Hướng dẫn trọng tâm ôn luyện thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn – Tài liệu text

Hướng dẫn trọng tâm ôn luyện thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 270 trang )

LÃ MINH THUẬN – LÃ PHƯƠNG THẢO

HƯỚNG DẪN TRỌNG TÂM ÔN
LUYỆN THI VÀO LỚP 10
Môn NGỮ VĂN

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
1

LỜI GIỚI THIỆU
Các em học sinh lớp 9 thân mến!
Bước vào năm học cuối cấp, chắc các em không khỏi băn khoăn lo lắng làm sao có
được lượng kiến thức cần và đủ để dự vào kì thi chuyển cấp đạt kết quả cao phải không?
Các em yên tâm, đã có cuốn sách “Hướng dẫn trọng tâm ôn luyện thi vào lớp 10 môn
Ngữ văn” này rồi! Cuốn sách không chỉ cung cấp kiến thức cần, đủ, sâu, rộng mà còn
rèn luyện, hướng dẫn phương pháp giải bài tập cho các em. Đó chính là tính toàn diện –
ưu việt của nó.
Cuốn sách được bố cục như sau:
Phần môt: Trọng tâm kiến thức ôn luyện
-Văn bản văn học
– Tiếng Việt
– Tập làm văn
Phần hai: Các dạng đề trọng tâm
Phần ba: Đáp án và một số gợi ý
– Những dạng đề thường gặp
– Một số dạng đề nâng cao dành cho thi chuyên
Nội dung mỗi phần được sắp xếp như sau:
* Phần Trọng tâm kiến thức ôn luyện văn học gồm:
– Văn xuôi chữ Hán
– Truyện Nôm

– Thơ hiện đại Việt Nam
– Truyện hiện tại Việt Nam
Mỗi thể loại được hướng dẫn ôn luyện cụ thể từng tác giả, tác phẩm, đoạn trích theo
phương pháp:
+ Hệ thống hóa các vấn đề và câu hỏi, bài tập
+ Gợi ý trả lời câu hỏi và giải bài tập
Cách làm này vừa giúp các em nắm toàn bộ kiến thức đọc – hiểu văn bản, vừa làm
quen với các dạng câu hỏi và bài tập kiểm tra, đánh giá, vừa rèn kĩ năng làm bài theo
hướng tích hợp ba phân môn.
* Phần Trọng tâm kiến thức ôn luyện Tiếng Việt và Tập làm văn theo trình tự:
+ Ôn lại lí thuyết (kiến thức cần nhớ)
+ Luyện tập (bài tập thực hành)
+ Gợi ý trả lời câu hỏi và bài tập
Về lí thuyết, chúng tôi hệ thống hầu như toàn bộ kiến thức Tiếng Việt và Tập làm
văn mà các em đã được học trong chương trình THCS, giúp các em áp dụng giải bài tập.
Tuy nhiên, trọng tâm vẫn là ở lớp 9.
* Phần Ôn luyện trọng tâm theo đề
– Những dạng đề thường gặp, chúng tôi biên soạn 17 một số tiêu biểu:
+ Có những dạng đề tự luận gồm hai phần
+ Có những dạng đề tự luận gồm hai hay ba bài tập
+ Có những dạng đề nghị luận xã hội, nghị luận văn học
2

Tất cả đều được tích hợp kiến thức của cả ba phân môn xoay quanh một ngữ liệu
hoặc từng phần kiến thức riêng rẽ.
– Một số nâng cao đề dành cho thi chuyên, độ khó được nâng cao hẳn. Nếu ở Những
dạng đề thường gặp biên soạn theo hướng tích hợp ngang thì ở dạng đề này theo hướng
tích hợp dọc, tức là theo hướng chuyên đề: chủ đề, đề tài, lí luận văn học trong chương
trình THCS. Điều quan trọng giúp các em có cái nhìn toàn diện, sâu rộng về kiến thức để

chuyển cấp và thi đạt vào các trường mà các em mơ ước.
Cuối cùng xin gửi các em một lời nhắn: Để kì thi đạt kết quả tốt, các em cần kết hợp
chặt chẽ việc học ở thầy, ở bạn, ở sách. Đặc biệt là tự học, tụ học một cách tích cực, chủ
động và sáng tạo: “Không có khả năng tự học, chúng ta sẽ không tiến xa được trên con
đường học vân và sự nghiệp của mình”.
Hi vọng cuốn sách này sẽ là người bạn thân thiết, tin cậy của các em trên con đường
học tập. Đồng thời cũng là tài liệu thiết thực cho các bạn đồng nghiệp tham khảo trong
quá trình dạy và ôn luyện thi cho học sinh.
Dù đã có nhiều cố gằng trong biên soạn, song cuốn sách khó tránh khỏi những thiếu
sót, chúng tôi xin được tiếp nhận những ý kiến xây dựng của bạn đọc gần xa để lần tái
bản cuốn sách hoàn thiện hơn.
Thay mặt nhóm tác giả
LÃ MINH LUẬN
HƯỚNG DẪN CHUNG
I. NỘI DUNG
1. Văn bản văn học
– Văn bản trung đại
+ Văn xuôi chữ Hán.
+ Truyện Nôm.
-Văn bản hiện tại
+ Thơ hiện đại Việt Nam.
+ Truyện hiện đại Việt Nam.
– Văn bản nhật dụng
– Văn bản nghị luận
2. Tiếng Việt
– Hệ thống hóa kiến thức về từ vựng.
– Hệ thống hóa kiến thức về ngữ pháp.
3. Tập làm văn
3

– Các kiểu bài miêu tả, tự sự, biểu cảm.
– Kiểu bải thuyết minh.
– Kiểu bài nghị luận (nghị luận xã hội, nghị luận văn học).
II. PHƯƠNG PHÁP ÔN LUYỆN
1. Về văn bản văn học
Nắm được các kiến thức cơ bản sau:
-Tên tác phẩm, tác giả.
– Hoàn cảnh sáng tác.
– Tóm tắt tác phẩm tự sự, nắm được các giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
– Học thuộc văn bản trữ tình (thơ), nắm được các giá trị nội dung và nghệ thuật của
tác phẩm.
– Lưu ý
+ Cảm nhận và phân tích những chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong mọi văn bản.
+ Cảm nhận và phân tích hiệu quả nghệ thuật các biện pháp tu từ (từ vựng và ngữ
pháp) ở ngay trong văn bản.
2. Về tiếng Việt
HS cần nắm chắc:
– Lí thuyết (khái niệm).
– Bài tập thực hành (trọng tâm luyện tập).
Qua đó rèn kĩ năng phát hiện, phân tích và sử dụng tiếng Việt, đặc biệt vận dụng nó
để cảm nhận vẻ đẹp văn chương, để nói, viết đúng và hay.
3. Về tập làm văn
– Lí thuyết: Nắm được khái niệm, đặc điểm của các loại văn miêu tả, tự sự, biểu
cảm, thuyết minh, nghị luận,…
– Kĩ năng: Nắm được các bước tạo lập văn bản, xây dựng bố cục bài văn, viết đoạn
văn, bài văn, tạo được mối liên kết trong văn bản, sử dụng từ, viết câu chuẩn xác, diễn đạt
trong sáng, mạch lạc.
III. HƯỚNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
4

Đề kiểm tra, đánh giá luôn luôn được đổi mới, đa dạng, phong phú. Về nội dung
kiến thức bao quát khắp chương trình; về hình thức chủ yếu là tự luận:
– Dưới dạng một đoạn văn bản.
– Dưới dạng một bài văn.
– Dưới dạng trả lời câu hỏi hay phân tích cấu tạo ngữ pháp…
Lưu ý: Trong bài tự luận có thể tích hợp các phân môn.
– Nội dung bài tự luận:
+ Tóm tắt văn bản tự sự.
+ Giới thiệu đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp của một tác giả.
+ Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác.
+ Giới thiệu thể loại và đăc trưng thể loại.
+ Chép chính xác một đoạn thơ, chỉ ra phép tu từ trong đoạn thơ đó và phân tích giá
trị nghệ thuật; hoặc cảm nhận vẻ đẹp của đoạn thơ đó.
+ Giải thích ý nghĩa nhan đề tác phẩm.
+ Phân tích hoặc trình bày cảm nhận về một nhân vật trong tác phẩm tự sự.
+ Phân tích hoặc trình bày cảm nhận về một chi tiết nghệ thuật một đoạn văn, một
khía cạnh nội dung hay nghệ thuật cảu tác phẩm.
+ Đối chiếu, so sánh nét tương đồng và khác biệt (giống và khác) về hình ảnh thơ,
cách sử dụng từ ngữ, nghệ thuật biểu hiện nội dung trong cùng một tác phẩm; hoặc giữa
các tác phẩm này với tác phẩm khác.
+ Phân tích cấu tạo câu trong văn bản, các thành phần ngoài văn bản,…

Phần một: TRỌNG TÂM KIẾN THỨC ÔN LUYỆN

TRỌNG TÂM KIẾN THỨC PHẦN VĂN HỌC
A. VĂN XUÔI CHỮ HÁN
BẢNG THỐNG KÊ CÁC TÁC PHẨM, ĐOẠN TRÍCH
5

T
TT
1

Tên văn bản

Tác giả

Chuyện
người con
gái Nam
Xương (thiên
thứ 16 trong
20 truyện
Truyền kì
mạn lục)

Nguyễn
Dữ (thế
kỉ XVI)

Chuyện cũ
trong phủ
chúa Trịnh
(Trích Vũ
trung tùy
bút) (viết
đầu thế kỉ

XIX)
Hoàng Lê
nhất thống
chí (Hồi thứ
mười bốn)
phản ánh giai
đoạn đầy
biến động
của xã hội
phong kiến
Việt Nam
cuối thế kỉ
XVIII

Nội dung chủ yếu

Qua câu chuyện về cuộc
đời và cái chết thương
tâm Vũ Nương, tác phẩm
thể hiện niềm thương
cảm sâu sắc về số phận
oan nghiệp của người phụ
nữ Việt Nam, khẳng định
phẩm chất tốt đẹp của họ;
đồng thời lên án chế độ
ohu quyền phong kiến bất
công, độc đoán, tàn ác.
Phạm
Phản ánh đời sống xa hoa
Đình Hổ của bọn vua chúa và tệ

(1768 – những nhiễu của quan lại
1839)
thời Lê Trịnh; đồng thời
ngầm tỏ lòng thương cảm
với nỗi thống khổ của
nhân dân.
Ngô gia
văn phái
(thế kỉ
XVIII –
XIX)

Với quan điểm lịch sử
đứng đắn và niềm tự hào
dân tộc, các tác giải đã tái
hiện chân thực hình ảnh
người anh hùng dân tộc
Nguyễn Huệ qua chiến
công thần tốc đại phá
quân Thanh; sự thảm bại
của chúng và số phận bi
đất của vua tôi Lê Chiêu
Thống

Đặc sắc nghệ thuật
Tác phẩm là một áng văn
hay, thành công về nghệ
thuật dựng truyện, miêu tả
nhân vật, kết hợp giữa yếu
tố thực và ảo khiến câu

truyện trở nên li kì, hấp
dẫn và cảm động.

Ghi chép sự việc cụ thể,
chân thực, sinh động về
người thực, việc thực, qua
đó tác giả bộc lộ cảm xúc,
suy nghĩ, nhận thức, đánh
giá cảu mình về con người
và cuộc sống.
Sử dụng thành công lối
văn trần thuật kết hợp với
miêu tả chân thực và sinh
động. Xây dựng nổi bật
hình tượng người anh
hùng Nguyễn Huệ.

CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
(Trích Truyền kì mạn lục)
Nguyễn Dữ
I. HỆ THỐNG CÁC VẤN ĐỀ VÀ CÂU HỎI, BÀI TẬP
6

1. Giới thiệu đôi nét về tác giả Nguyễn Dữ.
2. Giới thiệu khái quát về thể truyền kì, tác phẩm Truyền kì mạn lục và Chuyện người
con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.
3. Tóm tắt tác phẩm khoảng 13 đến 15 câu.
4. Cảm nhận của em về nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương
của Nguyễn Dữ.

5. Theo em, những nguyên nhân nào đã khiến một phụ nữ công dung ngôn hạnh như Vũ
Nương phải tìm đến cái chết thê thảm?
6. Chiếc bóng trên vách là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong truyện. Hãy phân tích làm
rõ cái hay của chi tiết đó.
7. Nêu suy nghĩ của em về chi tiết kì ảo ở kết thúc tác phẩm Chuyện người con gái Nam
Xương và ý nghĩa của nó.
8. Kết thúc tác phẩm là câu nói của Vũ Nương: “Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về
nhân gian được nữa”, theo em, có thể kết thúc khác được không? Giả sử cho viết lại
phần kết, em sẽ viết như thế nào? Vì sao em lại chọn kết thúc đó?
II. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ GIẢI BÀI TẬP
1. Tác giả
Nguyễn Dữ (chưa rõ năm sinh, năm mất), quê Hải Dương, sống ở thế kỉ XVI, là thời
kì chế độ phong kiến (các tập đoàn Lê, Trịnh, Mạc) lâm vào tình trạng khủng hoảng, loạn
li, suy yếu. Ông là học trò xuất sắc của Nguyễn Bỉnh Khiêm, cũng là ẩn sĩ tiêu biểu cho
khí tiết một nhà Nho giữ lối sống thanh cao (học rộng, tài cao nhưng chỉ làm quan một
năm rồi về ở ẩn). Tuy nhiên, qua các tác phẩm ông vẫn tỏ ra là người quan tâm, lo lắng
đến cuộc đời, đáy nước và nhân dân.
2. Thể truyền kì và tác phẩm Truyền kì mạn lục
– Truyền kì là một thể văn xuôi thời trung đại phản ánh hiện thực qua những yếu tố
kì lạ, hoang đường. Trong truyện truyền kì, thế giới con người và thế giới cõi âm có sự
tương giao. Người đọc có thể thấy đằng sau thế giới phi hiện thực hcinhs là cốt lõi của
hiện thực và những quan niệm, thái độ của tác giả.
– Truyện kì mạn lục của Nguyễn Dữ (ghi chép tản mạn những điều kì lạ được lưu
truyền) được viết bằng chữ Hán gồm 20 truyện, ra đời vào nửa đầu thế kỉ XVI. Tập
truyện khai thác từ các truyện cổ dân gian và các truyền thuyết lịch sử, dã sử của Việt
Nam từ các thời Lí, Trần, Hồ, Lê sơ.

7

+ Nội dung các tác phẩm có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Tác giả lấy xưa để
nói nay, lấy ảo để nói thực, lấy âm để nói dương nhầm phơi bày , vạch trần, phê phán
hiện thực xã hội.
+ Nhân vật chính trong các truyện thường là:
• Những người tri thức có tâm huyết, bất mãn với thời cuộc, không chịu trói mình

vào vòng danh lợi chật hẹp.
• Những người phụ nữ có phẩm chất tốt đẹp nhưng số phận bất hạnh, đau khổ.
Truyền kì mạn lục được đánh giá là một tuyệt tác của thể truyền kì, Vũ Khâm Lân
(thế kỉ XVIII) đã khen tặng: “ Thiên cổ kì bút”. Tác phẩm được dịch ra nhiều thứ
tiếng nước ngoài và được đánh giá cao trong số các tác phẩm truyền kì ở các nước
đồng văn.
– Chuyện người con gái Nam Xương có nguồn gốc từ một chuyện kể dân gian Vợ
chàng Trương, là thiên thứ 16 của 20 truyện.
3. Tóm tắt tác phẩm
Vũ Thị Thiết quê ở Nam Xương là nguwoif con gái thùy mị, nết na. Nàng lấy chồng
tên là Trương Sinh, con nhà giàu nhưng không có học, tính đa nghi, hay ghen. Cuộc sống
gia đình đang bình yên thì Trương Sinh phải đầu quân đánh giặc. Ít ngày sau, Vũ Nương
sinh con trai, đặt tên là Đản. Mẹ của Trương Sinh vì nhớ thương con mà sinh bệnh, Vũ
Nương hết lòng chăm sóc nhưng bà không qua khỏi, ít ngày sau bà mất. Sau một năm,
việc quân kết thúc, Trương Sinh trở về, bé Đản cũng vùa học nói, không chịu gọi chàng
là cha, chỉ một mực nói cha Đản thường buổi tối mới đến, không nói, không bế Đản, chỉ
đi theo mẹ. Trương Sinh nghi ngờ vợ, mắng nhiếc, đánh đập đuổi đi. Vũ Nương không
minh oan được, gieo mình xuống song Hoàng Giang tự vẫn. Một đêm thấy bóng cha trên
tường bé Đản gọi đó là cha, lúc bấy giờ Trương Sinh mới vỡ lẽ thì đã muộn. Dưới cung
nước của rùa thần, trong bữa tiệc Linh Phi chiêu đãi trả ơn Phan Lang (người cùng làng
với Trương Sinh), Phan Lang đã nhận ra Vũ Nương, nay đã là người của thủy cung. Nghe
Phan lang kể chuyện nhà, Vũ Nương thương nhớ chông con muốn về dương thế. Hôm
sau, Linh Phi đưa Phan Lang ra khỏi cung nước, Vũ Nương nhân đó nhờ Phan Lang nói
với Trương Sinh lập đàn giải oan, nàng sẽ trở về. Nhưng khi Trương Sinh lập đàn giải

oan bên song, Vũ Nương chỉ hiện lên giữa dòng, nói với chàng mấy câu rồi biến mất.
4. Đề mở, tùy vào cảm nhận của mỗi người, song cần đạt được các ý chính sau:
– Vũ Nương là nhân vật tiêu biểu cho người phụ nữ đức hạnh trong xã hội phong
kiến nhưng phải chịu số phận oan khuất do chính người chồng đa nghi cảu mình gây ra.
Câu chuyện vừa có ý nghĩa ca ngợi vẻ đẹp của lòng vị tha, của đức hạnh, vừa thể hiện
ước mơ muôn thuở của con người: người tốt bao giờ cũng được đền trả xứng đáng, dù chỉ
là một thế giới huyền bí, ảo ảnh.

8

– Sống nơi trần thế, Vũ Nương là người phụ nữ có phẩm chất, đức hạnh. Ngay mở
đầu câu chuyện, tác giả đã giới thiệu: đó là người phụ nữ “thùy mị nết na, lại thêm tư
dung tốt đẹp”. Để làm nổi bật vẻ đẹp này, nhà văn đã đặt nhân vật trong các mối quan hệ
với chồng, mẹ chồng và đứa con; trong các hoàn cảnh cụ thể và tình huống khác nhau.
+ Vũ Nương là người vợ thủy chung, yêu thương chồng hết mực.
Khi tiễn chồng đi lính, nàng rót chén rượu đầy, dặn dò chồng lời tình nghĩa đàm thắm,
thiết tha, khiến ai nghe cũng “đều ứa hai hang lệ”. Nàng không mong gì vinh hiển, chỉ
cầu mong chồng được trở về bình yên: “Chàng đi chuyến này thiếp chẳng dám mong đeo
ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang được hai chữ bình yên,…
thế là đủ rồi”. Tình thương chồng của Vũ Nương còn được thể hiện qua sự cảm thông
với những vất vả, gian lao mà chàng sẽ phải chịu đựng: “Chỉ e việc quân khó liệu… rồi
thế chẻ tre chưa có…”. Nàng bày tỏ nỗi khắc khoải nhớ nhung của mình: “…mùa dưa
chin quá kì… cũng sợ không có cánh hồng bay bổng”. Trong nỗi niềm của người vợ xa
chồng, nàng còn cảm thông cho cả nỗi niềm của người mẹ gần đất ca trời vẫn phải xa
con. Những lời nói ân tình ấy làm sao người nghe không khỏi xúc động.
• Khi Trương Sinh ở ngoài mật trận, Vũ Nương ở nhà càng tỏ ra là nguời vợ thủy chung,
yêu thương chồng nhất mực. Tác giả đã miêu tả thật tha thiết, xúc động nỗi buồn thương
nhớ, khắc khoải triền miên của nàng: “Ngày qua tháng lại… mỗi khi thấy buơm bướm
lượn đầy vườn, mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bề chân trời không thể nào ngăn được”

. Thổn thức tâm tình nhưng nàng luôn giữ gìn tiết hạnh với chồng: “…cách biệt ba năm
giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn đã từng nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén
gót…”.
+ Vũ Nương còn là người mẹ hiền, dâu thảo.
Trong lúc chồng đi xa, nàng vừa nuôi con nhỏ, vừa chăm sóc mẹ già đau ốm. “Nàng hết
sức thuốc thang, lễ bái thần phật mà lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn”. Phẩm chất
ấy của nàng được chính người mẹ chồng đánh giá cao khi bà ở phút lâm chung: “Một tấm
thân tàn, nguy trong sớm tối, việc sống chết không thể phiền đến con… Sau này trời xét
lòng lành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đầy đàn, tròi xanh kia quyết
chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ lòng mẹ”. Đó là sự đánh giá xác đáng, khách
quan. Khi mẹ chồng mất, “nàng hết lòng thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như
đối với cha mẹ đẻ của mình”. Nàng làm tất cả những điều đó không chỉ vì trách nhiệm
của nàng dâu mà còn thể hiện tình yêu thương hết lòng đối với người chồng ngoài mặt
trận.
+ Vũ Nương là người phụ nữ bất hạnh

Khi chiến tranh kết thúc, Trương Sinh trở về, lẽ ra một nguời vợ công dung ngôn hạnh
như Vũ Nương phải được đón nhận một cuộc sống yên vui, hạnh phúc dưới mái ấm gia
đình. Nhưng không, chỉ vì lời mói vô tình, ngây thơ của con, một sự hiểu lầm bởi tính đa
nghi quá mức của ngừơi chồng mà nàng phải tuẫn tiễn, kết thúc cuộc đời khi còn quá trẻ.
+ Vì đâu, do đâu mà nàng bị dồn nén đến mức cực đoan như vậy?

9

– Vì chính người chồng của nàng – Trương Sinh – một người đàn ông thất học lại lại
hay ghen tuông mù quáng, thô bạo, độc đoán, chuyên quyền, đã không bộc bạch lời nói
của con cho nàng biết, lại còn không chịu nghe lời giãi bày, phân trần, không hề động
lòng truớc thái độ khổ đau của nàng: “Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm

phấn đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. Đâu có sự mất nết hư than như
lời chàng nói. Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mực nghi oan
cho thiếp”. Lời nói của Vũ Nương không chỉ nhằm minh oan mà nàng còn cố gắng tìm
mọi cách để hàn gắn hạnh phúc gia đình đang có nguy cơ tan vỡ, nhưng điều đó đâu có
được Trương sinh chấp nhận.
– Họ hàng làng xóm bênh vực và biện bạch cho nàng nhưng Trương Sinh cũng
không tin. Như vậy, ngay cả quyền tự bảo vệ mình, và được người khác làm chứng, minh
oan cũng không có. Bờ vai ấm áp, vững chãi, tin cậy nhất của người phụ nữa là người
chồng thì giờ đây nàng đã bị đẩy ra, ghẻ lạnh, vô tình, nhẫn tâm. Nàng đau đớn, thất vọng
ê chề, chỉ còn biết ngửa mặt lên trời mà than: “Thú vui nghi gia nghi thất” giờ “bình rơi
châm gãy, mây tạnh mưa tan, sen ruc trong ao, liễu tàn trước gió, khóc tuyết bông hoa
rụng cuống, kêu xuân cái én lia đàn”. Ngay cả ước muốn chờ chồng đến hóa đá như núi
Vọng Phu kia cũng không còn cơ hội nữa.
– Mọi cố gắng của Vũ Nương đều trở thành vô ích. Hôn nhân không còn cách nào
cứu vãn nổi. Tiết hạnh không thể minh bạch, tỏ bày. Thất vọng đến tột cùng, nàng đành
mượn dòng Hoàng Giang minh chứng tấm lòng trong sáng, rủa sạch tiếng nhơ oan ức.
Nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than rằng: “Kẻ bạc
mệnh này duyên mệnh hẩm hiu, chồng con ruồng bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu
nhuốc nhơ. Thần sông có linh xin ngài chứng giám. Nếu thiếp đoan trang giữ tiết, trinh
bạch gìn lòng vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mĩ. Nhược
bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dứơi xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm
cho diều quạ và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ”.
– Lời than vừa là lời giãi bày, vừa là lời thề nguyền cùng trời đất của kẻ bạc mệnh
đầy đau khổ. Người đọc không khỏi xót thương cho nàng và căm giận người đàn ông
độc ác, chuyên quyền. Hành động trầm mình của nàng là hành động tiêu cực, lẽ ra nàng
không nên chọn giải pháp đó. Song theo quan điểm của nhà văn lúc bấy giờ: chỉ có cái
chết nàng mới có thể chứng minh cho nỗi oan ức của mình, chứng tỏ xã hội phong kiến
quá đề cao chữ tiết, và hành động của nàng là hành động quyết liệt cuối cùng để bảo toàn
danh dự. Hành động ấy có sự chi phối của lí trí chứ không giống như hành động bột phát
của nàng Vũ Nương trong truyện cổ tích: “chạy một mạch ra bến Hoàng Giang đâm đầu

xuống nước”.
⇒ Câu chuyện nàng Vũ Nương công dung ngôn hạnh, thủy chung hết lòng vun đắp cho

hạnh phúc gia đình là khuôn vàng thước ngọc của phụ nữ Việt Nam nhưng số phận lại rơi
vào vòng oan nghiệt. Nhà văn không chỉ nhằm ca ngợi phẩm chất, đức hạnh của nàng mà
còn thể hiện lòng thương cảm sâu sắc với nỗi khổ đau, bi kịch của người phụ nữ trong
chế độ phụ quyền phong kiến đầy bất công, tàn bạo.
10

5. Những nguyên nhân khiến Vũ Nương phải tìm đến cái chết thê thảm
– Nguyên nhân trực tiếp từ chiếc bóng trên vách và lời nói của bé Đản.
– Nguyên nhân sâu xa có tính chất quyết định chính là người chồng Trương Sinh đa
nghi, thô bạo.
+ Xuất phát từ bản chất của Trương Sinh vốn là con người “có tính đa nghi, đối với
vợ lại phòng ngừa quá mức”. Là “con nhà hào phú nhưng không có học” , sự hạn chế về
nhận thức khiến Trương Sinh không hiểu được phẩm chất tốt đẹp, sự hi sinh, lòng hiếu
thảo của vợ mình: dễ kích động, mù quáng khi có biến cố xảy ra. Biến cố đó chính là
những ngày đi lính trở về, lòng đau buồn khi không còn mẹ, đứa con thì quấy khóc không
chịu gọi cha, nó lấy làm lạ khi chàng nhận là cha nó. Tình huống nghi ngờ xảy ra và càng
phát triển, tăng cao qua lời nói của con: “Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại
biết nói chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít”. Đản còn nói rõ: “Trước đây
thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng
ngồi nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả”. Người ta nói: “Ra đường hỏi già / Về nhà hỏi
trẻ”,, trẻ con thường không biết nói dối. Thế ra những ngày tháng qua mình vắng nhà, vợ
mình lại hư như thế ư? Đêm nào hắn cũng đến (hành động vụng trộm) , vợ mình đi cũng
đi, vợ mình ngồi cũng ngồi (gian phu dâm phụ quấn quýt nhau quá rồi còn gì) lại không
bao giờ bế con mình nữa (khác máu tanh lòng ai thèm). Những dữ kiện thật logic, không
còn bàn cãi gì nữa, Trương Sinh “đinh ninh là vợ hư, mối nghi ngờ càng sâu, không còn
gì gỡ ra được”.

+ Trương Sinh không đủ bình tĩnh, sáng suốt để phân tích, phán đoán những lời nói
của trẻ con. Trương Sinh lại sẵn máu gia trưởng, độc đoán, chuyên quyền của xã hội
phong kiến, cộng với lòng hẹp hòi, ích kỉ, thiếu bao dung, độ lượng, cởi mở. Vì thế, khi
vợ hỏi: “chuyện kia do ai nói” thì dấu kín, không kể đó là lời con nói, chỉ một mực mắng
nhiếc, không nghe lời giãi bày, chẳng thèm để ý, quan tâm nỗi khổ đau, oan ức của vợ;
cũng chẳng tin những lời bênh vực, thanh minh của họ hàng, làng xóm. Trương Sinh đã
bỏ qua cơ hội hàn gắn và tránh được thảm kịch, chỉ biết la lối, chửi bới cho hả giận. Như
vậy, Trương Sinh thiếu lòng tin và thiếu tình thương.
+ Thái độ tàn ác, rẻ rung của Trương Sinh với Vũ Nương có lẽ còn do cuộc hôn
nhân không bình đẳng. Vũ Nương con nhà kẻ khó. Trương Sinh con nhà hào phú, biểu
hiện của Trương Sinh là lối hành sử của kẻ giàu đối với người nghèo.
– Ngoài những nguyên nhân ấy, còn có một nguyên nhân gián tiếp, đó là lễ giáo
phong kiến hà khắc. Lễ giáo không chấp nhận sự lầm lỡ của người phụ nữ không giữ
được tiết hạnh là mắc phải điều ô nhục nhất. Tội đó là tội bỏ rọ trôi song. Luật lệ ấy khác
nào đổ thêm dầu vào lửa ghen tuông của Trương Sinh và đẩy người phụ nữ tiết hạnh đến
chỗ chết.
⇒ Tất cả những nguyên nhân trên đã khiến Trương Sinh trở thành kẻ vũ phu, độc ác.

Trương Sinh là nguyên nhân chính bức tử Vũ Nương mà kẻ bức tử vẫn hoàn toàn vô can,
11

đó cũng là sự bất công của xã hội trọng nam khinh nữ. Bi kịch của Vũ Nương là lời tố
cáo xã hội phong kiến dung túng cho cái ác, cái xấu xa, vô lối tồn tại; đồng thời bày tỏ
lòng cảm thương của nhà văn đối với số phận oan nghiệp của người phụ nữ. Tác phẩm
mang giá trị nhân đạo đặc sắc.
6. Chiếc bóng trên vách là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc
– Chiếc bóng thể hiện tình thương của Vũ Nương đối với con, tình yêu đối với
chồng (vợ chồng như hình với bóng) và khát vọng sum họp của nàng.
– Chỉ là chiếc bóng vô hình nhưng cũng có thể dẫn tới một bi kịch nếu người ta

không tỉnh táo. Chiếc bóng Vũ Nương vô tình đem ra đùa với con, mà chính nó lại là
nguyên nhân làm hại chính mình, hủy hoại chính mình. Phải chăng chiếc bóng cũng hàm
chứa một ý nghĩa nhân sinh? Trong cuộc đời ai có thể học hết được chữ “ngờ”?
– Đặc sắc ở chỗ tạo ra sự bất ngờ, tính hấp dẫn của tình huống và sự chặt chẽ của cốt
truyện. Nếu tác giả để lộ chiếc bóng ngay từ đầu câu chuyện thì truyện không chỉ kém
hấp dẫn mà còn phá vỡ tình logic của cốt truyện, ảnh hưởng tới tính cách cảu Trương
Sinh. Chi tiết được để xuống phần cuối khi Vũ Nương đã không còn nữa, mọi chuyện đã
rồi, mâu thuẫn tích tụ được đẩy lên đỉnh điểm thành bi kịch. Tính cách Trương Sinh cũng
bộc lộ tận cùng bản chất của kẻ vũ phu, độc đoán, chuyên quyền. Sức tố cáo của tác
phẩm càng thêm mạnh mẽ. Đó là sự cao tay của người cầm bút.
– Chi tiết chiếc bóng còn là một bài học cho những người đàn ông có tính ghen
tuông bóng gió (ghen bóng ghen gió), mù quáng. Việc gì cũng phải bình tĩnh, sáng suốt
để giải quyết. Điều quan trọng là phải giữ gìn được hạnh phúc gia đình. Có được hạnh
phúc đã là điều khó khăn, nhưng giữ được hạnh phúc lâu bền còn là điều khó khăn hơn.
⇒ Cái bóng là thông điệp muôn đời cho mọi người. Đã yêu thương phải tin tưởng, đừng để

cái bóng rình rập, giết chết tình yêu, hạnh phúc gia đình.
7. Chi tiết kì ảo
– Nói đến truyện truyền kì là phải có chi tiết (yếu tố) kì ảo. Chi tiết kì ảo trong
Chuyện người con gái Nam Xương là cuộc sống của Vũ Nương dưới thủy cung và sự trở
về dương thế của nàng trong thoáng chốc. Truyện cổ tích chỉ dừng lại ở chỗ: khi thằng bé
chỉ vào cái bóng trên tường, Trương Sinh tỉnh ngộ và thấu nỗi oan của vợ. Kết thúc như
thế đã có hậu vì cái chết của Vũ Nương đã được giải. Nhưng Nguyễn Dữ đã thêm yếu tố
kì ảo ở đoạn kết trong truyện của mình để tạo nên giá trị thẩm mĩ mới mà truyện cổ tích
chưa có. Tác giả đan xen giữa hai yếu tố thực và ảo khiến truyện trở nên gần gũi và tăng
độ tin cậy ở người đọc: “Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng sông,
theo sau có đến năm mươi chiếc xe cơ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông lúc ẩn lúc hiện”.
Nàng nói vọng vào tạ từ chồng: “Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết không
bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa”. Chi tiết đã tạo nên
một kết thúc li kì, hấp dẫn và có hậu. Điều đó thể hiện ước mơ của con người về sự bất

12

tử, chiến thắng của cái thiện, cái đẹp; thể hiện nỗi khát khao một cuộc sống công bằng,
hạnh phúc cho người lương thiện, đặc biệt là người phụ nữ bất hạnh.
– Chi tiết kì ảo còn có tác dụng hoàn chỉnh nét đẹp trong tính cách của Vũ Nương.
Dù đã sang thế giới bên kia nhưng bản chất tốt đẹp vẫn giữ gìn, vẫn nặng tình với quê
hương, chồng con, vẫn khao khát được sum họp, được trả lại danh dự.
– Tuy nhiên, chi tiết kì ảo không làm giảm đi tính bi kịch của truyện bởi sự trở về
(hiển linh) của Vũ Nương chỉ trong thoáng chốc, là ảo ảnh loang loáng, mờ nhạt giữa
dòng sông. Nàng và chàng vẫn chia lìa âm dương đôi ngả. Nguyễn Dữ đưa người đọc vào
giấc mơ đẹp nhưng để rồi lại sực tỉnh trở về với hiện tại cay đắng. Sương khói đàn tràng
của Trương Sinh không xua tan được nỗi oan, sự ân hận muộn mằn cũng không thể cứu
vẫn nổi hạnh phúc. Giấc mơ chỉ làm giảm đi độ căng về tâm lí cho người đọc, nhưng bi
kịch vẫn là bi kịch. Thực tại vẫn phũ phàng. Giấc mơ là lời cảnh tỉnh để lại dư vị ngậm
ngùi và bài học thấm thía về việc giữ gìn hạnh phúc.
– Lời từ biệt của Vũ Nương là lời tố cáo cái nhân gian của xã hội phong kiến đầy
oan nghiệt, khổ đau, chà đạp lên thân phận người phụ nữ. Chi tiết nghệ thuật còn thể hiện
cảm quan của nhà văn đối với xã hội đương thời và lòng thương cảm đối với thân phận
người phụ nữ trong chế độ gia tộc phụ quyền.
8. Suy nghĩ và sự lựa chọn kết thúc truyện
Tùy vào sự lựa chọn của mỗi người, song cần suy ngẫm những tình huống sau:
– Nếu đồng ý với kết thúc của tác giả thì phải giải thích vì sao đồng ý? (dựa vào
phần gợi ý của câu 7).
– Nếu viết lại kết thúc theo hướng khác, chẳng hạn:
+ Nếu để Vũ Nương trở về dương gian đoàn tụ với gia đình thì kết thúc toàn bộ câu
truyện sẽ ra sao? Có thể phù hợp với tâm lí, khát vọng của nhân dân lao động nhưng câu
truyện còn hấp dẫn nữa không? Xét về thực tế có hợp logic không?
+ Để Vũ Nương hóa thân vào người khác là vợ Trương Sinh và chăm sóc đứa con
thơ dại của mình liệu có được không? Người xưa nói: “giang sơn dễ đổi, bản tính khó

rời”, liệu Trương Sinh có thay đổi tính đa nghi, độc đoán kia không? Và tình cảm vợ
chồng có hạnh phúc?
+ Để Trương Sinh phải chết vì hối hận… Kết thúc như vậy có phải là sự trừng phạt
của cổ tích?

CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH
(Trích Vũ Trung tùy bút)
13

Phạm Đình Hổ
I. HỆ THỐNG CÁC VẤN ĐỀ VÀ CÂU HỎI, BÀI TẬP
1. Nêu một số nét chính về tác giả Phạm Đình Hổ.
2. Ý nghĩa nhan đề và thể loại tùy bút.
3. Đoạn trích Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (trích Vũ trung tùy bút- Phạm Đình Hổ) đã
phơi bày một hiện thực đen tối của xã hội Việt Nam thời Lê – Trịnh. Em hãy phân tích
làm sáng tỏ nhận định trên.
4. Em có nhận xét gì về thái độ của tác giả trong đoạn trích.
5. Nhận xét nghệ thuật của đoạn trích.
6. Theo em, thể văn tùy bút (qua đoạn trích) có gì giống và khác với thể loại truyện đã
được học ở tiết trước (Chuyện người con gái Nam Xương)?
7. Trình bày nhận thức của em về tình trạng đất nước ta vào thời vua Lê – chúa Trịnh
cuối thế kỉ XVIII.
II. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ GIẢI BÀI TẬP
1. Tác giả
– Phạm Đình Hổ (1968 – 1839) tên chữ là Tùng Niên (Bình Trực), hiệu Đông Dã
Tiều, tục gọi là Chiêu Hổ, người tỉnh Hải Dương.
– Sống vào thời loạn lạc nên ông muốn ẩn cư. Thời Minh Mạng (nhà Nguyễn), vua
mời ông ra làm quan, nhưng mấy lần từ chức rồi lại bị triệu ra.
– Phạm Đình Hổ để lại nhiều công trình biên soạn, khảo cứu có giá trị thuộc các lĩnh

vực: văn học, triết học, lịch sử, địa lí,… tất cả đều bằng chữ Hán.
2. Nhan đề và thể loại
– Ý nghĩa nhan đề Vũ trung tùy bút: tùy bút viết trong những ngày mưa. Những ngày
mưa không nên chỉ hiểu theo nghĩa đen (mưa gió nhàn rỗi), mà tác giả muốn hàm ẩn một
ý nghĩa sâu xa: thời kì nhân dân phải chịu cảnh loạn lạc, vất vả nghèo đói, đất nước liên
miên, ngập chìm trong các cuộc nội chiến của các tập đoàn phong kiến. Đây là thời kì
mưa gió, đen tối của lịch sử nước ta, và cũng đã đến lúc tan rã.
– Tùy bút: Thể kí ghi lại một cách tương đối tự do những cảm nghĩ của người viết,
kết hợp với phản ảnh khách quan.
Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ là một tác phẩm đặc sắc được viết vào đầu thế
kỉ XIX. Tác phẩm giàu giá trị văn chương gồm 88 mẩu chuyện nhỏ, ghi chép tùy hứng,
14

tản mạn, bàn về các thứ lễ nghi, phong tục, tập quán,… ghi chép những sự việc xảy ra
trong xã hội đương thời và một số nhân vật, di tích lịch sử, khảo cứu về địa dư, chủ yếu
là vùng Hải Dương, quê hương ông. Tất cả những nội dung ấy được trình bày giản dị,
sinh động và hấp dẫn. Đây còn là một tài liệu quý có giá trị về mặt sử học và xã hội học.
3. Bài tập này viết thành một bài văn hoàn chỉnh. Gợi ý:
* Phân tích đề
– Vấn đề cần nghị luận: Làm rõ thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh và các quan hầu
cận trong phủ chúa, cùng với nhhững thủ đoạn nhũng nhiều của chúng đối với nhân dân
qua đoạn trích.
– Xác định nội dung cần nghị luận (luận điểm)
+ Thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh và các quan hầu cận.
+ Những thủ đoạn những nhiễu của quan lại.
+ Thái độ của tác giả
– Tư liệu: Chủ yếu trong đoạn trích , có thể mở rộng ra đoạn trích (phần Đọc thêm).
* Lập dàn ý
a. Mở bài

Đoạn trích Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (trích Vũ trung tùy bút) của Phạm Đình
Hổ là một minh chứng xác đáng về hiện thực đen tối của đất nước vào thời vua Lê –
chúa Trịnh cuối thế kỉ XVIII.
b. Thân bài
– Bộ mặt của giới cầm quyền phong kiến thời Lê – Trịnh được tác giả kể lại một
cách sinh động, hấp dẫn.
+ Chúa cho xây dựng nhiều cung điện, đền đài ở khắp nơi để thỏa ý “thích chơi đèn
đuốc”, ngắm cảnh đẹp, ý thích đó không biết bao nhiêu cho vừa. Vì vậy, “Việc xây dựng
đình đài cứ liên miên” hao tiền, tốn của.
+ Chúa bày ra nhiều cuộc dạo chơi tốn kém ở li cung (cung điện, lâu đài xây xa kinh
thành). Những cuộc dạo chơi của chúa ở Tây Hồ được tác giả miêu tả tỉ mỉ: diễn ra
thường xuyên “tháng ba bốn lần”, huy động rất nhiều kẻ hầu người hạ: “binh lính dàn
hấu hết bốn mặt hồ” (Hồ Tây ngày ấy rộng hơn bây giờ rất nhiều). Không chỉ dạo chơi
đơn thuần mà còn bày ra nghi lễ tiếp đón tưng bừng, độc đáo; những trò chơi lố lăng như
tổ chức hội chợ, các quan nội thần cải trang thành đàn bà, bày bách hóa xung quanh hồ để
bán; thuyền ngự tùy ý ghé vào mua bán như cửa hàng trong chợ.
15

+ Chúa Trấn Quốc, nơi linh thiêng của Phật giáo cũng bị bọn nhạc công ngồi trên
hòa nhạc làm vui cho chúa.
+ Bọn quan quân dùng quyền lực để tìm thu thực chất là cướp đoạt của quý trong
thiên hạ như “trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch,…” (chim quý, thú lạ, cây cổ thụ, những
hòn đá có hình thù lạ, chậu hoa, cây cảnh) về tổ điểm cho phủ chúa để thành nơi giàu đẹp
nhất trời Nam.
+ Tác giả đã chọn một chi tiết điển hình nhằm khắc sâu chủ đề của đoạn trích, đó là
cảnh binh lính khiêng một cây đa cổ thụ về phủ chúa. Nhà văn miêu tả bằng những từ
ngữ sống động và ấn tượng: “Cây đa to, cành lá rườm rà, được rước qua sông”, “giống
như một cây cổ thụ mọc trên đầu non hốc đá, rễ dài đến vài trượng ”. Cây đa ấy “phải
một cơ binh mới khiêng nổi”, không chỉ có thế, việc di chuyển còn có “bốn người đi kèm,

đều cầm gươm, đánh thanh la đốc thúc quân lính khiêng đi cho đều tay”. Người cầm bút
chỉ đưa ra những sự việc cụ thể, chân thực và khách quan, không bình luận nhưng các
hình ảnh, chỉ tiết vẫn hiện lên sống động và tự nó phơi bày.
– Thói tham lam, những thủ đoạn nhũng nhiễu của bọn quan lại hầu cận trong phủ
chúa cũng được tác giả tường thuật một cách sắc nét:
+ Thời chúa Trịnh Sâm, bọn quan lại hầu cận trong phủ chúa rất được sủng ái, bởi
chúng biế bợ đỡ, làm vui lòng chúa bằng cách bày ra các trò ăn chơi hưởng lạc. Cho nên
chúng ỷ thế nhà chúa, mượn gió bẻ măng tha hồ hoành hành, tác yêu tác quái, vơ vét của
dân.
+ Thủ đoạn của chúng vô cùng bỉ ổi, trắng trợn: dò xem nhà nào có vật quý thì biên
vào hai chữ “phụng thủ”, cho người lấy phăng đi. Rồi vừa ăn cướp vừa la làng, vu cho
người có của giấu giếm của cung phụng, chống lại thánh chỉ để học lại phải đút tiền thoát
tội. Người dân vừa bị cướp đoạt vật quý vừa bị mất tiền thêm, có nhà bị mất của lại còn
bị phá nhà hủy tường. Vì thế, để tránh tai họa, có người phải tự tay “đập bỏ núi nọn bộ,
hoặc phá bỏ cây cảnh’’ mà mình đã dày công vun trồng, yếu quý.
+ Để tăng sức tố cáo hiện thực và sức thuyết phục người đọc, tác giả đưa ra bằng
chứng từ chính sự việc của gia đình mình: bà mẹ đã phải sai chặt đi một cây lê và hia cây
lựu quý có hoa thơm quả đẹp trong vườn nhà để tránh tai họa.
=> Nhân dân bị nhũng nhiễu, cuộc sống nghèo đói, vất vả, không yên ổn, nọn vua

chúa, quan lại thì ăn chơi xa đọa. Chúa thì lơi lỏng việc triều chính, không chăm lo việc
nước; quan quân được thể hoành hành dân chúng. Cướp đoạt của cải của dân, bọn chúng
không những không bị phê mà còn được khen, được thưởng, được thăng quan tiến chức.
– Thái độ của người cầm bút
+ Tác giả ghi chép sự việc diễn ra rất cụ thể, khách quan, không lời bình, không bộc
lộ thái độ, cảm xúc trực tiếp. Nhưng mạch ngầm chủ đạo văn bản là thái độ phê phán đối
với thói ăn chơi xa xỉ, vô độ của chúa Trịnh và các quan lại hầu cận trong phủ chúa. Nhà
16

văn kể lại sự việc khách quan nhưng tự nó đã phơi bày tất cả bản chất của giai cấp thống
trị và dự cảm một tương lại gần đầy nguy cơ. Chi tiết: “Trong phủ, tùy chỗ điểm xuyết,
bày vẽ ra hình núi non bộ trông như bến bể đầu non. Mỗi khi đêm thanh cảnh vắng, tiếng
chim kêu vượn hót ran khắp bốn bề, hoặc nửa đêm ồn ào như trận mưa sa gió táp, vỡ tổ
tan đàn, kẻ thức giả biết đó là điều triệu bất tường”, tác giả kín đáo cảnh báo thói ăn chơi
hưởng lạc, xa hoa trên mồ hôi nước mắt của nhân dân sẽ dẫn đến cảnh đất nước suy tàn,
tan rã tang thương.
+ Kẻ thức giả (người trí thức) nhìn xa trông rộng thấy điều đó không phải là cảnh
thực. Cảnh núi non thu hẹp trong vườn thượng uyển không phải là biểu tượng của toàn
cảnh đất nước đẹp tươi, phồn thịnh, mà đó là cảnh đẹp giả tạo, phù phiếm chỉ có trong
phủ chúa. Đêm thanh cảnh vắng, chim kêu vượn hót rộn bề không phải là cảnh bình yên,
phồn thực mà đó là “điều triệu bất tường”, một dấu hiệu chẳng lành, điểm gỡ sẽ xảy ra
ồn ào như trận mưa sa bão táp, vỡ tổ tan đàn. Đây là hình ảnh ẩn dụ cho sự suy vong tất
yếu của một triều đại. Thật đúng như dự cảm, không bao lâu, nạn kiêu binh nổi dậy, lật
đổ phe cánh Trịnh Sâm, Hoàng Đình Bảo, gia đình chúa cốt nhục tương tàn, tan đàn xẻ
nghé, cuối cùng bị nhà Tây Sơn xóa vết.
=> Vũ trung tùy bút phảng phất đó đây một phong vị buồn của con người luôn trăn
trở với dân với nước. Ông viết nhẹ nhàng, không lên gân […]. Phạm Đình Hổ là sự minh
chứng cho tính phong phú, đa dạng của kí’’ (Nguyễn Đăng Mạnh).
c. Kết bài
– Nghệ thuật tùy bút đem lại cái nhìn sinh động cho người đọc về tầng lớp quyền
quý cũng như nỗi thống khổ của nhân dân lao động đương thời. Tác phẩm không chỉ giàu
giá trị hiện thực mà còn mang giá trị nhân đạo.
– Chuyện cũ viết lại trong phủ chúa Trịnh một thời đã thành dĩ vãng, nhưng những
câu chuyện ấy vẫn còn mang giá trị tư liệu, giá trị lịch sử và giá trị văn chương…
4. Tham khảo phần cuối bài tập 3
5. Nét đặc sắc của đoạn trích
– Tác giả rất thành công ở thể tùy bút, ghi chép chân thực hiện thực khách quan, qua
đó bộc lộ thái độ, cảm xúc, suy nghĩ, đánh giá của mình về con người và cuộc đời.
– Ghi chép tùy theo cảm hứng chủ quan, có thể tản mạn, không gò bó theo hệ thống,

kết cấu nhưng vẫn theo một tư tưởng, cảm xúc chủ đạo nên đoạn trích rất giàu chất trữ
tình.
– Các chi tiết miêu tả chọn lọc, đắt giá, giàu sức thuyết phục. Tả cảnh đẹp, tỉ mỉ
nhưng lại nhuốm màu sắc u ám, mang tính dự báo.

17

– Giọng kể, tả khách quan nhưng khéo léo, kín đáo thể hiện thái độ lên án, phơi bày
bản chất bọn vua chúa qua thủ pháp liệt kê và hàm ẩn.
6. Sự giống và khác nhau giữ thể kí và truyện (qua tùy bút của Phạm Đình Hổ và truyền
kì của Nguyễn Dữ).
– Giống: cùng thuộc thể loại văn xuôi trung đại và được viết bằng kí tự Hán.
– Khác:
+ Truyện: Hiện thực cuộc sống được thông qua số phận con người cụ thể nên
thường có cốt truyện và nhân vật. Cốt truyện được trình bày có mở đầu, diễn biến, kết
thúc, nhân vật được khắc họa từ ngoại hình đến nội tâm, tính cách, diễn biến tâm lí,…
Truyện phản ánh hiện thực khách quan qua bức tranh mở rộng đời sống, qua các sự kiện,
biến cố xảy ra trong cuộc đời con người.
+ Tùy bút là thể văn dùng để ghi chép người thật, việc thật, qua đó người viết bộc lộ
cảm xúc, thái độ, suy nghĩ, đánh giá của mình về con người và cuộc sống. Ghi chép tùy
theo cảm hứng chủ quan của nhà văn nên phong cách cái tôi cá nhân phóng khoáng,
không bị gò bó, nhưng vẫn thống nhất tư tưởng, cảm xúc chủ đạo, giàu chất trữ tình.
7. Tình trạng đất nước cuối thế kỉ XVIII
Gợi ý: – Hiện thực đen tối của đất nước thời vua Lê – chúa Trịnh được cảm nhận qua
Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ, Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác, Hoàng Lê nhất
thống chí của Ngô gia văn phái, đó là một thực trạng phồn vinh giả tạo. Cuộc sống trong
phủ chúa xa hoa, phồn thực tuyệt đỉnh: “Cả trời Nam sang nhất là đây” (Lê Hữu Trác),
lầu gác, rèm châu, hiên ngọc, hoa cung ngạt ngào, vườn ngự chim kêu vượn hót, núi non
bộ, vào đây như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh, thơ mộng nhất trời Nam. Cuộc sống

quyền uy, vương giả nhưng những thức giả đều nhận thấy đó là điều triệu bất tường, báo
trước sự suy vong, sụp đổ tất yếu của một triều đại chỉ ham tranh quyền đoạt vị, ham ăn
chơi xa đọa, không lo nghĩ phát triển dân giàu nước mạnh.
– Con người trong phủ chúa: kẻ cầm quyền thì ăn chơi, hoang dâm vô độ, vô trách
nhiệm. Kẻ dưới quyền (quan lại, hầu cận) thì đục nước béo cò, ỷ thế thỏa sức vơ vét,
cướp bóc dân lành, làm cho cuộc sống nhân dân ngày càng khốn khó.
=> Một thời đại không “vô vi cư điện các” (nơi triều chính không yên ổn) ắt đại loạn
sẽ xảy ra. Đoạn trích đã phơi bày một tình trạng đen tối, thối nát, mục ruỗng của tập đoàn
phong kiến Lê – Trịnh: xa hoa, quyền uy nhưng giả tạo đã đến thời mạt vận.

18

HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ
Ngô Gia Văn Phái
HỒI THỨ MƯỜI BỐN
Đánh Ngọc Hồi, quân Thanh bị thua trận
Bỏ Thăng Long, Chiêu Thống trốn ra ngoài
I. HỆ THỐNG CÁC VẤN ĐỀ VÀ CÂU HỎI, BÀI TẬP

1. Em hiểu gì về Ngô gia văn phái, tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí, đoạn trích và thể
loại?
2. Hãy tóm tắc hồi thứ mười bốn khoảng 12 đến 15 dòng.
3. Cảm nhận của em về người anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ qua Hồi thứ
mười bốn (trích Hoàng Lê nhất thống chí) của Ngô gia văn phái.
4. Cảm nhận của em về sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và bi kịch của vua tôi Lê
Chiêu Thống qua Hồi thứ mười bốn (trích Hoàng Lê nhất thống chí) của Ngô gia văn
phái.
5. Sự khác biệt của hai cuộc tháo chạy (một của quân tướng nhà Thanh và một của vua
tôi Lê Chiêu Thống).

6. Dựa theo tác phẩm, hãy viết một đoạn văn ngắn miêu tả lại chiến công thần tốc đại phá
quân Thanh của vua Quang Trung từ tối 30 Tết đến ngày mùng 5 tháng giêng năm Kỉ
Dậu (1789).
II. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ GIẢI BÀI TẬP
1. Tác giả, tác phẩm:
– Tác giả: Hoàng Lê nhất thống chí do một số người trong dòng họ Ngô Thì viết.
Hai tác giả chính là:
+ Ngô Thì Chí (1753 – 1788), em ruột Ngô Thì Nhậm, làm quan dưới triều Lê
Chiêu Thống, trung thành với nhà Lê. Ông viết bảy hồi đầu của tác phẩm.
+ Ngô Thì Du (1772 – 1840), anh em chú bác ruột với Ngô Thì Chí, học giỏi nhưng
không đỗ đạt, sau đó xuống làm quan dưới triều Nguyễn. Ông là tác giả của bày hồi tiếp
theo, trong đó có hồi 14.
+ Ba hồi cuối do người khác viết.
19

=> Thể loại:
+ Tác phẩm thuộc thể chí (lối văn ghi chép sự vật, sự việc).
+ Hoàng Lê nhất thống chí viết theo kiểu tiểu thuyết chương hồi của Trung Quốc
gồm 17 hồi. Có ý kiến cho rằng tác phẩm là kí sự lịch sử, đa số người nghiên cứu xếp nó
vào tiểu thuyết lịch sử. Trong văn học Việt Nam trung đại, đây là tác phẩm văn xuôi chữ
Hán có quy mô lớn nhất và đạt được những thành công xuất sắc nhất về mặt nghệ thuật.
– Hoàn cảnh sáng tác: Hoàng Lê nhất thống chí được viết trong nhiều thời điểm nối
tiếp nhau từ giai đoạn cuối triều Lê đến đầu triều Nguyễn (cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế
kỉ XIX).
– Đoạn trích thuộc hồi thứ mười bốn: Quang Trung đại phá quân Thanh, thống nhất
đất nước.
2. Tóm tắt Hồi thứ mười bốn (đoạn trích)
Được tin cấp báo quân Thanh đã chiếm Thăng Long, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ
lập tức lên ngôi hoàng đế và than chinh cầm quân dẹp giặc. Nhà vua tổ chức lực lượng,

chia làm hai đạo quân thủy – bộ, ngày 25 tháng chạp tiến quân thần tốc từ Phú Xuân
(Huế) ra Thăng Long. Ngày 29 tháng chạp ra tới Nghệ An, tuyển thêm quân, mở cuộc
duyệt binh, yên ủi quân lính, truyền lời dụ. ngày 30 tháng chạp đến núi Tam Điệp, mở
tiệc khao quân, hẹn mùng 7 tháng giêng mở tiệc ăn mừng tại Thăng Long. Ngay đêm đó,
nghĩa quân tiếp tục hành quân. Rạng sáng mùng 3 tết bí mật bao vây đồn Hạ Hồi, lấy Hạ
Hồi trong chớp nhoáng. Rạng sáng mùng 5 tấn công đền Ngọc Hồi, giặc thua, tướng Sầm
Nghi Đống thắt cổ tự tử. Thuận đà quân ta tiến vào Thăng Long đúng trưa mồng 5 tết.
Quân giặc hoảng sợ chạy tán loạn, xéo lên nhau mà chết. Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật tháo
chạy lên biên giới. Vua tôi Lê Chiêu Thống cũng tìm đường tháo quân, gặp Tôn Sĩ Nghị
ở biên giới. Tớ thầy tàn quân thê thảm xéo về đất Bắc.
Đoạn trích miêu tả chiến thắng lẫy lừng của người anh hùng Nguyễn Huệ, sự thảm
bại của quân tưởng nhà Thanh và số phận bị thảm của lũ vua quan phản nước, hại dân.
3. Hình tượng nguồi anh hùng dân tộc – Quang Trung
Bài tập này tương đương với một đề văn. Đề ra theo hướng mở “cảm nhận” (cảm là
sự rung cảm, cảm thụ; nhận là nhận thức, hiểu biết, tiếp nhận tác phẩm…), tùy vào sự
cảm nhận của mỗi người, song bài viết cần bám sát vào văn bản, đúng với đối tượng,
trình bày rõ ràng, mạch lạc, diễn đạt trôi chảy, sinh động, hấp dẫn. Sau đây là một số gợi
ý:
a. Mở bài

– Hoàng Lê nhất thống chí là cuốn tiểu thuyết lịch sử thời trung đại của học Ngô gia
văn phái. Đây là bức ttranh rộng lớn, tái hiện chân bối cảnh lịch sử đầy biến động của
20

nước ta thời Lê – Trịnh, trong khoảng hơn ba thập kỉ cuối thế kỉ XVIII và mấy năm đầu
thế kỉ XIX.
– Sự tranh giành quyền lực giữa các phe phái phong kiến suốt bao năm đã đến hồi
quyết liệt, dự dội. Trong bối cảnh đó, sự nổi dậy của phong trào Tây sơn là một tất yếu.
Nổi bật trên nền cảnh tăm tối ấy là dáng vóc ngời sáng của Quang Trung – Nguyễn Huệ người anh hùng tiêu biểu cho sức mạnh quật cường của cả dân tộc. Hồi thứ mười bốn –

Quang Trung đại phá quân Thanh, thống nhất đất nước đã minh chứng cho điều này.
b. Thân bài
– Trước hết, Quang Trung là người anh hùng hành động mạnh mẽ và quyết đoán, từ
đầu đến cuối đoạn trích, Quang Trung là người hành động xông xáo, mau lẹ, có chủ đích
và quả quyết. Khi nghe tin giặc chhiếm thành Thăng Long và cả một vùng đất đai rộng
lớn, Quang Trung giân lắm nhưng không hề nao núng. Ông định thân chinh cầm quyền đi
ngay nhưng trong tình cảnh đất nước ngàn cân treo sợi tóc, không thể hành động vội vã,
hồ đồ. Lí trí mách bảo phải bình tĩnh để giải quyết từng việc. Chỉ trong vòng hơn một
tháng, ông đã làm được nhiều việc:
+ Lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung.
+ Tổ chức lực lượng, đóc xuất quân ra Bắc.
+ Gặp gỡ người cống sĩ ở huyện La Sơn.
+ Tuyển quân thêm, mở cuộc duyệt binh ở Nghệ An, phủ dụ tướng sĩ, hoạch định
chiến lược, chiến thuật và cả đối sách với nhà Thanh sau chiến thắng.
+ Trực tiếp thống lĩnh chỉ huy các đạo quân.
– Không chỉ là người hành động quyết đoán mà Quang Trung còn là con người trí
tuệ sáng suốt, nhạy bén.
+ Sáng suốt trong việc lên ngôi. Lên ngôi nhằm mục đích thống nhất nội bộ, hội tụ
anh tài và quan trọng hơn là yên lòng quân sĩ, nhất là đối với kẻ phản trắc, giữ lấy lòng
người, thu hút lực lượng.
+ Sáng suốt ở nhận định tình hình địch ta. Điều đó thể hiện rõ trong lời phủ dụ quân
lính ở Nghệ An: ông khẳng định chủ quyền của ta “đất nào sao ấy”; tố cáo hành động
xâm lược phi nghĩa, trái đạo trời của giặc: “Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen
cướp bóc nước ta, giết hại dân ta, vơ vét của cải, người nhà mình không thể chịu nổi, ai
cũng muốn đuổi chúng đi”. Nhà vua nhắc lại truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân
tộc ta: Từ thời Hai Bà Trưng, Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành đến Trần Hưng Đạo, Lê lợi,
mỗi tên tuoỏi đều gắn với một triều đại, một cuộc kháng chiến bảo về đất nước, nahừm
khích lệ tinh thần yêu nước của binh lính từ truyền thống quý báu của dân tộc; kêu gọi
tướng sĩ “đồng tâm hiệp lực để dựng lên công lớn”; ngăn ngừa kẻ phản trắc “chớ có quen
thói cũ, ăn ở hai lòng, nếu như việc phát giác sẽ bị giết chết ngay tức khắc, không tha

21

một ai”. Lời dụ như một bài hịch ngắn gọn, hàm súc, kích thích lòng yêu nước; niềm tự
hào truyyền thống anh hùng của dân tộc.
+ Sáng suốt trong việc xét đoán bề tôi và cách dùng người. Điều đó thể hiện ở việc
ứng xử với các tướng (Sở và Lân) ở Tam Điệp. Ông hiểu người, hiểu tình thế nên khen
chê chính xác, ân ruy rạch ròi. Với Ngô Thì Nhậm, nhà vua đánh giá rất cao vài trò của
một vị quân sư “đa mưu túc trí”. Biết dùng người tài như thế có thể dẹp được loạn binh
đao, tránh gây đổ máu, tổn thất cho bao người dân vô tội.
+ Quang Trung còn là người có tầm nhìn xa trông rộng. Ông luôn tin tưởng ở mình,
tin ở chính nghĩa của dân tộc (ý trời lòng dân) nên dám khẳng định quả quyết ngày chiến
thắng như thần. Có được như vậy là do “phương lược tiến đánh đã có tính sẵn”. Ngay cả
khi còn ngồi trên yên ngựa, tấc đất chưa giành được trong tay, nhà vua đã hoạch định kế
hoạch, quyết sách với giặc sau chiến thắng. Tìm cách ngoại giao để có thể dẹp “việc binh
đao”, “chờ 10 năm nữa ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu dân
mạnh thì ta có sợ gì chúng”. Tất cả mọi hoạch định đều vì nền hòa bình và phát triển của
dân tộc.
+ Ông là bậc kì tài về quân sự, một vị tướng thao lược hơn người. Mấy lần trước ra
Bắc, ông đã được tác giả họ Ngô đánh giá: “Nguyễn Huệ là một tay anh hùng lão luyện
dũng mãnh và có tài cầm quân. Xem hắn ra Bắc vào Nam ẩn hiện như thần, không ai có
thể lường biết”. Lần này ra Bắc, xuất quân thần tốc, đánh nhanh thắng nhanh, đảm bảo an
toàn, bí mât, bất ngờ. Thật là “tướng ở trên trời xuống, quân ở dưới đất lên” làm cho giặc
không kịp trở tay: Ngày 25 tháng chạp xuất quân ở Phú Xuân, năm ngày sau đến Tam
Điệp, đêm 30 tháng chạp đã “lập tức lên đường’’ tiến ra Thăng Long. Hành quân bộ
nhưng tướng sĩ một lòng, vượt lên gian khổ. Từ Tam Điệp trở ra vừa hành quân vừa đánh
giặc, dũng mãnh, chớp nhoáng.
– Đẹp nhất là đoạn họ Ngô tả người anh hùng Quang Trung khoác tấm áo bào màu
đỏ phấp phới, lẫm liệt, hùng dũng cưỡi trên mình voi xông pha trong chiến trận dày đặc
khói súng, mũi tên. Nhà vua trực tiếp tổng chỉ huy chiến dịch, hoạch định đường lối

chiến lược, chiến thuật, tổ chức các đạo quân, tự mình thống lĩnh một mũi tiên phong…
Hình ảnh người chỉ huy được khắc họa nổi bật trên nền chiến trận khói tỏa mù trời, tiếng
la thét đau đớn của kẻ bại trận, tiếng reo hò thắng thế của quân ta đã trở thành linh hồn
chiến công vĩ đại của dân tộc. Một con ngừoi mà bất cứ kẻ phản tặc nào nghe tên cũng đã
hồn bay phách lạc, sợ như sấm sét. Tên “tổng đốc họ Tôn mang thứ quân nhớ nhà kia mà
chống chọi, thì địch sao nổi”. Quả như lời nhận định của tác giả, chỉ trong năm ngày, các
đạo quân của vua Quang Trung đã chiếm được thành Thăng Long, mở tiệc khao quân, ca
khúc khải hoàn sớm hơn dự định hai ngày. Tấm áo bào màu đỏ sạm đen khói súng – một
biểu tượng đẹp về vị vua yêu nước trong thời đại phong kiến.
c. Kết bài
Mặc dù các tác giả vẫn mang nặng tư tưởng chính thống, trung thành với nhà Lê
nhưng với thái độ tôn trọng lịch sử và ý thức dân tộc, họ minh bạch đem ánh sáng rọi vào
hàng ngũ quân Tây Sơn, miêu tả từ tướng đến quân đều rực sáng như trong hào quang
chói lọi, xứng đáng là những người con ưu tú của giống nòi, yêu nước tha thiết, quật
22

cường, anh dũng mà nổi bật là hình tượng người anh hùng dân tộc Quang Trung –
Nguyễn Huệ. Và khi đội quân anh hùng áo vải ấy toàn thắng, bọn giặc thua thảm hại thì
một không khí sung sướng, tự hào của họ Ngô ùa tràn trên trang giấy, lâng lâng, cuốn vào
thời khắc oanh liệt, hào hùng, vinh quang của lịch sử dân tộc. Đoạn trích quả là thước
phim tư liệu quý ghi lại công lao to lớn của vị anh hùng áo vải, mãi mãi bất tử trong lòng
dân tốc Việt Nam.
4. Sự thảm hại của quân tướng nhà Thanh và vua tôi Lê Chiêu Thống
Về hình thức, bài tập này cũng có bố cục như bài tập trên. HS căn cứ vào văn bản
SGK và phần thầy cô giáo hướng dẫn đọc – hiểu trên lớp để viết bài. Cần làm nổi bật các
nội dung sau:
– Trước hết, đây là thước phim tư liệu cụ thể, sinh động vè sự thảm bại của quân
tướng nhà Mãn Thanh trong lịch sử xâm lược.
+ Tôn Sĩ Nghị là một tướng bất tài nhưng kiêu căng, tự phụ, chủ quan. Kéo quân

vào thành Thăng Long “ngày đi đêm nghỉ” dễ dàng như “đi trên đất bằng”, như đi du
lịch, không cần lo lắng, không mất một mũi tên, như đi vào chốn không người. Vì thế,
hắn cho là “vô sự” không cần đề phóng, mặc cho quân lính tự do đi lại kiếm củi, buôn
bán… Hễ ai nhắc đến tình hình thì cho rằng quân Tây Sơn “như cá chậu chim lồng, còn
chút hơi thừa thoi thóp không đáng nói đến”. Chờ mồng 6 xuất quân đầu năm “Bọn ấy sẽ
lần lượt bị bắt sống, không một tên nào lọt lưới. Người Nam Hà sẽ đến mà xem”.
+ Tôn Sĩ Nghị bất tài, không nắm được tình hình, không hiểu được đối phương, chủ
quan khinh địch. Hắn cho quân ra oai “chỉ lảng vảng trên bờ sông, lấy thanh thế suông
để dọa dẫm mà thôi”. Dù đã được Lê Chiêu Thống báo trước tình hình nhưng vẫn không
chút đề phòng. Mấy ngày Tết “chỉ chăm chú vào việc yến tiệc vui mừng, không hề lo chi
đến việc bất trắc”, cho quân lính mặc sức vui chơi.
– Đó chính là nguyên nhân dấn tới sự thảm bại của chúng. Khi Tây Sơn đánh úp Hạ
Hồi, trong đồn lúc đó mới biết, ai nấy rụng rời sợ hãi, vác khí giới đầu hàng. Đánh đến
đồn Ngọc Hồi, giặc bắn súng chả trúng ai, phun khói lửa, gậy ông đập lưng ông tự làm
hại mình. Tây Sơn tiến gấn đánh giáp là cà, quân Thanh chống không nổi bỏ chạy tán
loạn, giày xéo lên nhau mà chết. Thái thú Sầm Nghi Đống thắt cor tự tủ. Quân lính bị tiêu
diệt thây rải đầy đồng, máu chảy thành suối. Cảnh tượng này lại gợi nhớ sự thảm bại của
quân Minh thời nhà Lê: “Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh trôi vạn dặm/ Tốt Đọng
thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm” (Đại cáo Bình Ngô – Nguyễn Trãi).
Nhưng thảm hại nhất phải nói đến chân tướng tổng đốc trọng thần Tôn Sĩ Nghị. Kẻ
đã từng huyênh hoang “bắt sống” không để “tên nào lọt lưới”, vậy mà ngày mồng 4 nghe
tin cấp báo từ đồn Ngọc Hồi về thì “sợ mất mật ngựa không kịp đóng yên, người không
kịp mặc áo giáp, dẫn bọn kị mã của mình chuồn trước qua cầu phao, rồi nhằm hướng
Bắc mà chạy. Quân sĩ các doanh trại nghe tin đều hoảng hốt, tan tác bỏ chạy…”, xéo lên
nhau làm cầu phao đứt, rơi xuống sông chết tắc cả Nhị Hà, nước không chảy được nữa.
23

Thật quá hài cho chân tướng kẻ xâm lược, lời nói vẫn còn tươi nguyên mà sự oai phong
đã thành hổ đói cúp đuôi xin cứu mạng, nhục nhã ê chề.

– Nghệ thuật kể chuyện xen lẫn tả thực thật sống động. Sử dụng ngôn ngữ chính xác,
khi hài hước, châm biếm “lấy thanh thế suông để dọa dẫm”, “không kịp”, “chuồn trước”
làm nổi bật lên chân tướng một tổng đốc trọng thần bất tài, hèn đớn, đáng khinh bỉ. Nhịp
điệu câu văn nhanh, dồn dập, gấp gáp vừa thể hiện sự tiến công tần tốc của ta, vừa miêu
tả sự thất bại thảm hại và tâm lí hỗn loạn của giặc. Ngòi bút miêu tả khách quan nhưng
vẫn hàm chứa tâm trạng hả hê, sung sướng khi viết lên bản hùng cả của dân tộc.
– Cùng với sự thảm bại của quan quân Tôn Sĩ Nghị là bi kịch của vua tôi Lê Chiêu
Thống phản nước, hại dân. Dưới ngòi bút trung thực của họ Ngô, dù có cảm tình với triều
Lê nhưng cái vỏ ngoài vàng gấm cũng bị các tác giả lột ra, lộ rõ tư cách đê hèn, bạc
nhược, tâm địa bỉ ổi của lũ phản bội theo đóm ăn tàn, theo voi ăn bã. Chỉ vì lợi ích của
dòng họ mà mù quáng đem vận mệnh của đất nước đặt vào tay kẻ thù đang có dã tâm
xâm lược. Và tất nhiên ác giả ác báo, trời không chiều lòng, họ Lê đã trao nhầm giang
sơn của mình cho kẻ bất tài họ Tôn. Kết cục tớ thầy chịu chung một bi kịch. Chi tiết Lê
Chiêu Thống “đưa thái hậu ra ngoài”, bỏ chạy, cướp cả thuyền của dân để thoát thân đủ
thấy sự hèn hạ của một ông hoàng như thế nào? Khi gặp được họ Tôn trên đất biên giới,
vua tôi, tớ thầy chỉ còn biết “nhìn nhau than thở, oán giận chảy cả nước mắt”. Lê bước
tàn quân sang đất Bắc, nhập gia tùy tục, họ Lê phải cạo đầu, kết tóc đuôi sam, ăn mặc
giống như người Mãn Thanh, gieo mắm xương tàn nơi đất khách.
=> Ngòi bút tự sự rất mực cổ điển nhưng vẫn luôn “hàm súc dư ba”, ít lời nhiều ý,
nói ít gợi nhiều, đan xen giữa cái hiện thực có khi lạnh lùng, nghiệt ngã với cái lãng mạn
bay bổng. Cái hiện thực và cái lãng mạn đều đẩy căng xung đột đến tận cùng cái xấu xa,
thảm bại của quân cướp nước, lũ bán nước, cũng như cái đẹp huy hoàng của đội quân áo
vải cứu nước, cứu dân làm cho trích đoạn mang không khí đậm đà của bản anh hùng ca
chiến trận, như bản anh hùng ca của Nguyễn Trãi năm xưa ngợi ca Lê Lợi chống xâm
lược nhà Minh.
5. So sánh cuộc tháo chạy của Tôn Sĩ Nghị và vua tôi Lê Chiêu Thống
– Trước hết nói về mục đích của kẻ mượn gió bẻ măng và kẻ rước voi về dày mả tổ,
hai đối tượng này đều nhằm vào mục đích riêng của mình. Họ Tôn thì muốn thôn tính đất
Nam làm quận, huyện của đất Bắc. Họ Lê thhì muốn dựa vào “mẫu quốc” để cố thủ ngai
vàng nhưng những âm mưu xấu xa, bất nghĩa thì đều bị tiêu vong.

– Cuộc tháo chạy của hai kẻ bại trận đều giống nhau ở chỗ nghe tiếng Tây Sơn mà
hồn bay phách lạc. Kẻ thì chẳng kịp đóng yên ngựa, mặc áo giáp, nhảy lên ngựa tháo
chạy, quân thì tan tác, hoảng loạn, xéo lên nhau mà chết; kẻ “bỏ của chạy lấy người”,
chẳng kịp đem theo lương thảo, nhịn đói mấy ngày, cướp cả thuyền của người dân để
tháo thân, may có người thổ hào đã từng biết mặt giết gà mời cơm, dẫn đường tẩu thoát.

24

– Cái khác ở âm điệu câu văn, khi miêu tả cuộc tháo thân của đám tàn quân, nhịp
điệu nhanh, mạnh, gấp gáp diễn tả đúng tâm lí kẻ thua trận tháo chạy. Ngòi bút ùa tràn
không khí hả hê của người chiến thắng. Đoạn tả cuộc tháo chạy của vua tôi họ Lê nhịp
chậm, có khi dừng lại miêu tả tỉ mỉ những giọt nước mắt của thổ hào, giọt nước mắt tủi
hổ của vua tôi. Giọng điệu có phần ngậm ngùi, chua xót trước sự sụp đổ ê chề của một
vương triều mà họ Ngô từng phụng thờ, dẫu biết rằng đó là kết cục tất yếu.
6. Viết đoạn văn
Dựa vào văn bản đoạn trích Hồi thứ mười bốn – SGK và gợi ý bài tập 3, HS tự thực
hiện.
B. TRUYỆN NÔM
BẢNG THỐNG KÊ CÁC TÁC PHẨM, ĐOẠN TRÍCH
TT
1

Tên văn bản
Chị em Thúy
Kiều (trích
Truyện Kiều)

Tác giả
Nguyễn

Du (17651820) tên
chữ Tố
Như, hiệu
Thanh
Hiên
Nguyễn
Du

2

Cảnh ngày
xuân (trích
Truyện Kiều)

3

Mã Giám Sinh
mua Kiều (trích
Truyện Kiều)

Nguyễn
Du

4

Kiều ở lầu
Ngưng Bích
(trích Truyện
Kiều)

Nguyễn
Du

5

Lục Vân Tiên
cứu Kiều

Nguyễn
Đình

Nội dung chủ yếu
Ca ngợi vẻ đẹp, tài năng
của con người và dự cảm
về kiếp người tào hoa bạc
mệnh.

Bức tranh thiên nhiên, lễ
hội mùa xuân tươi đẹp,
trong sáng.
Đoạn trích bóc trần bản
chất xấu xa, đê tiện của
Mã Giám Sinh; tâm trạng
đau đớn xót xa, tủi hổ của
Thúy Kiều; qua đó lên án
những thế lực tàn bạo chà
đạp lên tài sắc, nhân phẩm
người phụ nữ.
Cảnh ngộ cô đơn, tâm
trạng buồn tủi và tấm lòng

thủy chung, hiếu thảo của
Thúy Kiều.

Đặc sắc nghệ thuật
Bút pháp nghệ thuật
ước lệ, lấy vẻ đẹp
của tự nhiên để gợi
tả vẻ đẹp của con
người, khắc họa rõ
nét chân dung chị
em Thúy Kiều.
Bút pháp tả và gợi;
từ ngữ giàu chất tạo
hình, đẹp và sống
động; tả cảnh ngụ
tình.
Khắc họa thành công
tích cách nhân vật
phản diện qua miêu
tả ngoại hình, cử chỉ
và ngôn ngữ đối
thoại.

Khắc họa thành công
nội tâm nhân vật qua
ngôn ngữ độc thoại
và bút pháp tả cảnh
ngụ tình.
Đoạn trích thể hiện khát Khắc họa tích cách
vọng đạo giúp đời cuat tác nhân vật chủ yếu qua

25

– Thơ hiện đại Việt Nam- Truyện hiện tại Việt NamMỗi thể loại được hướng dẫn ôn luyện cụ thể từng tác giả, tác phẩm, đoạn trích theophương pháp:+ Hệ thống hóa các vấn đề và câu hỏi, bài tập+ Gợi ý trả lời câu hỏi và giải bài tậpCách làm này vừa giúp các em nắm toàn bộ kiến thức đọc – hiểu văn bản, vừa làmquen với các dạng câu hỏi và bài tập kiểm tra, đánh giá, vừa rèn kĩ năng làm bài theohướng tích hợp ba phân môn.* Phần Trọng tâm kiến thức ôn luyện Tiếng Việt và Tập làm văn theo trình tự:+ Ôn lại lí thuyết (kiến thức cần nhớ)+ Luyện tập (bài tập thực hành)+ Gợi ý trả lời câu hỏi và bài tậpVề lí thuyết, chúng tôi hệ thống hầu như toàn bộ kiến thức Tiếng Việt và Tập làmvăn mà các em đã được học trong chương trình THCS, giúp các em áp dụng giải bài tập.Tuy nhiên, trọng tâm vẫn là ở lớp 9.* Phần Ôn luyện trọng tâm theo đề- Những dạng đề thường gặp, chúng tôi biên soạn 17 một số tiêu biểu:+ Có những dạng đề tự luận gồm hai phần+ Có những dạng đề tự luận gồm hai hay ba bài tập+ Có những dạng đề nghị luận xã hội, nghị luận văn họcTất cả đều được tích hợp kiến thức của cả ba phân môn xoay quanh một ngữ liệuhoặc từng phần kiến thức riêng rẽ.- Một số nâng cao đề dành cho thi chuyên, độ khó được nâng cao hẳn. Nếu ở Nhữngdạng đề thường gặp biên soạn theo hướng tích hợp ngang thì ở dạng đề này theo hướngtích hợp dọc, tức là theo hướng chuyên đề: chủ đề, đề tài, lí luận văn học trong chươngtrình THCS. Điều quan trọng giúp các em có cái nhìn toàn diện, sâu rộng về kiến thức đểchuyển cấp và thi đạt vào các trường mà các em mơ ước.Cuối cùng xin gửi các em một lời nhắn: Để kì thi đạt kết quả tốt, các em cần kết hợpchặt chẽ việc học ở thầy, ở bạn, ở sách. Đặc biệt là tự học, tụ học một cách tích cực, chủđộng và sáng tạo: “Không có khả năng tự học, chúng ta sẽ không tiến xa được trên conđường học vân và sự nghiệp của mình”.Hi vọng cuốn sách này sẽ là người bạn thân thiết, tin cậy của các em trên con đườnghọc tập. Đồng thời cũng là tài liệu thiết thực cho các bạn đồng nghiệp tham khảo trongquá trình dạy và ôn luyện thi cho học sinh.Dù đã có nhiều cố gằng trong biên soạn, song cuốn sách khó tránh khỏi những thiếusót, chúng tôi xin được tiếp nhận những ý kiến xây dựng của bạn đọc gần xa để lần táibản cuốn sách hoàn thiện hơn.Thay mặt nhóm tác giảLÃ MINH LUẬNHƯỚNG DẪN CHUNGI. NỘI DUNG1. Văn bản văn học- Văn bản trung đại+ Văn xuôi chữ Hán.+ Truyện Nôm.-Văn bản hiện tại+ Thơ hiện đại Việt Nam.+ Truyện hiện đại Việt Nam.- Văn bản nhật dụng- Văn bản nghị luận2. Tiếng Việt- Hệ thống hóa kiến thức về từ vựng.- Hệ thống hóa kiến thức về ngữ pháp.3. Tập làm văn- Các kiểu bài miêu tả, tự sự, biểu cảm.- Kiểu bải thuyết minh.- Kiểu bài nghị luận (nghị luận xã hội, nghị luận văn học).II. PHƯƠNG PHÁP ÔN LUYỆN1. Về văn bản văn họcNắm được các kiến thức cơ bản sau:-Tên tác phẩm, tác giả.- Hoàn cảnh sáng tác.- Tóm tắt tác phẩm tự sự, nắm được các giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.- Học thuộc văn bản trữ tình (thơ), nắm được các giá trị nội dung và nghệ thuật củatác phẩm.- Lưu ý+ Cảm nhận và phân tích những chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong mọi văn bản.+ Cảm nhận và phân tích hiệu quả nghệ thuật các biện pháp tu từ (từ vựng và ngữpháp) ở ngay trong văn bản.2. Về tiếng ViệtHS cần nắm chắc:- Lí thuyết (khái niệm).- Bài tập thực hành (trọng tâm luyện tập).Qua đó rèn kĩ năng phát hiện, phân tích và sử dụng tiếng Việt, đặc biệt vận dụng nóđể cảm nhận vẻ đẹp văn chương, để nói, viết đúng và hay.3. Về tập làm văn- Lí thuyết: Nắm được khái niệm, đặc điểm của các loại văn miêu tả, tự sự, biểucảm, thuyết minh, nghị luận,…- Kĩ năng: Nắm được các bước tạo lập văn bản, xây dựng bố cục bài văn, viết đoạnvăn, bài văn, tạo được mối liên kết trong văn bản, sử dụng từ, viết câu chuẩn xác, diễn đạttrong sáng, mạch lạc.III. HƯỚNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁĐề kiểm tra, đánh giá luôn luôn được đổi mới, đa dạng, phong phú. Về nội dungkiến thức bao quát khắp chương trình; về hình thức chủ yếu là tự luận:- Dưới dạng một đoạn văn bản.- Dưới dạng một bài văn.- Dưới dạng trả lời câu hỏi hay phân tích cấu tạo ngữ pháp…Lưu ý: Trong bài tự luận có thể tích hợp các phân môn.- Nội dung bài tự luận:+ Tóm tắt văn bản tự sự.+ Giới thiệu đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp của một tác giả.+ Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác.+ Giới thiệu thể loại và đăc trưng thể loại.+ Chép chính xác một đoạn thơ, chỉ ra phép tu từ trong đoạn thơ đó và phân tích giátrị nghệ thuật; hoặc cảm nhận vẻ đẹp của đoạn thơ đó.+ Giải thích ý nghĩa nhan đề tác phẩm.+ Phân tích hoặc trình bày cảm nhận về một nhân vật trong tác phẩm tự sự.+ Phân tích hoặc trình bày cảm nhận về một chi tiết nghệ thuật một đoạn văn, mộtkhía cạnh nội dung hay nghệ thuật cảu tác phẩm.+ Đối chiếu, so sánh nét tương đồng và khác biệt (giống và khác) về hình ảnh thơ,cách sử dụng từ ngữ, nghệ thuật biểu hiện nội dung trong cùng một tác phẩm; hoặc giữacác tác phẩm này với tác phẩm khác.+ Phân tích cấu tạo câu trong văn bản, các thành phần ngoài văn bản,…Phần một: TRỌNG TÂM KIẾN THỨC ÔN LUYỆNTRỌNG TÂM KIẾN THỨC PHẦN VĂN HỌCA. VĂN XUÔI CHỮ HÁNBẢNG THỐNG KÊ CÁC TÁC PHẨM, ĐOẠN TRÍCHTTTên văn bảnTác giảChuyệnngười congái NamXương (thiênthứ 16 trong20 truyệnTruyền kìmạn lục)NguyễnDữ (thếkỉ XVI)Chuyện cũtrong phủchúa Trịnh(Trích Vũtrung tùybút) (viếtđầu thế kỉXIX)Hoàng Lênhất thốngchí (Hồi thứmười bốn)phản ánh giaiđoạn đầybiến độngcủa xã hộiphong kiếnViệt Namcuối thế kỉXVIIINội dung chủ yếuQua câu chuyện về cuộcđời và cái chết thươngtâm Vũ Nương, tác phẩmthể hiện niềm thươngcảm sâu sắc về số phậnoan nghiệp của người phụnữ Việt Nam, khẳng địnhphẩm chất tốt đẹp của họ;đồng thời lên án chế độohu quyền phong kiến bấtcông, độc đoán, tàn ác.PhạmPhản ánh đời sống xa hoaĐình Hổ của bọn vua chúa và tệ(1768 – những nhiễu của quan lại1839)thời Lê Trịnh; đồng thờingầm tỏ lòng thương cảmvới nỗi thống khổ củanhân dân.Ngô giavăn phái(thế kỉXVIII –XIX)Với quan điểm lịch sửđứng đắn và niềm tự hàodân tộc, các tác giải đã táihiện chân thực hình ảnhngười anh hùng dân tộcNguyễn Huệ qua chiếncông thần tốc đại pháquân Thanh; sự thảm bạicủa chúng và số phận biđất của vua tôi Lê ChiêuThốngĐặc sắc nghệ thuậtTác phẩm là một áng vănhay, thành công về nghệthuật dựng truyện, miêu tảnhân vật, kết hợp giữa yếutố thực và ảo khiến câutruyện trở nên li kì, hấpdẫn và cảm động.Ghi chép sự việc cụ thể,chân thực, sinh động vềngười thực, việc thực, quađó tác giả bộc lộ cảm xúc,suy nghĩ, nhận thức, đánhgiá cảu mình về con ngườivà cuộc sống.Sử dụng thành công lốivăn trần thuật kết hợp vớimiêu tả chân thực và sinhđộng. Xây dựng nổi bậthình tượng người anhhùng Nguyễn Huệ.CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG(Trích Truyền kì mạn lục)Nguyễn DữI. HỆ THỐNG CÁC VẤN ĐỀ VÀ CÂU HỎI, BÀI TẬP1. Giới thiệu đôi nét về tác giả Nguyễn Dữ.2. Giới thiệu khái quát về thể truyền kì, tác phẩm Truyền kì mạn lục và Chuyện ngườicon gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.3. Tóm tắt tác phẩm khoảng 13 đến 15 câu.4. Cảm nhận của em về nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xươngcủa Nguyễn Dữ.5. Theo em, những nguyên nhân nào đã khiến một phụ nữ công dung ngôn hạnh như VũNương phải tìm đến cái chết thê thảm?6. Chiếc bóng trên vách là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong truyện. Hãy phân tích làmrõ cái hay của chi tiết đó.7. Nêu suy nghĩ của em về chi tiết kì ảo ở kết thúc tác phẩm Chuyện người con gái NamXương và ý nghĩa của nó.8. Kết thúc tác phẩm là câu nói của Vũ Nương: “Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở vềnhân gian được nữa”, theo em, có thể kết thúc khác được không? Giả sử cho viết lạiphần kết, em sẽ viết như thế nào? Vì sao em lại chọn kết thúc đó?II. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ GIẢI BÀI TẬP1. Tác giảNguyễn Dữ (chưa rõ năm sinh, năm mất), quê Hải Dương, sống ở thế kỉ XVI, là thờikì chế độ phong kiến (các tập đoàn Lê, Trịnh, Mạc) lâm vào tình trạng khủng hoảng, loạnli, suy yếu. Ông là học trò xuất sắc của Nguyễn Bỉnh Khiêm, cũng là ẩn sĩ tiêu biểu chokhí tiết một nhà Nho giữ lối sống thanh cao (học rộng, tài cao nhưng chỉ làm quan mộtnăm rồi về ở ẩn). Tuy nhiên, qua các tác phẩm ông vẫn tỏ ra là người quan tâm, lo lắngđến cuộc đời, đáy nước và nhân dân.2. Thể truyền kì và tác phẩm Truyền kì mạn lục- Truyền kì là một thể văn xuôi thời trung đại phản ánh hiện thực qua những yếu tốkì lạ, hoang đường. Trong truyện truyền kì, thế giới con người và thế giới cõi âm có sựtương giao. Người đọc có thể thấy đằng sau thế giới phi hiện thực hcinhs là cốt lõi củahiện thực và những quan niệm, thái độ của tác giả.- Truyện kì mạn lục của Nguyễn Dữ (ghi chép tản mạn những điều kì lạ được lưutruyền) được viết bằng chữ Hán gồm 20 truyện, ra đời vào nửa đầu thế kỉ XVI. Tậptruyện khai thác từ các truyện cổ dân gian và các truyền thuyết lịch sử, dã sử của ViệtNam từ các thời Lí, Trần, Hồ, Lê sơ.+ Nội dung các tác phẩm có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Tác giả lấy xưa đểnói nay, lấy ảo để nói thực, lấy âm để nói dương nhầm phơi bày , vạch trần, phê phánhiện thực xã hội.+ Nhân vật chính trong các truyện thường là:• Những người tri thức có tâm huyết, bất mãn với thời cuộc, không chịu trói mìnhvào vòng danh lợi chật hẹp.• Những người phụ nữ có phẩm chất tốt đẹp nhưng số phận bất hạnh, đau khổ.Truyền kì mạn lục được đánh giá là một tuyệt tác của thể truyền kì, Vũ Khâm Lân(thế kỉ XVIII) đã khen tặng: “ Thiên cổ kì bút”. Tác phẩm được dịch ra nhiều thứtiếng nước ngoài và được đánh giá cao trong số các tác phẩm truyền kì ở các nướcđồng văn.- Chuyện người con gái Nam Xương có nguồn gốc từ một chuyện kể dân gian Vợchàng Trương, là thiên thứ 16 của 20 truyện.3. Tóm tắt tác phẩmVũ Thị Thiết quê ở Nam Xương là nguwoif con gái thùy mị, nết na. Nàng lấy chồngtên là Trương Sinh, con nhà giàu nhưng không có học, tính đa nghi, hay ghen. Cuộc sốnggia đình đang bình yên thì Trương Sinh phải đầu quân đánh giặc. Ít ngày sau, Vũ Nươngsinh con trai, đặt tên là Đản. Mẹ của Trương Sinh vì nhớ thương con mà sinh bệnh, VũNương hết lòng chăm sóc nhưng bà không qua khỏi, ít ngày sau bà mất. Sau một năm,việc quân kết thúc, Trương Sinh trở về, bé Đản cũng vùa học nói, không chịu gọi chànglà cha, chỉ một mực nói cha Đản thường buổi tối mới đến, không nói, không bế Đản, chỉđi theo mẹ. Trương Sinh nghi ngờ vợ, mắng nhiếc, đánh đập đuổi đi. Vũ Nương khôngminh oan được, gieo mình xuống song Hoàng Giang tự vẫn. Một đêm thấy bóng cha trêntường bé Đản gọi đó là cha, lúc bấy giờ Trương Sinh mới vỡ lẽ thì đã muộn. Dưới cungnước của rùa thần, trong bữa tiệc Linh Phi chiêu đãi trả ơn Phan Lang (người cùng làngvới Trương Sinh), Phan Lang đã nhận ra Vũ Nương, nay đã là người của thủy cung. NghePhan lang kể chuyện nhà, Vũ Nương thương nhớ chông con muốn về dương thế. Hômsau, Linh Phi đưa Phan Lang ra khỏi cung nước, Vũ Nương nhân đó nhờ Phan Lang nóivới Trương Sinh lập đàn giải oan, nàng sẽ trở về. Nhưng khi Trương Sinh lập đàn giảioan bên song, Vũ Nương chỉ hiện lên giữa dòng, nói với chàng mấy câu rồi biến mất.4. Đề mở, tùy vào cảm nhận của mỗi người, song cần đạt được các ý chính sau:- Vũ Nương là nhân vật tiêu biểu cho người phụ nữ đức hạnh trong xã hội phongkiến nhưng phải chịu số phận oan khuất do chính người chồng đa nghi cảu mình gây ra.Câu chuyện vừa có ý nghĩa ca ngợi vẻ đẹp của lòng vị tha, của đức hạnh, vừa thể hiệnước mơ muôn thuở của con người: người tốt bao giờ cũng được đền trả xứng đáng, dù chỉlà một thế giới huyền bí, ảo ảnh.- Sống nơi trần thế, Vũ Nương là người phụ nữ có phẩm chất, đức hạnh. Ngay mởđầu câu chuyện, tác giả đã giới thiệu: đó là người phụ nữ “thùy mị nết na, lại thêm tưdung tốt đẹp”. Để làm nổi bật vẻ đẹp này, nhà văn đã đặt nhân vật trong các mối quan hệvới chồng, mẹ chồng và đứa con; trong các hoàn cảnh cụ thể và tình huống khác nhau.+ Vũ Nương là người vợ thủy chung, yêu thương chồng hết mực.Khi tiễn chồng đi lính, nàng rót chén rượu đầy, dặn dò chồng lời tình nghĩa đàm thắm,thiết tha, khiến ai nghe cũng “đều ứa hai hang lệ”. Nàng không mong gì vinh hiển, chỉcầu mong chồng được trở về bình yên: “Chàng đi chuyến này thiếp chẳng dám mong đeoấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang được hai chữ bình yên,…thế là đủ rồi”. Tình thương chồng của Vũ Nương còn được thể hiện qua sự cảm thôngvới những vất vả, gian lao mà chàng sẽ phải chịu đựng: “Chỉ e việc quân khó liệu… rồithế chẻ tre chưa có…”. Nàng bày tỏ nỗi khắc khoải nhớ nhung của mình: “…mùa dưachin quá kì… cũng sợ không có cánh hồng bay bổng”. Trong nỗi niềm của người vợ xachồng, nàng còn cảm thông cho cả nỗi niềm của người mẹ gần đất ca trời vẫn phải xacon. Những lời nói ân tình ấy làm sao người nghe không khỏi xúc động.• Khi Trương Sinh ở ngoài mật trận, Vũ Nương ở nhà càng tỏ ra là nguời vợ thủy chung,yêu thương chồng nhất mực. Tác giả đã miêu tả thật tha thiết, xúc động nỗi buồn thươngnhớ, khắc khoải triền miên của nàng: “Ngày qua tháng lại… mỗi khi thấy buơm bướmlượn đầy vườn, mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bề chân trời không thể nào ngăn được”. Thổn thức tâm tình nhưng nàng luôn giữ gìn tiết hạnh với chồng: “…cách biệt ba nămgiữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn đã từng nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề béngót…”.+ Vũ Nương còn là người mẹ hiền, dâu thảo.Trong lúc chồng đi xa, nàng vừa nuôi con nhỏ, vừa chăm sóc mẹ già đau ốm. “Nàng hếtsức thuốc thang, lễ bái thần phật mà lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn”. Phẩm chấtấy của nàng được chính người mẹ chồng đánh giá cao khi bà ở phút lâm chung: “Một tấmthân tàn, nguy trong sớm tối, việc sống chết không thể phiền đến con… Sau này trời xétlòng lành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đầy đàn, tròi xanh kia quyếtchẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ lòng mẹ”. Đó là sự đánh giá xác đáng, kháchquan. Khi mẹ chồng mất, “nàng hết lòng thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu nhưđối với cha mẹ đẻ của mình”. Nàng làm tất cả những điều đó không chỉ vì trách nhiệmcủa nàng dâu mà còn thể hiện tình yêu thương hết lòng đối với người chồng ngoài mặttrận.+ Vũ Nương là người phụ nữ bất hạnhKhi chiến tranh kết thúc, Trương Sinh trở về, lẽ ra một nguời vợ công dung ngôn hạnhnhư Vũ Nương phải được đón nhận một cuộc sống yên vui, hạnh phúc dưới mái ấm giađình. Nhưng không, chỉ vì lời mói vô tình, ngây thơ của con, một sự hiểu lầm bởi tính đanghi quá mức của ngừơi chồng mà nàng phải tuẫn tiễn, kết thúc cuộc đời khi còn quá trẻ.+ Vì đâu, do đâu mà nàng bị dồn nén đến mức cực đoan như vậy?- Vì chính người chồng của nàng – Trương Sinh – một người đàn ông thất học lại lạihay ghen tuông mù quáng, thô bạo, độc đoán, chuyên quyền, đã không bộc bạch lời nóicủa con cho nàng biết, lại còn không chịu nghe lời giãi bày, phân trần, không hề độnglòng truớc thái độ khổ đau của nàng: “Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểmphấn đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. Đâu có sự mất nết hư than nhưlời chàng nói. Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mực nghi oancho thiếp”. Lời nói của Vũ Nương không chỉ nhằm minh oan mà nàng còn cố gắng tìmmọi cách để hàn gắn hạnh phúc gia đình đang có nguy cơ tan vỡ, nhưng điều đó đâu cóđược Trương sinh chấp nhận.- Họ hàng làng xóm bênh vực và biện bạch cho nàng nhưng Trương Sinh cũngkhông tin. Như vậy, ngay cả quyền tự bảo vệ mình, và được người khác làm chứng, minhoan cũng không có. Bờ vai ấm áp, vững chãi, tin cậy nhất của người phụ nữa là ngườichồng thì giờ đây nàng đã bị đẩy ra, ghẻ lạnh, vô tình, nhẫn tâm. Nàng đau đớn, thất vọngê chề, chỉ còn biết ngửa mặt lên trời mà than: “Thú vui nghi gia nghi thất” giờ “bình rơichâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen ruc trong ao, liễu tàn trước gió, khóc tuyết bông hoarụng cuống, kêu xuân cái én lia đàn”. Ngay cả ước muốn chờ chồng đến hóa đá như núiVọng Phu kia cũng không còn cơ hội nữa.- Mọi cố gắng của Vũ Nương đều trở thành vô ích. Hôn nhân không còn cách nàocứu vãn nổi. Tiết hạnh không thể minh bạch, tỏ bày. Thất vọng đến tột cùng, nàng đànhmượn dòng Hoàng Giang minh chứng tấm lòng trong sáng, rủa sạch tiếng nhơ oan ức.Nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than rằng: “Kẻ bạcmệnh này duyên mệnh hẩm hiu, chồng con ruồng bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịunhuốc nhơ. Thần sông có linh xin ngài chứng giám. Nếu thiếp đoan trang giữ tiết, trinhbạch gìn lòng vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mĩ. Nhượcbằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dứơi xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơmcho diều quạ và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ”.- Lời than vừa là lời giãi bày, vừa là lời thề nguyền cùng trời đất của kẻ bạc mệnhđầy đau khổ. Người đọc không khỏi xót thương cho nàng và căm giận người đàn ôngđộc ác, chuyên quyền. Hành động trầm mình của nàng là hành động tiêu cực, lẽ ra nàngkhông nên chọn giải pháp đó. Song theo quan điểm của nhà văn lúc bấy giờ: chỉ có cáichết nàng mới có thể chứng minh cho nỗi oan ức của mình, chứng tỏ xã hội phong kiếnquá đề cao chữ tiết, và hành động của nàng là hành động quyết liệt cuối cùng để bảo toàndanh dự. Hành động ấy có sự chi phối của lí trí chứ không giống như hành động bột phátcủa nàng Vũ Nương trong truyện cổ tích: “chạy một mạch ra bến Hoàng Giang đâm đầuxuống nước”.⇒ Câu chuyện nàng Vũ Nương công dung ngôn hạnh, thủy chung hết lòng vun đắp chohạnh phúc gia đình là khuôn vàng thước ngọc của phụ nữ Việt Nam nhưng số phận lại rơivào vòng oan nghiệt. Nhà văn không chỉ nhằm ca ngợi phẩm chất, đức hạnh của nàng màcòn thể hiện lòng thương cảm sâu sắc với nỗi khổ đau, bi kịch của người phụ nữ trongchế độ phụ quyền phong kiến đầy bất công, tàn bạo.105. Những nguyên nhân khiến Vũ Nương phải tìm đến cái chết thê thảm- Nguyên nhân trực tiếp từ chiếc bóng trên vách và lời nói của bé Đản.- Nguyên nhân sâu xa có tính chất quyết định chính là người chồng Trương Sinh đanghi, thô bạo.+ Xuất phát từ bản chất của Trương Sinh vốn là con người “có tính đa nghi, đối vớivợ lại phòng ngừa quá mức”. Là “con nhà hào phú nhưng không có học” , sự hạn chế vềnhận thức khiến Trương Sinh không hiểu được phẩm chất tốt đẹp, sự hi sinh, lòng hiếuthảo của vợ mình: dễ kích động, mù quáng khi có biến cố xảy ra. Biến cố đó chính lànhững ngày đi lính trở về, lòng đau buồn khi không còn mẹ, đứa con thì quấy khóc khôngchịu gọi cha, nó lấy làm lạ khi chàng nhận là cha nó. Tình huống nghi ngờ xảy ra và càngphát triển, tăng cao qua lời nói của con: “Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lạibiết nói chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít”. Đản còn nói rõ: “Trước đâythường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũngngồi nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả”. Người ta nói: “Ra đường hỏi già / Về nhà hỏitrẻ”,, trẻ con thường không biết nói dối. Thế ra những ngày tháng qua mình vắng nhà, vợmình lại hư như thế ư? Đêm nào hắn cũng đến (hành động vụng trộm) , vợ mình đi cũngđi, vợ mình ngồi cũng ngồi (gian phu dâm phụ quấn quýt nhau quá rồi còn gì) lại khôngbao giờ bế con mình nữa (khác máu tanh lòng ai thèm). Những dữ kiện thật logic, khôngcòn bàn cãi gì nữa, Trương Sinh “đinh ninh là vợ hư, mối nghi ngờ càng sâu, không còngì gỡ ra được”.+ Trương Sinh không đủ bình tĩnh, sáng suốt để phân tích, phán đoán những lời nóicủa trẻ con. Trương Sinh lại sẵn máu gia trưởng, độc đoán, chuyên quyền của xã hộiphong kiến, cộng với lòng hẹp hòi, ích kỉ, thiếu bao dung, độ lượng, cởi mở. Vì thế, khivợ hỏi: “chuyện kia do ai nói” thì dấu kín, không kể đó là lời con nói, chỉ một mực mắngnhiếc, không nghe lời giãi bày, chẳng thèm để ý, quan tâm nỗi khổ đau, oan ức của vợ;cũng chẳng tin những lời bênh vực, thanh minh của họ hàng, làng xóm. Trương Sinh đãbỏ qua cơ hội hàn gắn và tránh được thảm kịch, chỉ biết la lối, chửi bới cho hả giận. Nhưvậy, Trương Sinh thiếu lòng tin và thiếu tình thương.+ Thái độ tàn ác, rẻ rung của Trương Sinh với Vũ Nương có lẽ còn do cuộc hônnhân không bình đẳng. Vũ Nương con nhà kẻ khó. Trương Sinh con nhà hào phú, biểuhiện của Trương Sinh là lối hành sử của kẻ giàu đối với người nghèo.- Ngoài những nguyên nhân ấy, còn có một nguyên nhân gián tiếp, đó là lễ giáophong kiến hà khắc. Lễ giáo không chấp nhận sự lầm lỡ của người phụ nữ không giữđược tiết hạnh là mắc phải điều ô nhục nhất. Tội đó là tội bỏ rọ trôi song. Luật lệ ấy khácnào đổ thêm dầu vào lửa ghen tuông của Trương Sinh và đẩy người phụ nữ tiết hạnh đếnchỗ chết.⇒ Tất cả những nguyên nhân trên đã khiến Trương Sinh trở thành kẻ vũ phu, độc ác.Trương Sinh là nguyên nhân chính bức tử Vũ Nương mà kẻ bức tử vẫn hoàn toàn vô can,11đó cũng là sự bất công của xã hội trọng nam khinh nữ. Bi kịch của Vũ Nương là lời tốcáo xã hội phong kiến dung túng cho cái ác, cái xấu xa, vô lối tồn tại; đồng thời bày tỏlòng cảm thương của nhà văn đối với số phận oan nghiệp của người phụ nữ. Tác phẩmmang giá trị nhân đạo đặc sắc.6. Chiếc bóng trên vách là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc- Chiếc bóng thể hiện tình thương của Vũ Nương đối với con, tình yêu đối vớichồng (vợ chồng như hình với bóng) và khát vọng sum họp của nàng.- Chỉ là chiếc bóng vô hình nhưng cũng có thể dẫn tới một bi kịch nếu người takhông tỉnh táo. Chiếc bóng Vũ Nương vô tình đem ra đùa với con, mà chính nó lại lànguyên nhân làm hại chính mình, hủy hoại chính mình. Phải chăng chiếc bóng cũng hàmchứa một ý nghĩa nhân sinh? Trong cuộc đời ai có thể học hết được chữ “ngờ”?- Đặc sắc ở chỗ tạo ra sự bất ngờ, tính hấp dẫn của tình huống và sự chặt chẽ của cốttruyện. Nếu tác giả để lộ chiếc bóng ngay từ đầu câu chuyện thì truyện không chỉ kémhấp dẫn mà còn phá vỡ tình logic của cốt truyện, ảnh hưởng tới tính cách cảu TrươngSinh. Chi tiết được để xuống phần cuối khi Vũ Nương đã không còn nữa, mọi chuyện đãrồi, mâu thuẫn tích tụ được đẩy lên đỉnh điểm thành bi kịch. Tính cách Trương Sinh cũngbộc lộ tận cùng bản chất của kẻ vũ phu, độc đoán, chuyên quyền. Sức tố cáo của tácphẩm càng thêm mạnh mẽ. Đó là sự cao tay của người cầm bút.- Chi tiết chiếc bóng còn là một bài học cho những người đàn ông có tính ghentuông bóng gió (ghen bóng ghen gió), mù quáng. Việc gì cũng phải bình tĩnh, sáng suốtđể giải quyết. Điều quan trọng là phải giữ gìn được hạnh phúc gia đình. Có được hạnhphúc đã là điều khó khăn, nhưng giữ được hạnh phúc lâu bền còn là điều khó khăn hơn.⇒ Cái bóng là thông điệp muôn đời cho mọi người. Đã yêu thương phải tin tưởng, đừng đểcái bóng rình rập, giết chết tình yêu, hạnh phúc gia đình.7. Chi tiết kì ảo- Nói đến truyện truyền kì là phải có chi tiết (yếu tố) kì ảo. Chi tiết kì ảo trongChuyện người con gái Nam Xương là cuộc sống của Vũ Nương dưới thủy cung và sự trởvề dương thế của nàng trong thoáng chốc. Truyện cổ tích chỉ dừng lại ở chỗ: khi thằng béchỉ vào cái bóng trên tường, Trương Sinh tỉnh ngộ và thấu nỗi oan của vợ. Kết thúc nhưthế đã có hậu vì cái chết của Vũ Nương đã được giải. Nhưng Nguyễn Dữ đã thêm yếu tốkì ảo ở đoạn kết trong truyện của mình để tạo nên giá trị thẩm mĩ mới mà truyện cổ tíchchưa có. Tác giả đan xen giữa hai yếu tố thực và ảo khiến truyện trở nên gần gũi và tăngđộ tin cậy ở người đọc: “Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng sông,theo sau có đến năm mươi chiếc xe cơ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông lúc ẩn lúc hiện”.Nàng nói vọng vào tạ từ chồng: “Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết khôngbỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa”. Chi tiết đã tạo nênmột kết thúc li kì, hấp dẫn và có hậu. Điều đó thể hiện ước mơ của con người về sự bất12tử, chiến thắng của cái thiện, cái đẹp; thể hiện nỗi khát khao một cuộc sống công bằng,hạnh phúc cho người lương thiện, đặc biệt là người phụ nữ bất hạnh.- Chi tiết kì ảo còn có tác dụng hoàn chỉnh nét đẹp trong tính cách của Vũ Nương.Dù đã sang thế giới bên kia nhưng bản chất tốt đẹp vẫn giữ gìn, vẫn nặng tình với quêhương, chồng con, vẫn khao khát được sum họp, được trả lại danh dự.- Tuy nhiên, chi tiết kì ảo không làm giảm đi tính bi kịch của truyện bởi sự trở về(hiển linh) của Vũ Nương chỉ trong thoáng chốc, là ảo ảnh loang loáng, mờ nhạt giữadòng sông. Nàng và chàng vẫn chia lìa âm dương đôi ngả. Nguyễn Dữ đưa người đọc vàogiấc mơ đẹp nhưng để rồi lại sực tỉnh trở về với hiện tại cay đắng. Sương khói đàn tràngcủa Trương Sinh không xua tan được nỗi oan, sự ân hận muộn mằn cũng không thể cứuvẫn nổi hạnh phúc. Giấc mơ chỉ làm giảm đi độ căng về tâm lí cho người đọc, nhưng bikịch vẫn là bi kịch. Thực tại vẫn phũ phàng. Giấc mơ là lời cảnh tỉnh để lại dư vị ngậmngùi và bài học thấm thía về việc giữ gìn hạnh phúc.- Lời từ biệt của Vũ Nương là lời tố cáo cái nhân gian của xã hội phong kiến đầyoan nghiệt, khổ đau, chà đạp lên thân phận người phụ nữ. Chi tiết nghệ thuật còn thể hiệncảm quan của nhà văn đối với xã hội đương thời và lòng thương cảm đối với thân phậnngười phụ nữ trong chế độ gia tộc phụ quyền.8. Suy nghĩ và sự lựa chọn kết thúc truyệnTùy vào sự lựa chọn của mỗi người, song cần suy ngẫm những tình huống sau:- Nếu đồng ý với kết thúc của tác giả thì phải giải thích vì sao đồng ý? (dựa vàophần gợi ý của câu 7).- Nếu viết lại kết thúc theo hướng khác, chẳng hạn:+ Nếu để Vũ Nương trở về dương gian đoàn tụ với gia đình thì kết thúc toàn bộ câutruyện sẽ ra sao? Có thể phù hợp với tâm lí, khát vọng của nhân dân lao động nhưng câutruyện còn hấp dẫn nữa không? Xét về thực tế có hợp logic không?+ Để Vũ Nương hóa thân vào người khác là vợ Trương Sinh và chăm sóc đứa conthơ dại của mình liệu có được không? Người xưa nói: “giang sơn dễ đổi, bản tính khórời”, liệu Trương Sinh có thay đổi tính đa nghi, độc đoán kia không? Và tình cảm vợchồng có hạnh phúc?+ Để Trương Sinh phải chết vì hối hận… Kết thúc như vậy có phải là sự trừng phạtcủa cổ tích?CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH(Trích Vũ Trung tùy bút)13Phạm Đình HổI. HỆ THỐNG CÁC VẤN ĐỀ VÀ CÂU HỎI, BÀI TẬP1. Nêu một số nét chính về tác giả Phạm Đình Hổ.2. Ý nghĩa nhan đề và thể loại tùy bút.3. Đoạn trích Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (trích Vũ trung tùy bút- Phạm Đình Hổ) đãphơi bày một hiện thực đen tối của xã hội Việt Nam thời Lê – Trịnh. Em hãy phân tíchlàm sáng tỏ nhận định trên.4. Em có nhận xét gì về thái độ của tác giả trong đoạn trích.5. Nhận xét nghệ thuật của đoạn trích.6. Theo em, thể văn tùy bút (qua đoạn trích) có gì giống và khác với thể loại truyện đãđược học ở tiết trước (Chuyện người con gái Nam Xương)?7. Trình bày nhận thức của em về tình trạng đất nước ta vào thời vua Lê – chúa Trịnhcuối thế kỉ XVIII.II. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ GIẢI BÀI TẬP1. Tác giả- Phạm Đình Hổ (1968 – 1839) tên chữ là Tùng Niên (Bình Trực), hiệu Đông DãTiều, tục gọi là Chiêu Hổ, người tỉnh Hải Dương.- Sống vào thời loạn lạc nên ông muốn ẩn cư. Thời Minh Mạng (nhà Nguyễn), vuamời ông ra làm quan, nhưng mấy lần từ chức rồi lại bị triệu ra.- Phạm Đình Hổ để lại nhiều công trình biên soạn, khảo cứu có giá trị thuộc các lĩnhvực: văn học, triết học, lịch sử, địa lí,… tất cả đều bằng chữ Hán.2. Nhan đề và thể loại- Ý nghĩa nhan đề Vũ trung tùy bút: tùy bút viết trong những ngày mưa. Những ngàymưa không nên chỉ hiểu theo nghĩa đen (mưa gió nhàn rỗi), mà tác giả muốn hàm ẩn mộtý nghĩa sâu xa: thời kì nhân dân phải chịu cảnh loạn lạc, vất vả nghèo đói, đất nước liênmiên, ngập chìm trong các cuộc nội chiến của các tập đoàn phong kiến. Đây là thời kìmưa gió, đen tối của lịch sử nước ta, và cũng đã đến lúc tan rã.- Tùy bút: Thể kí ghi lại một cách tương đối tự do những cảm nghĩ của người viết,kết hợp với phản ảnh khách quan.Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ là một tác phẩm đặc sắc được viết vào đầu thếkỉ XIX. Tác phẩm giàu giá trị văn chương gồm 88 mẩu chuyện nhỏ, ghi chép tùy hứng,14tản mạn, bàn về các thứ lễ nghi, phong tục, tập quán,… ghi chép những sự việc xảy ratrong xã hội đương thời và một số nhân vật, di tích lịch sử, khảo cứu về địa dư, chủ yếulà vùng Hải Dương, quê hương ông. Tất cả những nội dung ấy được trình bày giản dị,sinh động và hấp dẫn. Đây còn là một tài liệu quý có giá trị về mặt sử học và xã hội học.3. Bài tập này viết thành một bài văn hoàn chỉnh. Gợi ý:* Phân tích đề- Vấn đề cần nghị luận: Làm rõ thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh và các quan hầucận trong phủ chúa, cùng với nhhững thủ đoạn nhũng nhiều của chúng đối với nhân dânqua đoạn trích.- Xác định nội dung cần nghị luận (luận điểm)+ Thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh và các quan hầu cận.+ Những thủ đoạn những nhiễu của quan lại.+ Thái độ của tác giả- Tư liệu: Chủ yếu trong đoạn trích , có thể mở rộng ra đoạn trích (phần Đọc thêm).* Lập dàn ýa. Mở bàiĐoạn trích Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (trích Vũ trung tùy bút) của Phạm ĐìnhHổ là một minh chứng xác đáng về hiện thực đen tối của đất nước vào thời vua Lê –chúa Trịnh cuối thế kỉ XVIII.b. Thân bài- Bộ mặt của giới cầm quyền phong kiến thời Lê – Trịnh được tác giả kể lại mộtcách sinh động, hấp dẫn.+ Chúa cho xây dựng nhiều cung điện, đền đài ở khắp nơi để thỏa ý “thích chơi đènđuốc”, ngắm cảnh đẹp, ý thích đó không biết bao nhiêu cho vừa. Vì vậy, “Việc xây dựngđình đài cứ liên miên” hao tiền, tốn của.+ Chúa bày ra nhiều cuộc dạo chơi tốn kém ở li cung (cung điện, lâu đài xây xa kinhthành). Những cuộc dạo chơi của chúa ở Tây Hồ được tác giả miêu tả tỉ mỉ: diễn rathường xuyên “tháng ba bốn lần”, huy động rất nhiều kẻ hầu người hạ: “binh lính dànhấu hết bốn mặt hồ” (Hồ Tây ngày ấy rộng hơn bây giờ rất nhiều). Không chỉ dạo chơiđơn thuần mà còn bày ra nghi lễ tiếp đón tưng bừng, độc đáo; những trò chơi lố lăng nhưtổ chức hội chợ, các quan nội thần cải trang thành đàn bà, bày bách hóa xung quanh hồ đểbán; thuyền ngự tùy ý ghé vào mua bán như cửa hàng trong chợ.15+ Chúa Trấn Quốc, nơi linh thiêng của Phật giáo cũng bị bọn nhạc công ngồi trênhòa nhạc làm vui cho chúa.+ Bọn quan quân dùng quyền lực để tìm thu thực chất là cướp đoạt của quý trongthiên hạ như “trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch,…” (chim quý, thú lạ, cây cổ thụ, nhữnghòn đá có hình thù lạ, chậu hoa, cây cảnh) về tổ điểm cho phủ chúa để thành nơi giàu đẹpnhất trời Nam.+ Tác giả đã chọn một chi tiết điển hình nhằm khắc sâu chủ đề của đoạn trích, đó làcảnh binh lính khiêng một cây đa cổ thụ về phủ chúa. Nhà văn miêu tả bằng những từngữ sống động và ấn tượng: “Cây đa to, cành lá rườm rà, được rước qua sông”, “giốngnhư một cây cổ thụ mọc trên đầu non hốc đá, rễ dài đến vài trượng ”. Cây đa ấy “phảimột cơ binh mới khiêng nổi”, không chỉ có thế, việc di chuyển còn có “bốn người đi kèm,đều cầm gươm, đánh thanh la đốc thúc quân lính khiêng đi cho đều tay”. Người cầm bútchỉ đưa ra những sự việc cụ thể, chân thực và khách quan, không bình luận nhưng cáchình ảnh, chỉ tiết vẫn hiện lên sống động và tự nó phơi bày.- Thói tham lam, những thủ đoạn nhũng nhiễu của bọn quan lại hầu cận trong phủchúa cũng được tác giả tường thuật một cách sắc nét:+ Thời chúa Trịnh Sâm, bọn quan lại hầu cận trong phủ chúa rất được sủng ái, bởichúng biế bợ đỡ, làm vui lòng chúa bằng cách bày ra các trò ăn chơi hưởng lạc. Cho nênchúng ỷ thế nhà chúa, mượn gió bẻ măng tha hồ hoành hành, tác yêu tác quái, vơ vét củadân.+ Thủ đoạn của chúng vô cùng bỉ ổi, trắng trợn: dò xem nhà nào có vật quý thì biênvào hai chữ “phụng thủ”, cho người lấy phăng đi. Rồi vừa ăn cướp vừa la làng, vu chongười có của giấu giếm của cung phụng, chống lại thánh chỉ để học lại phải đút tiền thoáttội. Người dân vừa bị cướp đoạt vật quý vừa bị mất tiền thêm, có nhà bị mất của lại cònbị phá nhà hủy tường. Vì thế, để tránh tai họa, có người phải tự tay “đập bỏ núi nọn bộ,hoặc phá bỏ cây cảnh’’ mà mình đã dày công vun trồng, yếu quý.+ Để tăng sức tố cáo hiện thực và sức thuyết phục người đọc, tác giả đưa ra bằngchứng từ chính sự việc của gia đình mình: bà mẹ đã phải sai chặt đi một cây lê và hia câylựu quý có hoa thơm quả đẹp trong vườn nhà để tránh tai họa.=> Nhân dân bị nhũng nhiễu, cuộc sống nghèo đói, vất vả, không yên ổn, nọn vuachúa, quan lại thì ăn chơi xa đọa. Chúa thì lơi lỏng việc triều chính, không chăm lo việcnước; quan quân được thể hoành hành dân chúng. Cướp đoạt của cải của dân, bọn chúngkhông những không bị phê mà còn được khen, được thưởng, được thăng quan tiến chức.- Thái độ của người cầm bút+ Tác giả ghi chép sự việc diễn ra rất cụ thể, khách quan, không lời bình, không bộclộ thái độ, cảm xúc trực tiếp. Nhưng mạch ngầm chủ đạo văn bản là thái độ phê phán đốivới thói ăn chơi xa xỉ, vô độ của chúa Trịnh và các quan lại hầu cận trong phủ chúa. Nhà16văn kể lại sự việc khách quan nhưng tự nó đã phơi bày tất cả bản chất của giai cấp thốngtrị và dự cảm một tương lại gần đầy nguy cơ. Chi tiết: “Trong phủ, tùy chỗ điểm xuyết,bày vẽ ra hình núi non bộ trông như bến bể đầu non. Mỗi khi đêm thanh cảnh vắng, tiếngchim kêu vượn hót ran khắp bốn bề, hoặc nửa đêm ồn ào như trận mưa sa gió táp, vỡ tổtan đàn, kẻ thức giả biết đó là điều triệu bất tường”, tác giả kín đáo cảnh báo thói ăn chơihưởng lạc, xa hoa trên mồ hôi nước mắt của nhân dân sẽ dẫn đến cảnh đất nước suy tàn,tan rã tang thương.+ Kẻ thức giả (người trí thức) nhìn xa trông rộng thấy điều đó không phải là cảnhthực. Cảnh núi non thu hẹp trong vườn thượng uyển không phải là biểu tượng của toàncảnh đất nước đẹp tươi, phồn thịnh, mà đó là cảnh đẹp giả tạo, phù phiếm chỉ có trongphủ chúa. Đêm thanh cảnh vắng, chim kêu vượn hót rộn bề không phải là cảnh bình yên,phồn thực mà đó là “điều triệu bất tường”, một dấu hiệu chẳng lành, điểm gỡ sẽ xảy raồn ào như trận mưa sa bão táp, vỡ tổ tan đàn. Đây là hình ảnh ẩn dụ cho sự suy vong tấtyếu của một triều đại. Thật đúng như dự cảm, không bao lâu, nạn kiêu binh nổi dậy, lậtđổ phe cánh Trịnh Sâm, Hoàng Đình Bảo, gia đình chúa cốt nhục tương tàn, tan đàn xẻnghé, cuối cùng bị nhà Tây Sơn xóa vết.=> Vũ trung tùy bút phảng phất đó đây một phong vị buồn của con người luôn trăntrở với dân với nước. Ông viết nhẹ nhàng, không lên gân […]. Phạm Đình Hổ là sự minhchứng cho tính phong phú, đa dạng của kí’’ (Nguyễn Đăng Mạnh).c. Kết bài- Nghệ thuật tùy bút đem lại cái nhìn sinh động cho người đọc về tầng lớp quyềnquý cũng như nỗi thống khổ của nhân dân lao động đương thời. Tác phẩm không chỉ giàugiá trị hiện thực mà còn mang giá trị nhân đạo.- Chuyện cũ viết lại trong phủ chúa Trịnh một thời đã thành dĩ vãng, nhưng nhữngcâu chuyện ấy vẫn còn mang giá trị tư liệu, giá trị lịch sử và giá trị văn chương…4. Tham khảo phần cuối bài tập 35. Nét đặc sắc của đoạn trích- Tác giả rất thành công ở thể tùy bút, ghi chép chân thực hiện thực khách quan, quađó bộc lộ thái độ, cảm xúc, suy nghĩ, đánh giá của mình về con người và cuộc đời.- Ghi chép tùy theo cảm hứng chủ quan, có thể tản mạn, không gò bó theo hệ thống,kết cấu nhưng vẫn theo một tư tưởng, cảm xúc chủ đạo nên đoạn trích rất giàu chất trữtình.- Các chi tiết miêu tả chọn lọc, đắt giá, giàu sức thuyết phục. Tả cảnh đẹp, tỉ mỉnhưng lại nhuốm màu sắc u ám, mang tính dự báo.17- Giọng kể, tả khách quan nhưng khéo léo, kín đáo thể hiện thái độ lên án, phơi bàybản chất bọn vua chúa qua thủ pháp liệt kê và hàm ẩn.6. Sự giống và khác nhau giữ thể kí và truyện (qua tùy bút của Phạm Đình Hổ và truyềnkì của Nguyễn Dữ).- Giống: cùng thuộc thể loại văn xuôi trung đại và được viết bằng kí tự Hán.- Khác:+ Truyện: Hiện thực cuộc sống được thông qua số phận con người cụ thể nênthường có cốt truyện và nhân vật. Cốt truyện được trình bày có mở đầu, diễn biến, kếtthúc, nhân vật được khắc họa từ ngoại hình đến nội tâm, tính cách, diễn biến tâm lí,…Truyện phản ánh hiện thực khách quan qua bức tranh mở rộng đời sống, qua các sự kiện,biến cố xảy ra trong cuộc đời con người.+ Tùy bút là thể văn dùng để ghi chép người thật, việc thật, qua đó người viết bộc lộcảm xúc, thái độ, suy nghĩ, đánh giá của mình về con người và cuộc sống. Ghi chép tùytheo cảm hứng chủ quan của nhà văn nên phong cách cái tôi cá nhân phóng khoáng,không bị gò bó, nhưng vẫn thống nhất tư tưởng, cảm xúc chủ đạo, giàu chất trữ tình.7. Tình trạng đất nước cuối thế kỉ XVIIIGợi ý: – Hiện thực đen tối của đất nước thời vua Lê – chúa Trịnh được cảm nhận quaVũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ, Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác, Hoàng Lê nhấtthống chí của Ngô gia văn phái, đó là một thực trạng phồn vinh giả tạo. Cuộc sống trongphủ chúa xa hoa, phồn thực tuyệt đỉnh: “Cả trời Nam sang nhất là đây” (Lê Hữu Trác),lầu gác, rèm châu, hiên ngọc, hoa cung ngạt ngào, vườn ngự chim kêu vượn hót, núi nonbộ, vào đây như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh, thơ mộng nhất trời Nam. Cuộc sốngquyền uy, vương giả nhưng những thức giả đều nhận thấy đó là điều triệu bất tường, báotrước sự suy vong, sụp đổ tất yếu của một triều đại chỉ ham tranh quyền đoạt vị, ham ănchơi xa đọa, không lo nghĩ phát triển dân giàu nước mạnh.- Con người trong phủ chúa: kẻ cầm quyền thì ăn chơi, hoang dâm vô độ, vô tráchnhiệm. Kẻ dưới quyền (quan lại, hầu cận) thì đục nước béo cò, ỷ thế thỏa sức vơ vét,cướp bóc dân lành, làm cho cuộc sống nhân dân ngày càng khốn khó.=> Một thời đại không “vô vi cư điện các” (nơi triều chính không yên ổn) ắt đại loạnsẽ xảy ra. Đoạn trích đã phơi bày một tình trạng đen tối, thối nát, mục ruỗng của tập đoànphong kiến Lê – Trịnh: xa hoa, quyền uy nhưng giả tạo đã đến thời mạt vận.18HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍNgô Gia Văn PháiHỒI THỨ MƯỜI BỐNĐánh Ngọc Hồi, quân Thanh bị thua trậnBỏ Thăng Long, Chiêu Thống trốn ra ngoàiI. HỆ THỐNG CÁC VẤN ĐỀ VÀ CÂU HỎI, BÀI TẬP1. Em hiểu gì về Ngô gia văn phái, tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí, đoạn trích và thểloại?2. Hãy tóm tắc hồi thứ mười bốn khoảng 12 đến 15 dòng.3. Cảm nhận của em về người anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ qua Hồi thứmười bốn (trích Hoàng Lê nhất thống chí) của Ngô gia văn phái.4. Cảm nhận của em về sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và bi kịch của vua tôi LêChiêu Thống qua Hồi thứ mười bốn (trích Hoàng Lê nhất thống chí) của Ngô gia vănphái.5. Sự khác biệt của hai cuộc tháo chạy (một của quân tướng nhà Thanh và một của vuatôi Lê Chiêu Thống).6. Dựa theo tác phẩm, hãy viết một đoạn văn ngắn miêu tả lại chiến công thần tốc đại pháquân Thanh của vua Quang Trung từ tối 30 Tết đến ngày mùng 5 tháng giêng năm KỉDậu (1789).II. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ GIẢI BÀI TẬP1. Tác giả, tác phẩm:- Tác giả: Hoàng Lê nhất thống chí do một số người trong dòng họ Ngô Thì viết.Hai tác giả chính là:+ Ngô Thì Chí (1753 – 1788), em ruột Ngô Thì Nhậm, làm quan dưới triều LêChiêu Thống, trung thành với nhà Lê. Ông viết bảy hồi đầu của tác phẩm.+ Ngô Thì Du (1772 – 1840), anh em chú bác ruột với Ngô Thì Chí, học giỏi nhưngkhông đỗ đạt, sau đó xuống làm quan dưới triều Nguyễn. Ông là tác giả của bày hồi tiếptheo, trong đó có hồi 14.+ Ba hồi cuối do người khác viết.19=> Thể loại:+ Tác phẩm thuộc thể chí (lối văn ghi chép sự vật, sự việc).+ Hoàng Lê nhất thống chí viết theo kiểu tiểu thuyết chương hồi của Trung Quốcgồm 17 hồi. Có ý kiến cho rằng tác phẩm là kí sự lịch sử, đa số người nghiên cứu xếp nóvào tiểu thuyết lịch sử. Trong văn học Việt Nam trung đại, đây là tác phẩm văn xuôi chữHán có quy mô lớn nhất và đạt được những thành công xuất sắc nhất về mặt nghệ thuật.- Hoàn cảnh sáng tác: Hoàng Lê nhất thống chí được viết trong nhiều thời điểm nốitiếp nhau từ giai đoạn cuối triều Lê đến đầu triều Nguyễn (cuối thế kỉ XVIII đến đầu thếkỉ XIX).- Đoạn trích thuộc hồi thứ mười bốn: Quang Trung đại phá quân Thanh, thống nhấtđất nước.2. Tóm tắt Hồi thứ mười bốn (đoạn trích)Được tin cấp báo quân Thanh đã chiếm Thăng Long, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệlập tức lên ngôi hoàng đế và than chinh cầm quân dẹp giặc. Nhà vua tổ chức lực lượng,chia làm hai đạo quân thủy – bộ, ngày 25 tháng chạp tiến quân thần tốc từ Phú Xuân(Huế) ra Thăng Long. Ngày 29 tháng chạp ra tới Nghệ An, tuyển thêm quân, mở cuộcduyệt binh, yên ủi quân lính, truyền lời dụ. ngày 30 tháng chạp đến núi Tam Điệp, mởtiệc khao quân, hẹn mùng 7 tháng giêng mở tiệc ăn mừng tại Thăng Long. Ngay đêm đó,nghĩa quân tiếp tục hành quân. Rạng sáng mùng 3 tết bí mật bao vây đồn Hạ Hồi, lấy HạHồi trong chớp nhoáng. Rạng sáng mùng 5 tấn công đền Ngọc Hồi, giặc thua, tướng SầmNghi Đống thắt cổ tự tử. Thuận đà quân ta tiến vào Thăng Long đúng trưa mồng 5 tết.Quân giặc hoảng sợ chạy tán loạn, xéo lên nhau mà chết. Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật tháochạy lên biên giới. Vua tôi Lê Chiêu Thống cũng tìm đường tháo quân, gặp Tôn Sĩ Nghịở biên giới. Tớ thầy tàn quân thê thảm xéo về đất Bắc.Đoạn trích miêu tả chiến thắng lẫy lừng của người anh hùng Nguyễn Huệ, sự thảmbại của quân tưởng nhà Thanh và số phận bị thảm của lũ vua quan phản nước, hại dân.3. Hình tượng nguồi anh hùng dân tộc – Quang TrungBài tập này tương đương với một đề văn. Đề ra theo hướng mở “cảm nhận” (cảm làsự rung cảm, cảm thụ; nhận là nhận thức, hiểu biết, tiếp nhận tác phẩm…), tùy vào sựcảm nhận của mỗi người, song bài viết cần bám sát vào văn bản, đúng với đối tượng,trình bày rõ ràng, mạch lạc, diễn đạt trôi chảy, sinh động, hấp dẫn. Sau đây là một số gợiý:a. Mở bài- Hoàng Lê nhất thống chí là cuốn tiểu thuyết lịch sử thời trung đại của học Ngô giavăn phái. Đây là bức ttranh rộng lớn, tái hiện chân bối cảnh lịch sử đầy biến động của20nước ta thời Lê – Trịnh, trong khoảng hơn ba thập kỉ cuối thế kỉ XVIII và mấy năm đầuthế kỉ XIX.- Sự tranh giành quyền lực giữa các phe phái phong kiến suốt bao năm đã đến hồiquyết liệt, dự dội. Trong bối cảnh đó, sự nổi dậy của phong trào Tây sơn là một tất yếu.Nổi bật trên nền cảnh tăm tối ấy là dáng vóc ngời sáng của Quang Trung – Nguyễn Huệ người anh hùng tiêu biểu cho sức mạnh quật cường của cả dân tộc. Hồi thứ mười bốn –Quang Trung đại phá quân Thanh, thống nhất đất nước đã minh chứng cho điều này.b. Thân bài- Trước hết, Quang Trung là người anh hùng hành động mạnh mẽ và quyết đoán, từđầu đến cuối đoạn trích, Quang Trung là người hành động xông xáo, mau lẹ, có chủ đíchvà quả quyết. Khi nghe tin giặc chhiếm thành Thăng Long và cả một vùng đất đai rộnglớn, Quang Trung giân lắm nhưng không hề nao núng. Ông định thân chinh cầm quyền đingay nhưng trong tình cảnh đất nước ngàn cân treo sợi tóc, không thể hành động vội vã,hồ đồ. Lí trí mách bảo phải bình tĩnh để giải quyết từng việc. Chỉ trong vòng hơn mộttháng, ông đã làm được nhiều việc:+ Lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung.+ Tổ chức lực lượng, đóc xuất quân ra Bắc.+ Gặp gỡ người cống sĩ ở huyện La Sơn.+ Tuyển quân thêm, mở cuộc duyệt binh ở Nghệ An, phủ dụ tướng sĩ, hoạch địnhchiến lược, chiến thuật và cả đối sách với nhà Thanh sau chiến thắng.+ Trực tiếp thống lĩnh chỉ huy các đạo quân.- Không chỉ là người hành động quyết đoán mà Quang Trung còn là con người trítuệ sáng suốt, nhạy bén.+ Sáng suốt trong việc lên ngôi. Lên ngôi nhằm mục đích thống nhất nội bộ, hội tụanh tài và quan trọng hơn là yên lòng quân sĩ, nhất là đối với kẻ phản trắc, giữ lấy lòngngười, thu hút lực lượng.+ Sáng suốt ở nhận định tình hình địch ta. Điều đó thể hiện rõ trong lời phủ dụ quânlính ở Nghệ An: ông khẳng định chủ quyền của ta “đất nào sao ấy”; tố cáo hành độngxâm lược phi nghĩa, trái đạo trời của giặc: “Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phencướp bóc nước ta, giết hại dân ta, vơ vét của cải, người nhà mình không thể chịu nổi, aicũng muốn đuổi chúng đi”. Nhà vua nhắc lại truyền thống chống giặc ngoại xâm của dântộc ta: Từ thời Hai Bà Trưng, Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành đến Trần Hưng Đạo, Lê lợi,mỗi tên tuoỏi đều gắn với một triều đại, một cuộc kháng chiến bảo về đất nước, nahừmkhích lệ tinh thần yêu nước của binh lính từ truyền thống quý báu của dân tộc; kêu gọitướng sĩ “đồng tâm hiệp lực để dựng lên công lớn”; ngăn ngừa kẻ phản trắc “chớ có quenthói cũ, ăn ở hai lòng, nếu như việc phát giác sẽ bị giết chết ngay tức khắc, không tha21một ai”. Lời dụ như một bài hịch ngắn gọn, hàm súc, kích thích lòng yêu nước; niềm tựhào truyyền thống anh hùng của dân tộc.+ Sáng suốt trong việc xét đoán bề tôi và cách dùng người. Điều đó thể hiện ở việcứng xử với các tướng (Sở và Lân) ở Tam Điệp. Ông hiểu người, hiểu tình thế nên khenchê chính xác, ân ruy rạch ròi. Với Ngô Thì Nhậm, nhà vua đánh giá rất cao vài trò củamột vị quân sư “đa mưu túc trí”. Biết dùng người tài như thế có thể dẹp được loạn binhđao, tránh gây đổ máu, tổn thất cho bao người dân vô tội.+ Quang Trung còn là người có tầm nhìn xa trông rộng. Ông luôn tin tưởng ở mình,tin ở chính nghĩa của dân tộc (ý trời lòng dân) nên dám khẳng định quả quyết ngày chiếnthắng như thần. Có được như vậy là do “phương lược tiến đánh đã có tính sẵn”. Ngay cảkhi còn ngồi trên yên ngựa, tấc đất chưa giành được trong tay, nhà vua đã hoạch định kếhoạch, quyết sách với giặc sau chiến thắng. Tìm cách ngoại giao để có thể dẹp “việc binhđao”, “chờ 10 năm nữa ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu dânmạnh thì ta có sợ gì chúng”. Tất cả mọi hoạch định đều vì nền hòa bình và phát triển củadân tộc.+ Ông là bậc kì tài về quân sự, một vị tướng thao lược hơn người. Mấy lần trước raBắc, ông đã được tác giả họ Ngô đánh giá: “Nguyễn Huệ là một tay anh hùng lão luyệndũng mãnh và có tài cầm quân. Xem hắn ra Bắc vào Nam ẩn hiện như thần, không ai cóthể lường biết”. Lần này ra Bắc, xuất quân thần tốc, đánh nhanh thắng nhanh, đảm bảo antoàn, bí mât, bất ngờ. Thật là “tướng ở trên trời xuống, quân ở dưới đất lên” làm cho giặckhông kịp trở tay: Ngày 25 tháng chạp xuất quân ở Phú Xuân, năm ngày sau đến TamĐiệp, đêm 30 tháng chạp đã “lập tức lên đường’’ tiến ra Thăng Long. Hành quân bộnhưng tướng sĩ một lòng, vượt lên gian khổ. Từ Tam Điệp trở ra vừa hành quân vừa đánhgiặc, dũng mãnh, chớp nhoáng.- Đẹp nhất là đoạn họ Ngô tả người anh hùng Quang Trung khoác tấm áo bào màuđỏ phấp phới, lẫm liệt, hùng dũng cưỡi trên mình voi xông pha trong chiến trận dày đặckhói súng, mũi tên. Nhà vua trực tiếp tổng chỉ huy chiến dịch, hoạch định đường lốichiến lược, chiến thuật, tổ chức các đạo quân, tự mình thống lĩnh một mũi tiên phong…Hình ảnh người chỉ huy được khắc họa nổi bật trên nền chiến trận khói tỏa mù trời, tiếngla thét đau đớn của kẻ bại trận, tiếng reo hò thắng thế của quân ta đã trở thành linh hồnchiến công vĩ đại của dân tộc. Một con ngừoi mà bất cứ kẻ phản tặc nào nghe tên cũng đãhồn bay phách lạc, sợ như sấm sét. Tên “tổng đốc họ Tôn mang thứ quân nhớ nhà kia màchống chọi, thì địch sao nổi”. Quả như lời nhận định của tác giả, chỉ trong năm ngày, cácđạo quân của vua Quang Trung đã chiếm được thành Thăng Long, mở tiệc khao quân, cakhúc khải hoàn sớm hơn dự định hai ngày. Tấm áo bào màu đỏ sạm đen khói súng – mộtbiểu tượng đẹp về vị vua yêu nước trong thời đại phong kiến.c. Kết bàiMặc dù các tác giả vẫn mang nặng tư tưởng chính thống, trung thành với nhà Lênhưng với thái độ tôn trọng lịch sử và ý thức dân tộc, họ minh bạch đem ánh sáng rọi vàohàng ngũ quân Tây Sơn, miêu tả từ tướng đến quân đều rực sáng như trong hào quangchói lọi, xứng đáng là những người con ưu tú của giống nòi, yêu nước tha thiết, quật22cường, anh dũng mà nổi bật là hình tượng người anh hùng dân tộc Quang Trung –Nguyễn Huệ. Và khi đội quân anh hùng áo vải ấy toàn thắng, bọn giặc thua thảm hại thìmột không khí sung sướng, tự hào của họ Ngô ùa tràn trên trang giấy, lâng lâng, cuốn vàothời khắc oanh liệt, hào hùng, vinh quang của lịch sử dân tộc. Đoạn trích quả là thướcphim tư liệu quý ghi lại công lao to lớn của vị anh hùng áo vải, mãi mãi bất tử trong lòngdân tốc Việt Nam.4. Sự thảm hại của quân tướng nhà Thanh và vua tôi Lê Chiêu ThốngVề hình thức, bài tập này cũng có bố cục như bài tập trên. HS căn cứ vào văn bảnSGK và phần thầy cô giáo hướng dẫn đọc – hiểu trên lớp để viết bài. Cần làm nổi bật cácnội dung sau:- Trước hết, đây là thước phim tư liệu cụ thể, sinh động vè sự thảm bại của quântướng nhà Mãn Thanh trong lịch sử xâm lược.+ Tôn Sĩ Nghị là một tướng bất tài nhưng kiêu căng, tự phụ, chủ quan. Kéo quânvào thành Thăng Long “ngày đi đêm nghỉ” dễ dàng như “đi trên đất bằng”, như đi dulịch, không cần lo lắng, không mất một mũi tên, như đi vào chốn không người. Vì thế,hắn cho là “vô sự” không cần đề phóng, mặc cho quân lính tự do đi lại kiếm củi, buônbán… Hễ ai nhắc đến tình hình thì cho rằng quân Tây Sơn “như cá chậu chim lồng, cònchút hơi thừa thoi thóp không đáng nói đến”. Chờ mồng 6 xuất quân đầu năm “Bọn ấy sẽlần lượt bị bắt sống, không một tên nào lọt lưới. Người Nam Hà sẽ đến mà xem”.+ Tôn Sĩ Nghị bất tài, không nắm được tình hình, không hiểu được đối phương, chủquan khinh địch. Hắn cho quân ra oai “chỉ lảng vảng trên bờ sông, lấy thanh thế suôngđể dọa dẫm mà thôi”. Dù đã được Lê Chiêu Thống báo trước tình hình nhưng vẫn khôngchút đề phòng. Mấy ngày Tết “chỉ chăm chú vào việc yến tiệc vui mừng, không hề lo chiđến việc bất trắc”, cho quân lính mặc sức vui chơi.- Đó chính là nguyên nhân dấn tới sự thảm bại của chúng. Khi Tây Sơn đánh úp HạHồi, trong đồn lúc đó mới biết, ai nấy rụng rời sợ hãi, vác khí giới đầu hàng. Đánh đếnđồn Ngọc Hồi, giặc bắn súng chả trúng ai, phun khói lửa, gậy ông đập lưng ông tự làmhại mình. Tây Sơn tiến gấn đánh giáp là cà, quân Thanh chống không nổi bỏ chạy tánloạn, giày xéo lên nhau mà chết. Thái thú Sầm Nghi Đống thắt cor tự tủ. Quân lính bị tiêudiệt thây rải đầy đồng, máu chảy thành suối. Cảnh tượng này lại gợi nhớ sự thảm bại củaquân Minh thời nhà Lê: “Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh trôi vạn dặm/ Tốt Đọngthây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm” (Đại cáo Bình Ngô – Nguyễn Trãi).Nhưng thảm hại nhất phải nói đến chân tướng tổng đốc trọng thần Tôn Sĩ Nghị. Kẻđã từng huyênh hoang “bắt sống” không để “tên nào lọt lưới”, vậy mà ngày mồng 4 nghetin cấp báo từ đồn Ngọc Hồi về thì “sợ mất mật ngựa không kịp đóng yên, người khôngkịp mặc áo giáp, dẫn bọn kị mã của mình chuồn trước qua cầu phao, rồi nhằm hướngBắc mà chạy. Quân sĩ các doanh trại nghe tin đều hoảng hốt, tan tác bỏ chạy…”, xéo lênnhau làm cầu phao đứt, rơi xuống sông chết tắc cả Nhị Hà, nước không chảy được nữa.23Thật quá hài cho chân tướng kẻ xâm lược, lời nói vẫn còn tươi nguyên mà sự oai phongđã thành hổ đói cúp đuôi xin cứu mạng, nhục nhã ê chề.- Nghệ thuật kể chuyện xen lẫn tả thực thật sống động. Sử dụng ngôn ngữ chính xác,khi hài hước, châm biếm “lấy thanh thế suông để dọa dẫm”, “không kịp”, “chuồn trước”làm nổi bật lên chân tướng một tổng đốc trọng thần bất tài, hèn đớn, đáng khinh bỉ. Nhịpđiệu câu văn nhanh, dồn dập, gấp gáp vừa thể hiện sự tiến công tần tốc của ta, vừa miêutả sự thất bại thảm hại và tâm lí hỗn loạn của giặc. Ngòi bút miêu tả khách quan nhưngvẫn hàm chứa tâm trạng hả hê, sung sướng khi viết lên bản hùng cả của dân tộc.- Cùng với sự thảm bại của quan quân Tôn Sĩ Nghị là bi kịch của vua tôi Lê ChiêuThống phản nước, hại dân. Dưới ngòi bút trung thực của họ Ngô, dù có cảm tình với triềuLê nhưng cái vỏ ngoài vàng gấm cũng bị các tác giả lột ra, lộ rõ tư cách đê hèn, bạcnhược, tâm địa bỉ ổi của lũ phản bội theo đóm ăn tàn, theo voi ăn bã. Chỉ vì lợi ích củadòng họ mà mù quáng đem vận mệnh của đất nước đặt vào tay kẻ thù đang có dã tâmxâm lược. Và tất nhiên ác giả ác báo, trời không chiều lòng, họ Lê đã trao nhầm giangsơn của mình cho kẻ bất tài họ Tôn. Kết cục tớ thầy chịu chung một bi kịch. Chi tiết LêChiêu Thống “đưa thái hậu ra ngoài”, bỏ chạy, cướp cả thuyền của dân để thoát thân đủthấy sự hèn hạ của một ông hoàng như thế nào? Khi gặp được họ Tôn trên đất biên giới,vua tôi, tớ thầy chỉ còn biết “nhìn nhau than thở, oán giận chảy cả nước mắt”. Lê bướctàn quân sang đất Bắc, nhập gia tùy tục, họ Lê phải cạo đầu, kết tóc đuôi sam, ăn mặcgiống như người Mãn Thanh, gieo mắm xương tàn nơi đất khách.=> Ngòi bút tự sự rất mực cổ điển nhưng vẫn luôn “hàm súc dư ba”, ít lời nhiều ý,nói ít gợi nhiều, đan xen giữa cái hiện thực có khi lạnh lùng, nghiệt ngã với cái lãng mạnbay bổng. Cái hiện thực và cái lãng mạn đều đẩy căng xung đột đến tận cùng cái xấu xa,thảm bại của quân cướp nước, lũ bán nước, cũng như cái đẹp huy hoàng của đội quân áovải cứu nước, cứu dân làm cho trích đoạn mang không khí đậm đà của bản anh hùng cachiến trận, như bản anh hùng ca của Nguyễn Trãi năm xưa ngợi ca Lê Lợi chống xâmlược nhà Minh.5. So sánh cuộc tháo chạy của Tôn Sĩ Nghị và vua tôi Lê Chiêu Thống- Trước hết nói về mục đích của kẻ mượn gió bẻ măng và kẻ rước voi về dày mả tổ,hai đối tượng này đều nhằm vào mục đích riêng của mình. Họ Tôn thì muốn thôn tính đấtNam làm quận, huyện của đất Bắc. Họ Lê thhì muốn dựa vào “mẫu quốc” để cố thủ ngaivàng nhưng những âm mưu xấu xa, bất nghĩa thì đều bị tiêu vong.- Cuộc tháo chạy của hai kẻ bại trận đều giống nhau ở chỗ nghe tiếng Tây Sơn màhồn bay phách lạc. Kẻ thì chẳng kịp đóng yên ngựa, mặc áo giáp, nhảy lên ngựa tháochạy, quân thì tan tác, hoảng loạn, xéo lên nhau mà chết; kẻ “bỏ của chạy lấy người”,chẳng kịp đem theo lương thảo, nhịn đói mấy ngày, cướp cả thuyền của người dân đểtháo thân, may có người thổ hào đã từng biết mặt giết gà mời cơm, dẫn đường tẩu thoát.24- Cái khác ở âm điệu câu văn, khi miêu tả cuộc tháo thân của đám tàn quân, nhịpđiệu nhanh, mạnh, gấp gáp diễn tả đúng tâm lí kẻ thua trận tháo chạy. Ngòi bút ùa trànkhông khí hả hê của người chiến thắng. Đoạn tả cuộc tháo chạy của vua tôi họ Lê nhịpchậm, có khi dừng lại miêu tả tỉ mỉ những giọt nước mắt của thổ hào, giọt nước mắt tủihổ của vua tôi. Giọng điệu có phần ngậm ngùi, chua xót trước sự sụp đổ ê chề của mộtvương triều mà họ Ngô từng phụng thờ, dẫu biết rằng đó là kết cục tất yếu.6. Viết đoạn vănDựa vào văn bản đoạn trích Hồi thứ mười bốn – SGK và gợi ý bài tập 3, HS tự thựchiện.B. TRUYỆN NÔMBẢNG THỐNG KÊ CÁC TÁC PHẨM, ĐOẠN TRÍCHTTTên văn bảnChị em ThúyKiều (tríchTruyện Kiều)Tác giảNguyễnDu (17651820) tênchữ TốNhư, hiệuThanhHiênNguyễnDuCảnh ngàyxuân (tríchTruyện Kiều)Mã Giám Sinhmua Kiều (tríchTruyện Kiều)NguyễnDuKiều ở lầuNgưng Bích(trích TruyệnKiều)NguyễnDuLục Vân Tiêncứu KiềuNguyễnĐìnhNội dung chủ yếuCa ngợi vẻ đẹp, tài năngcủa con người và dự cảmvề kiếp người tào hoa bạcmệnh.Bức tranh thiên nhiên, lễhội mùa xuân tươi đẹp,trong sáng.Đoạn trích bóc trần bảnchất xấu xa, đê tiện củaMã Giám Sinh; tâm trạngđau đớn xót xa, tủi hổ củaThúy Kiều; qua đó lên ánnhững thế lực tàn bạo chàđạp lên tài sắc, nhân phẩmngười phụ nữ.Cảnh ngộ cô đơn, tâmtrạng buồn tủi và tấm lòngthủy chung, hiếu thảo củaThúy Kiều.Đặc sắc nghệ thuậtBút pháp nghệ thuậtước lệ, lấy vẻ đẹpcủa tự nhiên để gợitả vẻ đẹp của conngười, khắc họa rõnét chân dung chịem Thúy Kiều.Bút pháp tả và gợi;từ ngữ giàu chất tạohình, đẹp và sốngđộng; tả cảnh ngụtình.Khắc họa thành côngtích cách nhân vậtphản diện qua miêutả ngoại hình, cử chỉvà ngôn ngữ đốithoại.Khắc họa thành côngnội tâm nhân vật quangôn ngữ độc thoạivà bút pháp tả cảnhngụ tình.Đoạn trích thể hiện khát Khắc họa tích cáchvọng đạo giúp đời cuat tác nhân vật chủ yếu qua25