Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Tiếng Việt lớp 3

Bạn đang xem

20 trang mẫu

của tài liệu “Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Tiếng Việt lớp 3”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Lớp 3
Môn Tiếng việt
A. Mở đầu 
	Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Tiếng Việt lớp 3 được soạn theo kế hoạch dạy học quy định (mỗi tuần 8 tiết, cả năm 280 tiết - 35 tuần học), dựa theo SGK Tiếng Việt 3 (tập một, tập hai) đang được sử dụng trong các trường tiểu học trên toàn quốc. Nội dung Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng đối với từng bài học (tiết dạy) được hiểu là Chuẩn (cơ bản, tối thiểu) đòi hỏi tất cả HS phải đạt được. Nội dung Ghi chú xác định : HS khá, giỏi có thể đạt được ở mức độ cao hơn, theo năng lực của từng cá nhân ; HS yếu cần được hỗ trợ để đạt được Chuẩn quy định. 
	Để tiện theo dõi và sử dụng, bảng Hướng dẫn cụ thể (mục B) trình bày nội dung đầy đủ ở Tuần 1, sau đó không nhắc lại các yêu cầu giống nhau ở một số loại bài học, như : Đọc rành mạch, trôi chảy,... (Tập đọc) ; không mắc quá 5 lỗi trong bài (Chính tả), viết chữ rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng (Tập viết). Riêng về tốc độ đọc (đọc thông), tốc độ viết (viết chính tả), căn cứ các văn bản hướng dẫn chuyên môn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, việc chia mức độ cần đạt theo từng giai đoạn (gắn với 4 lần kiểm tra định kì môn Tiếng Việt) quy định như sau :
	 Giai đoạn 
Tốc độ cần đạt
Giữa học kì I
Cuối học kì I
Giữa học kì II
Cuối học kì II
(Cuối năm học)
Đọc
Khoảng 55 tiếng/phút
Khoảng 60 tiếng/phút
Khoảng 65 tiếng/phút
Khoảng 70 tiếng/phút
Viết
Khoảng 55 chữ/15phút
Khoảng 60 chữ/15phút
Khoảng 65 chữ/15phút
Khoảng 70 chữ/15phút
	Tuỳ điều kiện dạy học cụ thể, trong từng giai đoạn, HS có thể đạt tốc độ quy định ở bảng trên ở những thời điểm khác nhau. Do vậy, để tạo điều kiện cho GV vận dụng linh hoạt, nội dung hướng dẫn không xác định tốc độ cần đạt sau từng bài học mà chỉ ghi ở tuần ôn tập sau mỗi giai đoạn nhằm phục vụ cho việc kiểm tra, đánh giá định kì trong năm học theo hướng dẫn riêng của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 
 B. Hướng dẫn cụ thể
Tuần
Bài dạy
Yêu cầu cần đạt
Ghi chú
1
- Tập đọc – Kể chuyện (TĐ-KC / 2 tiết): 
Cậu bé thông minh
- TĐ : Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật.
 Hiểu nội dung (ND) bài: Ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé. (Trả lời được các câu hỏi (CH) trong SGK).
- HS khá, giỏi bước đầu biết đọc truyện theo vai.
- KC: Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa vào tranh minh hoạ.
- HS khá, giỏi bước đầu biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt.
- Chính tả (CT) Nhìn - viết (tập chép) : Cậu bé thông minh
- Chép chính xác và trình bày đúng quy định bài CT; không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm đúng bài tập (BT) (2) a / b, hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn; điền đúng 10 chữ và tên của 10 chữ đó vào ô trống bảng (BT3). 
- TĐ: 
Hai bàn tay em
- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi đúng sau mỗi khổ thơ và giữa các dòng thơ.
- Hiểu ND: Hai bàn tay rất đẹp, rất có ích, rất đáng yêu. (Trả lời được các CH trong SGK; thuộc 2, 3 khổ thơ trong bài).
- HS khá, giỏi thuộc cả bài thơ. 
- Luyện từ và câu (LT&C): 
Ôn về từ chỉ sự vật. So sánh
- Xác định được các từ ngữ chỉ sự vật (BT1).
- Tìm được những sự vật được so sánh với nhau trong câu văn, câu thơ (BT2).
- Nêu được hình ảnh so sánh mình thích và lí do vì sao thích hình ảnh đó (BT3).
- Tập viết (TV): 
Ôn chữ hoa A
- Viết đúng chữ hoa A (1 dòng), V, D (1 dòng); viết đúng tên riêng Vừ A Dính (1 dòng) và câu ứng dụng “Anh emđỡ đần” (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
- HS khá, giỏi nêu được ý nghĩa của câu tục ngữ theo gợi ý của GV; viết đúng và đủ các dòng (TV ở lớp) trên trang vở Tập viết 3.
- CT Nghe-viết: Chơi chuyền
- Nghe -viết đúng bài CT, trình bày đúng hình thức bài thơ. 
- Điền đúng vào chỗ trống các vần ao/ oao (BT2). Làm đúng BT(3) a / b, hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
- Tập làm văn (TLV): Nói về Đội TNTP. Điền vào giấy tờ in sẵn
- Trình bày được một số thông tin về tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh (BT1).
- Điền đúng ND vào mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách (BT2).
2
- TĐ-KC: 
Ai có lỗi ?
- TĐ: Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật.
 Hiểu ý nghĩa: Phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn. (Trả lời được các CH trong SGK).
- HS khá, giỏi bước đầu biết đọc truyện theo vai. 
- KC: Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
- HS khá, giỏi kể lại được từng đoạn câu chuyện bằng lời của mình. 
- CT Nghe-viết: Ai có lỗi?
- Nghe-viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. 
- Tìm và viết được từ ngữ chứa tiếng có vần uêch/ uyu (BT2); làm đúng BT(3) a / b, hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
- TĐ: 
Cô giáo tí hon
- Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
- Hiểu ND: Tả trò chơi lớp học rất ngộ nghĩnh của các bạn nhỏ, bộc lộ tình cảm yêu quý cô giáo và mơ ước trở thành cô giáo. (Trả lời được các CH trong SGK). 
- HS khá, giỏi bước đầu biết đọc 1 đoạn trong bài với giọng có biểu cảm.
- LT&C: 
Từ ngữ về thiếu nhi. Ôn tập câu Ai là gì ?
- Tìm được một vài từ ngữ về trẻ em theo yêu cầu của BT1.
- Tìm được các bộ phận câu trả lời câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)? Là gì ? (BT2). Đặt được câu hỏi cho các bộ phận câu in đậm (BT3).
- HS khá, giỏi tìm được nhiều từ ngữ theo yêu cầu của BT1.
- TV: 
Ôn chữ hoa Ă Â
- Viết đúng chữ hoa Ă (1 dòng), Â, L (1 dòng); viết đúng tên riêng Âu Lạc (1 dòng) và câu ứng dụng “Ăn quảmà trồng” (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ. 
- HS khá, giỏi nêu được ý nghĩa của câu tục ngữ; viết đúng và đủ các dòng (TV ở lớp) trên trang vở Tập viết 3.
- CT Nghe-viết: 
Cô giáo tí hon
- Nghe- viết đúng bài CT, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. 
- Làm đúng BT(2) a / b, hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
- TLV: 
Viết đơn
- Bước đầu viết được một lá đơn xin vào Đội TNTP Hồ Chí Minh dựa theo mẫu đơn của bài Đơn xin vào Đội (SGK, tr. 9).
* GV yêu cầu tất cả HS đọc kĩ bài Đơn xin vào Đội trước khi học bài TLV. 
- HS yếu biết điền nội dung vào mẫu đơn do GV chuẩn bị.
3
- TĐ-KC: 
Chiếc áo len
- TĐ: Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật với lời người dẫn chuyện.
 Hiểu ý nghĩa: Anh em phải biết nhường nhịn, thương yêu lẫn nhau. (Trả lời được các CH 1, 2, 3, 4).
- HS khá, giỏi bước đầu biết nhấn giọng ở từ ngữ gợi tả, gợi cảm; đọc rõ lời nhân vật trong bài; trả lời được CH5.
- KC: Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa vào các gợi ý.
- HS khá, giỏi kể lại được từng đoạn câu chuyện theo lời của Lan.
- CT Nghe-viết: Chiếc áo len 
- Nghe- viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. 
- Làm đúng BT (2) a / b, hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn. Điền đúng 9 chữ và tên chữ vào ô trống trong bảng (BT 3).
- TĐ: 
Quạt cho bà ngủ
- Biết ngắt đúng nhịp giữa các dòng thơ, nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ
- Hiểu tình cảm yêu thương, hiếu thảo của bạn nhỏ trong bài thơ đối với bà. (Trả lời được các CH trong SGK; thuộc cả bài thơ). 
- HS khá, giỏi đọc thuộc được toàn bài với giọng có biểu cảm. 
- LT&C: 
So sánh. Dấu chấm.
- Tìm được những hình ảnh so sánh trong các câu thơ, câu văn (BT1). 
- Nhận biết được các từ chỉ sự so sánh (BT 2).
- Đặt dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn và viết hoa đúng chữ đầu câu (BT3).
- TV: 
Ôn chữ hoa B
- Viết đúng chữ hoa B (1 dòng), H, T (1 dòng); viết đúng tên riêng Bố Hạ (1 dòng) và câu ứng dụng “Bầu ơichung một giàn” (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ. 
- HS khá, giỏi nêu được ý nghĩa của câu tục ngữ theo gợi ý của GV; viết đúng và đủ các dòng (TV ở lớp) trên trang vở Tập viết 3.
- CT Tập chép: 
Chị em
- Chép và trình bày đúng bài CT.
- Làm đúng BT về các từ chứa tiếng có vần ăc/ oăc (BT2); BT(3) a / b, hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
- TLV: 
Kể về gia đình. Điền vào giấy tờ in sẵn
- Kể được một cách đơn giản về gia đình với một người bạn mới quen theo gợi ý (BT 1); 
- Biết viết một lá đơn xin nghỉ học đúng mẫu (BT 2).
4
- TĐ-KC: 
Người mẹ
- TĐ: Bước đầu biết đọc phân biệt giọng người kể chuyện với giọng các nhân vật.
 Hiểu ND: Người mẹ rất yêu con. Vì con, người mẹ có thể làm tất cả. (Trả lời được các CH trong SGK).
- HS khá, giỏi bước đầu biết đọc truyện theo vai.
- KC: Bước đầu biết cùng các bạn dựng lại từng đoạn câu chuyện theo cách phân vai.
- HS khá, giỏi biết dựng lại toàn bộ câu chuyện theo cách phân vai.
- CT Nghe-viết: Người mẹ
- Nghe-viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. 
- Làm đúng BT(2) a / b, hoặc BT(3) a / b, hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn. 
- TĐ: 
Ông ngoại
- Biết đọc đúng các kiểu câu; bước đầu phân biệt được lời dẫn chuyện và lời nhân vật.
- Hiểu ND: Ông hết lòng chăm lo cho cháu, cháu mãi mãi biết ơn ông - người thầy đầu tiên của cháu trước ngưỡng cửa trường tiểu học. (Trả lời được CH 1, 2, 3).
- HS khá, giỏi bước đầu đọc được 1 đoạn trong bài với giọng có biểu cảm; trả lời được CH4.
- LT&C: 
Từ ngữ về gia đình. Ôn tập câu Ai là gì?
- Tìm được một số từ ngữ chỉ gộp những người trong gia đình (BT1). Xếp được các thành ngữ, tục ngữ vào nhóm thích hợp (BT2).
- Đặt được câu theo mẫu Ai là gì ? (BT3 / ý a, b, c).
- TV: 
Ôn chữ hoa C
- Viết đúng chữ hoa C (1 dòng), L, N (1 dòng); viết đúng tên riêng Cửu Long (1 dòng) và câu ứng dụng “Công cha trong nguồn chảy ra” (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ. 
- HS khá, giỏi nêu được ý nghĩa của câu tục ngữ; viết đúng và đủ các dòng (TV ở lớp) trên trang vở Tập viết 3.
- CT Nghe-viết: 
Ông ngoại
- Nghe- viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. 
- Tìm và viết đúng 2, 3 tiếng có vần oay (BT2); làm đúng BT (3) a / b, hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn. 
- HS khá, giỏi tìm được trên 3 tiếng có vần oay (BT2).
- TLV: 
Nghe-kể: Dại gì mà đổi. Điền vào giấy tờ in sẵn 
- Nghe-kể lại được câu chuyện Dại gì mà đổi (BT1). 
- Điền đúng nội dung vào mẫu điện báo (BT2).
- HS khá, giỏi hiểu được tính khôi hài của truyện (BT1).
5
- TĐ-KC: 
Người lính dũng cảm
- TĐ: Bước đầu biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân v ...  “Uốn cây còn bi bô” (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
- HS khá, giỏi viết đúng và đủ các dòng (TV ở lớp) trên trang vở Tập viết 3.
- CT Nhớ-viết: 
Một mái nhà chung 
- Nhớ-viết đúng bài CT, trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ 4 chữ.
- Làm đúng BT(2) a / b, hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
- TLV: 
Viết thư 
- Viết được một bức thư ngắn cho một bạn nước ngoài dựa vào gợi ý.
- HS yếu biết viết thư theo gợi ý, hướng dẫn cụ thể của GV (dựa vào bài tập đọc Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua).
31
- TĐ-KC: 
Bác sĩ Y-éc-xanh 
- TĐ: Biết đọc phân biệt lời kể và lời các nhân vật. 
 Hiểu ND: Đề cao lẽ sống cao đẹp của Y-éc-xanh (sống để yêu thương và giúp đỡ đồng loại) ; nói lên sự gắn bó của Y-éc-xanh với mảnh đất Nha Trang nói riêng và Việt nam nói chung. (Trả lời được các CH 1, 2, 3, 4 trong SGK).
- HS khá, giỏi biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung và lời nhân vật; trả lời được CH5.
- KC: Bước đầu biết kể lại từng đoạn của câu chuyện theo lời của bà khách, dựa theo tranh minh hoạ.
- HS khá, giỏi biết kể lại câu chuyện theo lời của bà khách. 
- CT Nghe-viết: 
Bác sĩ Y-éc-xanh
- Nghe-viết đúng bài CT, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng BT(2) a / b, hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
- HS khá, giỏi làm được BT3.
- TĐ: 
Bài hát trồng cây
- Biết ngắt nhịp đúng khi đọc các dòng thơ, khổ thơ. 
- Hiểu ND: Cây xanh mang lại cho con người cái đẹp, ích lợi và hạnh phúc. Mọi người hãy hăng hái trồng cây. (Trả lời được các CH trong SGK, thuộc bài thơ).
- LT&C: 
Từ ngữ về các nước. Dấu phẩy 
- Kể được tên một vài nước mà em biết (BT1).
- Viết được tên các nước vừa kể (BT2). 
- Đặt đúng dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu (BT3).
- HS khá, giỏi kể tên và chỉ được vị trí nhiều nước trên bản đồ (BT1). 
- TV: 
Ôn chữ hoa V
- Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa V (1 dòng), L, B (1 dòng); viết đúng tên riêng Văn Lang (1 dòng) và câu ứng dụng “Vỗ tay  cần nhiều người” (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ.
- HS khá, giỏi viết đúng và đủ các dòng (TV ở lớp) trên trang vở Tập viết 3.
- CT Nhớ-viết: 
Bài hát trồng cây
- Nhớ-viết đúng, trình bày đúng quy định bài CT. 
- Làm đúng BT(2) a / b, hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
- HS khá, giỏi làm được BT3.
- TLV: 
Thảo luận về bảo vệ môi trường 
- Bước đầu biết trao đổi ý kiến về chủ đề Em cần làm gì để bảo vệ môi trường ?
- Viết được đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) thuật lại ý kiến của các bạn trong nhóm về những việc cần làm để bảo vệ môi trường.
- HS khá, giỏi biết bày tỏ ý kiến riêng; viết được đoạn văn khoảng 8 câu; 
32
- TĐ-KC: 
Người đi săn và con vượn 
- TĐ: Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
 Hiểu ND, ý nghĩa: Giết hại thú rừng là tội ác; cần có ý thức bảo vệ môi trường. (Trả lời được các CH1, 2, 4, 5).
- HS khá, giỏi biết đọc với giọng có biểu cảm; trả lời được CH3.
- KC: Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo lời của bác thợ săn, dựa vào tranh minh hoạ (SGK).
- HS khá, giỏi biết kể lại câu chuyện theo lời của bác thợ săn; 
- CT Nghe-viết: Ngôi nhà chung
- Nghe-viết đúng bài CT, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng BT(2) a / b, hoặc BT(3) a / b, hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
- TĐ: 
Cuốn sổ tay
- Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện và lời các nhân vật; 
- Nắm được công dụng của sổ tay; biết cách ứng xử đúng : không tự tiện xem sổ tay của người khác. (Trả lời được các CH trong SGK).
- HS khá, giỏi biết đọc với giọng vui, hồn nhiên.
- LT&C: 
Đặt và TLCH Bằng gì? Dấu chấm, dấu hai chấm 
- Tìm dấu và nêu được tác dụng của hai chấm trong đoạn văn (BT1); điền đúng dấu chấm, dấu hai chấm vào chỗ thích hợp (BT2). 
- Tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Bằng gì ?(BT3).
- TV: 
Ôn chữ hoa X
- Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa X (1 dòng), Đ, T (1 dòng); viết đúng tên riêng Đồng Xuân (1 dòng) và câu ứng dụng “Tốt gỗ  hơn đẹp người” (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
- HS khá, giỏi nêu được ý nghĩa của câu tục ngữ theo gợi ý của GV; viết đúng và đủ các dòng (TV ở lớp) trên trang vở Tập viết 3.
- CT Nghe-viết: 
Hạt mưa
- Nghe-viết đúng bài CT, trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ 5 chữ.
- Làm đúng BT(2) a / b, hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
- TLV: 
Nói, viết về bảo vệ môi trường
- Biết kể lại một việc tốt đã làm để bảo vệ môi trường dựa theo gợi ý (SGK). Viết được đoạn văn ngắn (khoảng 6 câu) kể lại việc làm trên.
- HS khá, giỏi viết được đoạn văn khoảng 10 câu. 
33
- TĐ-KC:
 Cóc kiện trời 
- TĐ: Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật; 
 Hiểu ND: Do có quyết tâm và biết phối hợp với nhau đấu tranh cho lẽ phải nên Cóc và các bạn đã thắng cả đội quân hùng hậu của Trời, buộc Trời phải làm mưa cho hạ giới. (Trả lời được các CH trong SGK).
- HS khá, giỏi biết thay đổi giọng đọc phù hợp với nội dung mỗi đoạn.
- KC: Kể lại được một đoạn truyện theo lời của một nhân vật trong truyện, dựa theo tranh minh hoạ (SGK).
- HS khá, giỏi biết kể lại câu chuyện theo lời của một nhân vật. 
- CT Nghe-viết: 
Cóc kiện trời 
- Nghe-viết đúng bài CT, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Đọc và viết đúng tên 5 nước láng giềng Đông Nam á (BT2). Làm đúng BT(3) a / b, hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
- TĐ:
Mặt trời xanh của tôi 
- Biết ngắt nhịp hợp lí ở các dòng thơ, nghỉ hơi sau mỗi khổ thơ. 
- Hiểu được tình yêu quê hương của tác giả qua hình ảnh “mặt trời xanh” và những dòng thơ tả vẻ đẹp đa dạng của rừng cọ. (Trả lời được các CH trong SGK, thuộc bài thơ).
- HS khá, giỏi biết đọc với giọng thiết tha, trìu mến.
- LT&C:
Nhân hoá
- Nhận biết được hiện tượng nhân hoá, cách nhân hoá được tác giả sử dụng trong đoạn thơ, đoạn văn (BT1); 
- Viết được một đoạn văn ngắn có sử dụng phép nhân hoá (BT2).
- TV:
Ôn chữ hoa Y 
- Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa Y (1 dòng), P, K (1 dòng); viết đúng tên riêng Phú Yên (1 dòng) và câu ứng dụng “Yêu trẻ để tuổi cho” (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
- HS khá, giỏi viết đúng và đủ các dòng (TV ở lớp) trên trang vở Tập viết 3.
- CT Nghe-viết: 
Quà của đồng nội 
- Nghe-viết đúng bài CT, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. 
- Làm đúng BT(2) a / b, hoặc BT(3) a / b, hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
- TLV:
Ghi chép sổ tay
- Hiểu nội dung, nắm được ý chính trong bài báo A lô, Đô-rê-mon Thần thông đây ! để từ đó biết ghi vào sổ tay những ý chính trong các câu trả lời của Đô-rê-mon.
34
- TĐ-KC: 
Sự tích chú Cuội cung trăng 
- TĐ: Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. 
 Hiểu ND, ý nghĩa: Ca ngợi tình nghĩa thuỷ chung, tấm lòng nhân hậu của chú Cuội ; giải thích các hiện tượng thiên nhiên và ước mơ bay lên mặt trăng của loài người. (Trả lời được các CH trong SGK).
- KC: Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa vào gợi ý (SGK).
- HS khá, giỏi kể được tương đối sinh động từng đoạn của câu chuyện.
- CT Nghe-viết: 
Thì thầm 
- Nghe - viết đúng bài CT, trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ 5 chữ.
- Đọc và viết đúng tên một số nước Đông Nam á (BT2); làm đúng BT(3) a / b, hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
- TĐ: 
Mưa
- Biết ngắt nhịp hợp lí khi đọc các dòng thơ, khổ thơ. 
- Hiểu ND: Tả cảnh trời mưa và khung cảnh sinh hoạt ấm cúng của gia đình trong cơn mưa; thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống gia đình của tác giả. (Trả lời được các CH trong SGK, thuộc 2, 3 khổ thơ).
- HS khá, giỏi bước đầu biết đọc bài thơ với giọng có biểu cảm.
- LT&C:
Từ ngữ về thiên nhiên. Dấu chấm, dấu phẩy
- Nêu được một số một số từ ngữ nói về lợi ích của thiên nhiên đối với con người và vai trò của con người đối với thiên nhiên (BT1, BT2); 
- Điền dấu chấm, dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn (BT3).
- HS khá, giỏi bộc lộ được vốn từ ngữ phong phú qua BT1, BT2.
- TV:
Ôn chữ hoa A, M, N, V (kiểu 2) 
- Viết đúng và tương đối nhanh các chữ hoa (kiểu 2) : A, M (1 dòng), N, V (1 dòng); viết đúng tên riêng An Dương Vương (1 dòng) và câu ứng dụng “Tháp Mười Bác Hồ” (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
- HS khá, giỏi viết đúng và đủ các dòng (TV ở lớp) trên trang vở Tập viết 3.
- CT Nghe-viết: Dòng suối thức
- Nghe-viết đúng bài CT, trình bày đúng hình thức bài thơ lục bát.
- Làm đúng BT(2) a / b, hoặc BT(3) a / b, hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
- TLV:
Nghe-kể: Vươn tới các vì sao. Ghi chép sổ tay 
- Nghe và nói lại được thông tin trong bài Vươn tới các vì sao. 
 Ghi vào sổ tay ý chính của 1 trong 3 thông tin nghe được.
- HS khá, giỏi ghi lại được các ý chính (a, b, c) trong bài Vươn tới các vì sao. 
35
Ôn tập cuối HKII
Tiết 1
- ÔT: Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 70 tiếng/phút); trả lời được 1 CH về ND bài đọc, thuộc được 2, 3 đoạn (bài) thơ đã học ở HKII.
 Biết viết một bản thông báo ngắn về một buổi liên hoan văn nghệ của liên đội (BT2).
- HS khá, giỏi đọc tương đối lưu loát (tốc độ trên 70 tiếng/phút); viết thông báo gọn, rõ, đủ thông tin, hấp dẫn. 
Tiết 2
- ÔT: Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1.
 Tìm được một số từ ngữ về các chủ điểm Bảo vệ Tổ quốc, Sáng tạo, Nghệ thuật (BT2).
- HS khá, giỏi tìm được nhiều từ thuộc các chủ điểm.
Tiết 3
- ÔT: Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1.
 Nghe-viết đúng bài Nghệ nhân Bát Tràng (tốc độ viết khoảng 70 chữ/15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; biết trình bày bài thơ theo thể lục bát (BT2).
- HS khá, giỏi viết đúng và tương đối đẹp bài CT (tốc độ trên 70 chữ/15 phút).
Tiết 4
- ÔT: Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1.
 Nhận biết được các từ ngữ thể hiện sự nhân hoá, các cách nhân hoá (BT2).
Tiết 5
- ÔT: Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1. 
 Nghe - kể lại được câu chuyện Bốn cẳng và sáu cẳng (BT2).
- HS khá, giỏi biết kể với giọng khôi hài và hiểu được tính khôi hài của câu chuyện.
Tiết 6
- ÔT: Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1. 
 Nghe - viết đúng, trình bày sạch sẽ, đúng quy định bài Sao Mai (BT2).
- HS khá, giỏi viết đúng và tương đối đẹp bài CT (tốc độ trên 70 chữ/15 phút).
Tiết 7
(Kiểm tra)
- Kiểm tra (Đọc) theo mức độ cần đạt nêu ở Tiêu chí ra đề KT môn Tiếng Việt lớp 3, HKII (Bộ GD & ĐT - Đề kiểm tra học kì cấp Tiểu học, lớp 3, NXB Giáo dục 2008)
Tiết 8
(Kiểm tra)
- Kiểm tra (Viết) theo mức độ cần đạt nêu ở Tiêu chí ra đề KT môn Tiếng Việt lớp 3, HKII (TL đã dẫn).