Hướng dẫn lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp chi tiết
Một kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp là một cái nhìn tổng quan về cấu trúc hoạt động, thị trường, các dự báo về nguồn vốn và kế hoạch bán sản phẩm của bạn. Cùng tìm hiểu cách lập kế hoạch kinh doanh chi tiết nhé!
Nội Dung Chính
I. Kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp là gì?
Kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp là một kế hoạch cơ bản mô tả quá trình kinh doanh mà doanh nghiệp nào cũng cần phải xây dựng trước khi bắt tay vào hoạt động kinh doanh.
Nội dung kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp sẽ bao gồm xác định nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng, nghiên cứu thị trường, chiến lược kinh doanh trong tương lai, phác thảo chi phí dự kiến và những tình huống phát sinh có thể xảy ra.
Kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp là gì?
II. Tầm quan trọng của lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp
-
Đưa doanh nghiệp phát triển đúng hướng: Kế hoạch kinh doanh sẽ là kim chỉ nam giúp doanh nghiệp vận hành đúng mục tiêu đã đưa ra.
-
Đưa ra quyết định chiến lược kinh doanh đúng đắn, giúp mang lại hiệu quả cao.
-
Quảng cáo và tiếp nhận tài trợ tài chính: Bạn phải cho các nhà đầu tư thấy được kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp ổn định, bền vững để họ đầu tư tài chính.
Tầm quan trọng của việc lập kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp
III. Phương pháp lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp
Để đảm bảo kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp đi đúng hướng, thì bạn cần phải tiến hành theo các bước sau:
3.1. Lên ý tưởng lập kế hoạch kinh doanh
Lên ý tưởng lập kế hoạch kinh doanh là việc làm rất quan trọng giúp doanh nghiệp của bạn đi đến thành công. Hãy sáng tạo ra ý tưởng thật độc đáo để tạo sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh. Vì vậy, bạn nên bắt đầu lập kế hoạch kinh doanh với ý tưởng thật sự tiềm năng nhé!
Lên ý tưởng lập kế hoạch kinh doanh
3.2. Đặt ra mục tiêu cần đạt được
Trong kinh doanh, bạn cần phải đặt ra được mục tiêu cần đạt được để có động lực để cố gắng. Hãy bắt tay liệt kê các mục tiêu cụ thể, chi tiết giúp bạn lập được kế hoạch kinh doanh chính xác nhất.
Đặt ra mục tiêu cần đạt được
3.3. Nghiên cứu và phân tích thị trường
Trên thị trường sẽ có rất nhiều đối thủ cạnh tranh, và bạn cần phải nghiên cứu xem cách thức hoạt động kinh doanh của họ sao để có thể lập được một bản kế hoạch kinh doanh hiệu quả.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải trang bị kiến thức về thị trường mà mình muốn hướng đến, xác định nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu, nắm rõ về lĩnh vực kinh doanh,…
Nghiên cứu và phân tích thị trường
3.4. Lập biểu đồ SWOT
Thiết lập biểu đồ SWOT giúp bạn nhìn thấy được doanh nghiệp mình có điểm mạnh gì để có thể cạnh tranh với các đối thủ khác, và những điểm yếu gì cần phải đưa ra hướng giải quyết để khắc phục.
Khi đã nắm rõ được các điểm mạnh sẽ giúp bạn lập được một bản kế hoạch kinh doanh chính xác, hiệu quả hơn cũng như tránh được những rủi ro nhất định.
Lập biểu đồ SWOT
3.5. Xác định mô hình tổ chức kinh doanh
Để đưa một doanh nghiệp đi lên thì bạn phải có những cộng sự đồng hành, chứ chắc chắn là bạn không thể làm hết mọi việc một mình được. Chính vì vậy mà bạn cần phải có những người cùng chí hướng, và mạnh ở những chuyên môn khác nhau để đảm nhiệm từng vị trí khác nhau. Tuy nhiên, cần phải có sự trao đổi, phối hợp giữa các bộ phận nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh tốt nhất.
Xác định mô hình tổ chức kinh doanh
3.6. Xây dựng kế hoạch marketing rõ ràng
Xây dựng kế hoạch marketing rõ ràng là việc làm quan trọng quyết định trực tiếp đến việc có tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hay không, sản phẩm của bạn có được tiêu thụ nhiều hay không?
Chủ doanh nghiệp cần phải xây dựng được một chiến lược linh hoạt và dài hơi giúp tiếp cận nguồn khách hàng mới nhanh hơn, cũng như mở rộng thị trường dễ dàng hơn.
Xây dựng kế hoạch marketing rõ ràng
3.7. Lên kế hoạch quản lý nhân sự
Khi việc kinh doanh của doanh nghiệp bạn ngày càng phát triển và có khuynh hướng mở rộng thêm, thì số lượng nhân viên sẽ tăng lên nhiều hơn. Vì thế mà một hệ thống chuyên môn sẽ giúp bạn lên được kế hoạch quản lý, đào tạo nhân sự phù hợp. Song song đó là hướng dẫn và phát triển thêm các kỹ năng cho nhân viên.
Lên kế hoạch quản lý nhân sự
3.8. Lập các kế hoạch quản lý tài chính rõ ràng
Lập các kế hoạch quản lý tài chính rõ ràng cho doanh nghiệp là việc làm quan trọng. Bạn cần phải nắm được có những khoản chi phí nào, lúc nào thì chi, lúc nào thì thu,… để phân bổ chi phí hợp lý.
Lập các kế hoạch quản lý tài chính rõ ràng
3.9. Kế hoạch thực hiện
Khi đã lập được một bản kế hoạch kinh doanh chi tiết thì việc cuối cùng là bước thực hiện và đảm bảo rằng mọi thứ đều đi theo một quỹ đạo mà bạn đã định sẵn trước đó. Trong trường hợp phát sinh thì bạn luôn cần dự trù để mọi việc vận hành trơn tru.
Bắt đầu thực hiện kế hoạch
Tham khảo: Cách quản lý kinh doanh cho doanh nghiệp hiệu quả
IV. Những lưu ý khi lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp
Sau đây sẽ là những lưu ý khi lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp mà bạn cần phải nắm rõ:
4.1. Nghiên cứu càng nhiều càng tốt
Bạn phải nghiên cứu và phân tích sản phẩm, thị trường mục tiêu của mình. Dành nhiều thời gian nhất vào công đoạn này sẽ giúp thành công hơn.
Bạn có thể nghiên cứu, đánh giá và suy nghĩ trước khi viết kế hoạch kinh doanh. Vì bạn đang có ý định khởi nghiệp, bạn cần phải có nền móng, kiến thức vững chắc về ngành mà bạn định kinh doanh.
Những lưu ý khi lập kế hoạch kinh doanh
4.2. Ghi lại điều khác biệt với những đối thủ khác
Ngay trước khi bạn bắt đầu viết một kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp, có những điều bạn cần phải suy nghĩ.
Điều gì khiến doanh nghiệp của bạn nổi trội so với những đối thủ khác?
Ví dụ, nếu bạn đang có kế hoạch bắt đầu kinh doanh quần áo. Bạn cần phải tìm ra những loại quần áo bạn sẽ bán như: quần áo thể thao, tập yoga, đồ tây, thời trang công sở, đồ dự tiệc,… Bạn sẽ sử dụng chất liệu gì? Nó có thân thiện với môi trường không? Công ty của bạn có đóng góp vào trách nhiệm xã hội không?
Điều quan trọng nhất khi bạn bắt đầu kinh doanh không chỉ là bán sản phẩm của bạn mà là sự kết hợp của giá trị, trải nghiệm và sự hài lòng của khách hàng.
Ghi lại điều khác biệt với những đối thủ khác
4.3. Viết kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp ngắn gọn
Xu hướng lập kế hoạch kinh doanh ngày nay là ngắn gọn và mang tính thời sự.
Bạn có thể thêm chi tiết về nghiên cứu thị trường và sản phẩm vào kế hoạch kinh doanh của mình.
Bạn không cần thêm các chi tiết phức tạp – Chỉ cần thêm các nội dung chính và ý tưởng của bạn vào bản kế hoạch.
Kế hoạch kinh doanh ngắn gọn, dễ hiểu giúp thu hút sự chú ý của người đọc.
Viết kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp
4.4. Tạo hồ sơ công ty
Hồ sơ công ty có rất nhiều thứ – lịch sử, sản phẩm và dịch vụ mà bạn cung cấp, thị trường và đối tượng mục tiêu, tài chính và tính độc đáo của doanh nghiệp của bạn.
Những thông tin này được sử dụng để thu hút khách hàng đến trang web của công ty bạn.
Hồ sơ công ty của bạn có thể được sử dụng trong kế hoạch kinh doanh để mô tả công ty của bạn. Đó là một phần tối quan trọng trong kế hoạch của bạn.
Chẳng hạn, trong các trang web của doanh nghiệp, bạn sẽ thấy mục giới thiệu hoặc phần Về chúng tôi. Đây cũng là một trong số những thông tin được lấy từ về chúng tôi.
Tạo hồ sơ công ty
4.5. Có một kế hoạch tiếp thị quảng cáo
Một kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp trở nên nổi bật hơn nếu như có một kế hoạch, chiến lược tiếp thị quảng cáo hay ho.
Kế hoạch tiếp thị bao gồm các mục tiêu tiếp thị nhất định như:
-
Giới thiệu sản phẩm mới
-
Cải tiến sản phẩm
-
Tăng cường phân phối sản phẩm, ….
Mỗi mục nhỏ đều có những mục tiêu và cách thức nhất định để đạt được. Bạn cần tập trung vào những mục tiêu đó trong khi viết kế hoạch kinh doanh của mình.
Và tất nhiên, để đạt được những mục tiêu này, bạn cần phải có một khoản ngân sách nhất định. Luôn luôn có một phần trong kế hoạch tiếp thị đi kèm với ngân sách dự tính và chi phí bên ngoài.
Có một kế hoạch tiếp thị quảng cáo
4.6. Ngôn ngữ phù hợp với người đọc
Người đọc quan trọng nhất của một kế hoạch kinh doanh là ngân hàng, nhà đầu tư mạo hiểm và nhân viên.
Cách viết và ngôn ngữ cần được viết và phù hợp với ngành nghề hoặc người đọc. Rất có thể mỗi người đọc có một mối quan tâm cụ thể và do đó những mối quan tâm này phải được tính đến khi xây dựng kế hoạch.
Bạn phải đảm bảo rằng kế hoạch của bạn là linh hoạt và bạn có thể sửa đổi dễ dàng theo mục đích và theo từng mốc thời gian hàng tháng, hàng năm.
4.7. Chứng tỏ rằng bạn quan tâm
Bạn có thể đang chia sẻ kế hoạch kinh doanh của mình với vô số nhà đầu tư hoặc khách hàng nhưng bạn cần thể hiện rằng bạn quan tâm với ý tưởng đó trong đầu.
Để làm như vậy, bạn có thể viết về tất cả những sai lầm bạn đã làm và những gì bạn đã học được từ trước.
Bạn có thể bày tỏ niềm đam mê của mình và lý do tại sao bạn nghĩ rằng doanh nghiệp của bạn khác biệt với những người còn lại và nổi bật so với sự cạnh tranh lớn xung quanh bạn. Điều này tạo ra một kết nối cảm xúc với độc giả của bạn và giúp bạn nhận được sự ủng hộ.
Những lưu ý mà POS365 vừa nêu trên là vô cùng cần thiết trước khi bạn bắt đầu lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp của mình. Chúc bạn sẽ xây dựng một bản Business Plan thật thành công.
Bạn đã biết: Top 10 phần mềm quản lý doanh nghiệp tốt nhất hiện nay chưa