Hướng dẫn nghi lễ cải táng, sang cát, bốc mộ đúng cách
Chắc hẳn Quý vị đã từng nghe qua về tục sang cát cho người mất. Đây là một phong tục lâu đời của người Việt Nam. Tuy nhiên nguồn gốc xuất xứ, quy trình cải táng và có những lưu ý gì cho nghi lễ này? Tất cả sẽ được Đá Thiên Sơn giải đáp và chia sẻ qua bài viết dưới đây.
Nội Dung Chính
Khái quát về nghi lễ cải táng mộ
Cải táng – hay còn có tên gọi khác là bốc mộ, sang cát là nghi lễ mai táng được thực hiện chủ yếu tại các nước thuộc khi vực Á Đông. Cùng tìm hiểu chi tiết thêm về phong tục này:
Nguồn gốc phong tục sang cát
Theo một số tư liệu của người Hán cổ, nghi lễ này có nguồn gốc từ Quảng Đông – Trung Quốc. Ngày nay, nó được thực hiện ở nhiều nơi như Mân Nam, Đài Loan, Việt Nam và trở thành một phong tục không thể thiếu, nhằm bày tỏ sự kính trọng, giúp người khuất được sạch và có một ngôi nhà khang trang, cố định.
Thời điểm thích hợp để bốc mộ
Nên bốc mộ, sang cát vào tháng mấy trong năm? Đây là câu hỏi mà Đá Thiên Sơn nhận được rất nhiều khi tư vấn phong thuỷ tâm linh cho khách hàng. Theo quan niệm lâu đời của người Việt, thông thường gia đình nên cải táng mộ sau 3 năm, tính từ lúc chôn cất người mất.
Ngoài ra, thời gian bốc mộ cũng tuỳ thuộc vào sự phân huỷ của cơ thể. Ngày nay, do các yếu tố về biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng rất lớn đến môi trường. Các hoá chất, thuốc trừ sâu độc hại sử dụng trong nông nghiệp khiến nguồn đất bị ô nhiễm trầm trọng, vì vậy có thể kéo dài thời gian phân huỷ xác lên bốn đến năm năm, thậm chí là 7 năm.
Thêm vào đó, thời điểm thích hợp để bốc mộ được tiến hành từ cuối Thu đến trước ngày Đông Chí (Tháng 9 – Tháng 11). Đây là khoảng thời gian thời tiết mát mẻ, khô ráo, ít mưa gió, thuận lợi cho tục sang cát. Giúp người khuất có một mái nhà khang trang để đón năm mới.
Điềm báo không nên cải táng mộ phần
Có một vài trường hợp dưới đây Quý vị nên cân nhắc và khi gặp phải thì nên lấp đất, dừng lại ngay việc sang cát:
- Một là, khi đào đất lên thấy có con rắn màu vàng, đây là hiện tượng Long xà khí vật – hay khí thịnh. Nếu tiếp tục cải táng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến thịnh khí của ngôi mộ, gia đình gặp điềm xui xẻo.
- Hai là, khi mở nắp quan tài ra thấy có một sợi dây tơ hồng quấn quít với nhau. Hiện tượng này được gọi là đất kết, có khí tốt và may mắn. Vì vậy, không nên đào và tiếp tục sang cát, phải đóng nắp quan tài lại ngay, rồi đặt vào vị trí cũ.
- Thứ 3 là đất đào lên có sinh khí ấm áp, huyệt mộ khô ráo không có nước hoặc nước đặc và đóng lại như sữa. Phần mộ cải táng cỏ mọc xanh tốt, đẹp đẽ, thậm chí đất có dấu hiệu nở ra đều là những điều tốt. Khi phát hiện điều này cần ngay lập tức ngưng việc bốc mộ, nếu cố tình làm sẽ đem lại tai vạ cho gia đình.
Quy trình thực hiện nghi lễ cải táng mộ
Để thực hiện phong tục bốc mộ cho người mất, cần phải thực hiện đúng theo quy trình dưới đây. Vì đây là một việc trọng đại và mang tính chất tâm linh, vì thế quý khách không nên tự ý tiến hành nếu chưa có sự hiểu biết, sẽ vô hình gây ra những hậu quả khó lường:
Làm lễ trước khi sang cát
Trước khi cải táng, gia đình nên làm lễ cáo vong và cáo gia tiên, gọi là có lời thông báo đến người mất sẽ chuẩn bị sang sửa cho họ một ngôi nhà mới và báo cáo với gia tiên để mọi việc được diễn ra thuận lợi.
Trước ngày bốc mộ, gia đình đến nơi mộ phần của người khuất làm lễ khấn Thổ công xin được đào mộ lên. Đây là việc làm rất quan trọng nhưng có một số gia đình thường bỏ qua dẫn đến nhiều việc xui rủi không mong muốn.
Chọn ngày, giờ đẹp
Yếu tố ngày và giờ để bốc mộ vô cùng cần thiết. Đặc biệt, nếu chọn ngày, giờ sang cát thì phải xem theo tuổi của người đã khuất. Kiêng kỵ nhất vào các ngày Lục xung, lục hình,… nên chọn ngày Tam Hợp, Lục Hợp, Chí đức hợp,… sẽ mang lại nhiều may mắn.
Dưới đây là một số ngày, giờ mà gia đình nên chú ý khi chuẩn bị cải táng:
- Ngày ác sát: Các ngày Canh Tý – Giáp Tuất – Quý Mùi – Mậu Thìn – Ất Hợi – Mậu Dần.
- Ngày thập ác đại bại: Canh Thìn – Ất, Tân Tỵ – Bính, Nhâm Thân – Đinh Dậu – Mậu Tuất – Kỷ Sửu.
- Ngày bạch hổ đại sát:
+ Tuần Giáp Tý: Ngày Thìn, Tuất.
+ Tuần Giáp Tuất: Ngày Đinh Sửu.
+ Tuần Giáp Thân: Ngày Bính Tuất.
+ Tuần Giáp Ngọ: Ngày Ất Mùi.
+ Tuần Giáp Thìn: Ngày Quý Sửu.
+ Tuần Giáp Dần: Ngày Nhâm Tuất.
- Giờ thiên lôi: Ngày Giáp, Ất giờ Ngọ. Ngày Bính, Đinh giờ Tuất. Ngày Canh, Tân giờ Sửu. Ngày Nhâm, Quý giờ Mão.
- Thiên sư sát theo giờ: Ngày Dần, Thân, Tỵ, Hợi giờ Thìn, giờ Hợi. Ngày Tý, Ngọ, Mão, Dậu giờ Thìn, Dậu. Ngày Thìn, Tuất, Sửu, Mùi giờ Thìn, Mùi.
- Giờ không vong: Ngày Giáp Thân giờ Kỷ Dậu, ngày Ất Mùi giờ Canh Ngọ, ngày Bính Thìn giờ Tân Tỵ, ngày Đinh Mão giờ Nhâm dần, ngày Mậu Tý giờ Quý Sửu.
- Ngày sát sư: Ngày Giáp Tý, Canh Ngọ. Ngày Bính Tý, Ất Mùi. Ngày Nhâm Tý: Không lợi cho tất cả.
- Ngày thập ác đại bại kiêng việc hung:
+ Năm Giáp Kỷ – Tháng 3 – Ngày mậu Tuất. Tháng 7 – Ngày Quý Hợi. Tháng 10 ngày Bính Thân. Tháng 11 ngày Đinh Hợi.
+ Năm Ất, Canh: Tháng 4 ngày Nhâm Thân. Tháng 9 ngày Ất Tỵ.
+ Năm Mậu, Quý: Tháng 6 ngày Kỷ Sửu.
+ Năm Bính, Tân: Tháng 3 ngày Tân Tỵ. Tháng 9 ngày Canh Thìn. Tháng 10 ngày Giáp Thìn.
+ Năm Đinh, Nhâm không phải kiêng.
Tóm lại, dù là ngày và giờ nào thì cũng phải tiến hành vào ban đêm. Việc này để tránh cho xương cốt khi gặp áng sáng hoặc ánh mặt trời sẽ bị đen đi.
Chuẩn bị lễ vật
Tuỳ theo khả năng và kinh tế của gia đình, dưới đây là một số vật phẩm cần thiết để tiến hành thủ tục bốc mộ cải táng:
- Một cái tiểu sành
- Một cái quách được đặt làm sẵn với kích thước phù hợp
- Một miếng vải vuông màu đỏ
- 50 lít nước Vang để rửa xương cốt (có bán tại các cửa hàng thuốc bắc)
- 5 lít rượu trắng để tẩy rửa âm khí
- 50 lít nước sạch
- 20 tờ giấy tráng kim – đây là một loại giấy có một mặt tráng kim màu vàng, thường dùng khi bốc bát hương hoặc cho vào tiểu quách. Giấy này lâu ngày sẽ phân huỷ phần giấy, còn lại lớp kim sẽ dính và bao bọc bảo vệ xương cốt.
- 10 chiếc khăn mặt mới
- Vải áo bọc cốt
- Tiền cổ
- Một tấm nilong
- Hoa cúc hoặc hoa nhài khô
- 2 – 3 bàn chải lớn
- 2 bàn chải nhỏ
- Bạt che mưa, gió
- 3 chiếc chậu, xô to
Tiến hành nghi lễ cải táng
Sau khi đã hành lễ cúng bái, xin phép. Gia đình bắt đầu tiến hành nghi lễ cải táng.
Trước khi đào, nhóm thợ chuyên bốc mộ phải xác định được vị trí chính xác của huyệt đạo, bởi nhiều ngôi mộ theo thời gian chôn cất lâu, cây xanh cỏ dại mọc um tùm làm sai lệch vị trí ban đầu. Nếu không có kinh nghiệm rất dễ đụng nhầm phải ngôi mộ khác.
Xác định được vị trí xong thì bắt đầu khai mả, đào đất. Khi nắp quan tài được cạy ra, lập tức đổ rượu có nồng độ cao vào trong quan tài để tẩy rửa hết âm khí, sau đó mới tiến hành thu nhặt lấy xương xếp vào tiểu sành. Cần hết sức lưu ý phải nhặt hết các xương, không bỏ xót bộ phận nào, đặc biệt là các xương ngón tay, ngón chân vì nhỏ nên dễ bị bỏ sót.
Sau khi đã xếp hết xương vào tiểu sành chuẩn bị từ trước, dùng nước Vang rửa thật sạch sẽ. Một số trường hợp hài cốt chưa phân huỷ hết, ta có thể dùng xăng đổ vào để đốt cháy phần thịt còn lại hoặc dùng dao để dóc ra.
Khi hài cốt đã đảm bảo sạch hết, tiến hành xếp vào quách, làm lần lượt theo thứ tự: Tấm nilong – vải vuông đỏ – bộ hài cốt theo thứ tự của người – phủ giấy tráng kim và đậy nắp thật kín lại. Rồi quách hay tiểu sành được cải táng, sang cát sang một vị trí khác.
=>>> Xem thêm ngay: Cách bố trí lăng mộ dòng họ chuẩn phong thuỷ
Những lưu ý khi tiến hành nghi lễ cải táng mộ
Các cụ ngày xưa đã có câu “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” ý chỉ là việc thờ cúng, kiêng cữ nhiều khi có thể tránh được điềm xấu. Trong nghi lễ bốc mộ cải táng cũng vậy, gia đình nên tuân thủ những quy tắc và lưu ý dưới đây:
Vị trí đặt mộ cải táng
Sau khi sang cát, mộ sẽ được đặt cố định, chính vì thế việc chọn lựa một vị trí đẹp, hợp phong thuỷ là điều mà các gia đình nên để ý. Không phải địa điểm nào cũng có thể cải táng và di dời mộ được. Vị trí mới phải hợp mệnh vong và thuận về hướng.
Thứ nhất, vùng đất đó là nơi đất mới, chưa từng bị đào xới hay chôn cất ai. Mặt đất bằng phẳng, không bị trũng động nước, đất xốp và mịn, có màu vàng nâu càng tốt.
Thứ hai, huyệt đào tuyệt đối không có mạch nước ngầm hoặc dòng nước chảy qua vì dễ trôi mất tiểu, quách.
Thứ ba, cần quan sát kỹ lưỡng hệ thống đường dẫn xung quanh huyệt. Trường hợp đường đi đâm sang 2 bên hoặc đâm thẳng chính diện huyệt thì không nên dùng, sẽ làm ảnh hưởng đến dòng họ, khiến nội bộ lục đục, bại hoại dần.
Hay đường đi theo sát ngay phía sau mộ phần cũng không thể dùng vì sinh điều bất lợi. Thường theo kinh nghiệm lâu đời, người ta hay chọn huyệt đạo ở nơi yên tĩnh, có khoảng cách tương đối so với đường đi, lối lại.
Kích thước mộ cải táng chuẩn phong thuỷ
Kích thước xây mộ sau cải táng là bao nhiêu thì hợp phong thuỷ? Đây cũng là thắc mắc của rất nhiều người khi tiến hành nghi lễ bốc mộ cải táng. Kích thước phổ biến được các chuyên gia phong thuỷ lựa chọn là:
69 x 107: Thêm đinh – quý tử
81 x 127: Tài vượng – Tiến Bảo
89 x 147: Thêm Phúc – Thêm Đinh
107 x 167: Quý Tử – Thêm Phúc
107 x 176: Quý Tử – Phú Quý
Tất cả các kích thước trên đều ứng với số đỏ trên thước Lỗ Ban phong thuỷ. Ngoài ra, xây mộ cải táng cũng cần phải hài hoà với tổng thể khu lăng mộ đá. Một số mẫu mộ cải táng được ưa chuộng như: Mộ đá một mái, mộ đá tam sơn, mộ đá hoa cương, mộ đá hai mái, mộ đá ba mái,…
Bài văn mẫu khấn cải táng mộ
Đá Thiên Sơn xin gửi đến Quý khách một số bài cúng, văn khấn cải táng mộ mẫu, văn khấn xin thổ địa thông dụng và hợp phong thuỷ nhất:
Bài văn khấn bốc mộ cải táng
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
– Con lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương
– Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân
– Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ tỷ
Hôm nay là ngày…. tháng …. năm ……., tại tỉnh……huyện……xã……thôn……..
Hiển khảo (hoặc tỷ)………………………………………mộ tiền
Than rằng: Thương xót cha (hay mẹ)xưa, vắng xa trần thế
Thác về, sống gửi, đất ba thước phải vùi chôn
Phách lạc hồn bay, hình trăm năm khó gìn để
Lúc trước việc nhà bối rối, đặt để còn chưa hợp hướng phương
Tới nay, tìm đất tốt lành, sửa sang lại, cầu an hình thể
Rày thân: Phần mộ dời xong, lễ Ngu kính tế
Hồn thiêng xin hưởng, nguyện cầu vĩnh viễn âm phần
Phúc để di lưu, phù hộ vững bền miêu duệ
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Bài văn khấn long mạch, thổ thần, thổ công
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương
– Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần
– Con kính lạy các ngài Long Mạch, Sơn Thần, Thổ địa, Thần linh cai quản trong xứ này
Hôm nay là ngày……tháng…..năm……
Tín chủ (chúng) con là:……………………..
Ngụ tại………………………………………………
Nhân hôm nay ngày Cải Cát (dời mộ, sửa mộ) của…………… mộ phần tại………
Chúng con cùng toàn thể gia quyến tuân theo nghi lễ sắn sửa hương hoa lễ vật dâng lên án tọa Tôn thần cùng chư vị uy linh, kính cẩn tâu trình.
Kính cáo Sơn Thần, Thổ Thần, Long Mạch và các vị Thần linh, cúi xin chứng minh, phù hộ cho tòan gia chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Trên đây là toàn bộ thông tin hữu ích, chia sẻ từ kinh nghiệm của các chuyên gia tại Đá Thiên Sơn. Chúng tôi là đơn vị tư vấn, thiết kế, thi công sản phẩm từ đá tự nhiên như: đồ thờ đá, kiến trúc đá, lăng mộ đá,… Để biết thêm thông tin chi tiết, Quý khách vui lòng truy cập website dathienson.vn hoặc liên hệ theo thông tin dưới đây:
Công ty TNHH MTV Đá Mỹ Nghệ Thiên Sơn
Hotline: 0912 46 56 56 (Mr. Dương)
Email: [email protected]
Add: Thôn Xuân Phúc, Ninh Vân, Hoa Lư, Ninh Bình
Chúc Quý vị thật nhiều sức khỏe, luôn may mắn và thành công trong cuộc sống!
Đá Thiên Sơn – Tinh hoa đá Việt