Hướng dẫn trình bày sở trường trong CV ghi điểm với nhà tuyển dụng

Hướng dẫn trình bày sở trường trong CV ghi điểm với nhà tuyển dụng

Khi tìm hiểu và đánh giá ứng viên, sở trường và sở đoản là một trong những tiêu chí vô cùng quan trọng để các nhà tuyển dụng xem xét năng lực và mức độ phù hợp của họ với công việc. Do vậy, dù ứng tuyển ở vị trí nào ứng viên cũng đừng quên liệt kê sở trường của mình trong CV xin việc. Vậy sở trường là gì và cách viết sở trường trong CV như thế nào? Hãy tham khảo bài viết này của Blog TopCV để tích lũy cho mình thêm kỹ năng trình bày CV độc đáo nhé.

Sở trường là gì?

Sở trường là những thế mạnh, năng khiếu, sự am hiểu hoặc thành thạo của mỗi cá nhân trong lĩnh vực nào đó. Sở trường có thể do khả năng thiên bẩm hoặc do quá trình trau dồi mà hình thành nên.

Nên trình bày sở trường trong CV như thế nào?Nên trình bày sở trường trong CV như thế nào?

Ai cũng có sở trường riêng và phạm trù của sở trường rất đa dạng. Nó có thể là sở trường thuộc về kỹ năng, sở trường thuộc về tính cách, sở trường liên quan đến lĩnh vực chuyên môn… Sở trường được xem là một trong những tiêu chí quan trọng để các nhà tuyển dụng đánh năng lực và mức độ phù hợp của ứng viên với vị trí công việc.

Tại sao phải liệt kê sở trường trong cv?

Việc liệt kê sở trường trong CV đóng vai trò quan trọng để thu hút các nhà tuyển dụng. Bởi lẽ, bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng đều quan tâm đến điểm mạnh và điểm yếu của mỗi ứng viên. Dựa vào những điểm mạnh mà bạn liệt kê, nhà tuyển dụng có thể xem xét ứng viên có thật sự phù hợp với vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Chẳng hạn nếu bạn đang ứng tuyển vị trí chuyên viên tư vấn, sở trường của bạn là giao tiếp và sự hài hước thì có thể đây sẽ là một điểm cộng để nhà tuyển dụng lựa chọn bạn. Đồng thời, việc liệt kê sở trường trong CV cũng sẽ giúp nhà tuyển dụng đưa ra những phương án huấn luyện và đào tạo nhằm khai thác tốt khả năng của ứng viên, từ đó nâng cao năng lực của bạn để đáp ứng công việc tốt hơn.

Cách trình bày năng khiếu sở trường trong cv

Sở trường trong CV nên trình bày ngắn gọn, rõ ràng, có chọn lọcSở trường trong CV nên trình bày ngắn gọn, rõ ràng, có chọn lọc

Không lan man, dài dòng

Mỗi một vị trí công việc sẽ yêu cầu về năng khiếu, kỹ năng. Nên tìm hiểu trước vị trí đó để trình bày những sở trường cho phù hợp.

Một số ứng viên rất sai lầm khi nghĩ rằng nên trình bày càng nhiều sở trường thì nhà tuyển dụng sẽ càng thích thú và đánh giá cao năng lực của bạn. Tuy nhiên, thực tế nếu bạn trình bày quá dài dòng, lan man, liệt kê hết những sở trường vụn vặt chỉ càng khiến nhà tuyển dụng đánh giá bạn thiếu chuyên nghiệp, thậm chí thật trẻ con. Bạn chỉ nên lựa chọn 3-5 điều mà bạn cho đó là sở trường nổi bật. Nó nên là những sở trường có liên quan hoặc cần thiết cho công việc mà bạn đang ứng tuyển. Như vậy, để liệt kê năng khiếu sở trường trong cv một cách ấn tượng và đúng trọng tâm, bạn nên tìm hiểu trước vị trí công việc mà mình đang ứng tuyển. Từ đó lựa chọn nên nêu những sở trường nào mới có thể khiến nhà tuyển dụng “đổ gục” nhé.

Sử dụng những từ ngữ đơn giản, dễ hiểu

Với ngôn ngữ trình bày CV nói chung và liệt kê sở trường nói riêng ứng viên chỉ nên sử dụng những từ ngữ đơn giản và dễ hiểu. Cách trình bày dài dòng, sử dụng từ ngữ hàn lâm hoặc quá khoa trương sẽ khiến cho nhà tuyển dụng cảm thấy bạn đang “làm màu” cho bản thân. Ngược lại, ngôn ngữ càng đơn giản càng khiến nhà tuyển dụng đánh giá cao sự chân thành của bạn.

Trình bày đúng vị trí và không chiếm diện tích

Mặc dù việc trình bày sở trường trong CV khá quan trọng để hấp dẫn nhà tuyển dụng, tuy nhiên ứng viên chỉ nên trình bày đúng vị trí. Thông thường phần sở trường sẽ được trình bày trong phần thông tin cá nhân của ứng viên hoặc được lồng ghép trong phần trình bày thông tin chuyên môn. Cách trình bày sở trường nên khéo léo, không nên để phần này chiếm quá nhiều diện tích của CV.

Gợi ý một số sở trường có giá trị, ghi điểm với nhà tuyển dụng

Chỉ nên lựa chọn những sở trường có giá trị khiến bạn nổi bậtChỉ nên lựa chọn những sở trường có giá trị khiến bạn nổi bật

Khả năng giao tiếp

Khả năng giao tiếp là một trong những kỹ năng cần thiết trong bất kỳ một ngành nghề lĩnh vực nào. Khi một ứng viên có sở trường là khả năng giao tiếp tốt, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn là một người năng động, dễ hòa đồng và dễ dàng bắt nhịp với môi trường mới. Đây chắc chắn sẽ là một điểm cộng khiến nhà tuyển dụng thích thú với CV của bạn.

Nói thành thạo 1 hoặc nhiều ngoại ngữ

Trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, việc sử dụng thành thạo 1 hoặc nhiều ngôn ngữ là điều rất cần thiết. Nó cũng thường là lợi thế ưu tiên mà nhà tuyển dụng dành cho bất kỳ ai. Do vậy, đừng quên liệt kê sở trường trong CV nếu bạn sử dụng thành thạo một loại ngôn ngữ nào đó. Đây sẽ là điểm sáng để khiến CV của bạn trở nên nổi bật và ấn tượng hơn.

Thuyết trình

Người có kỹ năng thuyết trình tốt thông thường sẽ là những người rất tự tin. Khi sở hữu kỹ năng thuyết trình bạn có thể trình bày các ý tưởng một cách trôi chảy, thuyết minh dự án một cách rõ ràng và dễ hiểu. Thậm chí kỹ năng này cũng đại diện cho những người có tố chất lãnh đạo và tư duy tổ chức tốt. Vì vậy, thuyết trình nên là một sở trường nổi bật mà bạn không nên bỏ qua khi viết vào CV.

Quay phim, chụp ảnh, thiết kế đồ họa

Hiện nay, các kỹ năng như quay phim, chụp ảnh và thiết kế đồ họa rất được ưa chuộng. Đây là kỹ năng mà nhiều nhà tuyển dụng rất cần, nhất là trong công tác truyền thông. Nó vừa thể hiện được rằng bạn là một người cá tính và có tư duy sáng tạo khiến các nhà tuyển dụng hứng thú và muốn trao cho bạn cơ hội thể hiện mình nhiều hơn.

Mỗi người sẽ có những sở trường và sở đoản khác nhau. Trước khi liệt kê sở trường trong CV, bạn hãy xem xét những sở trường nổi bật của mình là gì? Nó có thật sự mang lại giá trị cho doanh nghiệp hoặc vị trí mà bạn đang ứng tuyển? Sau đó, bạn hãy tự tin chứng minh bản thân thông qua CV sao cho thật hấp dẫn và ghi điểm với nhà tuyển dụng.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn viết sở thích trong CV giúp bạn dễ dàng trúng tuyển

Bạn cũng có thể tham khảo các mẫu CV online thông qua TopCV để cập nhật những mẫu CV mới nhất. Hoặc tham khảo việc làm hấp dẫn tại đây trước khi quyết định lựa chọn cơ hội nghề nghiệp cho mình nhé.