Hướng dẫn tra cứu nợ thuế hải quan cần lưu ý
Nợ thuế là vấn đề lớn và đặc biệt cần quan tâm đối với mỗi doanh nghiệp. Không chỉ bởi nếu như trốn thuế, nợ thuế không chỉ ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của doanh nghiệp, đặc biệt hơn cả việc nợ thuế nhiều khi sẽ ảnh hưởng và liên quan đến pháp luật. Vậy nên hôm nay Aramex sẽ hướng dẫn các bạn cách tra cứu nợ thuế hải quan mà các bạn cần lưu ý để thực hiện.
1. Thuế là gì?
Thuế là gì? Cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm nào trên thế giới thống nhất về thuế. Đứng ở các góc độ khác nhau của các nhà kinh tế khác nhau lại có một khái niệm khác nhau về thuế.
Một trong những khái niệm phổ biến về thuế đó là “Thuế là một khoản thu bắt buộc, không bồi hoàn trực tiếp của Nhà nước đối với các tổ chức và các cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước vì lợi ích chung”.
Ngoài ra còn có khái niệm khác “Thuế là một khoản phí tài chính bắt buộc hoặc một số loại thuế khác áp dụng cho người nộp thuế (một cá nhân hoặc pháp nhân) phải trả cho một tổ chức chính phủ để tài trợ cho các khoản chi tiêu công khác nhau”.
Thuế được áp dụng lần đầu tiên ở Ai Cập cổ đại vào khoảng năm 3000-2900 TCN, nếu không trả tiền hoặc trốn thuế chống lại việc nộp thuế sẽ bị phạt theo quy định của Pháp luật.
Xem thêm: Logistics là gì? Vai trò của Logistics trong nền kinh tế
Một số đặc điểm của Thuế bạn cần lưu ý:
Các khoản thu thuế được tập trung vào Ngân sách nhà nước là những khoản thu nhập của nhà nước được hình thành trong quá trình nhà nước tham gia phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị.
- Thuế là tiền đề cần thiết để duy trì quyền lực chính trị và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.
- Thuế dựa vào thực trạng của nền kinh tế (GDP, chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá sản xuất, thu nhập, lãi suất,…).
- Thuế được thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả không trực tiếp là chủ yếu
Phân loại Thuế:
Căn cứ vào nhiều tiêu thức khác nhau mà người ta phân thuế ra thành nhiều loại để có thể dễ dàng quản lý.
Phân loại theo hình thức thu gồm:
- Thuế trực thu: Là loại thuế thu trực tiếp vào khoản thu nhập, lợi ích thu được của các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân. VD: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế chuyển giao quyền sở hữu đất.
- Thuế gián thu: Là loại thuế do các nhà sản xuất, thương nhân hoặc người cung cấp dịch vụ nộp cho Nhà nước thông qua việc cộng số thuế này vào giá bán cho người tiêu dùng chịu. VD: Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu.
Phân loại theo tính chất hành chính gồm:
- Thuế nhà nước (quốc gia): nộp vào ngân sách trung ương
- Thuế địa phương: nộp vào ngân sách chính quyền địa phương
Cách phân loại này thường được sử dụng trong kế toán quốc gia, dựa vào cách tổ chức quản lý thu và cấp ngân sách thụ hưởng chúng.
Phân loại thuế theo tính chất kinh tế gồm có:
- Dựa theo yếu tố kinh tế bị đánh thuế: Thuế được chia thành thuế đánh vào thu nhập, thuế đánh vào tài sản tiêu dùng, thuế đánh vào tài sản, thuế đánh vào doanh nghiệp
- Dựa theo yếu tố và tác nhân kinh tế chịu thuế: Thuế có các loại gồm thuế đánh vào doanh nghiệp như: Thuế môn bài, thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập cá nhân, thuế tài nguyên, thuế tiêu thụ đặc biệt, phí, lệ phí khác, tiền thuế đất, thuế đánh vào hộ gia đình, thuế đánh vào sản phẩm.
- Dựa theo lĩnh vực, thuế được phân chia theo các lĩnh vực kinh tế bị đánh thuế: Ví dụ thuế đánh vào bảo hiểm, thuế đánh vào tiết kiệm, thuế đánh vào bất động sản…
Xem thêm: Chiến lược Push và Pull được áp dụng thế nào trong chuỗi cung ứng?
2. Tại sao lại phải đóng thuế thường xuyên với mỗi doanh nghiệp?
Khi xã hội loài người được hình thành cần có một tổ chức lãnh đạo được lập ra và hoạt động nhằm đem đến lợi ích cho tất cả mọi người. Điều này đặt ra phải có một quỹ chung để thực hiện và chi cho các công việc cần thiết thuế được hình thành.
Hiện nay, thuế đã trở thành một công cụ không thể thiếu dù ở bất cứ xã hội nào. Nhà nước đặt ra chế độ thuế khóa do dân cư đóng góp để có tiền chi tiêu cho sự tồn tại và hoạt động của mình.
Vai trò của Thuế đóng vai trò như thế nào?
– Thuế giữ vai trò quan trọng trong xã hội hiện tại nếu không có thuế nhà nước sẽ không thể hoạt động vững mạnh.
– Nguồn thu của ngân sách nhà nước: Thuế được coi là khoản thu quan trọng nhất, mang tính chất ổn định lâu dài và khi nền kinh tế càng phát triển thì khoản thu này càng tăng.
– Công cụ góp phần điều chỉnh các mục tiêu kinh tế vĩ mô: Góp phần thực hiện chức năng kiểm kê, kiểm soát, quản lý hướng dẫn và khuyến khích phát triển sản xuất, mở rộng lưu thông đối với tất cả các thành phần kinh tế theo hướng phát triển của kế hoạch nhà nước, góp phần tích cực vào việc điều chỉnh các mặt mất cân đối lớn trong nền kinh tế quốc dân
3. Tại sao tra cứu nợ thuế, lệ phí?
Việc tra cứu nợ thuế giúp doanh nghiệp tránh được những rủi ro không đáng có và mang lại các lợi ích sau:
- Giúp doanh nghiệp kiểm tra xem còn nợ thuế hay lệ phí Hải quan không?
- Nếu doanh nghiệp còn nợ tiền thuế Hải quan, mà thời hạn đã quá 90 ngày, doanh nghiệp sẽ bị cưỡng chế và không thể khai tờ khai nhập khẩu hàng hóa được, ó thể sẽ bị xử phạt hành chính hoặc gây chậm trễ trong việc làm thủ tục hải quan cho lô hàng xuất nhập khẩu tiếp theo.
- Trường hợp nợ lệ phí hải quan sẽ không bị cưỡng chế như cưỡng chế trong trường hợp thuế.
Xem thêm: KPI trong Logistics là gì?
4. Các thông tin cần chuẩn bị để các bạn có thể tra cứu khi nợ thuế Hải quan
Để tra cứu dễ dàng, bạn cần chuẩn bị:
- Mã số doanh nghiệp hay mã số thuế của doanh nghiệp mà bạn muốn tra cứu
- Số CMND của người địa diện pháp luật
Trường hợp nếu bạn là công ty forwarder, bất tiện trong việc xin số CMND từ phía khách hàng, vì đó là thông tin cá nhân (thường là giám đốc doanh nghiệp), nếu bạn muốn tìm thông tin này, có thể:
Bạn sử dụng thông tin mã số thuế của doanh nghiệp, tra cứu vào website:
Website Đăng ký kinh doanh
Website Tổng cục thuế
Khi nhập mã số thuế sẽ hiện ra thông tin về Số CMND và các thông tin khác của Doanh nghiệp.
5. Tra cứu nợ thuế
Bạn có thể tra cứu tại website:
Website của Tổng cục hải quan
Website của Báo hải quan
Và thực hiện theo các thứ tự sau:
- Click chuột vào ô tra cứu nợ thuế
- Nhập MST của doanh nghiệp vào ô Mã Doanh nghiệp
- Nhập CMND và ô số CMT
- Nhập lại xác nhận theo đúng ô số trên
- Click vào ô xem thông tin
Xem thêm: Cross Docking là gì?
Sau khi có kết quả tra cứu, nếu thấy có các khoản nợ quá hạn (màu vàng, tím, đỏ), bạn nên báo lại với các bộ phận có liên quan của doanh nghiệp hoặc báo lại khách hàng (forwarder) để giải quyết vấn đề nợ này.
Aramex đã hướng dẫn bạn toàn bộ cách tra cứu nợ thuế hải quan dành cho các bạn, những doanh nghiệp nếu như vẫn đang băn khoăn chưa biết cách tra cứu nhé! Nếu như cần thêm thông tin gì khác, hãy liên hệ ngay với Aramex nhé!
Rate this post