KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO .
HoangThanTai
Khách
MỤC LỤC
« vào lúc: Tháng Chín 14, 2010, 03:29:37 PM »
MỤC LỤC
Chương 1
KHÁI NIỆM
18.-KINH A HÀM ,THỜI GIAN NÓI KINH ,BỘ SỐ VÀ NÉT ĐẶC THÙ GỒM CÓ NHỮNG GÌ ? 36.-NGŨ CĂN CÓ PHẢI LÀ 5 PHẦN THUỘC VỀ CƠ THỂ ?
>>>
Trang 1 19.-KINH PHƯƠNG ĐẲNG HÀM CHỨA NHỮNG GÌ ? 37.-NGŨ LỰC LÀ GÌ ? 1.-Khởi Nguyên Phật Giáo 20.-KINH BÁT NHÃ : TRONG TÂM PHẬT MUỐN GIẢNG THUYẾT LÀ GÌ VÀ THỜI ĐIỂM NÀO TRONG CÁC THỜI NÓI PHÁP ? 38.-THẤT-BỒ-ĐỀ-PHẦN VÀ THẤT-GIÁC-CHI GIỐNG HAY KHÁC NHAU ? 2.-Phật Giáo Thành Hình Từ Lúc Nào ? 21.-Kinh Pháp Hoa : Bộ Số ,Dịch Gỉa Và Việc Truyền Thừa Ra Sao ? 39.-BÁT-CHÁNH-ĐẠO LÀ GÌ ? XIN KỂ RÕ THỨ LOẠI RA SAO ? 3.-PHẬT GIÁO QUAN NIỆM THẾ NÀO VỀ CUỘC ĐỜI VÀ CON NGƯỜI ?(Nhân sinh quan)
>>>
Trang 3 40.-A-NẬU ĐA-LA TAM-MIỆU-TAM BỒ-ĐỀ LÀ GÌ ? 4.-PHẬT GIÁO QUAN NIỆM THẾ NÀO VIỆC HÌNH THÀNH THẾ GIỚI ?(Vũ trụ quan) 22.-ĐỨC PHẬT NÓI KINH NIẾT-BÀN LÚC NÀO ,TẠI ĐÂU ,VỚI MỤC ĐÍCH GÌ ? 5-PHẬT GIÁO VÀ TRIẾT HỌC 23.-DUY THỨC ,CÁCH THÀNH LẬP VÀ PHÂN LOẠI RA SAO ? 6.- ĐỨC GIÁO CHỦ THÍCH CA MÂU NI PHẬT 24.PHẬT ĐẢN VÀ PHẬT LỊCH KHÁC HAY GIỐNG NHAU ? 7.-GIÁO PHÁP 25.-VỀ Ý NGHĨA CỦA NGÀY PHẬT THÀNH ĐẠO VÀ GIÁ TRỊ LỊCH SỬ CỦA NÓ . 8,-TỨ ĐẾ LÀ GÌ ? HÌNH TƯỚNG VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG RA SAO ? 26.-GIỮA NHẬP-DIỆT VÀ NIẾT-BÀN KHÁC HAY GIỐNG NHAU ? 9.-THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN LÀ GÌ ? CÓ SỰ LIÊN HỆ MẬT THIẾT NÀO GIỮA CÁC PHÁP ẤY ? 27.-HÃY PHÂN BIỆT PHẬT GIÁO VỚI ĐẠO PHẬT KHÁC NHAU THẾ NÀO ? 10.-NHÂN QUẢ TRONG PHẬT GIÁO CÓ PHẢI LÀ MỘT HÌNH THỨC PHẢN KHOA HỌC TIẾN BỘ KHÔNG ? 28.-GIẢI THOÁT LÀ THẾ NÀO ? NHỮNG PHƯƠNG PHÁP GÌ ĐỂ TU CHO ĐẠT ĐƯỢC ? 11.-LUÂN HỒI TRONG PHẬT GIÁO CÓ PHẢI LÀ THUYẾT ĐỂ RU NGỦ VÀ DỖ NẠT QUẦN CHÚNG ? 29.-THẦN THÔNG LÀ GÌ ? NHỮNG AI ĐẠT ĐƯỢC ? 12.-QUẢ PHÚC ,BÁO ỨNG LÀ GÌ ? 30.-XÁ-LỢI LÀ GÌ ? AI CÓ ĐƯỢC NGỌC XÁ-LỢI ? 13.-NGHIỆP ,NGHIỆP LỰC ,NGHIỆP CHƯỚNG KHÁC HAY GIỐNG NHAU ? 31.-KHỔ TRONG PHẬT GIÁO CÓ PHẢI LÀ MỘT HÌNH THỨC THAN THÂN TRÁCH PHẬN ĐỂ CHÁN ĐỜI ?
>>>
Trang 2 32. PHẨM TRỢ ĐẠO BỒ ĐỀ 14.-KINH ĐIỂN TRONG PHẬT GIÁO CÓ HỆ THỐNG ,THỨ LOẠI NÀO KHÔNG ? 33.-HÃY CHO BIẾT “TỨ NIỆM XỨ” VÀ CÔNG DỤNG RA SAO ? 15.-KINH BÁT ĐẠI NHÂN GIÁC NÓI VỀ NHỮNG GÌ ? 34.-TỨ-CHÁNH-CẦN LÀ GÌ ? HÌNH TƯỚNG VÀ CÔNG DỤNG CỦA CÁC PHÁP ẤY RA SAO ? 16.-THẬP THIỆN VÀ THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO GIỐNG HAY KHÁC NHAU ?
>>>
Trang 4 17.-KINH HOA NGHIÊM HÀM CHỨA NHỮNG GÌ ?VỀ BỘ LOẠI VÀ VIỆC PHIÊN DỊCH RA SAO ? 35.-TỨ-NHƯ-Ý-TÚC LÀ GÌ ?
===========================================
Chương 2 CẢNH GIỚI
18.-TAM THỪA ,TỨ QUẢ LÀ GÌ ? 36.- THẬP TRỤ TRONG PHẬT GIÁO LÀ GÌ ?
>>>
Trang 4 19.-TU ĐA HOÀN LÀ QUẢ VỊ NÀO TRONG HÀNG THÁNH ? 37.- THẬP HẠNH LÀ GÌ ? 1.-CON NGƯỜI THEO QUAN NIỆM PHẬT GIÁO NHƯ THẾ NÀO ? 20.-LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT ĐƯỢC LÀ TU CHỨNG QUẢ ? 38.- THẬP-HỒI-HƯỚNG LÀ GÌ ? 2.-THẬP NHỊ XỨ LÀ GÌ ? 21.-TƯ-ĐÀ-HÀM LÀ GÌ ? 39.- THẤT PHẬT LÀ NHỮNG VỊ PHẬT NÀO ? 3.-THẬP BÁT GIỚI LÀ GÌ ? 22.-A-NA-HÀM LÀ GÌ ? 40.- THẾ GIỚI THEO QUAN NIỆM CỦA PHẬT GIÁO RA SAO ? 4.-THEO QUAN NIỆM CỦA PHẬT GIÁO TAM GIỚI LÀ GÌ ? 23.-A-LA-HÁN LÀ GÌ ? 5.CỬU PHẨM LÀ GÌ ?
>>>
Trang 6 6.-NIẾT BẢN LÀ CẢNH GIỚI NHƯ THẾ NÀO ? 24.-CHÚNG SANH CHỈ CHO NHỮNG LOÀI NÀO ? 7.-HÃY NÓI VỀ CẢNH GIỚI CỰC LẠC CỦA ĐỨC PHẬT A-DI-ĐÀ ? 25.-NGŨ ẤM GỒM CÓ NHỮNG GÌ ? 8.-THEO PHẬT GIÁO ĐỊA NGỤC LÀ CẢNH NHƯ THẾ NÀO ? 26.- THẬP PHƯƠNG LÀ GÌ ? CHÚNG TA ĐANG Ở PHƯƠNG NÀO ? 9.-CẢNH GIỚI CỦA NGẢ QUỈ Ở ĐÂU ? 27.- ĐẠI-HỒNG-CHUNG CÓ Ý NGHĨA RA SAO ?
>>>
Trang 5 28.- THẤT TÌNH LỤC DỤC LÀ GÌ ? 10.-SÚC SANH LÀ LOÀI GÌ VÀ CHÚNG SINH HOẠT Ở ĐÂU ? 29.- TỘI NGŨ NGHỊCH TRONG PHẬT GIÁO LÀ TỘI GÌ ? 11.-CÁC CÕI THIÊN CÓ LỐI SINH HOẠT NHƯ THẾ NÀO ? 30.- NGŨ THỪA TRONG PHẬT GIÁO LÀ NHỮNG GÌ ? 12.-HÃY NÓI RÕ CẢNH GIỚI CỦA LOÀI A-TU-LA NHƯ THẾ NÀO ? 31.- THẬP ĐỊA LÀ GÌ ? HÃY PHÂN BIỆT CHỖ KHÁC NHAU GIỮA QUAN NIỆM CỦA BA THỪA ? 13.-TỨ SANH LÀ GÌ ? 32.- KIẾP LÀ GÌ ? CÓ KHÁC VỚI ĐỜI KHÔNG ? 14.-THAI SANH LÀ LOÀI SINH SỐNG Ở ĐÂU ?
>>>
Trang 7 15.-THẤP SANH LÀ LOÀI VẬT NHƯ THẾ NÀO ? 33.- A TĂNG LÀ GÌ, SỐ LƯỢNG CÓ THẾ TÍNH ĐẾM ĐƯỢC KHÔNG ? 16.-LOÀI NOÃN SANH SINH SỐNG Ở ĐÂU ? 34.- CỬU-ĐỊA LÀ GÌ ? CÓ KHÁC NHAU VỚI THẬP-ĐỊA ? 17.-LOÀI HOÁ SANH CÓ SỰ SINH SỐNG RA SAO ? 35 TỨ ĐẠI LÀ NHỮNG GÌ ?
========================================
Chương 3 GIỚI LUẬT
18.- Tam Sư Thất Chứng Là Gì ?
>>>
Trang 10
>>>
Trang 7 19.- Phép Yết Ma Là Gì ? Và Ở Đâu Làm Phép Yết Ma ? 3.- Phật Di Lặc Tại Sao Có Người Gọi Là Bồ Tát Di Lặc ! 1.HÌNH TƯỚNG CỦA NGŨ GIỚI VÀ AI CÓ THỂ THỌ TRÌ ĐƯỢC 20.- Lễ Thế Phát Là Gì ? 4.- Đức Phật Dược Sư Có Những Hạnh Nguyện Gì ? Ngài Là Chủ Của Thế Giới Nào ? 2.- Thế Nào Gọi Là Luật Tứ Phần ? Đó Là Những Phần Gì ?
>>>
Trang 9 5.- Ngài Văn Thù Bồ Tát Có những Hạnh Nguyện Gì ? 3.- Bát Quan Trai Được Áp Dụng Lúc Nào ? 21.- Xuất Gia Phải Cần Những Điều Kiện Gì ? 6.- Ngài Phổ Hiền Bồ Tát Và Những Lời Phát Nguyện Ra Sao ? 4.- Tại Sao Phật Tử Phải Giữ Giới Cho Mất Tự Do ? 22.- Thế Độ Là Gì, Và Trong Trường Hợp Nào ? 7.- Ngài Ma Ha Ca Diếp Dòng Dõi Và Việc Kế Thừa Tâm Pháp Ra Sao ? 5.- Ưu Bà Di Dùng Chỉ Cho Ai ? 23.- Pháp Hiệu Là Gì ? Ai Có Pháp Hiệu ? 8.- Mục Kiền Liên Có Công Hạnh Gì Trong Phật Giáo ?
>>>
Trang 8 24 Pháp Danh Là Gì ? 9.- Đại Thế Chí Bồ Tát VÀ Hạnh Nguyện Ngài 6.- Ưu Bà Tắc Là Gì Và Chỉ Cho Ai ? 25 Pháp Sư Có Phải Là Thầy Phù Thủy Có Đủ Pháp Thuật Trừ Tà Yếm Quỉ Không ? 10.- Địa Tạng Bồ Tát Với Lời Phát Nguyện Ra Sao ? 7.- Sa Di Có Mấy Hạng Và Điều Kiện Ra Sao ? 26 Pháp Tự Là Gì Và Những Ai Có Pháp Tự ? 11.- Ngài A Nan Và A Nan Đà Cùng Một Tên ? 8.-Giới Của Sa Di Có Hình Tướng Ra Sao ? 27.- Ai Thực Hành Phép Tam Đề Trong Phật Giáo ? 12.- A Dục Vương Có Công Gì Trong Phật Giáo Và Ở Thời Kỳ Nào ? 9.- Thức Xoa Ma Na Là Gì, Và Cách Phân Biệt Ra Sao ? 28.- Ngũ Quán Diễn Ra Lúc Nào ? 13.- Tổ Bồ Đề Đạt Ma Xuất Thế, Dòng Dõi Và Truyền Pháp Ra Sao ? 10.- Tỳ Kheo Là Tiếng Dùng Để Chỉ Cho Ai ? 29.- Tam Tụ Tịnh Giới Hình Tướng Ra Sao ? 14.- Huệ Năng Tổ Thứ Mấy Của Phật Giáo Trung Quốc ? Thân Thế Và Công Hạnh Ra Sao ? 11.- Tỳ Kheo Ni Có Những Điều Cấm Giới Nào ? 30-Tông Chỉ Của Thiền Tông Trong Phật Giáo Ra Sao ? 15.- Ngài Minh Hải Pháp Bảo Hành Trạng VÀ Pháp Phái ? 12.- Bố Tát Và Bồ Tát Khác Hay Giống Nhau ? 31.- Tông Quy Ngưỡng Trong Phật Giáo Có Phát Triển Như Các Tông Phái Khác ? 16.- Thiên Thai Trí Giả Đại Sư Hành Trạng Và Truyền Pháp ? 13.- Nngười Phật Tử Tại Gia Đã Có Pháp Danh, Khi Xuất Gia Thọ Giới Có Cần Thay Đổi Gì Không ? 32- Thế Nào Gọi Là Tiểu Thừa Phật Giáo ?
>>>
Trang 11 14 Tự Tứ Là Gì ? 33.- Hãy Nói Về 20 Bộ phái Trong Phật Giáo ? 17.- Cưu Ma La Thập Là Người Có Công Gì Trong Phật Giáo ? 15.- Nói Rõ Về Ý Nghĩa Của Kiết Hạ An Cư
Chương 7 CHƯ THÁNH CÁC VỊ TỔ
18.- Ngài Huyền Trang Có Công Gì Trong Phật Giáo ? 16.- Pháp Lục Hòa Và Những Ai Thực Hành ? 1.- Đức Phật A-Di-Đà Và Những Hạnh Nguyện Của Ngài 19.- Ngài Vô Ngôn Thông Và Phật Giáo Phái Thiền Tông Tại Việt Nam 17.- Bất Tác Bất Thực Là Nghĩa Thế Nào ? 2.- Sự Tích Và Ý Nghĩa Phật Quan Âm Hay Bồ Tát Quán Thế Âm 20.- Ngài Tỳ Ni Đa Lưu Chi Và Thiền Phái Của Ngài Tại Việt Nam
========================================
Chương 7 ( tiếp theo) 14.- Cây Muốn Lặng Mà Gió Chẳng Dừng, Con Muốn Đền Ân Nhưng Song Thân Bất Tại Là Thế Nào ? 35.- Chùa Quốc Ân Thành Lập Năm Nào, Do Ai Khai Sáng ?
>>>
Trang 11 15.- Sống Gởi Thác Về Là Gì Và Về Đâu ? 36.- Chùa Thuyền Tôn Lập Nên Từ Bao Giờ, Do Ai Khai Sáng ? 21.- Ngài Khương Tăng Hội Với Thiền Tông Tại Việt Nam 18.- Giải Thích Và Chứng Minh Khẩu Phật Tâm Xà Là Gì ? 37.- Chùa Giác Lâm Ngôi Cổ Tự Lâu Đời Tại Miền Nam 22.- Khuông Việt Thiền Sư 19.- Miệng Thì Luôn Niệm Nam Mô, Trong Tâm Lại Chứa Một Bồ Dao Găm Là Thế Nào ? 38.- Chùa Giác Viên Hay Ngôi Tổ Đình Của Phật Giáo Cổ Sơn Phái 27.- Vua Lý Nhân Tông Đã Tán Ngưỡng Ngài Vạn Hạnh Thiền Sư Thế Nào Qua Thi Văn ? 20.- Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du Có Diễn Tả Về Cái Tâm Qua 2 Câu : Thiện Căn Ở Tại Lòng Ta Chữ Tâm Kia Mới Bằng Ba Chữ Tài Là Nghĩa Gì ?
Chương 9 PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
CHƯƠNG 8: VĂN HỌC PHẬT GIÁO
21.- “Y Kinh Diễn Nghĩa Tam Thế Phật Oan, Ly Kinh Nhứt Tự Tức Đồng Ma Thuyết” Là Thế Nào ? 1.- Phật Giáo Ấn Độ : Khởi Nguyên Và Kế Truyền Ra Sao ? 1.- Tam Đồ Bát Nạn Là Gì ? 22.- Nhứt Nhơn Tác Phước Thiên Nhơn Hưởng, Độc Thọ Hoa Khai Vạn Thọ Hương Là Nghĩa Gì ? 2.- Phật Giáo Trung Quốc Thời Kỳ Du Nhập Và Sự Phát Triển Ra Sao ? 2.- Tam Khổ , Bát Khổ Là Gì ? 23.- Pháp Thân Phật Là Sao ? 3.- Phật Giáo Nhật Bản Có Từ Lúc Nào Và Do Ai Truyền Tới ? 3.- Phật Trong Nhà Không Thờ Lại Thờ Thích Ca Ngoài Đường, Nghĩa Là Gì ? 24.- Chùa Một Cột Sự Tích Và Lịch Sử Thành Lập 4.- Phật Giáo Việt Nam Có Từ Thời Kỳ Nào ? Do Ai Truyền Tới Và Ảnh Hưởng ? 4.- Giải Thích Câu : Chớ Đợi Tuổi Già Mới Học Đạo, Mồ Hoang Lắm Kẻ Tuổi Xuân Xanh 25.- Lịch Sử Bút Tích Chùa Hương 5.- Phật Giáo Pháp Quốc Buổi Bình Minh Của Tư Tưởng Đạo Phật Truyền Vào Pháp Vào Năm Nào Và Do Ai ? 5.-Giải Thích Câu Ca Dao : Thương Nhau Cau Sáu Bổ Ba, Ghét Nhau Cau Sáu Bổ Ra Làm Mười 26.- Chùa Dâu Đôi Nét Lịch Sử Và Sự Ứng Nghiệm 6.- Phật Giáo Hoa Kỳ : Việc Truyền Bá Và Phát Triển Ra Sao ? 6.- Cho Biết : Trăm Năm Bia Đá Vẫn Mòn, Ngàn Năm Bia Miệng Vẫn Còn Trơ Trơ Là Gì ? 27.- Sự Tích Chùa Keo, Tỉnh Thái Bình 7.- Phật Giáo Đức Quốc Thời Kỳ Du Nhập Và Tầm Ảnh Hưởng 7.- Hãy Chứng Minh Câu : “Hùm Chết Để Da, Người Ta Chết Để Tiếng” Là Thế Nào ? 28.- Chùa Bút Tháp, Sự Tích, Thành Lập Vào Năm Nào ? 8.- Phật Giáo Miến Điện : Việc Truyền Bá Và Phát Triển Ra Sao ? 8.- Giải Thích Câu : Ta Là Phật Đã Thành Các Người Là Phật Sẽ Thành 29.- Chùa Tây Phương Lai Lịch Và Đặc Điểm Như Thế Nào ? 9.- Phật Giáo Bỉ Quốc Như Thế Nào ? 9.- Cha Mẹ Tại Tiền Như Phật Tại Thế Có Nghĩa Là Gì ? 30.- Lịch Sử Chùa Láng Hay Chùa Chiêu Thiền Và Sự Tích Ra Sao ? 10.- Phật Giáo Cambodge Thành Hình Và Phát Triển Như Thế Nào ? 10.- Chứng Minh Câu : “Cây Xanh Thì Lá Cũng Xanh, Cha Mẹ Hiền Lành Để Phước Cho Con” 31.- Chùa Tam Thai Non Nước Người Khai Sơn Và Thành Lập Năm Nào ? 11.- Phật Giáo Nam Dương Có Từ Bao Giờ Và Tầm Ảnh Hưởng Ra Sao ?
>>>
Trang 12 32.- Chùa Linh Ứng Non Nước : Duyên Cách Và Thành Lập 12.- Phật Giáo Thái Lan Hình Thành Và Phát Triển Như Thế Nào ? 11.- Hãy Cho Biết Rõ : Người Nào Ăn Mặn, Người Ấy Khát Nước Là Sao ? 33.- Sự Tích Quả Chuông Thần Chùa Thiên Ấn Ra Sao ? 13.- Phật Giáo Tây Tạng Có Từ Bao Giờ, Sự Phát Triền Ra Sao ? 12.- Quan Âm Thị Kính Nói Qua Ý Nghĩa Và Sự Tích
>>>
Trang 13 14.- Phật Giáo Úc Đại Lợi Có Từ Lúc Nào Và Sự Phát Triển ? 13.- Ăn Mặn Nói Ngay Hơn Ăn Chay Nói Dối Là Thế Nào ? 34.- Sự Tích Chùa Thiên Hậu Gần Chợ Cầu Ông Lãnh, Sài Gòn 15.- Phật Giáo Anh Quốc
========================================
>>>
Trang 13 16.- Phật Giáo Tích Lan Thời Kỳ Du Nhập Và Ảnh Hưởng 17.- Phật Giáo Hàn Quốc : Thời Kỳ Du Nhập Và Ảnh Hưởng Ra Sao ? 19.- Lá Cờ Phật Giáo Thế Giới Tượng Trưng Cho Ý Nghĩa Gì, Cũng Như Nói Qua Sự Xuất Hiện ?
« Sửa lần cuối: Tháng Chín 14, 2010, 03:36:37 PM gửi bởi allfriend »
Logged
quoccuong_organ
Offline
Bài viết: 721
Cảm Ơn
-Gửi: 3069
-Nhận: 7620
Hero Member
KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO .
« Trả lời #1 vào lúc: Tháng Mười 24, 2008, 04:40:54 AM »
HT. THÍCH BẢO LẠC
KIẾN THỨC CĂN BẢN
PHẬT GIÁO
Nhà xuất bản Phương Đông
Chương 1
KHÁI NIỆM
1.-Khởi Nguyên Phật Giáo
Xã hội Ấn-Độ lúc bấy giờ (năm 624 trước kỷ nguyên Tây lịch ) chia ra thành nhiều giai cấp khác nhau .Mỗi giai cấp giữ một thế sinh hoặt riêng biệt .Lịch sử còn chứng minh có ít nhất là bốn giai cấp ,trong mỗi giai cấp đều có sự bất bình đẳng không thể tưởng tượng được trong kiếp người !
Giai cấp đứng đầu là Bà-La-Môn (Blamon) hay giáo sĩ chuyên việc tế tự và có uy tín tuyệt đối trong đám quần chúng .Thứ đến là giai cấp Sát-Đế-Lợi (Ksatrya) hay dòng dõi vua chúa có uy quyền tối cao ,chi phối toàn thể dân tộc Ấn-Độ .Giai cấp thứ ba là Phệ-Xá (Vaisya) hay giới bình dân và cuối cùng là giai cấp Thủ-Đà-La (Sudra) tức là hạng người suốt đời làm nô lệ cho ba giai cấp trên ,còn gọi là bất xúc dân (untouchables).Họ sống một cuộc đời cơ cực lầm than ,không có quyền ăn nói và cũng không được đóng góp ngang hàng với mọi người ,như một giống dân mọi rợ sống bên lề của xã hội .
Với một tình trạng xã hội đầy bất công như thế ,Đức Phật Thích-Ca thị hiện ra đời tại thành Ca-Tỳ-La-Vệ , thuộc trung Ấn-Độ vào ngày rằm tháng tư âm lịch 624 năm trước kỷ nguyên (năm nay Phật lịch là 2541 -1997 =544 năm) .Sau khi ra đời Đức Phật nhìn thấy cảnh khổ của chúng sanh ,Ngài quyết chí xuất gia tầm đạo để giải thoát cảnh khổ cho con người trong xã hội .Ròng rã suốt sáu năm tu khổ hạnh trong rừng sâu và 49 ngày nhập định dưới cây bồ-đề ,Đức Phật đã giác ngộ được đạo quả Vô-Thượng Chánh-Đẳng Chánh-Giác vào ngày mùng 8 tháng 12 âm lịch .Bánh xe pháp bắt đầu chuyển lần đầu tiên tại vườn Lộc-Uyển để độ cho năm người bạn đồng tu với Ngài lúc trước là các ông Kiền-Trần-Như bằng pháp Tứ-Đế và chính năm vị tỳ kheo này liền sau đó đều chứng quả A-La-Hán .
Lịch trình và khởi nguyên của Phật Giáo qua nhiều chặng đường lịch sử do sự chứng ngộ mà Phật đã đạt được để dẫn dắt người đời đồng tu đồng chứng qua câu nói muôn đời bất diệt của Ngài :
‘Ta là Phật đã thành ,các ngươi là Phật sẽ thành ’.
Bên dưới là danh sách các thành viên đã gửi lời cảm ơn đến bài viết này của bạn:
bichnhu, SGQUAY, nhẫn đạo, LANFRANCE, lukhachchimen, huyencam, kita, nhuocthuy, chanhnguyen, fanofdell, diep, SCC, nguyenthuy, langduthegioitaba, samhoi, forevernone, laodongta, VI TIỂU BẢO_1888, 8N, Không Được Ngó, Senvang, hoangseo, tuanlong, mavuong, anhlam
« Sửa lần cuối: Tháng Mười Một 16, 2008, 02:41:27 AM gửi bởi admin »
Logged
Lời nói là bạc
Im lặng là vàng.
quoccuong_organ
Offline
Bài viết: 721
Cảm Ơn
-Gửi: 3069
-Nhận: 7620
Hero Member
Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO .
« Trả lời #2 vào lúc: Tháng Mười 25, 2008, 02:15:09 AM »
2.-Phật Giáo Thành Hình Từ Lúc Nào ?
Phật giáo chỉ thực sự thành hình sau khi đức Phật-Thích-Ca-Mâu-Ni ra đời ,hành đạo và chứng quả .Phật giáo ,do chữ Phật (Buddha) ghép chung với chữ Pháp (Dharrna) tức là giáo pháp của Ngài mà thành một tôn giáo hay một triết thuyết .
Sự xuất thế của đức Phật Thích-Ca trải qua các giai đoạn thực hành các phương pháp tu tập ,giác ngộ chân lý và thuyết pháp giáo hoá chúng sinh trong suốt 49 năm tại thể là một bài học sống động ,hùng hồn nhất trong lịch sử xã hội loài người .Phật vì một đại sự nhân duyên là ‘Khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến ’(Chỉ bày cho chúng sanh giác ngộ được trí tuệ sáng suốt Phật tánh ) mà hiện thân ra cõi đời .Ngài không đến với loài người bằng quyền uy ,thế lực mà đến với một tâm đại từ bi ,đại hùng lực để dẫn dắt con người tu-tập pháp lành và cầu đạt được chân- lý giải- thoát mọi sự khổ ở đời .
Lịch sử chứng minh rõ ràng ,sau khi Phật nhập diệt ,giáo pháp của Ngài được các chúng đệ tử kết tập lại thành giáo điển qua bốn lần diễn ra tại những địa điểm và thời gian khác nhau .Điều này còn chứng tỏ rằng Phật giáo đã thành hình ngay từ khi đức Phật còn tại thế và suốt trong 25 thế kỷ qua , biết bao nhiêu triều đại đã sụp đổ mà giáo pháp của Phật và sự hiện diện của Phật giáo trong xã hội loài người khắp nơi trên mặt trái đất vẫn còn tồn tại mãi mãi với thời gian …
Đạo Phật là đạo như thật ,lấy từ bi ,trí giác soi sáng lương tâm nhân loại qua mọi thời đại để cải tạo con người và xã hội được công bằng ,hợp lý trong tinh thần lợi tha ,vô ngã .Vì thế các dân tộc Tây- phương ngày nay đang tìm về với triết học Đông-phương mà Phật giáo là đề tài hấp dẫn qua môn Thiền-học hay tư duy (meditation) để định tĩnh tâm tư mà họ đang quay cuồng trong xã hội văn minh vật chất nên không tìm ra được một lối thoát thoải mái cho đời sống nội tâm .
Sự có mặt của Phật giáo trong cuộc đời cũng có nghĩa là còn ánh sáng của chân lý soi thấu tận cùng trong tâm thức tối tăm của loài người đang tới hồi kiệt lực vì sự cạnh tranh sanh tồn của cuộc sống phức tạp , đa diện hiện nay .
Bên dưới là danh sách các thành viên đã gửi lời cảm ơn đến bài viết này của bạn:
LANFRANCE, lukhachchimen, huyencam, kita, nhuocthuy, chanhnguyen, fanofdell, SCC, nguyenthuy, langduthegioitaba, forevernone, VI TIỂU BẢO_1888, 8N, Không Được Ngó, detuchantam, hoangseo, Senvang, thytra, mavuong, anhlam,
ĐTHH
« Sửa lần cuối: Tháng Mười 25, 2008, 09:15:08 AM gửi bởi quoccuong_organ »
Logged
Lời nói là bạc
Im lặng là vàng.
quoccuong_organ
Offline
Bài viết: 721
Cảm Ơn
-Gửi: 3069
-Nhận: 7620
Hero Member
Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO .
« Trả lời #3 vào lúc: Tháng Mười 26, 2008, 09:22:50 AM »
3.-PHẬT GIÁO QUAN NIỆM THẾ NÀO VỀ CUỘC ĐỜI VÀ CON NGƯỜI ?(Nhân sinh quan)
Con người là một hợp chất do 4 yếu tố : đất ,nước ,gió ,lửa hơp lại mà thành hình và chỉ tồn tại trong khoảng thời gian hữu hạn chừng trăm năm ,rồi các yếu tố vật chất kia đều tan rã trở về nguyên trạng thái cũ ,còn phần thần thức đi đầu thai làm kiếp khác do một nghiệp lực dẫn dắt đến cảnh giới an vui hay khổ sở .
Như vậy con người theo quan niệm của Phật giáo có hai phần là tinh thần và thân xác .Tinh thần không thể tồn tại ngoài thân xác ,cũng như thân xác không thể thiếu tinh thần là phần trí tuệ hiểu biết ,sự phán đoán đúng sai mọi sự mọi vật .Vì thế ,sống ở đời con người cố gắng tu sửa hành vi ,ngôn ngữ ,tư tưởng …để khi thân xác này tan rã được sinh về cảnh giới an lành .
Chư Phật xuất thế ,các vị Bồ tát hiện thân ra đời đều mang thân xác như người ,nhưng các Ngài giác ngộ được nhờ vận dụng tinh thần và chuyên tâm tu tập mà thành tựu viên mãn .Cuộc đời nầy được coi như là cõi tạm và con người chỉ hiện diện được theo đúng chu kỳ có giới hạn rồi thân xác lại trả về cho 4 trạng thái như lúc ban đầu và tinh thần rời khỏi xác để nương vào một lớp khác mà tồn tại .Do đó ,câu nói “sống gởi thác về” để chỉ cho cõi thế gian lúc ta sống và sau khi chết sẽ về một cảnh giới an lành khác là thế giới Cực- lạc của đức Phật A DI ĐÀ .Nơi đó vĩnh viễn không già ,không chết mà mọi người được sống đời an lạc tự tại .Đó là quan niệm theo pháp môn tu Tịnh Độ ,còn người thực hành pháp tu Thiền-Định một khi tỏ ngộ được chân tâm tức kiến tánh thành Phật .Nếu không tận lực tu tập đạo hạnh ,chúng ta khó mong giải thoát được các nghiệp chướng ràng buộc mà muốn được như vậy con người sống ở đời phải làm tròn bổn phận của mình để xây dựng xã hội nhân gian tốt đẹp ,đó là một cách cải thiện hay trang nghiêm cõi Tịnh-Độ trong tương lai sau khi nhắm mắt lìa đời .
Việc làm đẹp cá nhân và xây dựng tâm thể vững mạnh để tạo được một xã hội có trật tự và hoà bình mà Phật giáo chủ trương ,nếu không gọi là sự tích cực lành mạnh hoá cõi đời uế trược thành cảnh Tịnh-Độ nhân gian là gì ?
Bên dưới là danh sách các thành viên đã gửi lời cảm ơn đến bài viết này của bạn:
LANFRANCE, lukhachchimen, huyencam, kita, nhuocthuy, chanhnguyen, fanofdell, SCC, nguyenthuy, langduthegioitaba, forevernone,
poem123,
VI TIỂU BẢO_1888, Không Được Ngó, hoangseo, Senvang, mavuong, anhlam
Logged
Lời nói là bạc
Im lặng là vàng.
quoccuong_organ
Offline
Bài viết: 721
Cảm Ơn
-Gửi: 3069
-Nhận: 7620
Hero Member
Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO .
« Trả lời #4 vào lúc: Tháng Mười 27, 2008, 02:43:09 AM »
4.-PHẬT GIÁO QUAN NIỆM THẾ NÀO VIỆC HÌNH THÀNH THẾ GIỚI ?(Vũ trụ quan)
Một thái- dương- hệ gồm mặt trời ,mặt trăng và trái đất gọi là vũ trụ .Phật giáo quan niệm thế nào về thế giới hiện thực mà chúng ta đang sống ?
Phật giáo không cho rằng chỉ có một thế giới duy nhất mà ngoài vũ trụ này còn vô số cảnh giới khác nhau ,như 33 cõi trời thuộc về Sắc-giới và vô-sắc-giới ,còn cõi thế gian này thuộc về dục-giới .Theo như kinh Hoa-Nghiêm luận rằng pháp giới trùng trùng duyên khởi tức là các cảnh giới chồng chất nhau do nhân duyên hình thành .Ngoài ra kinh Kim-Cang chủ trương phá ngã chấp ,sắc thân để chứng nhập chân tâm hay bản lai diện mục của con người ,trong khi kinh Bát-Nhã với vạn pháp đều vô tướng ,vì tất cả đều không tăng ,không giảm ,không sanh ,không diệt ,không dơ ,không sạch …để hướng dẫn con người đừng mê chấp vào đó mà bị kẹt không thoát ra ngoài được ngoài quan niệm thường tình của thế gian về sự vọng chấp qua tuớng mạo ,hình dung .
Vũ trụ này hình thành là do các nhân duyên hơp lại và tồn tại đúng chu kỳ rồi cũng bị hoại diệt như con người qua 4 thời kỳ : Thành ,Trụ,Hoại,Không .Vì căn thân và thế giới có là do nơi mỗi niệm của chúng sanh mà tồn tại ,cũng như vũ trụ chỉ là một tập hợp các tinh thể lại và đây chỉ là một trong những cõi khác nhau, không có gì lớn lao ,vĩ đại cả .Hơn nữa ,vũ trụ không làm áp đảo được con người mà chính loài người ngày nay đã chinh phục được cả vũ trụ như việc thám hiểm cung trăng qua những cuộc bắn hoả tiễn và đưa người vào không gian .Điều khoa học khám phá ra được hiện giờ đủ chứng minh cho thấy rằng những lời dạy của đức Phật cách đây 25 thế kỷ vẫn là chân lý và sẽ còn được nhân loại triển khai ở các mức độ khác nhau do tầm hiểu biết của con người .
Vũ trụ được quan niệm một cách có khoa học như Phật giáo ,điều này có nghĩa là ngày nào khoa học kỹ thuật càng tiến bộ thì Phật giáo càng đứng vững vàng trong phạm vi nghiên cứu về thế giới hữu hình và vô hình .
Bên dưới là danh sách các thành viên đã gửi lời cảm ơn đến bài viết này của bạn:
LANFRANCE, lukhachchimen, huyencam, kita, nhuocthuy, chanhnguyen, fanofdell, SCC, nguyenthuy, langduthegioitaba, forevernone, VI TIỂU BẢO_1888, 8N, Không Được Ngó, hoangseo,
tieuthantai,
Senvang, mavuong, anhlam
Logged
Lời nói là bạc
Im lặng là vàng.
quoccuong_organ
Offline
Bài viết: 721
Cảm Ơn
-Gửi: 3069
-Nhận: 7620
Hero Member
Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO .
« Trả lời #6 vào lúc: Tháng Mười 27, 2008, 03:56:39 PM »
PHẬT GIÁO VÀ TRIẾT HỌC
Phật giáo là một tôn giáo hay triết học ? câu hỏi này được nêu ra và mãi đến trong khoảng thời gian gần đây ,khi khoa học tiến bộ ,nhất là khoa nhân chủng học (khoa học nhân văn) ,khoa-học-xã-hội ,tôn-giáo,xã hội-học…đã tìm ra được lời giải đáp cho vấn đề trên một cách thoả đáng .
Phật giáo với kho tàng kinh điển phong phú gồm Kinh ,Luật,Luận gọi là tam tạng mà trong đó chỉ dẫn phương pháp tu tập rõ ràng rành mạch để giúp cho con người vượt ra khỏi cảnh giới tối tăm đau khổ của thế gian và đạt đến quả vị giải thoát an vui .Đối với muôn loài vạn vật trong các cõi ,nếu biết áp dụng đúng cách ,chúng sinh cũng đều được quả báo tốt đẹp trong kiếp tương lai .
Như thế ,chúng ta có thể gọi Phật giáo là một tôn giáo như nhiều tôn giáo khác hẳn không được đúng .Vì sao ? Ngoài sự hiện hữu của muôn vật trong vũ trụ ra ,Phật giáo còn chủ trương có những cảnh giới khác nhau .Các cảnh giới đó ở trong 3 cõi : Dục giới ,Sắc giới và Vô sắc giới .Mỗi một cảnh giới đều có sự cấu tạo theo một chu kỳ qua 4 giai đoạn thành ,trụ ,hoại ,không (diệt) mà ngày nay khoa học đã khám phá ra được sự hình thành của những tinh thể quả đúng như chân lý mà đức Phật đã khám phá ra cách đây 25 thế kỷ .
Điều này cho chúng ta kết luận được rằng Phật giáo là triết học .Đứng về mặt tu chứng và các quả vị để nhìn ,người ta cho rằng Phật giáo là tôn giáo cũng đúng ,còn đứng trên lý luận thành lập vũ trụ và các cảnh giới khác nhau để phân tích ,chúng ta có thể kết luận Phật giáo là triết học cũng không sai .
Riêng đối với ai ít có dịp nghiên cứu tới Kinh điển của đạo Phật ,có thể ngộ nhận cho rằng lối lập luận như thế nào có tính cách co giãn quá ,nhưng nếu đi sâu vào rừng giáo điển của Phật giáo và phóng cái nhìn ngay thật ,người ta sẽ không còn có điểm nghi ngờ và hiểu thiên lệch sự vật được . Tóm lại ,Phật giáo bao hàm cả triết học và tôn giáo .Tuỳ theo tầm nhìn của chúng ta mà Phật giáo được quan niệm như một tôn giáo hay như môn triết học cũng đều được cả .
Bên dưới là danh sách các thành viên đã gửi lời cảm ơn đến bài viết này của bạn:
huyencam, kita, nhuocthuy, chanhnguyen, fanofdell, SCC, nguyenthuy, langduthegioitaba, VI TIỂU BẢO_1888, 8N, Không Được Ngó, hoangseo, mavuong, anhlam
Logged
Lời nói là bạc
Im lặng là vàng.
quoccuong_organ
Offline
Bài viết: 721
Cảm Ơn
-Gửi: 3069
-Nhận: 7620
Hero Member
Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO .
« Trả lời #7 vào lúc: Tháng Mười 29, 2008, 04:17:09 AM »
6.- ĐỨC GIÁO CHỦ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
Đức Phật thích-Ca Mâu-Ni (SaKya Muni) là Thái tử Tất Đạt Đa (Shidartha) ,con vua Tịnh Phạn (Suddhodana) và Hoàng hậu Ma Da (Maya),nước Ca Tỳ La (Kapila-vastu) thuộc miền trung Ấn Độ .
Họ của Phật là Kiều Đáp Ma hay còn gọi là Cù Đàm .Còn chữ Thích Ca (Sakya) có nghĩa là “năng nhân” ,có ý nói người ưa làm việc lợi lành trong tinh thần nhân đạo và là tên của một chủng tộc ; chữ Mâu Ni (Muni) là tịch mặc ,chỉ cho sự yên tĩnh của tâm thức . Danh từ Phật chỉ có sau khi Ngài chứng được đạo quả và đạt được 3 yếu tính : Tự giác ,giác tha ,giác hạnh viên mãn .Sự giác ngộ ấy do công trình tu tập tự thân mà đạt thành ,rồi đức Phật đem điều giác ngộ chỉ dạy cho nhiều người tu tập để đạt tới được sự thanh thản của tâm thức ,cho đến khi trọn được hạnh nguyện nên gọi Phật hay Thế-Tôn ,là lời tôn sùng tán dương đức Giáo-chủ Thích-Ca Mâu-Ni .
Đức Phật nhờ công tu hành mà đạt được đạo .Ngài không như một vị thần quyền thế lực ,cũng như không do phép thần linh biến hiện ra đời .Từ là một Thái tử ,Ngài vượt ra sự ràng buộc của những lạc thú vật chất để quyết chí xuất gia tìm ra chân lý cứu độ chúng sinh đang trầm luân trong biển khổ .Chính ý chí cương quyết ,dứt khoát ấy ,đức Phật đã vượt qua những pháp tu khổ hạnh trong 6 năm và chứng ngộ được đạo quả vào một buổi bình minh ngày mùng 8 tháng 12 ,sau khi đã trải nghiệm qua 49 ngày tư duy dưới gốc cây Bồ-Đề với lời thề nguyền sắt đá :
“Nếu không thành Đạo chứng quả ,dù thịt nát xương tan ,ta quyết không rời khỏi chỗ ngồi này” .
Sau khi chứng được đạo quả ,đức Thế tôn đi chu du khắc xứ Ấn Độ thuyết pháp độ sinh trong 49 năm và cuối cùng Ngài vào Niết Bàn tại thành Câu-Thi-Na trong rừng cây Ta-La Song-Thọ .Ngài thọ được 80 tuổi .Phật nhập diệt rồi ,giáo pháp của Ngài được các hàng đệ tử kết tập thành 3 tạng :Kinh ,Luật,Luận và truyền lại mãi cho đến ngày nay .
Đức Phật Thích Ca đã đến với nhân loại và mang lại cho loài người một bài học qúi giá như phương thuốc chữa cơn bệnh trầm kha ,nếu thực hành đúng ta sẽ thấy sự ứng nghiệm hoàn toàn ,tức đạt đến chỗ giãi thoát ,giác ngộ như Phật .
Bên dưới là danh sách các thành viên đã gửi lời cảm ơn đến bài viết này của bạn:
SGQUAY, huyencam, kita, nhuocthuy, chanhnguyen, fanofdell, SCC, nguyenthuy, langduthegioitaba, VI TIỂU BẢO_1888, 8N, Không Được Ngó, hoangseo, mavuong, anhlam
Logged
Lời nói là bạc
Im lặng là vàng.
quoccuong_organ
Offline
Bài viết: 721
Cảm Ơn
-Gửi: 3069
-Nhận: 7620
Hero Member
Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO .
« Trả lời #8 vào lúc: Tháng Mười 30, 2008, 10:29:32 PM »
7.-GIÁO PHÁP
Phật giáo gồm một hệ thống triết lý đa diện ,cống hiến cho xã hội loài người mặt an sinh và tu chứng .
Mặt an sinh xã hội ,Phật giáo chủ trương thế giới đại đồng huynh đệ trong tình tương thân tương ái ; còn về mặt tu chứng ,với phương pháp tu hành đạt đến giải thoát khỏi luân hồi ,sinh tử để chứng nhập vào cảnh Niết –Bàn (Nirvana) tịnh tịnh an vui .
Phật giáo vì thế được quan niệm như là một tôn giáo ,một triết lý sống thực ,một siêu hình học hay là một mớ giáo điều mê tín dị đoan như có người nhận xét thì Phật giáo vẫn giữ được nguyên cương vị của nó trên mọi bình diện khách quan .Vì chân lý không bao giờ thay đổi trước bất cứ một thế lực hay khuynh hướng chính trị nào .Điều này đủ chứng tỏ cho thấy giáo pháp của đức Phật suốt trên 2500 năm lịch sử vẫn giữ được địa vị độc tôn mà không bị sự chi phối bởi không gian và thời gian .
Dù chúng ta đứng ở khía cạnh nào để nhìn đi nữa ,Phật giáo vẫn đúng theo tầm nhận xét của con người trong mọi thời đại .Chúng ta khẳng định một cách dứt khoát rằng ,không riêng ở Việt Nam ngày nay mà bất cứ một quốc gia nào đạo Phật đã thâm nhập vào trong lòng dân tộc đó rồi thì cái tinh ba của Phật giáo như một chất keo gắn liền với con người bản xứ vậy .
Bên dưới là danh sách các thành viên đã gửi lời cảm ơn đến bài viết này của bạn:
kita, nhuocthuy, chanhnguyen, fanofdell, SCC, nguyenthuy, langduthegioitaba, VI TIỂU BẢO_1888, 8N, Không Được Ngó, hoangseo, mavuong, anhlam
Logged
Lời nói là bạc
Im lặng là vàng.
quoccuong_organ
Offline
Bài viết: 721
Cảm Ơn
-Gửi: 3069
-Nhận: 7620
Hero Member
Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO .
« Trả lời #9 vào lúc: Tháng Mười Một 01, 2008, 05:48:46 AM »
8,-TỨ ĐẾ LÀ GÌ ? HÌNH TƯỚNG VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG RA SAO ?
Tứ đế hay còn gọi là Tứ-Thánh-Đế là bốn pháp căn bản để làm trợ duyên cho việc tu tập đạt đến chân lý ,tức là thấu triệt được cái chân tướng của vạn vật vậy .
Tứ đế không có hình tướng ,vì cái khổ không thể hình dung ra được nó lớn ,nhỏ ,dài,ngắn là thế nào cả nên gọi Khổ đế (đế là điều chắc thật) .Những hạt mầm kết tụ lại từ nhiều đời ,tức là sức chứa nhóm trong “Tập-Đế” .Khi nào ta trừ được cái khổ ,không cho dây dưa những hạt mầm nảy nở nữa ,đó là “Diệt-Đế” .Cuối cùng đạt đến chân lý trong phần “Đạo-Đế” là phần thứ tư trong pháp bốn đế .
Đức Phật Thích Ca đã thân chứng và giác ngộ được chân lý giải thoát dưới cội Bồ-Đề sau 49 ngày đêm tư duy và lần đầu tiên Ngài chuyển bánh xe Pháp độ cho 5 anh em ông Kiều-Trần-Như tại vườn Lộc-Gía bằng pháp bốn đế .
Con người do cái khổ triền miên kết tập từ lâu đời nên phải chịu trong vòng luân hồi ,sanh tử .Quan sát cái khổ và nguyên nhân phát sinh ra khổ để tận diệt thì những mầm mống khổ ,những ý niệm sai lầm cũng tiêu tan ,tức là ta đã tìm cách diệt được nguyên nhân của khổ .
Một khi cái khổ không còn thì con đường đạo sẽ rộng mở thênh thang ,để chúng ta ung dung tự tại đi tới cứu cánh của đạo giải thoát .Trong pháp bốn đế có thể chia ra hai phạm vi : thế tục và xuất thế .Khổ và Tập thuộc về tục đế ,còn Diệt và Đạo thuộc về thánh đế .
Sống ở đời con người biết là khổ nhưng không làm sao tránh cho khỏi được khổ mà chỉ có những người tu hành ngộ đạo mới lìa khổ được vui .
Người nào muốn thực hành cái đạo chân thật phải quan sát kỹ bốn tướng trạng của bốn pháp Tứ-Đế nầy .
Pháp bốn đế tóm lược như sau :
TỨ-ĐẾ : KHỔ ĐẾ TẬP ĐẾ DIỆT ĐẾ ĐẠO ĐẾ
Thế gian xuất thế gian
Bên dưới là danh sách các thành viên đã gửi lời cảm ơn đến bài viết này của bạn:
kita, nhuocthuy, chanhnguyen, SCC, nguyenthuy, langduthegioitaba, VI TIỂU BẢO_1888, 8N, Không Được Ngó, hoangseo, mavuong, anhlam
Logged
Lời nói là bạc
Im lặng là vàng.
quoccuong_organ
Offline
Bài viết: 721
Cảm Ơn
-Gửi: 3069
-Nhận: 7620
Hero Member
Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO .
« Trả lời #10 vào lúc: Tháng Mười Một 02, 2008, 11:03:25 AM »
9.- THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN LÀ GÌ ? CÓ SỰ LIÊN HỆ MẬT THIẾT NÀO GIỮA CÁC PHÁP ẤY ?
Mười hai nhân duyên là đầu mối của kiếp sống con người .Nó là hạt giống tạo ra thế giới của muôn loài vạn vật có hình dạng sai khác ở thế gian .Con người từ khi thọ thai ,cho tới khi ra chào đời ,được nuôi dưỡng lớn lên ,rồi tồn tại cho đến khi chết là cả một trường kỳ phấn đấu không ngừng nghỉ .
Từ chỗ vô minh ,con người thọ hình hài nhi do hai giọt máu huyết kết tinh của cha mẹ tạo thành và lớn dần theo năm tháng ,cho đến ngày đứa bé ra chào đời là một chuỗi xích liên hệ chặt chẽ với nhiều yếu tố khác nhau hợp lại .Mười hai nhân duyên gồm có :Vô-minh, Hành,Thức, Danh-Sắc,Lục-nhập,Xúc ,Thọ, Ái ,Thủ, Hữu ,Sanh ,Lão ,Tử ; tức là do từ chỗ không sáng suốt ,hành vi tạo tác ,nhận thức hình sắc của vật thể dài ngắn ,rộng hẹp,xấu tốt..;
sáu yếu tố tạo thành cơ thể :Mắt,tai ,mũi ,lưỡi ,thân,ý đụng chạm với hoàn cảnh hay khi ra tiếp xúc với đời ,thọ nhận những thứ tình cảm như ,yêu ,ghét ,đau ,buồn,khổ sở ,giữ chặt làm của riêng ,sinh ra đời ,già và chết .Do mười hai nhân duyên này dẫn dắt con người tới bất cứ một thế giới nào do nghiệp lực đã tạo trong quá khứ cảm thọ nên .Động cơ chính thúc đẩy là do vô minh mà có căn thân và thế giới hiện thực .
Cái vòng lẩn quẩn này ,tất cả chúng ta dù giàu nghèo ,sang hèn đều không ai tránh khỏi được .Kiếp người cứ theo đó tiếp tục trôi lăn mãi không ngừng nghỉ như bánh xe lăn .
Muốn phá tan được vô minh phải tu tập để không thọ thai trong kiếp sau nữa ,vì vô minh là đầu mối của dòng sanh tử vô tận .
Bên dưới là danh sách các thành viên đã gửi lời cảm ơn đến bài viết này của bạn:
kita, nhuocthuy, chanhnguyen, fanofdell, SCC, nguyenthuy, langduthegioitaba, VI TIỂU BẢO_1888, 8N, Không Được Ngó, hoangseo, mavuong, anhlam
Logged
Lời nói là bạc
Im lặng là vàng.
quoccuong_organ
Offline
Bài viết: 721
Cảm Ơn
-Gửi: 3069
-Nhận: 7620
Hero Member
Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO .
« Trả lời #11 vào lúc: Tháng Mười Một 06, 2008, 12:16:20 AM »
10.-NHÂN QUẢ TRONG PHẬT GIÁO CÓ PHẢI LÀ MỘT HÌNH THỨC PHẢN KHOA HỌC TIẾN BỘ KHÔNG ?
Phật giáo quan niệm lý nhân quả một cách rộng rãi và khoa học .Vậy nhân quả trong Phật giáo có phải là một hình thức phản khoa học tiến bộ không ?
Nhân là một mầm ,quả là sự hình thành do từ cái nhân tức hạt mầm mà ra .Nhân xấu thì quả xấu và nhân tốt thì quả tốt .Đó là một quan niệm rất thực tế ,như người gieo hạt hay lúa mạ lúc làm mùa .
Khi gieo giống ta phải chờ một thời gian ba hoặc bốn tháng mới có kết quả được .Nhưng có khi chúng ta gieo hạt giống tốt ,nhưng gặp phải khí hậu hay thời tiết xấu và sự thay đổi bất thường như hạn hán ,bão lụt ,dĩ nhiên cái kết quả sẽ không có được như ý ta mong muốn .Câu nói : “Nhân nào quả nấy” chỉ mới đúng được 70% ,còn câu “gieo gió gặp bão” cũng chưa hoàn toàn đúng 100% được ,cái nhân dù lớn hay nhỏ cũng là hạt giống ,còn cái quả ra sao lại còn tuỳ thuộc nơi hoàn cảnh nữa .
Phật giáo quan niệm lý nhân quả rất thực tế và chia ra làm 3 thời kỳ : Hiện báo ,sanh báo và hậu báo .
Hiện báo là nhân và quả đồng thời xuất hiện cùng một lúc như đánh người ta sẽ bị đánh lại ,kẻ trộm cước bị giam tù …
Sanh báo là nhân gây ra xong nhưng chưa có kết quả liền mà phải chờ trong một thời gian 5 năm , 10 năm hoặc 20 năm sau quả báo mới đến ,
còn hậu báo là nhân và quả có khoảng cách rất xa như trong đời này ta gieo nhân nhưng mãi chờ cho đến đời con cháu sau này mới hiện thành quả báo .
Nhân quả là một chân lý đúng trong mọi trường hợp ,nhưng khi nào chúng ta biết cởi mở trong việc tìm hiểu thì mới thấy rõ được chân giá trị của vấn đề rốt ráo .
Bên dưới là danh sách các thành viên đã gửi lời cảm ơn đến bài viết này của bạn:
kita, nhuocthuy, chanhnguyen, fanofdell, diep, SCC, nguyenthuy, langduthegioitaba, VI TIỂU BẢO_1888, 8N, tinhlam, Không Được Ngó, hoangseo, mavuong, anhlam
Logged
Lời nói là bạc
Im lặng là vàng.
quoccuong_organ
Offline
Bài viết: 721
Cảm Ơn
-Gửi: 3069
-Nhận: 7620
Hero Member
Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO .
« Trả lời #12 vào lúc: Tháng Mười Một 09, 2008, 04:01:59 PM »
11.-LUÂN HỒI TRONG PHẬT GIÁO CÓ PHẢI LÀ THUYẾT ĐỂ RU NGỦ VÀ DỖ NẠT QUẦN CHÚNG ?
Khoa học mỗi ngày càng tiến bộ thì thuyết luân hồi trong Phật giáo càng được nghiên cứu một cách rộng rãi và cởi mở ,không như có người vội vàng lên án thuyết luân hồi chỉ đẻ du ngủ và có tính cách doạ nạt những người nhẹ dạ dễ tin .
Luân là xoay vần ,hồi là trở lại .Như vậy ,chữ luân hồi là một cái vòng tròn lẩn quẩn không có chỗ bắt đầu ,cũng như không có nơi chấm dứt .Có người đưa ra vấn nạn : nếu quan niệm luân hồi theo Phật giáo như thế thì con gà và cái trứng gà ,cái nào có trước ? Nếu bảo cái trứng gà có trước con gà là một điều phi lý ,vì con gà chưa có thì con gì đẻ ra trứng gà ? Còn như cho rằng con gà có trước trứng gà lại càng phi lý hơn nữa ,vì con gà cũng do từ trong cái trứng gà mà ra !
Phật giáo chủ trương chúng sanh vì còn ở trong vòng thất tình ,lục dục (xem bài riêng) nên cứ mãi đắp đổi lên xuống làm cha mẹ ,anh em lẫn nhau không ngừng nghỉ .Chỉ khi nào khi con người nói riêng và mọi loài nói chung biết tu thiện để đạt đến được đạo quả giải thoát rồi mới rảnh nghiệp đi đầu thai và thoát ra khỏi vòng luân hồi .
Luân hồi thường đi kèm theo với nghiệp chướng tức là những sự ràng buộc ,vướng víu .Vì thế ,những nhà tu theo đạo Phật phần đông không gia đình vợ con là múôn không còn dây dưa tái sinh trở lại trong vòng lục đạo chúng sanh nữa .
Thuyết luân hồi trong Phật giáo không phản lại khoa học ,trái lại khoa học càng tiến bộ bao nhiêu lại càng cần phải có lý luân hồi để bổ túc cho những thiếu sót mà khoa học chưa đủ khả năng đạt được .
Trong đời sống hằng ngày ,không nhiều thì ít chúng ta đều có nghe qua những việc luân hồi có thật và chính những người sống đồng thời với chúng ta trong cùng một nơi hay khác nhau về chủng tộc ,quốc gia ,nhưng việc đầu thai ,thoát kiếp không còn là điều xa lạ hay mới mẻ nữa .
Bên dưới là danh sách các thành viên đã gửi lời cảm ơn đến bài viết này của bạn:
diep, nhuocthuy, kita, SCC, nguyenthuy, langduthegioitaba, VI TIỂU BẢO_1888, 8N, Không Được Ngó, hoangseo, chanhnguyen, mavuong, anhlam
« Sửa lần cuối: Tháng Mười Một 09, 2008, 04:06:03 PM gửi bởi quoccuong_organ »
Logged
Lời nói là bạc
Im lặng là vàng.
quoccuong_organ
Offline
Bài viết: 721
Cảm Ơn
-Gửi: 3069
-Nhận: 7620
Hero Member
Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO .
« Trả lời #13 vào lúc: Tháng Mười Một 13, 2008, 10:28:55 AM »
12.-QUẢ PHÚC ,BÁO ỨNG LÀ GÌ ?
Qủa phúc và báo ứng là hai vấn đề nói lên khía cạnh nhân và quả thành hình liên tục trong Phật giáo .
Qủa phúc là kết quả của việc làm phước .Kết quả có được là do nhờ nhiều nhân tố hợp thành .Nhân tố tốt thì qủa tốt ,còn nhân tố xấu dĩ nhiên quả sẽ xấu .Câu ca dao :
“Cây xanh thì lá cũng xanh ,
Cha mẹ hiền lành để phúc cho con ” .
Có liên hệ đến lý nhân quả liên tục kéo dài từ đời này qua đời khác .Còn báo ứng là đền trả hay thù đáp lại cũng giống như quả báo .Như vậy ,quả phúc và báo ứng giống hay khác nhau ? Chữ quả phúc bao hàm cái nghĩa thiện ,còn báo ứng có sự trả vay vô hình do luật nhân quả hỗ tương mà thành .
Có nhiều trường hợp ta làm thiện trong đời này liền được báo ứng ngay gọi là hiện báo .Có người làm nhiều việc lành nhưng hiện tại chưa được đền đáp xứng đáng mà phải chờ thời gian 5 ,10 ,20 hoặc 30 năm sau mới có báo ứng gọi là Sanh báo ,nhưng đôi khi còn có những trừmg hợp ta ra sức làm việc thiện và chờ mãi cho đến lúc lìa đời vẫn không thấy được chút phước báo nào tới cả mà phải đợi tới đời con cháu mới được hưởng phước gọi là Hậu báo . Chữ báo ứng hay quả báo vì thế có ba nghĩa : HIỆN BÁO ,SANH BÁO ,Và HẬU BÁO như đã trình bày trên đây .
Khi biết qua ý nghĩa này rồi ,chúng ta không còn thắc mắc hay trông chờ cũng như không chán nản ,thối chí đạo tâm trong bất cứ một công việc làm thiện nào ,dù nhỏ đến đâu cũng phải cố gắng làm cho đến cùng và cái kết quả tốt hay xấu đưa lại đều phải vui vẻ chấp nhận ,thì mới tỏ ra xứng đáng là người thực hành và hiểu lý nhân quả của đạo Phật một cách đúng mức ,không thiên lệch .
Thái độ chán nản ,than trách số phận ,chờ mong việc tốt đến …là những việc không phải của người Phật tử chân chánh đã hiểu sâu về ý nghĩa của nhân và quả liên tục kéo dài .
Bên dưới là danh sách các thành viên đã gửi lời cảm ơn đến bài viết này của bạn:
nhuocthuy, kita, SCC, nguyenthuy, langduthegioitaba, VI TIỂU BẢO_1888, 8N, tinhlam, Không Được Ngó, hoangseo, chanhnguyen, mavuong, anhlam
Logged
Lời nói là bạc
Im lặng là vàng.
quoccuong_organ
Offline
Bài viết: 721
Cảm Ơn
-Gửi: 3069
-Nhận: 7620
Hero Member
Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO .
« Trả lời #14 vào lúc: Tháng Mười Một 17, 2008, 03:59:35 AM »
13.-NGHIỆP ,NGHIỆP LỰC ,NGHIỆP CHƯỚNG KHÁC HAY GIỐNG NHAU ?
Nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong kiếp người ,cho nên người Phật tử phải cẩn thận tìm hiểu vấn đề cho thật chính xác để biết được việc của chính mình làm .
Nghiệp là hành động ,tức hành vi tạo tác do thân miệng và ý tạo thành .Nghiệp gồm có nghiệp lành và nghiệp ác .Phần lớn nghiệp của chúng ta tạo đều do ý chí quyết định cả .Nếu tư tưởng không nghĩ sai ,hành động sẽ đúng .Nghiệp hay nghiệp lực chỉ cho hành động của ta có một sức mạnh phi thường không gì sánh nổi .
Còn nghiệp chướng là hậu quả của hành động sai quấy đưa lại .Nghiệp gồm có hai loại là cộng nghiệp và biệt nghiệp ,nói một cáh khác là nghiệp chung và nghiệp riêng .Nghiệp chung do nhiều người tạo ra ở trong cùng một hoàn cảnh như trường hợp của một quốc gia lâm cảnh chiến tranh; còn nghiệp riêng do chính mỗi người tạo .Cũng trong cùng cảnh binh lửa của chiến trường ,chưa hẳn ai nấy đều chết theo lằn tên mũi đạn .Còn nếu phân chia theo Kinh “Nhân quả ” dựa vào yếu tố thời gian thì nghiệp có bốn loại :
-Hiện nghiệp : Hành động nghĩ ra đều có kết quả .
-Sinh nghiệp : Phải chịu quả báo đời sau .
-Hậu nghiệp : Đời này tạo và phải chờ sang mấy đời sau mới chịu quả báo .
-Bất định nghiệp : Là hậu quả do hành động chúng ta không rõ sẽ xảy ra lúc nào .Cũng có một lối phân chia khác : Nghiệp do nhiều đời còn lại ,nghiệp do thói quen tạo ra ,nghiệp cực trọng gồm cả thiện và ác ,nghiệp lực lúc gần trút hơi thở lìa đời .
Những hành động của ta chưa hẳn đã mất đi khi chưa đủ yếu tố để hiện ra kết quả đó thôi .Người Phật tử biết được điều đó nên tránh gây ác nghiệp bằng cách tạo cho tư tưởng ngay chính trong đời sống để tránh quả báo chẳng lành về sau .
Bên dưới là danh sách các thành viên đã gửi lời cảm ơn đến bài viết này của bạn:
nhuocthuy, kita, nguyenthuy, langduthegioitaba, VI TIỂU BẢO_1888, 8N, tinhlam, Không Được Ngó, hoangseo, chanhnguyen,
tangdung,
mavuong, anhlam
Logged
Lời nói là bạc
Im lặng là vàng.