… Đồng thời protein là dưỡng chất quan trọng cần phải bổ sung nhiều. Ngoài ra bạn cũng đừng quên uống nhiều nước nhé.

 

dinh dưỡng cho dahttps://bellelook.vn/wp-content/uploads/2017/08/luu-y-khi-chon-my-pham-cho-da-nhay-cam-2.jpg

Tuy da bị thiệt thòi, nhưng tạo hóa đã bù đắp bằng cách ban cho làn da một tính năng tuyệt vời, đó chính là khả năng hấp thu dưỡng chất trực tiếp từ bên ngoài thông qua lỗ chân lông. Vì vậy, chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng mỹ phẩm để chăm sóc da. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải cẩn thận chọn lựa mỹ phẩm phù hợp để không làm tổn thương làn da mỏng manh của mình.

 

4. Phân loại da và nguyên tắc chọn mỹ phẩm phù hợp từng loại da

Chúng ta phân loại da theo các cách sau:

 

Phân loại da theo loại da tự nhiên

– Da nhờn (da dầu): là loại da tiết nhiều nhờn, dầu, lỗ chân lông to, dễ nổi mụn, ít bị vết nhăn.

Cách chọn mỹ phẩm cho da nhờn: Sản phẩm mỹ phẩm dành cho loại da này cần có tính làm sạch nhờn, cân bằng độ ẩm hợp lý.

 

– Da khô: là loại da ít tiết dầu, lỗ chân lông nhỏ hơn, dễ bị nếp nhăn do mất nước.

Cách chọn mỹ phẩm cho da khô: Sản phẩm mỹ phẩm dành cho da khô cần có tính dưỡng ẩm cao, cung cấp tinh chất thúc đẩy da tiết nhờn.

 

– Da hỗ hợp (khuynh hướng nhờn hoặc khuynh hướng khô): là loại da pha trộn cả 2 loại trên.

Cách chọn mỹ phẩm cho da hỗn hợp: mỹ phẩm cho loại da này là sự kết hợp của cả 2 loại da trên. Có thể sử dụng cả 2 loại mỹ phẩm ở những vùng phù hợp.

 

– Da thường: là loại da có được sự hài hòa, lỗ chân lông nhỏ, tiết dầu vừa phải. Đây được xem là làn da thiên thần.

Cách chọn mỹ phẩm cho da thường: Sản phẩm mỹ phẩm dành cho loại da này chủ yếu ngăn ngừa các tác động của môi trường, giảm tiến trình lão hóa, có tính nuôi dưỡng da.

 

Phân loại da theo tình trạng bệnh lý của da

– Da nhạy cảm: có thể sẽ thuộc bất kỳ loại nào kể trên nhưng do cấu trúc da mỏng hơn nên có tính nhạy cảm cao, dễ bị kích ứng, dễ bị tổn thương. Nguyên nhân có thể do bẩn sinh, hoặc do chế độ sử dụng mỹ phẩm không đúng cách, khiến da mỏng đi và nhạy cảm.

Cách chọn mỹ phẩm cho da nhạy cảm: Mỹ phẩm dành cho da nhạy cảm phải trung tính, không có tính tẩy lột, không thiên về dưỡng ẩm mà cũng không thiên về loại bỏ nhờn. Sản phẩm chủ yếu tập trung vào nuôi dưỡng tế bào, giúp tế bào khỏe mạnh.

 

– Da lão hóa: có thể thuộc bất kỳ loại da nào kể trên nhưng có thêm tình trạng lão hóa do các tác động của nhiều yếu tốt môi trường, lối sống, thời tiết…

Cách chọn mỹ phẩm cho da lão hóa: Sản phẩm dành cho da lão hóa chủ yếu tập trung vào cung cấp dưỡng chất phục hồi da, cải tạo tế bào, làm trẻ hóa tế bào, cung cấp năng lượng cho tế bào. Cung cấp collagen để chống chảy xệ.

 

– Da mụn: có thể thuộc bất kỳ loại da nào kể trên nhưng xuất hiện nhiều mụn trên da. Tình trạng mụn xuất hiện ở da nhờn nhiều hơn so với da khô và da thường. Nguyên nhân gây ra mụn thì rất nhiều, nhưng chủ yếu do da tích tụ nhiều dầu nhờn và bụi bẩn, khiến vi khuẩn phát sinh. Đồng thời có thể do sự thay đổi của nội tiết tố do dùng thuốc, do chế độ sống, sử dụng sai mỹ phẩm…

Cách chọn mỹ phẩm cho da mụn: Sản phẩm mỹ phẩm dành cho da mụn tập trung vào việc kiểm soát nhờn, khán khuẩn, làm sạch lỗ chân lông, không có tính tẩy lột, có tính trung tính.

 

– Da nám, sạm, tàn nhang: có thể thuộc da nhờn, khô, hỗn hợp hoặc thường, đồng thời da bị sạm, nám hoặc xuất hiện tàn nhang ở những khu vực nhất định. Nguyên nhân là do da tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng, khiến da tiết ra nhiều hắc tố melanin để bảo vệ da. Hắc tố melanin là yếu tố gây nên tình trạng da đen sạm, nám và tàn nhang. Tuy nhiên, tình trạng này khác nhau ở các loại da. Da nhờn thường sẽ bị sạm nám, còn da khô và da thường thì lại thường xuất hiện tàn nhang.

Cách chọn mỹ phẩm cho da nám, sạm, tàn nhang: Mỹ phẩm cho tình trạng da này chủ yếu tập trung vào việc kiểm soát sự sản sinh hắc tốt melanin, chống tia bức xạ. Ngoài ra trong sản phẩm sẽ có chứa các dưỡng chất giúp nuôi dưỡng tế bào da, tăng cường sức đề kháng cho da, giúp da có sức khỏe để chống lại các tác nhân bên ngoài. Trên đây BelleLook đã cung cấp cho chị em kiến thức rất cụ thể và hữu ích để giúp chị em chăm sóc da đúng cách. BelleLook cũng xin đề xuất một số sản phẩm mặt nạ chăm sóc da mà BelleLook đang phân phối tại thị trường Việt Nam. Chị em có thể tham khảo và sử dụng.

Mặt nạ cho da nhờn: làm sạch nhờn, kiểm soát dầu và se khít lỗ chân lông, cân bằng độ ẩm hợp lý.

 

Mặt nạ cho da khô: tăng cường độ ẩm, giữ ẩm cho da.

Mặt nạ cho da lão hóa: cung cấp các dưỡng chất đặc biệt giúp phục hồi da.

Mặt nạ làm trắng da: cung cấp các dưỡng chất đặc biệt giúp cải thiện màu sắc của da.

Mặt nạ trị nám, thâm, tàn nhang: cung cấp các dưỡng chất đặc biệt giúp trị các vết nám trên da.

Mặt nạ trị mụn: cung cấp các dưỡng chất đặc biệt giúp trị mụn trên da.

Quy Trình Chăm Sóc Da Đúng Chuẩn.(SPA YẾN THU).

Bước đầu tiên bạn bắt buộc phải làm trước khi xây dựng 1 quy trình chăm sóc da đó là hiểu rõ da bạn thuộc loại nào, nhu cầu thực sự là gì?  Làm thế nào để xác định ?? Vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần đăng nhập vào ứng dụng di động của […]

Bước đầu tiên bạn bắt buộc phải làm trước khi xây dựng 1 quy trình chăm sóc da đó là hiểu rõ da bạn thuộc loại nào, nhu cầu thực sự là gì? 

Làm thế nào để xác định ?? Vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần đăng nhập vào ứng dụng di động của Happy Skin và hoàn thành bài test da; cảnh báo trước là rất dài, nhưng rất đáng, vì các câu hỏi sẽ đi chi tiết, sâu sát từng vấn đề, thói quen chăm sóc da của bạn, từ đó đưa ra kết quả và gợi ý liệu trình, các sản phẩm nên dùng.Còn trong phạm vi bài viết này, Happy Skin sẽ tổng hợp những nguyên tắc chung và một số liệu trình cho các loại da, vấn đề da phổ biến để những bạn không có cơ hội vào app cũng tham khảo được.

Việc hiểu được những sản phẩm nào kết hợp tốt với nhau, các sản phẩm có lợi như thế nào đối với làn da, và thứ tự sử dụng các sản phẩm là vô cùng quan trọng khi xây dựng quy trình chăm sóc da tốt nhất cho bạn. Hãy nhớ rằng nếu bạn có nhiều hơn một vấn đề về da, bạn có thể sẽ cần sử dụng nhiều hơn một sản phẩm điều trị hoặc sản phẩm điều trị tập trung. Với một chu trình chăm sóc da cao cấp hơn, một số thử nghiệm là cần thiết để tìm hiểu phương pháp và tần suất sử dụng nào có tác dụng tốt nhất.

Tẩy trang

Tẩy trang giúp loại bỏ các bụi bẩn, dầu thừa và lớp trang điểm. Vì rửa mặt bằng nước không đủ để làm sạch da. Khi da sạch sẽ, các bước dưỡng sau mới phát huy tác dụng được. Hơn nữa, nếu da bẩn sẽ dễ bị bí tắc lỗ chân lông, sinh ra mụn.

Trên thị trường có 3 loại tẩy trang phổ biến là dầu và micellar water, sáp, mức giá cũng trải dài từ bình dân đến cao cấp, về cơ bản khả năng làm sạch thì dầu và sáp tương đương, tẩy sạch sâu; còn micellar thì thích hợp để tẩy những ngày makeup nhẹ hoặc tẩy nền, riêng phần mắt và môi bạn vẫn nên chọn các sản phẩm chuyên biệt vì 2 vùng da này rất nhạy cảm.

Một lưu ý với những bạn da quá nhạy cảm, mụn nên cẩn thận khi chọn sản phẩm, test kĩ để xem có dị ứng với cồn, hương liệu, mineral oil hay loại dầu nào không.

Sữa rửa mặt

Nhiều sản phẩm tẩy trang chưa loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, hoặc nhũ hóa chưa hoàn toàn vẫn còn nhờn rít; do đó bạn cần dùng thêm sữa rửa mặt để đảm bảo da sạch hoàn toàn.

Nguyên tắc chung khi chọn sữa rửa mặt là pH thấp hơn 7, các chất hoạt động bề mặt, tạo bọt phải thuộc danh sách an toàn, để da không bị khô. Đối với da mụn, bạn nên tìm kiếm các sản phẩm có chứa các thành phần trị mụn như salicylic acid (BHA), alpha hydroxy acid (thường sử dụng là glycolic acid) nếu benzoyl peroxide quá mạnh với bạn. Dịu nhẹ hơn nữa, có thể tìm kiếm thành phần tea tree oil (tinh dầu trà).

Loại sữa rửa mặt tốt nhất cho da nhạy cảm là loại có chứa rất ít hoá chất, ít thành phần, không chứa những thành phần gây kích ứng như sodium lauryl sulfate (chất chuyên dùng để tạo bọt trong mỹ phẩm), alcohol (cồn), thay vào đó là các thành phần dịu nhẹ, có tác dụng làm dịu da như soy (đậu nành), chamomile (cúc), feverfew (cúc thanh nhiệt), aloe vera (lô hội), cucumber (dưa leo), red algea (tảo đỏ) hay thyme.

Tẩy tế bào chết

Tổn thương từ ánh nắng mặt trời làm cho bề mặt da trở nên dày bất thường. Mụn trứng cá và da dầu khiến vấn đề trở nên còn phức tạp hơn nữa. Tẩy tế bào chết giúp loại bỏ các chất bẩn tích tụ – gây tắc lỗ chân lông, màu da không đồng đều, da xỉn màu, và nếp nhăn sâu.

Có 2 loại tẩy tế bào chết phổ biến là hóa học và cơ học.Nếu da bạn quá nhạy cảm, mụn thì nên chọn các sản phẩm cơ học dạng gel không hạt, hoặc hóa học nồng độ thấp như BHA, AHA.

Bạn nào da nhiều mụn ẩn, lỗ chân lông lớn, hay tiết bã nhờn nên chọn BHA; da khô, lão hóa thì AHA. Bạn vẫn có thể kết hợp cả 2 loại trên, nhưng cần lưu ý tình trạng, phản ứng của da để điều chỉnh tần suất cũng như nồng độ hoạt chất; và luôn nhớ chống nắng, dưỡng ẩm đầy đủ.

Toner

Toner có chứa thành phần phục hồi da và bổ sung độ ẩm cho bề mặt da ngay lập tức sau khi rửa mặt. Chúng cũng giúp giảm tấy đỏ và da khô bong tróc.

Toner được chia thành 3 loại:

– Skin Freshener: Đây là loại toner êm dịu nhất, chúng chứa nước và chất hút ẩm như glycerin và rất ít cồn (từ 0-10%). Skin Freshener – như tên gọi của nó, mang chức năng cung cấp nước, refresh cho da, làm mát da. Bên cạnh đó, trong skin freshener còn sử dụng nước chất tinh chất của các loại hoa như hoa hồng, hoa cúc chamomile, hoa oải hương, trà xanh cùng với chiết xuất nha đam, thảo dược, collagen nước… để tăng cường dưỡng chất cho làn da. Thường thì ‘nước hoa hồng’ – thuật ngữ thường được dùng để nói về toner trong tiếng Việt, thực ra là để nói đến loại Skin Freshener này.

– Skin tonics: Mạnh hơn một chút cho với Skin Freshener, Skin tonics có lượng cồn khoảng 10-20% trong thành phần. Loại toner này có khả năng làm sạch da, thu nhỏ lỗ chân lông , sát khuẩn nhưng vẫn giữ cho da độ ẩm cần thiết.

– AstringentĐây là loại toner mạnh nhất chứa 20-60% cồn. Chính vì lý do này, astringent vấp phải sự phản đối của rất nhiều chuyên gia chăm sóc da vì quá khô, có khả năng gây kích ứng. Tuy nhiên, toner cũng mang lại những công dụng nhất định là sát khuẩn, se lỗ chân lông và giảm nhờn cho da.

Điều trị mụn (nếu có)

Nếu da bạn có mụn, thì nên dùng các sản phẩm đặc trị mụn ngay sau toner, chấm thuốc lên các nốt mụn rồi đợi 15-20 phút. Có nhiều hoạt chất trị mụn dành riêng cho các loại mụn khác nhau, các bạn có thể tìm đọc các bài trong chuyên mục trị mụn của Happy Skin để tìm hiểu chi tiết hơn.

Điều trị thâm, nám (nếu có)

Nếu da bạn có các vấn đề về thâm mụn, tàn nhang hay đốm nâu, nám thì nên sử dụng thêm các sản phẩm đặc trị, giàu thành phần làm sáng, kích thích da tái tạo tế bào mới

Serum chống lão hóa

Sử dụng buổi sáng và buổi tối, serum chứa chất chống oxy hóa và các thành phần chống lão hóa khác giúp bảo vệ làn da của bạn khỏi tác hại của môi trường, bao gồm cả ánh nắng mặt trời  và ô nhiễm.

Serum dưỡng ẩm

Nếu da bạn không có quá nhiều vấn đề cần sử dụng các loại serum đặc trị thì chỉ cần 1 loại serumgiàu hoạt chất dưỡng ẩm là đủ. Được yêu thích và lành tính nhất phải kể đến các loại serumHyaluronic acid.

 Kem mắt

Vùng da nhạy cảm và dễ lão hóa nhất luôn cần được chăm sóc kỹ lưỡng. Nếu bạn còn trẻ, dưới 25, một loại kem mắt dưỡng ẩm cơ bản là đủ; còn đã ngấp ngé tuổi lão hóa, từ 25 trở lên nên chọn các sản phẩm giàu chất chống oxy hóa, ngăn ngừa nếp nhăn.

Dầu dưỡng

Bạn có thể dùng dầu dưỡng trước kem dưỡng, hoặc thay thế luôn kem nếu da đã đủ ẩm. Da dầu nên chọn các loại dầu giàu linoleic, da khô nên chọn dầu nhiều oleic. Riêng da nhạy cảm thì nên test kĩ, để biết da mình hợp loại dầu nào.

Happy Skin từng viết rất chi tiết hướng dẫn cách chọn dầu cho từng loại da rồi, các bạn có thể tìm đọc lại.

Kem dưỡng

Khi được sử dụng hàng ngày, chất dưỡng ẩm (kem, lotion, gel, hoặc kết cấu lỏng) cải thiện chức năng của da, khóa ẩm cũng như giúp da mịn màng và mềm mại. Bạn có thể (và bạn nên) sử dụng chúng quanh vùng mắt; Tuy nhiên, nếu bạn thích dùng kem dưỡng mắt, bạn có thể sử dụng nó ở bên trên hoặc thay cho kem dưỡng ẩm quanh mắt.

Chống nắng

Tác hại của tia UV đến da kinh khủng như thế nào thì chắc hẳn các bạn đã biết rõ qua các bài viết trước đây của Happy Skin. Do đó dù nắng hay mưa, đông hay hè, thậm chí là băng tuyết thì các nàng nhớ bắt buộc phải thoa kem chống nắng đủ lượng trước khi ra ngoài

Gợi ý quy trình chăm sóc da sáng và tối

Chu trình chăm sóc da đơn giản, từng bước một này bao gồm các sản phẩm cơ bản mà tất cả mọi người đều nên sử dụng và thứ tự sử dụng mỗi ngày. Bạn có thể áp dụng các bước cho tất cả các loại da.

Cơ bản

SÁNG

  1. Sữa rửa mặt
  2. Toner
  3. Serum dưỡng ẩm
  4. Kem dưỡng ẩm
  5. Kem chống nắng

TỐI

  1. Tẩy trang
  2. Sữa rửa mặt
  3. Tẩy tế bào chết (1-2 lần/1 tuần) với cơ học
  4. Toner
  5. Serum
  6. Kem mắt
  7. Kem dưỡng ẩm/dầu dưỡng

Dùng retinol ở bước nào?

Trong quy trình nâng cao, có nhiều bạn hỏi nên dùng retinol ở bước nào? Thực tế retinol có thể dùng ở bất kì bước nào ngay sau toner, tuy nhiên tùy vào khả năng chịu đựng của da để chọn thứ tự. Nếu da khỏe, bạn có thể dùng sau toner; còn da nhạy cảm có thể dùng sau serum hoặc thậm chí là sau kem dưỡng để giảm sự kích ứng. Một câu hỏi nữa Happy Skin rất hay nhận được đó là dùng retinol và da bị bong tróc, lời khuyên cho bạn là dưỡng ẩm, dưỡng ẩm thật kỹ và đều đặn, đồng thời giảm tần suất dùng retinol lại.

Dùng mặt nạ ở bước nào?

Ngoài ra, 1 tuần bạn có thể dùng mặt nạ làm sạch (bùn, đất sét, than hoạt tính) từ 1-2 lần, dùng ngay sau bước sữa rửa mặt. Riêng các loại mặt nạ dưỡng thì 2-3 lần 1 tuần, dùng sau sữa rửa mặt với các sản phẩm phải rửa; và sau toner nếu mặt nạ không cần rửa lại.

Lời kết, mình chỉ xin nhấn mạnh 2 điều quan trọng: thứ nhất hãy hiểu rõ da trước khi chọn dùng sản phẩm, đừng vì review khen tốt là mua dùng, da mỗi người mỗi khác, tốt với bạn này nhưng hoàn toàn có thể là xấu với bạn. Thứ 2, luôn nhớ “dục tốc bất đạt”, dưỡng da là một hành trình dài và đòi hỏi sự kiên trì, đừng nóng vội mà sử dụng quá nhiều sản phẩm, hay nồng độ quá cao, da không những không đẹp lên mà còn có thể chuyển biến tiêu cực như dị ứng, breackout, nhạy cảm.

KIẾN THỨC CHUYÊN SÂU VỀ DA. (SPA YẾN THU)

 C

Da là một bộ phận rất quan trọng bao phủ toàn bộ cơ thể. Ngoài chức năng bảo vệ cơ thể, da còn là có chức năng báo hiệu về tình trạng sức khỏe, và đặc biệt là chức năng thẩm mỹ, tạo ra diện mạo của mỗi người. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được làn da của mình để có cách chăm sóc phù hợp. Để giúp cho chị em phụ nữ, những người đặc biệt quan tâm đến vẻ đẹp nhan sắc, hiểu đúng và đủ về da, BelleLook xin chia sẻ những kiến thức quý giá dưới đây. Mong rằng những kiến thức dưới đây sẽ là kim chỉ nam, hỗ trợ tốt cho chị em trong quá trình đi tìm vẻ đẹp hoàn mỹ.

 

1. Định nghĩa về da.

Da là cơ quan rất quan trọng, bao phủ toàn bộ cơ thể con người. Da là ranh giới ngăn cách giữa các cơ quan trong cơ thể với môi trường bên ngoài, là rào cản ngăn cản vi khuẩn và các tác nhân khác xâm nhập vào cở thể. Da là bộ phận có diện tích rộng nhất, bao phủ gần 2m2, nặng 1/6 trọng lượng cơ thể. Tình trạng của da sẽ chịu ảnh hưởng bởi sức khỏe cơ thể, đồng thời cũng tác động bởi chính nó.

kiến thức về da

2. Chức năng của da.

Da có chức năng chính là bảo vệ cơ thể tránh khỏi các tác động từ môi trường bên ngoài, ngăn cản vi khuẩn tấn công vào các cơ quan bên trong.

 Da giúp điều hòa nhiệt độ cơ thể.

Trên bề mặt da luôn được duy trì một lợp dầu nhờn do cơ thể tiết ra giúp điều hòa nhiệt độ cho cơ thể. Khi da tiếp xúc với không khí nóng hoặc khi cơ thể vận động nhiều, nhiệt độ bên trong cơ thể sẽ tăng lên, tuyến mồ hôi hoạt động mạnh tiết ra nhiều chất nhờn để làm mát cơ thể. Da có nhiệm vụ phân tán và duy trì lượng dầu nhờn này để đảm bảo giữ cơ thể mát hơn. Chính lượng dầu nhờn này cũng giúp da trở nên đàn hồi và dẽo dai hơn. Nhưng khi dầu nhờn tiết ra nhiều lại chính là môi trường tốt để vi khuẩn sinh sôi, hoặc khiến da dễ bị bụi bẩn bám vào. (Đây là một trong những nguyên nhân gây ra mụn. Chị em cần sử dụng sản phẩm cân bằng độ ẩm hợp lý cho da, giảm chất nhờn và làm sạch lổ chân lông).

kiến thức về da

Khi nhiệt độ bên ngoài lạnh đi, tuyến mồ hôi không hoạt động nhiều nữa mà sẽ ở trạng thái co hẹp lại, lúc này lớp dầu nhờn không còn lưu lại trên da nhiều, khiến da trở nên khô ráp và mất dần độ ẩm. Việc này có mục đích giữ ấm cho cơ thể, giúp ngăn chặn khí lạnh xâm nhập vào cơ thể. Lâu ngày, da sẽ bị nứt nẻ và bong tróng để thay thế bằng lớp sừng dày hơn để giữ ấm cho cơ thể. (Đây là lý do vì sao các chị em cần phải sử dụng mỹ phẩm dưỡng ẩm da trong mùa lạnh)

 

Da giúp chống lại tia bức xạ, chống lại các vật chất hóa học có tính kiềm.

Da có một lớp màng đệm hydrolipid và axit giúp trung hòa một phần hóa chất có tính kiềm, bảo vệ cơ thể. Khi da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, các tia bức xạ sẽ tấn công vào da. Lúc này, các hắc tố melanin được sản sinh ở phía dưới da được đẩy lên bề mặt da để bảo vệ da chống lại tia bức xạ, giúp da giảm nguy cơ bị ung thư. (Đây là lý do gây ra sạm, nám. Chị em cần sử dụng kem chống nắng thường xuyên và dùng các sản phẩm giúp hạn chế melanin).

 

 

kiến thức về dakiến thức về da

Da giúp ngăn cản vi khuẩn, vi rút và nấm

Lớp sừng trên da giúp ngăn cản vi khuẩn, vi rút và nấm xâm nhập vào bên trong cơ thể. Khi lớp sừng này không đủ sức bảo vệ cơ thể, vi khuẩn vào được bên trong thì hệ miễn dịch của chúng ta sẽ hoạt động chống lại chúng.

 

kiến thức về da

Da giúp kiểm soát cảm xúc, tác động đến cảm xúc và tái tạo vết thương.

Trên da có các đầu dây thần kinh giúp cơ thể cảm nhận được áp lực, va chạm, chấn động, nổi đau và nhiệt độ. Các tế bào da sẽ được thúc đẩy sản sinh nhanh chóng, khi trên cơ thể xuất hiện vết thương nhằm giúp cơ thể phục hồi. Bên cạnh đó, da còn là cơ quan báo hiệu tình trạng sức khỏe của cơ thể. Trạng thái của da sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cảm xúc của chúng ta. Khi chúng ta thấy làn da của mình có dấu hiệu bất thường, chúng ta sẽ chủ động điều chỉnh hành vi và sinh hoạt để bảo vệ sức khỏe. Và khi chúng ta có được làn da khỏe mạnh, mịn màng, chúng ta sẽ tự tin hơn, vui vẻ hơn. Đây cũng là yếu tốt rất tốt cho sức khỏe.

 

 

kiến thức về dakiến thức về da

3. Cấu trúc của da

Là cơ quan luôn luôn thay đổi, làn da bao gồm 3 lớp chính: biểu bì (thượng bì), trung bì, hạ bì và mô dưới da, mỗi lớp lại bao gồm nhiều lớp thay thế. Các phần phụ của da như các nang và các tuyến mồ hôi, tuyến bã nhờn cũng đóng những vai trò khác nhau trong chức năng tổng thể của da.

 

kiến thức về da

 

Lớp biểu bì

Như là lớp da ở phía ngoài cùng mà chúng ta có thể nhìn và chạm vào được, lớp biểu bì bảo vệ chúng ta tránh khỏi các độc tố, vi khuẩn là tránh mất các chất lỏng cần thiết. Nó bao gồm 5 lớp tế bào. Các tế bào được sản sinh ở lớp trong cùng, di chuyển đến bề mặt da. Từ đó, chúng phát triển và trải qua nhiều sự thay đổi. Đây chính là quá trình được biết như là quá trình sừng hóa (hay sự hình thành sừng ở biểu bì), khiến mỗi lớp của tầng biểu bì trở nên khác biệt.

kiến thức về da

 

1. Lớp sừng (hay stratum corneum): Là lớp ngoài cùng của biểu bì, trung bình có khoảng 20 lớp da và các tế bào chết đã được dát mỏng, phụ thuộc vào vùng da của cơ thể. Những tế bào chết này bong ra thường xuyên trong quá trình tróc vảy. Lớp sừng là nơi cư trú của các tuyến mồ hôi và các tuyến bã nhờn.

2. Lớp bóng (hay stratum lucidium): Các tế bào bị ép nhẹ, trở nên bằng phẳng và không thể phân biệt được.

3. Lớp hạt (hay stratum granulosum): Quá trình sừng hóa bắt đầu- các tế bào sản sinh ra các hạt nhỏ và các hạt này di chuyển lên trên, biến đổi thành chất sừng và các lipid biểu bì.

4. Lớp tế bào gai (hay Stratum spinosum): các tế bào keratinocytes sản sinh chất sừng (các sợi protein) và trở nên có hình con suốt.

5. Lớp đáy (hay stratum basale): là lớp trong cùng của biểu bì nơi các tế bào keratinocyte được sản sinh.

 

Các tế bào ở lớp sừng thì được gắn kết với nhau bởi các lipid biểu bì. Những lipid này thì rất quan trọng để tạo nên một làn da khỏe mạnh: chúng tạo nên hàng rào bảo vệ và giữ được độ ẩm cho da. Khi các lipid bị mất đi, da trở nên khô hơn và cảm giác bị căng và sần sùi. Biểu bì được bao phủ bởi chất nhũ tương gồm nước và lipid (chất béo) đượ