Huyện Vân Canh, Tỉnh Bình Định

Diện tích:800 km2
Dân số:24.700 người
Mật độ dân số 30,9 người/ km2
Với Vân Canh hiện có 6 xã và 1 thị trấn;

Các số điện thoại quan trọng

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN VÂN CANH: 0563.888209
Bệnh Viện Đa Khoa H.vân Canh:(0256)3888608

Vị trí địa lý

Vân Canh có vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi. Phía Nam Vân Canh giáp với
Vân Canh có các ngọn núi: hòn Ông, hòn Chuông, hòn Bà, hòn Nắm… cùng sông Hà Thanh dài 48km,và các con suối nhỏ chảy quanh co, vừa tạo cho Vân Canh cảnh quan đẹp, có nét hùng vĩ và thơ mộng riêng; đồng thời, cũng chia khu vực này thành 3 thung lũng nhỏ: nằm giữa có sông Hà Thanh là vùng đất cày trong tâm niệm của đồng bào Chăm H’roi; phía đông Vân Canh có suối Đá Lộc,Đá Lót, xã Canh Giao nhiều dầu rái; phía tây Vân Canh là vùng An Tượng với suối Khe Cành, sông
Cảnh quan Vân Canh một vóc dáng hùng vĩ nhờ có Núi Ông và núi Bà với độ cao hơn 1.000m tạo nên khung cảnh nên thơ mà thật sự đã đi vào tâm thức đồng bào với một kho chuyện kể thấm đẫm triết lý và đan xen lịch sử, huyền thoại.

Kinh tế xã hội huyện Vân Canh

Huyện Vân Canh Có 3 dân tộc cùng chung sống là dân tộc Chăm ,dân tộc Kinh và dân tộc BaNa; dân tộc Chăm tập trung chủ yếu ở xã Canh Hoà, dân tộc Bana tập trung ở các
Phần lớn các xã của huyện Vân Canh nằm trên tuyến đường Diêu Trì-Mục Thịnh mới được nâng cấp nên giao thông khá thuận lợi; phong trào bê tông hóa giao thông nông thôn phát triển trong những năm gần đây nên đường sá có phần được cải thiện đáng kể, trừ địa bàn
Đời sống nhân dân còn khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao. Đất đai bị bạc màu và thiếu nước tưới nên chủ yếu sản xuất lúa nước 1 vụ và màu. Cây mía phát triển khá, trong những năm gần đây là vùng nguyên liệu mía của Nhà máy đường Bình Định, nên đời sống nhân dân được cải thiện một bước. Khu vực Canh Liên có đồng cỏ rộng có điều kiện phát triển bò đàn. Ở đây còn là khu vực có diện tích rừng tự nhiên còn khá và đang phát triển rừng trồng.
Vân Canh trong công cuộc đổi mới về kinh tế-xã hội có những chuyển biến tích cực. Nền kinh tế của huyện tiếp tục tăng trưởng và phát triển; sản xuất nông nghiệp được mùa; công nghiệp, thương mại-dịch vụ tiếp tục có bước tăng trưởng khá; các hoạt động trên lĩnh vực văn hoá xã hội tiếp tục có tiến bộ; quốc phòng, an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được tăng cường. Đời sống nhân dân Vân Canh từng bước được cải thiện. Hệ thống quản lý hành chính nhà nước từng bước được xây dựng vững mạnh, đáp ứng tốt các nhu cầu của tổ chức và nhân dân.
Sản xuất công nghiệp-TTCN
Giá trị sản xuất công nghiệp(GCĐ 1994): 5,2 tỷ đồng
Sản xuất nông nghiệp:Sản lượng lương thực có hạt: 6.993 tấn, trong đó thóc 6.639 tấn
Diện tích rau: 540 ha, đậu 43 ha
Đàn bò: 14.136 con; Đàn trâu: 161 con; Đàn heo: 6.745 con
Văn hóa-xã hội
Trường mẫu giáo: 8 cơ sở; Trường Tiểu học: 8 cơ sở ;
Trường Trung học cơ sở + phổ thông: 4 cơ sở; Trường Trung học phổ thông: 1 cơ sở

Các địa điểm nổi tiếng huyện Vân Canh

Suối Một, Suối Hai, Suối Ba.

Huyện Vân Canh là một huyện miền núi, nằm ở phía tây nam của tỉnh Bình Định Vân Canh nằm cách thành phố Quy Nhơn khoảng 30 km, dựa lưng vào những khối đá núi kết tinh đồ sộ của cao nguyên Gia Lai -KonTum.Diện tích:800 km2Dân số:24.700 ngườiMật độ dân số 30,9 người/ km2Với Vân Canh hiện có 6 xã và 1 thị trấn; Canh Hòa , Canh Liên; Canh Hiển Canh Hiệp , Canh Thuận.ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN VÂN CANH: 0563.888209Bệnh Viện Đa Khoa H.vân Canh:(0256)3888608Vân Canh có vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi. Phía Nam Vân Canh giáp với huyện Đồng Xuân Phú Yên ), phía bắc Vân Canh giáp với 2 huyện Tây Sơn và An Nhơn , phía tây Vân Canh giáp với huyện Kông Chơro (Gia Lai), và phía đông Vân Canh là huyện Tuy Phước và thành phố Quy Nhơn. Vân Canh cùng với Vĩnh Thạnh , như một hàng lang lớn giữa bắc Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ án ngữ đèo An Khê. Vân Canh cách không xa Quốc lộ 1A, gần ga Diêu Trì. Từ Vân Canh, xuống Cảng Quy Nhơn, hoặc ngược lên đường 19 , đến vùng đất Tây Nguyên đều rất thuận tiện. Đặc biệt, tỉnh lộ ĐT 638 từ thị trấn Diêu Trì (huyện Tuy Phước) lên Vân Canh có thể đi thẳng tới tỉnh Phú Yên. Hàng hóa từ Vân Canh vào Nam, ra Bắc, hay ngược lên Tây Nguyên đều thuận lợi và ngược lại.Vân Canh có các ngọn núi: hòn Ông, hòn Chuông, hòn Bà, hòn Nắm… cùng sông Hà Thanh dài 48km,và các con suối nhỏ chảy quanh co, vừa tạo cho Vân Canh cảnh quan đẹp, có nét hùng vĩ và thơ mộng riêng; đồng thời, cũng chia khu vực này thành 3 thung lũng nhỏ: nằm giữa có sông Hà Thanh là vùng đất cày trong tâm niệm của đồng bào Chăm H’roi; phía đông Vân Canh có suối Đá Lộc,Đá Lót, xã Canh Giao nhiều dầu rái; phía tây Vân Canh là vùng An Tượng với suối Khe Cành, sông An Trường , suối Lao… Các làng canh tác dọc theo các thung lũng với các vùng: vùng ruộng nước ở An Tượng, đất rừng nà thổ ở vùng đất cày và vùng rừng dầu rái ở vùng Canh Giao.Cảnh quan Vân Canh một vóc dáng hùng vĩ nhờ có Núi Ông và núi Bà với độ cao hơn 1.000m tạo nên khung cảnh nên thơ mà thật sự đã đi vào tâm thức đồng bào với một kho chuyện kể thấm đẫm triết lý và đan xen lịch sử, huyền thoại.Huyện Vân Canh Có 3 dân tộc cùng chung sống là dân tộc Chăm ,dân tộc Kinh và dân tộc BaNa; dân tộc Chăm tập trung chủ yếu ở xã Canh Hoà, dân tộc Bana tập trung ở các xã Canh Thuận , Canh Liên, Canh Hiệp với dân số chiếm trên 40% so tổng dân số. Ngưòi Chăm (Chăm Hroi) ở Vân Canh có quan hệ mật thiết và có quá trình phát triển vừa chung vừa riêng rất đáng được chú ý trong cộng đồng người Chăm trong cả nước. Người Chăm ở Vân Canh sống xen cư với người Bana và người Kinh; họ có khá nhiều tên gọi khác nhau như Chăm Hroi, Chăm Đắc Rây, Hroi, Aroi,Chăm Đèo, Chăm Hơđang,…Có thể gốc gác người Chăm ở Vân Canh vốn là người Chàm cổ. Những người Chàm cổ này sau sự kiện thất bại của Vương quốc Chiêm Thành ở thành Đồ Bàn đã chạy dạt lên đây rồi tụ cư lại. Trong quá trình sinh sống do tách biệt cộng đồng ban đầu, do ảnh hưởng của người Bana sống trước đó nên trong văn hoá của bộ phận Chăm miền núi này dần xuất hiện những yếu tố văn hoá mới. Cũng có thể người Chăm này vốn là nhóm người địa phương của người Chàm cổ có mặt ở Vân Canh trước đó. Trong quá trình phát triển đã mang yếu tố văn hoá của nguồn cội, đồng thời mang yếu tố văn hoá khác do môi trường sống tạo nên.Phần lớn các xã của huyện Vân Canh nằm trên tuyến đường Diêu Trì-Mục Thịnh mới được nâng cấp nên giao thông khá thuận lợi; phong trào bê tông hóa giao thông nông thôn phát triển trong những năm gần đây nên đường sá có phần được cải thiện đáng kể, trừ địa bàn xã Canh Liên giao thông còn khó khăn. Hiện nay trên địa bàn huyện còn có đường sắt Việt Nam đi qua với ga Vân Canh.Đời sống nhân dân còn khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao. Đất đai bị bạc màu và thiếu nước tưới nên chủ yếu sản xuất lúa nước 1 vụ và màu. Cây mía phát triển khá, trong những năm gần đây là vùng nguyên liệu mía của Nhà máy đường Bình Định, nên đời sống nhân dân được cải thiện một bước. Khu vực Canh Liên có đồng cỏ rộng có điều kiện phát triển bò đàn. Ở đây còn là khu vực có diện tích rừng tự nhiên còn khá và đang phát triển rừng trồng.Vân Canh trong công cuộc đổi mới về kinh tế-xã hội có những chuyển biến tích cực. Nền kinh tế của huyện tiếp tục tăng trưởng và phát triển; sản xuất nông nghiệp được mùa; công nghiệp, thương mại-dịch vụ tiếp tục có bước tăng trưởng khá; các hoạt động trên lĩnh vực văn hoá xã hội tiếp tục có tiến bộ; quốc phòng, an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được tăng cường. Đời sống nhân dân Vân Canh từng bước được cải thiện. Hệ thống quản lý hành chính nhà nước từng bước được xây dựng vững mạnh, đáp ứng tốt các nhu cầu của tổ chức và nhân dân.Giá trị sản xuất công nghiệp(GCĐ 1994): 5,2 tỷ đồngSản xuất nông nghiệp:Sản lượng lương thực có hạt: 6.993 tấn, trong đó thóc 6.639 tấnDiện tích rau: 540 ha, đậu 43 haĐàn bò: 14.136 con; Đàn trâu: 161 con; Đàn heo: 6.745 conTrường mẫu giáo: 8 cơ sở; Trường Tiểu học: 8 cơ sở ; Trường Trung học cơ sở: 4 cơ sởTrường Trung học cơ sở + phổ thông: 4 cơ sở; Trường Trung học phổ thông: 1 cơ sởSuối Một, Suối Hai, Suối Ba.