KHÁM SUY GIÃN TĨNH MẠCH
Nội Dung Chính
TẦM SOÁT CHUYÊN SÂU SUY GIÃN TĨNH MẠCH
22% bệnh nhân nổi búi tĩnh mạch (C2) sẽ diễn tiến thành loét tĩnh mạch (C6) trong 6 năm tiếp theo. (Theo guideline điều trị suy tĩnh mạch của Hiệp hội Mạch máu Châu Âu 2022)
1. Vai trò của tầm soát chuyên sâu suy giãn tĩnh mạch
Suy giãn tĩnh mạch là tình trạng các tĩnh mạch sưng phồng, có thể nhìn thấy qua da. Chúng thường có màu xanh, phồng to và ngoằn ngoèo. Suy tĩnh mạch thường không có triệu chứng nhưng có thể gây cảm giác căng giãn, áp lực và đau hoặc tăng áp lực ở chân. Khi không điều trị kịp thời thì có thể gây chảy máu, loét chân không lành, thậm chí là hoại tử.
Suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý phổ biến và thường diễn ra âm thầm. Vì vậy, tầm soát suy giãn tĩnh mạch là biện pháp giúp giúp đánh giá toàn diện, chi tiết, điều trị chuyên sâu các bệnh lý mạch máu, tĩnh mạch với các phương pháp can thiệp nội mạch ít xâm lấn.
2. Mục tiêu tầm soát chuyên sâu suy giãn tĩnh mạch
Bernard Healthcare là một trong những hệ thống Y khoa Việt Nam ứng dụng can thiệp nội mạch ít xâm lấn trong điều trị suy giãn tĩnh mạch. Với mục tiêu tầm soát chuyên sâu, tư vấn điều trị suy giãn tĩnh mạch, giúp phòng ngừa biến chứng nguy hiểm với các phương pháp hiện đại, nội khoa và ngoại khoa can thiệp ít xâm lấn: tiêm xơ, laser, RFA…
Đặc biệt, tầm soát chuyên sâu Suy giãn tĩnh mạch tại Bernard được xây dựng theo mô hình hội chẩn đa chuyên khoa giúp tầm soát chuyên sâu, chẩn đoán lâm sàng chính xác, tư vấn điều trị hiệu quả chuyên sâu các bệnh lý mạch máu, tĩnh mạch.
>> Tư vấn chi tiết và giải đáp thắc mắc
Siêu âm tĩnh mạch chi dưới tư thế đứng tại Bernard Healthcare
3. Vì sao nên tầm soát chuyên sâu suy giãn tĩnh mạch?
Mô hình đa chuyên khoa
Bernard Healthcare có sự tham gia cố vấn y khoa và thăm khám trực tiếp bởi các bác sĩ chuyên khoa Phẫu thuật Mạch máu, Trung tâm tim mạch đến từ bệnh viện đầu ngành. Tư vấn phương pháp điều trị hiện đại, cập nhật xu hướng, tiến bộ của Y khoa thế giới:
Điều trị nội khoa
Can thiệp ngoại khoa ít xâm lấn
+ Thay đổi các thói quen xấu, duy trì lối sống lành mạnh
+ Dùng thuốc hỗ trợ
+ Mang vớ y khoa
+ Tiêm xơ tạo bọt
+ Laser nội mạch
+ Sóng cao tần RFA
+ Keo sinh học
+ Phẫu thuật tuốt bỏ tĩnh mạch
Quy trình khám chuyên nghiệp
Quy trình thăm khám được áp dụng theo Protocol chuyên sâu tại các trung tâm Tĩnh mạch trên thế giới như:
+ Siêu âm tĩnh mạch chi dưới tư thế đứng kết hợp tư thế nằm giúp tầm soát huyết khối, đánh giá dòng trào ngược bệnh lý và mức độ suy của hệ thống van tĩnh mạch chính xác.
+ Đánh giá phân loại suy tĩnh mạch chi dưới theo C.E.A.P (clinical – etiology – anatomy – pathology: phân loại theo tiêu chuẩn quốc tế)
+ Lập bản đồ chi dưới (Vein mapping): Đây là bước rất quan trọng giúp định hướng và hỗ trợ cho kế hoạch điều trị can thiệp (nếu có)
+ Kế hoạch tư vấn điều trị chuyên sâu được cá nhân hoá theo từng bệnh nhân dựa trên giai đoạn bệnh lý (nội khoa, ngoại khoa, can thiệp ít xâm lấn…)
+ Mỗi bệnh nhân, khách hàng được chuyên gia Mạch máu Bernard dành thời gian tư vấn tỉ mỉ sau thăm khám.
Hệ thống trang thiết bị hiện đại
+ Hệ thống siêu âm tĩnh mạch – GE Healthcare (Mỹ)
+ Hệ thống khảo sát mạch máu ngoại biên toàn thân không xâm lấn ATYS (Pháp)
+ MRI (Cộng hưởng từ) tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) phiên bản đầy đủ (full option) Signa Creator – GE Healthcare (Mỹ)
+ CT Scan – GE Healthcare (Mỹ)
Và các trang thiết bị hiện đại khác
4. Ai nên tầm soát chuyên sâu suy giãn tĩnh mạch
Ai cũng có thể bị giãn tĩnh mạch. Tuy nhiên nhóm người thuộc các trường hợp dưới đây có nguy cơ cao mắc bệnh:
+ Độ tuổi: Càng lớn tuổi nguy cơ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch càng cao từ 55 – 65 tuổi nguy cơ khoảng 60%, 25 – 35 tuổi nguy cơ khoảng 15%
+ Tiền sử gia đình: Nếu cả cha & mẹ đều bị suy giãn tĩnh mạch nguy cơ khoảng 90%. Nếu có cha hoặc mẹ bị suy giãn tĩnh mạch nguy cơ khoảng 50%.
+ Giới tính: Nữ giới có nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch cao gấp 3 lần nam giới
+ Phụ nữ mang thai: Sinh 1 con nguy cơ khoảng 15%, sinh 2 con nguy cơ khoảng 30, Sinh 1 con nguy cơ đến 60%
+ Đặc thù công việc: Những nghề phải đứng nhiều nguy cơ khoảng 65%, ít di chuyển như nhân viên bán hàng, nhân viên văn phòng, giáo viên, bác sĩ…nguy cơ 29%, thường xuyên đi bộ nguy cơ khoảng 6%
*Nguồn: Houston Methodist DeBakey Heart & Vascular Center