Hướng dẫn viết thư giới thiệu bản thân chuẩn và ấn tượng nhất (có mẫu) – Jobtest
Mặc dù trong CV đã có thông tin giới thiệu bản thân nhưng khi nộp hồ sơ xin việc qua email, bạn vẫn phải chuẩn bị kèm theo cả thư giới thiệu bản thân. Mẫu thư này sẽ giúp nhà tuyển dụng có thể hiểu rõ hơn về năng lực cũng như về bản thân chúng ta. Quan trọng như vậy nhưng vẫn còn khá ứng viên cảm thấy lúng túng vì không biết viết thư giới thiệu bản thân như thế nào.
Nếu bạn cũng rơi vào tình trạng như vậy thì bài viết này là dành cho bạn. Ngoài việc hướng dẫn chi tiết cách viết, chúng tôi còn cung cấp thêm một số mẫu thư giới thiệu bản thân chuẩn và ấn tượng nhất.
1. Thư giới thiệu bản thân là gì?
Thư giới thiệu bản thân là nội dung email mà trong đó bạn sẽ cung cấp chính xác thông tin về bản thân cho nhà tuyển dụng. Thông tin cần nêu gồm có thông cá nhân, kinh nghiệm làm việc, phẩm chất, kỹ năng và kế hoạch phát triển trong tương lai nếu bạn trúng tuyển vị trí này.
2. Bố cục của một mẫu thư giới thiệu bản thân
Bố cục thư giới thiệu bản thân về cơ bản sẽ bao gồm 10 nội dung như sau:
2.1. Lời chào
Hãy luôn bắt đầu email bằng một lời chào phù hợp, thể hiện sự tôn trọng của bạn với người nhận thư. Tùy thuộc vào chức vụ của người mà bạn đang liên hệ mà cách mở đầu của bạn có thể khác nhau.
Nếu người nhận thư chỉ là nhân viên HR thì bạn có thể sử dụng một lời chào bình thường, chẳng hạn như “Chào anh/chị” và kèm theo tên của họ. Còn nếu người nhận thư thuộc cấp quản lý trở lên thì bạn phải viết email ở định dạng trang trọng, tức là chào bằng “Kính gửi anh/chị” hoặc “Dear Mr./Mrs.” kèm với tên của họ.
Nói chung, để đảm bảo an toàn thì bạn nên sử dụng lời chào trang trọng cho tất cả các mẫu thư giới thiệu bản thân.
2.2. Thông tin cá nhân cơ bản
Hãy trình bày rõ ràng và ngắn gọn về bạn là ai và bao gồm các chi tiết mà bạn cho là có liên quan đến người nhận.
Ví dụ: Em xin giới thiệu sơ qua một chút, em là …., sinh năm ….., hiện đang là freelance content và designer.
Sau khi giới thiệu bản thân, bạn có thể sử dụng đoạn đầu tiên để nói về người bạn đang gửi email. Điều này chắc chắn đảm bảo sẽ thu hút được sự chú ý của họ ngay lập tức. Hãy thử đề cập đến điều gì đó cụ thể về những gì bạn ngưỡng mộ về họ, công việc của họ hoặc đội nhóm của họ. Tuy nhiên điều này là không bắt buộc bởi vì không phải ứng viên nào cũng nắm được thông tin của người nhận thư.
2.3. Lý do viết thư
Bạn biết đến vị trí tuyển dụng này từ đâu? Bạn soạn thảo email này với mục đích gì? Hãy nói rõ ràng những điều này ngay phía sau phần thông tin cá nhân.
Ví dụ: Thông qua bài đăng trên trang tìm kiếm việc làm CareerLink.vn, em được biết quý công ty đang tuyển dụng nhân sự cho vị trí content marketing. Sau khi đọc qua JD, em cảm thấy năng lực của mình khá phù hợp với điều kiện công ty đưa yêu cầu nên em viết thư này xin ứng tuyển vào vị trí này.
2.4. Kinh nghiệm học tập và làm việc
Phần này chỉ cần nêu khái quát các thông tin như:
- Thành tích học tập;
- Hoạt động đã tham gia (nếu có);
- Quá trình làm việc ở công ty trước (nếu có).
Ví dụ: “Em vừa tốt nghiệp loại giỏi chuyên ngành Marketing trường Đại học Ngoại thương. Mặc dù em chưa có kinh nghiệm làm việc nhiều nhưng trong quá trình thực tập 8 tuần tại công ty…….cũng đã giúp em phần nào công việc tại vị trí này.” (dành cho người chưa có kinh nghiệm)
Hoặc “Tôi đã tốt nghiệp khoa Marketing trường Đại học Ngoại thương. Ở công ty gần nhất, tôi đảm nhận vị trí Content Marketing. Trong thời gian làm việc ở đây, tôi đã lập kế hoạch content cho fanpage cùng với kênh Tiktok của công ty theo tuần/tháng và luôn đảm bảo đúng deadline.”
2.5. Tính cách
Phần này bạn chỉ cần tập trung vào những tính cách, điểm mạnh mà bạn cho rằng nó phù hợp với vị trí ứng tuyển.
2.6. Quá trình hoàn thiện bản thân
Phần này sẽ dành để trình bày ngắn gọn điểm yếu của bản thân và quá trình bạn làm những gì để khắc phục những điểm yếu đó.
2.7. Một số phẩm chất, kỹ năng
Trong thực tế có tới hơn 60 kỹ năng cần thiết nhưng bạn chỉ cần chọn ra một vài phẩm chất và kỹ năng nổi trội để trình bày vắn tắt trong thư giới thiệu bản thân. Chẳng hạn như:
- Kỹ năng giao tiếp;
- Kỹ năng giải quyết vấn đề;
- Kỹ năng làm việc nhóm;
- Kỹ năng làm việc độc lập;
- Kỹ năng quản lý thời gian;
- Kỹ năng viết;
- Kỹ năng tin học văn phòng;
- Kỹ năng đàm phán, thuyết phục;
- Kỹ năng trình bày trước đám đông;
- Kỹ năng lãnh đạo;
- Kỹ năng lắng nghe;
- Kỹ năng tư duy sáng tạo,…
2.8. Mục tiêu hiện tại
Chắc chắn không có bất cứ nhà tuyển dụng nào lại lựa chọn một ứng viên sống và làm việc không có mục đích trở thành nhân viên chính thức. Vì vậy hãy cho họ thấy mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn mà bạn sẽ phấn đấu đạt được nếu như trúng tuyển vị trí này nhé.
2.9. Kế hoạch phát triển bản thân
Người có định hướng tương lai rõ ràng chính là người có khả năng cống hiến và làm việc lâu dài cho doanh nghiệp. Bởi vậy đây cũng là một phần quyết định xem liệu bạn có được nhà tuyển dụng đánh giá cao hay không. Tuy nhiên bạn cần phân biệt kế hoạch phát triển bản thân khác với kế hoạch khắc phục điểm yếu như đã nêu ở bước 6.
2.10. Lời chào và cảm ơn
Khi kết thúc thư, đừng quên gửi lời cảm ơn tới người mà bạn đang gửi email vì họ đã dành thời gian đọc thư nhé.
Một mẫu câu cảm ơn thường sử dụng khi viết email giới thiệu bản thân là: “Cảm ơn anh/chị đã dành thời gian đọc bức thư này. Tôi mong sẽ nhận được hồi âm của anh/chị trong thời gian gần nhất”.
Phần cuối cùng là lời chào tạm biệt, ví dụ như “Best Regards”, “Trân trọng” hoặc “Kính thư” và kèm theo thông tin liên hệ của bạn trong chữ ký điện tử.
3. Gợi ý các mẫu thư giới thiệu bản thân
Dưới đây chúng tôi sẽ gợi ý một số mẫu thư giới thiệu bản thân ấn tượng nhất bằng tiếng Việt và tiếng Anh, mời các bạn tham khảo:
3.1. Mẫu thư giới thiệu bản thân ngắn gọn bằng tiếng Việt
3.2. Mẫu thư giới thiệu bản thân ngắn gọn bằng tiếng Anh
Vậy là trên đây chúng tôi đã gửi tới các ứng viên “bí kíp” viết thư giới thiệu bản thân thật ấn tượng và chuyên nghiệp trong mắt nhà tuyển dụng. Đừng quên đính kèm mẫu thư này cùng với CV khi nộp hồ sơ xin việc qua email nhé. Chúc tất cả các ứng viên sẽ sớm tìm được cho mình công việc ưng ý. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm thông tin về tuyển dụng và nhân sự nhé.
Source: Jobtest