IC Là Gì? Cấu Tạo – Công Dụng – Phân Loại Của IC

Trong bảng mạch điện tử, IC là một linh kiện cực kỳ quan trọng. Nếu muốn học hỏi về kỹ thuật thì bạn cần phải nắm rõ IC là gì. Ngay sau đây, Điện Lạnh Phúc Thịnh sẽ cùng bạn đi tìm hiểu toàn bộ những thông tin cần phải biết về IC. Mời bạn cùng tham khảo nhé.

IC là gì?

IC là từ viết tắt của Integrated Circuit. IC chính là mạch tích hợp được phát minh vào ngày 12 tháng 9 năm 1958.

Ngoài ra, bạn có thể biết tới IC là một lớp vi mạch tích hợp. Nó là tổng hợp chứa các linh kiện bán dẫn và các linh kiện thụ động. Trong đó, linh kiện bán dẫn và các điện trở được nối lại với nhau tạo thành một mối liên hệ và thực hiện một chức năng nào đó. Vì thế, IC là mạch tích hợp được thiết kế nhằm hoàn thành một chức năng đã được định sẵn.

IC thường được phân loại theo 4 tiêu chí đánh giá khác nhau. Bao gồm tín hiệu xử lý, mức độ tích hợp, công nghệ và công dụng. Ở mỗi phạm vi phân loại thì IC sẽ được phân thành nhiều dòng khác nhau.

Nguồn gốc ra đời của IC

IC được tìm ra và tạo bởi một người kỹ sư tài giỏi người Đức tên là Werner Jacob. Ngày 12 tháng 9 năm 1958 được đánh dấu là mốc IC xuất hiện.

Werner Jacob đã chế tạo một thiết bị có khả năng khuếch đại giống với mạch tích hợp có 5 transistor. Đây là thiết bị có khả năng hỗ trợ những người không may có thính giác kém. Sau đó, chúng đã được nghiên cứu và phát triển thành thiết bị trợ thính với nhiều tính năng được cải thiện ưu việt hơn mỗi ngày.

Vào năm 1949, Werner Jacob đã đăng ký sáng chế cho thiết bị này. Và không lâu sau đó, Jack Kilby đã cho ra mắt vi mạch đầu tiên xuất hiện trên thế giới.

Kế ngay sau đó, Robert Noyce đã phát triển và đưa mạch tích hợp lên một tầm cao mới. Ông đã khắc phục được những hạn chế mà phiên bản của Kilby còn tồn tại trước đó. Sản phẩm IC của ông được làm từ Silicon. Điều này đã khiến vi mạch ấy nhanh chóng vượt qua mạch tích hợp trước đây. Điều đó đã đánh dấu một bước tiến lớn về vật lý.

Công dụng và chức năng của IC là gì?

IC ngày càng được ứng dụng phổ biến. Nhiều loại IC được lập trình và cố định chức năng. Thế nhưng cũng có một số dòng IC không thể lập trình được. Nhìn chung, công dụng của IC đó là chúng có thể:

  • Giúp mạch tích hợp giảm được các kích thước của mạch điện.

  • Làm tăng độ chính xác của thiết bị.

  • Làm tăng công dụng của IC trong các mạch logic.

Phân loại IC một cách chi tiết nhất

Mỗi IC sẽ có những đặc điểm và tính chất riêng. Đó là sự khác biệt về cả nhiệt độ, điện thế giới hạn lẫn công suất làm việc. Và IC có thể được phân loại như sau:

Phân loại IC theo tín hiệu xử lý

Nếu phân loại IC theo tín hiệu xử lý sẽ được chia thành 3 kiểu IC đó là:

  • IC hỗn hợp: là loại IC có thể xử lý 2 loại tín hiệu trên cùng nhau.

  • IC analog: là loại IC có thể xử lý tín hiệu Analog.

  • IC digital: là loại IC có thể xử lý các tín hiệu Digital.

Phân loại IC theo công nghệ chế tạo

Công nghệ chế tạo IC là khác nhau. Do đó người dùng có thể phân IC theo công như như sau:

  • IC Monolithic: khi này, các phần tử đặt trên miếng nền vật liệu bán dẫn đơn tinh thể.

  • IC mạch màng mỏng hoặc mạch phim: là khi phần tử tạo bằng lắng động trên thủy tinh. Chúng ta thường thấy ở các mạng điện trở và chúng được chế tạo bằng cách cân bằng điện tử. IC mạch màng mỏng thường được ứng dụng trong sản xuất màn hình phẳng.

  • IC lai mạch màng dày: chúng thường kết hợp sử dụng chung với chíp.

Phân loại IC theo mức độ tích hợp

Chúng ta hoàn toàn có thể phân loại IC theo mức độ tích hợp. Cụ thể sẽ phân chia như sau:

  • SSI.

  • MSI.

  • LSI.

  • ULSI,

  •  VLSI(CPU, GPU, ROM, RAM, PLA)

Phân loại IC theo công dụng của chúng

Mỗi dòng IC sẽ mang trên mình một nhiệm vụ riêng. Vì thế có thể dễ dàng phân loại IC theo kiểu công dụng. Cụ thể:

  • CPU: chính là bộ vi xử lý của máy tính.

  • Memory: bộ nhớ lưu trữ.

  • Công nghệ RFID: có tác dụng giám sát sử dụng cho khóa cửa điện tử chống trộm.

  • System-on-a-chip (SoC): là hệ thống trong một chip.

  • ASSP: là sản phẩm tiêu chuẩn cho mỗi ứng dụng riêng.

  • IC cảm biến quá trình ví dụ như ở gia tốc, ánh sáng, từ trường, chất độc,…

  • ADC và DAC: giúp chuyển đổi analog và digital

  • ASIC: hỗ trợ điều khiển ở các thiết bị như lò nướng bánh, các thiết bị xe hơi, máy giặt…

  • FPGA (Field-programmable gate array) được cấu hình bởi những IC digital của khách hàng.

  • Vi điều khiển (microcontroller): bao chứa tất cả các bộ phận của một chiếc máy tính nhỏ.

  • IC công suất hỗ trợ  xử lý các dòng hay điện áp lớn.

Ứng dụng của IC là gì?

IC được ví là trái tim và bộ não của gần như tất cả các mạch. IC cũng là yếu tố chủ chốt của lĩnh vực điện tử hiện đại.

Hiện nay, mạch tích hợp IC được nghiên cứu nhằm tạo ra vật liệu mới thay thế công nghệ silicon. Chúng ta có thể dễ dàng thấy được mạch tích hợp đã và đang được ứng dụng nhiều trong các loại khóa cửa điện tử, khóa cửa thông minh,…

Vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu IC là gì và cách phân loại IC phổ biến. IC được cải tiến và tích hợp rất nhiều tính năng khác nhau nên ngày càng đạt tốc độ xử lý mạnh mẽ. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào khác, hãy liên hệ tới Điện Lạnh Phúc Thịnh để được tư vấn nhé.

ĐIỆN LẠNH PHÚC THỊNH

Web: suathietbigiadinh.com

Hotline: 0948888778 – 0967997863

Spread the love

  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •