[Hướng nghiệp] Học ngành Thương mại quốc tế ra làm gì?

Trong thời đại kinh tế lên ngôi và có những bước biến chuyển mạnh mẽ đòi hỏi người học cũng như người dạy không ngừng học hỏi, đổi mới và nâng cao trình độ từ kiến thức đến kỹ năng. Ngành thương mại quốc tế ngày nay mở ra nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn với mức thu nhập cạnh tranh. Bài viết dưới đây sẽ đề cập rõ hơn về việc sau khi tốt nghiệp ngành Thương mại quốc tế, bạn sẽ làm gì?

Ngành thương mại quốc tế ra làm gì?

1. Ngành thương mại quốc tế là gì?

Thương mại quốc tế (International Commerce) được hiểu là việc trao đổi hàng hóa (hữu hình và vô hình) và dịch vụ giữa các quốc gia, dựa trên nguyên tắc trao đổi ngang giá nhằm mang lại lợi ích cho các bên.

Thương mại quốc tế thuộc lĩnh vực về kinh tế và xuất hiện từ lâu và ngày càng có vị thế phát triển cùng với công nghiệp hóa, toàn cầu hóa, giao thông vận tải, … kết hợp với ngành tài chính quốc tế trở thành kinh tế học quốc tế.

Ngành thương mại quốc tế đào tạo chuyên sâu kiến thức, kỹ năng về thương mại hàng hóa, dịch vụ, kinh tế,  để người học trở thành những chuyên gia về kinh tế, xuất nhập khẩu, nghiên cứu phát triển thị trường… đạt chuẩn đầu ra đáp ứng nhu cầu nhà tuyển dụng.

2. Học ngành thương mại quốc tế cần những kỹ năng gì?

Là ngành học vốn có nhiều tính sáng tạo, năng động và nhiều kiến thức rộng mở đòi hỏi người học cần trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết để quá trình học tập được hiệu quả.

Đầu tiên, bạn phải là người có tinh thần nhiệt huyết trong công việc, đam mê sáng tạo trong mọi hoàn cảnh.

Có tính cẩn thận, trung thực và tư duy, lập luận sắc bén, khả năng thuyết trình tự tin.

Am hiểu về lĩnh vực kinh tế, pháp luật thương mại hóa, xuất nhập khẩu…

Trình độ ngoại ngữ ở mức khá vì tiếp xúc nhiều từ chuyên ngành và thuật ngữ kinh tế quốc tế.

Biết thiết lập các ý tưởng, lên kế hoạch xây dựng đội nhóm. Tính tự học và nghiên cứu cao.

3. Chương trình đào tạo ngành Thương mại quốc tế

Với mỗi trường đào tạo có những chương trình học khác nhau tuy nhiên sự khác nhau không đáng kể. Bạn có thể tham khảo chương trình học của trường Đại học Ngoại thương dưới đây:

Khối kiến thức giáo dục đại cương

Triết học Mác – Lênin

Kinh tế Chính trị Mác – Lênin

Chủ nghĩa xã hội khoa học

Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam

Tư tưởng Hồ Chí Minh

Toán cao cấp

Tin học

Pháp luật đại cương

Logic học và phương pháp học tập, nghiên cứu khoa học

Kỹ năng phát triển nghề nghiệp

Ngoài ra sinh viên tự chọn hai môn trong các môn sau đây:

Lý thuyết xác suất, thống kê toán học

Lịch sử các học thuyết kinh tế

Quan hệ quốc tế

Văn hóa Việt Nam và thế giới

Ngoại ngữ

Giáo dục thể chất

Giáo dục quốc phòng an ninh

Khối kiến thức giáo dục bắt buộc và tự chọn

Kinh tế vĩ mô

Kinh tế vi mô

Marketing căn bản

Nguyên lý quản lý kinh tế

Địa lý kinh tế thế giới

Tài chính tiền tệ

Kinh tế lượng

Nguyên lý kế toán

Quan hệ kinh tế quốc tế

Chính sách thương mại quốc tế

Kinh tế đầu tư

Giao dịch thương mại quốc tế

Marketing quốc tế

Logistics và vận tải quốc tế

Sở hữu trí tuệ

Bảo hiểm trong kinh doanh

Kinh doanh quốc tế

Ngoại ngữ

Khối kiến thức chuyên ngành

Bắt buộc:

Thương mại dịch vụ

Thuận lợi hóa thương mại

Đàm phán thương mại quốc tế

Thuế và hệ thống thuế ở Việt Nam

Pháp luật thương mại quốc tế

Tự chọn:

Kinh tế kinh doanh

Đầu tư quốc tế

Quản lý rủi ro trong kinh doanh quốc tế

Nghiệp vụ hải quan

Nghiệp vụ kinh doanh quốc tế

Quản lý chuỗi cung ứng

Truyền thông trong kinh doanh quốc tế

Chuyển giao công nghệ

Quản trị dự án đầu tư quốc tế

Đạo đức trong kinh doanh và trách nhiệm XH

Đổi mới sáng tạo

E Marketing

Xúc tiến thương mại, du lịch, đầu tư quốc tế

Thương hiệu trong kinh doanh quốc tế

Kinh tế học tài chính

Thị trường tài chính và định chế tài chính

Kinh tế phát triển

Thực tập giữa khóa

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Chương trình đào tạo ngành Thương mại quốc tế

4. Trường đào tạo ngành Thương mại quốc tế

Đại học Ngoại thương xét tuyển tổ hợp 3 môn: Toán – Lý – Hóa, Toán – Lý – tiếng Anh, Toán – Văn – tiếng Anh và thí sinh cần đảm bảo điều kiện điểm trung bình học tập THPT các năm từ 6,5 trở lên. Hạnh kiểm khá trở lên.

Đại học kinh tế tài chính TP.HCM xét tổ hợp 3 môn A00 Toán – Lý – Hóa, A01 Toán – Lý – tiếng Anh, D01 Văn – Toán – tiếng Anh, C00 Văn – Sử – Địa lý.

Đại học Kinh tế – Luật xét tổ hợp 3 môn A00 Toán – Lý – Hóa, D01 Văn – Toán – tiếng Anh, A01 Toán – Lý – tiếng Anh.

Đại học Tài chính marketing xét tổ hợp 3 môn A00 Toán – Lý – Hóa, D01 Văn – Toán – tiếng Anh, A01 Toán – Lý – tiếng Anh, C01 Toán – Lý – Văn.

Đại học Thương mại xét tổ hợp 3 môn A00 Toán – Lý – Hóa, D01 Văn – Toán – tiếng Anh, A01 Toán – Lý – tiếng Anh.

5. Ngành thương mại quốc tế ra làm gì?

Ngành thương mại quốc tế đào tạo kiến thức cơ bản về kinh tế xã hội, phương pháp luận, thương mại hàng hóa và dịch vụ…sinh viên được áp dụng kiến thức chuyên sâu về xuất nhập khẩu, pháp luật trong thương mại quốc tế, nghiệp vụ giao dịch thương mại ở Việt Nam và quốc tế. Sau khi tốt nghiệp:

  • Bạn có thể trở thành những giảng viên giảng dạy chuyên ngành Thương mại quốc tế tại các trường đại học, cao đẳng.
  • Nhân viên làm về lĩnh vực kế toán, kiểm toán, xuất nhập khẩu, nhân viên kinh doanh trong các doanh nghiệp, công ty, ngân hàng… hoạch định triển khai kế hoạch, dự án thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.
  • Nhân viên tại các bộ phận như bộ phận phát triển thị trường, quản trị chiến lược, chính sách và kế hoạch kinh doanh thương mại quốc tế.
  • Chuyên viên kinh tế tại các tổ chức, cơ quan, đơn vị Nhà nước như Bộ tài chính, Bộ công thương, các cơ sở địa phương…
  • Trở thành những chuyên gia phân tích kinh tế cả ở trong và ngoài nước.

Ngành thương mại quốc tế ra làm gì?

Như vậy, ngành Thương mại quốc tế là một ngành học có nhiều triển vọng và tương lai không xa sẽ trở thành ngành học mũi nhọn đào tạo lượng lớn cử nhân chất lượng cho đất nước. Với những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp bạn trẻ có định hướng rõ hơn và thành công với ngành học mình đã lựa chọn.