In kỹ thuật số và các công nghệ in áo thun hiện nay – Bestprint.vn

Áo thun hay áo đồng phục ngày càng có nhu cầu cao về màu sắc và hình ảnh. Cùng với đó sự phát triển của các công nghệ in trên áo. Hiện có 4 công nghệ phổ biến được áp dụng để in áo thun đó là: in lụa, in chuyển nhiệt, in kỹ thuật số, in decal. Hãy cùng tìm hiểu công nghệ của từng phương pháp in cùng chúng tôi.

  1. Công nghệ in lụa (in lưới)

in lua nhieu mauin lua nhieu mau

In lụa (screen printing) là công nghệ truyền thống và thông dụng nhất hiện nay khi in áo thun. Đây là phương pháp in được nhiều áo thun nhất. Gọi là kỹ thuật in lụa vì ban đầu khuôn in được làm từ tơ lụa. Dần dần, các khuôn in được thay thế bằng các vật liệu khác như vải sợi hóa học, vải bông, kim loại nên còn được gọi là in lưới.

Trước tiên là cần phải tạo khuôn in cho mỗi màu in, rồi đổ mực lên từng khuôn in. Sau đó dùng một miếng cao su để gạt mực qua tấm lưới và thấm vào bề mặt vải. Lần lượt làm từng màu rồi dùng máy sấy để làm khô mực.

Phương pháp in này cho ra bản in chất lượng cao và bền màu rất phù hợp với in số lượng lớn. Thêm vào đó tốn rất ít mực cho một bản in và chi phí đầu tư ban đầu nhỏ nên rất phù hợp cho doanh nghiệp mới bắt đầu.

Nhược điểm của phương pháp này là in số lượng nhỏ thì chi phí sẽ cao và không in được nhiều màu sắc phức tạp như in kỹ thuật số. Nếu bạn là doanh nghiệp in thì cần có không gian rộng vì trang thiết bị in khá lớn và cần có công nhân lành nghề để tạo được bản in đẹp. Ngược lại in lụa lại là một lựa chọn cho lợi nhuận cao khi nhắm tới phân khúc khách hàng in ấn số lượng lớn.

  1. Công nghệ in kỹ thuật số

In kỹ thuật số là công nghệ in hiện đại nhất hiện nay, khiến cho ngành công nghiệp in ấn khắc phục được nhiều nhược điểm của các công nghệ in cũ như in lụa, in decal… và phát triển lên một bước ngoặt mới. In kỹ thuật số lên vải hay còn gọi là in trực tiếp sử dụng công nghệ phun mực in trực tiếp lên vải và các sản phẩm dệt may.

Lợi thế của in kỹ thuật số là khả năng in họa tiết chất lượng cao với hình ảnh sắc nét, màu sắc đa dạng và có thể in với số lượng ít, không cần phải chụp phim âm bản mẫu thiết kế. Chi phí cho mỗi bản in cũng rất phải chăng.

in truc tiepin truc tiep

Áo thun hoặc các sản phẩm dệt may được xử lý bằng hóa chất chuyên dụng giúp mực in có màu đẹp hơn sau đó ép nhiệt để khô. Hình ảnh cần in được truyền trực tiếp tới máy in kỹ thuật số và áo hoặc các sản phẩm dệt may được căng lên bảng in và máy tiến hành in trực tiếp. Ép nhiệt một lần nữa để áo khô mực in là hoàn thành quy trình. Rất nhanh chóng và giản tiện.

Nhược điểm của phương pháp in này là phải thường xuyên bảo trì máy in và chi phí đầu tư ban đầu cũng khá cao. Thêm giá thành cho mực chuyên dụng nên nếu bạn là doanh nghiệp thì sẽ phải bỏ chi phí lớn lúc đầu.

  1. In chuyển nhiệt

Công nghệ in chuyển nhiệt có thể in được trên nhiều vật liệu khác nhau, đặc biệt rất phổ biến in chuyển nhiệt trên áo thun. Quy trình in chuyển nhiệt sử dụng thuốc nhuộm rắn tạo ra hình ảnh chất lượng cao trên tấm giấy chuyên dụng sau đó ép hình in lên áo nhờ máy ép nhiệt. Khi mực nguội đi nó sẽ cứng lại trên vải.

Ưu điểm của in chuyển nhiệt:

  • Quy trình in có thể áp dụng cho hầu hết các loại vật liệu như cotton, 100% polyester, gỗ, cốc, nón, sách….
  • Màu sắc in chân thật có thể in 3D, in tràn thân áo…
  • Kỹ thuật sản xuất đơn giản, không cần nhà xưởng chỉ cần một cái bàn tại nhà dùng để ép nhiệt.
  • Giá thành in thấp, có thể rẻ bằng ½ so với in kỹ thuật số nên được sử dụng rộng rãi.
  • 9 1067x8009 1067x800

Nhược điểm của in chuyển nhiệt:

  • In chuyển nhiệt chỉ cho chất lượng tốt trên vải sáng màu
  • Do mực sử dụng là thuốc nhuộm rắn nên hình ảnh có thể bị vỡ khi kéo dãn
  • Chỉ in được số lượng in và không tùy chỉnh được màu sắc.
  1. In Decal

In Decal tên tiếng Anh là “Heat Transfer Vinyl” nên cón có tên gọi khác là “ in Vinyl”. Đây là công nghệ mà chi phí đầu tư là tiết kiệm nhất cho những doanh nghiệp sản xuất may mặc. Chỉ cần đầu tư 1 máy cắt decal thấp nhất tầm 1300$ là có thể bắt đầu công việc in ấn.

Quy trình in Decal

  • Sử dụng phần mềm đồ họa bất kỳ để tạo mẫu thiết kế
  • Cắt Vinyl (cắt decal) – máy cắt sẽ tự động cắt mẫu thiết kế ra khỏi miếng decal
  • Dùng dụng cụ đầu nhọn tách bỏ các mảnh vụn không cần thiết, chú ý các chi tiết nhỏ dễ bị bong theo
  • Dùng máy ép nhiệt để ép lên áo thun là hoàn thành.
  • decal ao thundecal ao thun

Ưu điểm của in decal:

  • Có thể dễ dàng in được áo tối màu, kể cả áo đen
  • Màu sắc tươi sáng, không bị phai màu
  • Có thể in áo số lượng ít

Nhược điểm của in decal:

  • Không in được những hình ảnh có nét cắt quá nhỏ
  • Các hình in trên áo dễ bị bong tróc nếu kỹ thuật in không chuẩn hay bảo quản không đúng cách
  • Vị trí in áo khá cộm lên do lớp Decal
  • Giá thành cao và thời gian sản xuất lâu.

Tất cả các công nghệ in trên áo thun và các sản phẩm dệt may đều có ưu và nhược điểm nhất định. Do đó, tùy vào yêu cầu, thiết kế, chất liệu vải…. để lựa chọn công nghệ in phù hợp nhất với nhu cầu của bạn.